SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong chương trình Địa lí 12 (chương trình chuẩn)

SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong chương trình Địa lí 12 (chương trình chuẩn)

Bước sang thế kỷ XXI, cùng với sự tăng trưởng và phát triển nhanh của nền kinh tế - xã hội, nhân loại đang phải đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất là sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Biến đổi khí hậu đã có những tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến mọi hoạt động sản xuất, đời sống của sinh vật và con người, môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của cả mọi châu lục, mọi quốc gia trên Trái Đất.[1]

Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính.

Các nhà khoa học đã chứng minh biến đổi khí hậu phần lớn là do con người gây ra.

Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu như ngày càng có nhiều cơn bão mạnh, lũ lụt, hạn hán; sạt lở đất ở miền núi, ven sông/biển; băng tan, nước dâng; dịch bệnh tràn lan; sự đa dạng sinh học bị suy giảm rõ rệt; xuất hiện động đất ở những năm gần đây.

Vì vậy, nhận thức sâu sắc vấn đề biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết đối với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, mọi thành phần dân cư để có các hành động cụ thể góp phần vào việc ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu.

Điều đó đòi hỏi phải có sự chung tay của cả cộng đồng, trong đó ngành Giáo dục là một lực lượng nòng cốt, bởi không một đối tượng giáo dục nào có thể tốt hơn học sinh – thế hệ tương lai của đất nước.

 Học sinh phổ thông là lực lượng và nhân tố cơ bản để lan tỏa trong xã hội, những hành động của các em đều có tính động viên, khích lệ lớn đối với gia đình, xã hội và do đó, có tác động góp phần làm thay đổi hành vi, cách ứng xử của mọi người trong xã hội trước hiện tượng biến đổi khí hậu. Đồng thời, những kiến thức và kĩ năng về ứng phó với biến đổi khí hậu mà các em tiếp thu được từ nhà trường sẽ dần hình thành trong tư duy, hành động của các em để ứng phó với biến đổi khí hậu trong tương lai.

 

docx 16 trang thuychi01 20674
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong chương trình Địa lí 12 (chương trình chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Mở đầu
 1.1 Lý do chọn đề tài.
Bước sang thế kỷ XXI, cùng với sự tăng trưởng và phát triển nhanh của nền kinh tế - xã hội, nhân loại đang phải đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất là sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Biến đổi khí hậu đã có những tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến mọi hoạt động sản xuất, đời sống của sinh vật và con người, môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của cả mọi châu lục, mọi quốc gia trên Trái Đất.[1]
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính. 
Các nhà khoa học đã chứng minh biến đổi khí hậu phần lớn là do con người gây ra.
Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu như ngày càng có nhiều cơn bão mạnh, lũ lụt, hạn hán; sạt lở đất ở miền núi, ven sông/biển; băng tan, nước dâng; dịch bệnh tràn lan; sự đa dạng sinh học bị suy giảm rõ rệt; xuất hiện động đất ở những năm gần đây...
Vì vậy, nhận thức sâu sắc vấn đề biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết đối với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, mọi thành phần dân cư để có các hành động cụ thể góp phần vào việc ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu. 
Điều đó đòi hỏi phải có sự chung tay của cả cộng đồng, trong đó ngành Giáo dục là một lực lượng nòng cốt, bởi không một đối tượng giáo dục nào có thể tốt hơn học sinh – thế hệ tương lai của đất nước. 
 	Học sinh phổ thông là lực lượng và nhân tố cơ bản để lan tỏa trong xã hội, những hành động của các em đều có tính động viên, khích lệ lớn đối với gia đình, xã hội và do đó, có tác động góp phần làm thay đổi hành vi, cách ứng xử của mọi người trong xã hội trước hiện tượng biến đổi khí hậu. Đồng thời, những kiến thức và kĩ năng về ứng phó với biến đổi khí hậu mà các em tiếp thu được từ nhà trường sẽ dần hình thành trong tư duy, hành động của các em để ứng phó với biến đổi khí hậu trong tương lai. 
 	Giáo dục biến đổi khí hậu là nội dung có thể tích hợp trong một số môn học ở trường phổ thông như: Hóa học, sinh học, vật lí, công nghệ, địa lí, giáo dục công dân. Trong đó, Địa lí là môn học có “môi trường” phù hợp và thuận lợi để thực hiện giáo dục biến đổi khí hậu. Địa lí với hai mảng nội dung lớn, địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế xã hội, có nhiều khía cạnh liên quan tới nguyên nhân, hiện trạng và hậu quả của biến đổi khí hậu.
 Là một giáo viên Địa lí tôi mong muốn và ý thức được trách nhiệm của mình phải giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong chương trình địa lí 12” ( chương trình chuẩn).
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
 	Việc dạy học tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong nhà trường nhằm góp phần làm giảm thiểu những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Để đạt được mục tiêu đó, giáo viên và học sinh phải thực sự quan tâm và có kiến thức về biến đổi khí hậu. Thông qua hoạt động dạy học, giáo viên phải là người định hướng, dẫn dắt học sinh hiểu biết về nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả của và những giải pháp, cách ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ đó, hình thành cho học sinh kĩ năng ứng phó với biến đổi hậu ở mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời, mỗi giáo viên và học sinh phải trở thành một tuyên truyền viên và có hành động đúng đắn, thiết thực tham gia vào việc ứng phó với biến đổi khí hậu. 
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.	
 - Thực trạng nhận thức, hiểu biết về biến đổi khí hậu của học sinh trường THPT Tô Hiến Thành, thành phố Thanh Hóa và nguyên nhân của thực trạng đó.
 - Các giải pháp khắc phục những nguyên nhân- hạn chế về nhận thức, hiểu biết của học sinh về biến đổi khí hậu.
 - Định hướng, dẫn dắt học sinh hiểu biết và có kĩ năng tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu tại địa phương.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
 - Phương pháp điều tra khảo sát qua những tiết dự giờ đồng nghiệp cùng bộ môn, điều tra mức độ tiếp thu bài của học sinh và đánh giá kết quả qua từng tiết dạy.
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu như: sách giáo khoa, sách tham khảo, tạp chí, báo cáo khoa học, số liệu thống kê, thông tin có tính thời sự
 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm, rút kinh nghiệm qua những tiết dạy học địa lí ở các lớp 12.
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 	Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động giáo dục.
 	Căn cứ vào vị trí và mục tiêu của môn học, có thể thấy địa lí là môn học trong nhà trường có nhiều khả năng giáo dục biến đổi khí hậu. Vì môn địa lí trang bị cho học sinh những kiến thức tổng hợp về địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế- xã hội mà từng thành phần hoặc tổng hợp thể tự nhiên hay kinh tế- xã hội đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tùy từng trường hợp cụ thể, các đối tượng địa lí tự nhiên hay kinh tế- xã hội có lúc là tác nhân, có khi lại là đối tượng phải hứng chịu hậu quả của biến đổi khí hậu.
 	Giáo dục biến đổi khí hậu phải giúp học sinh có được những hiểu biết về biến đổi khí hậu và tác động của nó đối với cuộc sống của người dân trong cộng đồng, trong quốc gia và có thái độ nghiêm túc, sẵn sàng cũng như có khả năng tham gia vào các hoạt động nhằm làm giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu ở địa phương.
 	Thực tế cho thấy, biến đổi khí hậu đang đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích sống còn của con người trên khắp hành tinh và “làm cho Trái Đất của chúng ta ngày càng trở nên mỏng manh, dễ bị tổn thương” và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững trong tương lai. Các nhà khoa học và quản lí đã xác định nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu là do hoạt động của con người, làm gia tăng nồng độ các khí thải nhà kính trong khí quyển. Những hoạt động đó diễn ra cả trong lĩnh vực sản xuất và các hoạt động của đời sống hàng ngày, liên quan đến hiểu biết, ý thức, trách nhiệm của con người.
 	Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những biện pháp hữu hiệu, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp thực hiện mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chóng thiên tai. Thông qua giáo dục, từng thành viên và cả cộng đồng được trang bị kiến thức về biến đổi khí hậu và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu.
 	Chương trình địa lí lớp 12 với nội dung về địa lí Việt Nam, đối tượng là những học sinh đang trong giai đoạn lựa chọn, định hướng để chuẩn bị tham gia vào các hoạt động thực tiễn của nền kinh tế- xã hội tại địa phương, của đất nước. Vì vậy việc dạy học tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu là cần thiết và cấp bách.
 	Việc gắn nội dung của bài học có khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu với thực tiễn địa phương giúp cho học sinh hiểu vấn đề sâu sắc hơn, thấy được những kiến thức địa lí là bổ ích, làm cho các em biết được thực tế địa phương, hiểu thêm về quê hương, từ đó có được tâm thế sẵn sàng tham gia vào các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở địa phương. Trong quá trình học tập, các em được suy nghĩ, liên hệ và đôi khi vận dụng sự hiểu biết của mình tự đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề của biến đổi khí hậu. Điều đó làm cho việc dạy học địa lí và tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trở nên hấp dẫn, sinh động hơn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 	Trường THPT Tô Hiến Thành nằm trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, gần một số khu công nghiệp, như khu công nghiệp Tây Bắc Ga, khu cong ngghiepj Hoàng Long, và gần nhất là khu công nghiệp Lễ Môn, nơi có nhiều nhà máy sản xuất đang hoạt động, trong đó có nhà máy gạch VICENZA, hàng ngày với những ống khói đen kịt đang xả thẳng vào môi trường không khí, trên đường đi học, gần nơi học tập và sinh sống của các em. Nhưng bản thân học sinh cũng như gia đình và cộng đồng tại địa phương vẫn chưa quan tâm nhiều đến những hiểm họa của tình trạng này.
 	Trong quá trình dạy học môn địa lí tôi nhận thấy mặc dù đề tài biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề nóng bỏng, mang tính toàn cầu, được đề cập đến rất nhiều qua các phương tiện thông tin đại chúng, và thực tế vấn đề này đang chi phối sâu sắc tới cuộc sống của con người; nhưng phần lớn các em chưa thực sự quan tâm, thiếu hiểu biết về biến đổi khí hậu và những tác động của con người đến sự biến đổi khí hậu.
 	Qua khảo sát kết quả học tập của học sinh khối 12 trường THPT Tô Hiến Thành vào đầu năm học cho thấy chỉ có 64% các em có hiểu biết chút ít về biến đổi khí hậu.
 	Nguyên nhân của thực trạng trên là do trước đây học sinh chưa được giáo dục triệt để về biến đổi khí hậu từ phía gia đình và nhà trường. Cũng chưa có môn học riêng biệt nào giúp các em hiểu sâu sắc về biến đổi khí hậu. Trong khi đó, bản thân các em chưa chăm, chưa ham học, hoàn cảnh gia đình phần lớn là khó khăn nên điều kiện về thời gian và trang bị cho học tập còn thiếu thốn nhiều. Do đó, việc tự học, tự vận dụng và liên hệ còn rất hạn chế.
 	Vậy làm thế nào để học sinh được hiểu đầy đủ, toàn diện về biến đổi khí hậu và cũng hiểu được chính những hoạt động thường ngày của bản thân các em và gia đình, cộng đồng đang là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu. Mặt khác, những biểu hiện của biến đổi khí hậu lại đang tác động tiêu cực trở lại cuộc sống của chúng ta. Từ đó, các em sẽ có ý thức trách nhiệm và hành vi tích cực, thiết thực góp phần tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
Lồng ghép nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào các tiết dạy học địa lí.
 	Trong chương trình địa lí 12 có nhiều bài với nhiều nội dung có thể tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu ở các mức độ khác nhau. Tùy từng bài, từng nội dung sẽ có những phương thức tích hợp phù hợp. Các phương thức tích hợp thường dùng hiện nay là: 
 - Tích hợp toàn phần: Được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của bài học cũng chính là các kiến thức về giáo dục biến đổi khí hậu.
Ví dụ, trong chương trình địa lí 12 có bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
- Tích hợp bộ phận: Được thực hiện khi có một phần kiến thức của bài có nội dung về giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ví dụ: Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên có mục 1: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật, mục 3: Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác.
- Hình thức liên hệ: Là hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ có một số nội dung của bài học liên quan tới nội dung về giáo dục ứng phó với bới biến đổi khí hậu.
Hình thức này trong chương trình địa lí 12 có rất nhiều bài có thể thực hiện tích hợp giáo dục ứng phó với bới biến đổi khí hậu.
 	Với mỗi nội dung, phương thức tích hợp sẽ có hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tương ứng. Để đạt được mục tiêu hướng vào thái độ, hành vi của người học thì các phương pháp dùng lời là không đủ, cần có những phương pháp dạy học tác động trực tiếp tới người học, lôi cuốn người học cùng tham gia ngay trong quá trình học tập cũng như các hoạt động thực hành tìm hiểu về biến đổi khí hậu. 
 	Dưới đây tôi xin trình bày một số phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà theo tôi là có nhiều khả năng tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu qua chương trình địa lí 12 tại trường THPT Tô Hiến Thành. 
 * Phương pháp đàm thoại gợi mở.
 	Đây là phương pháp dạy học có lịch sử lâu đời và được sử dụng thường xuyên trong dạy học địa lí ở trường phổ thông từ trước tới nay. Phương pháp này sử dụng hệ thống câu hỏi và những dẫn dắt, gợi ý học sinh trả lời. Thông qua đó học sinh tìm hiểu và lĩnh hội được các nội dung bài học. Như vậy hệ thống câu hỏi là cốt lõi của phương pháp này.
 Ví dụ 1: Dạy mục 2.d: Thiên tai - Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
- Mức độ tích hợp: Liên hệ
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa mục 2.d và kết hợp hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi: 
 + Em hãy nêu các hiện tượng thiên tai thường gặp ở các vùng ven biển nước ta và cách khắc phục của các địa phương này?
 + Phân tích những tác động của biến đổi khí hậu đến thiên tai vùng biển nước ta?
- Thông qua việc nghiên cứu sách giáo khoa, suy nghĩ, phân tích, liên hệ học sinh sẽ hiểu được biểu hiện và hậu quả của biến đổi khí hậu, mối quan hệ giữa sự biến đổi khí hậu và sự gia tăng thiên tai vùng biển nước ta cũng như cách khắc phục, ứng phó với biến đổi khí hậu. 
- Sau đó, giáo viên tổng hợp các ý kiến phát biểu, nêu nhận xét và kết luận chuẩn kiến thức.
Với phương pháp này, căn cứ vào phần trả lời của học sinh, giáo viên có thể đánh giá được mức độ hiểu biết và khả năng nhận thức của học sinh về biến đổi khí hậu, từ đó có sự lựa chọn, điều chỉnh phương pháp ở những tiết học khác cho phù hợp và đạt hiệu quả cao.
Ví dụ 2: Dạy mục 3b: Thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồng bằng nước ta trong phát triển kinh tế- xã hội- bài 7: Đất nước nhiều đồi núi
- Mức độ tích hợp: Liên hệ
- Câu hỏi: Dựa vào mục 3b - sách giáo khoa và hiểu biết thực tế, em hãy nêu những hạn chế về tự nhiên của khu vực đồng bằng nước ta?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức.
Từ đó, học sinh sẽ hiểu được các hiện tượng thiên tai ở vùng đồng bằng nước ta với xu hướng gia tăng mà nguyên nhân của nó là do sự biến đổi khí hậu: Địa hình các đồng bằng thấp, chịu tác động mạnh mẽ của nước biển dâng và lượng mưa lũ tăng (do biến đổi khí hậu), làm ngập lụt trên diện rộng, diện tích bị thu hẹp, đất nhiễm mặn
 * Phương pháp trực quan.
Gồm phương pháp sử dụng bản đồ; phương pháp sử dụng tranh ảnh, video, phim 
 	Bản đồ, tranh ảnh, phim, video vừa là nguồn cung cấp tri thức, vừa có chức năng minh họa. Việc sử dụng các phương tiện trực quan có nội dung về biến đổi khí hậu giúp học sinh dễ dàng nhận biết được những biểu hiện của biến đổi khí hậu như: Diễn ra ở vùng nào, mức độ, phạm vi, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất ra sao? Hiện nay, nguồn bản đồ, tranh ảnh, phim, video có nội dung 
về biến đổi khí hậu rất phong phú, đa dạng, thể hiện sinh động các hiện tượng băng tan, nước biển dâng, bão, sự gia tăng lượng khí thải nhà kính, xói lở bờ biển, ngập lụt Giáo viên nên lựa chọn những phương tiện có nội dung phù hợp và sắp xếp theo từng chủ đề. 
 	Khi sử dụng, giáo viên cần xác định rõ mục đích nghiên cứu và chú trọng gợi ý cho học sinh: quan sát, mô tả các sự vật, hiện tượng trong hình ảnh, sau đó suy nghĩ để tìm ra nguyên nhân, ảnh hưởng của các sự vật, hiện tượng và nêu quan điểm, nhận định về nội dung được xem. 
 Ví dụ 3 dạy mục 2d: Thiên tai - Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
 - Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh về các hiện tượng thiên tai ở một số vùng ven biển nước ta như: Bão, sạt lở bờ biển, ngập lụt
Bão Ketsana từng đổ bộ vào miền Trung Việt Nam tháng 9/2009 và gây ra 
những thiệt hại nặng nề (Ảnh: AFP)
Siêu bão Hayjan đổ bộ vào vùng biển Hải Phòng- Thừa Thiên Huế, 11/ 2013
Sạt lở bờ biển ở Thanh Hóa
Ngập lụt
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu tên từng hiện tượng thiên tai, liên hệ thực tế tại Thanh Hóa để chứng minh được các hiện tượng này đang có những biến đổi thất thường so với trước đây (như thời gian xuất hiện, cường độ, phạm vi của bão, lũ lụt, mức độ sạt lở bờ biển) 
 Thông qua các hình ảnh được quan sát, học sinh được cuốn hút vào nội dung bài học, có ấn tượng sâu sắc về các hiện tượng thiên tai, hăng hái tìm hiểu về nguyên nhân, hậu quả, liên hệ thực tế tại vùng biển Thanh Hóa những năm gần đây và có mong muốn tìm ra biện pháp khắc phục
Đây là một trong những cách giúp học sinh nhận thức những kiến thức về ứng phó với biến đổi khí hậu nhanh, hiệu quả và bền vững. 
 Ví dụ 4, dạy mục 3: Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội, bài 18: Đô thị hóa .
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh hoặc video về: cảnh ùn tắc giao thông đường bộ ở các đô thị nước ta ( Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh), về hoạt động công nghiệp xả khí thải vào môi trường ở một khu công nghiệp và rút ra nhận xét.
- Giáo viên gợi ý bằng các câu hỏi:
 + Đây là những hiện tượng gì, thường xảy ra ở đâu? 
 + Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này?
 + Hiện tượng này xảy ra gây những hậu quả gì?
- Học sinh quan sát, phân tích hình ảnh để trả lời câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức. 
 Qua đó, học sinh dễ dàng và hứng thú lĩnh hội các nội dung kiến thức: Đô thị hóa ngày càng mạnh kéo theo sự gia tăng các hoạt động phát thải khí nhà kính, gây ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Đồng thời, hình thành thái độ, hành vi đúng đắn cho học sinh khi sống và học tập trong môi trường đô thị: không hút thuốc lá, không xả rác bừa bãi, không bẻ cây xanh, không lãng phí hay lạm dụng sử dụng nhiên liệu; mạnh dạn phản ánh kịp thời những hành vi sai trái trong cộng đồng gây biến đổi khí hậu, làm hủy hoại môi trường, trăn trở tìm tòi các giải pháp góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu tại địa phương
 Ví dụ 5: Dạy mục 3: Khai thác và chế biến lâm sản - bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
 - Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu hình 37.1 - sách giáo khoa, kết hợp hiểu biết để trình bày những hậu quả của sự suy giảm tài nguyên rừng ở Tây Nguyên.
- Giáo viên gợi ý để học sinh trả lời: Những hậu quả về kinh tế- xã hội và môi trường là gì? Ảnh hưởng như thế nào đến sự biến đổi khí hậu và thiên tai trong vùng cũng như các vùng lân cận?
 Ở mục này, với việc trả lời được các câu hỏi trên, học sinh sẽ rút ra được nhận xét: Sự suy giảm tài nguyên rừng ở Tây Nguyên là nguyên nhân quan trọng làm biến đổi khí hậu và gia tăng tình trạng ngập lụt, hạn hán ở duyên hải miền Trung. Chứng tỏ con người là tác nhân chủ yếu gây biến đổi khí hậu và gia tăng thiên tai.
Như vậy, khi sử dụng các phương tiện trực quan, giáo viên cũng cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh khai thác nhằm đem lại hiệu quả cao.
 * Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
 Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu được áp dụng như sau:
 Ví dụ 6: Dạy mục 3: Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long- Bài 41, địa lí 12 ( chương trình chuẩn).
Một trong những định hướng để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long là chủ động sống chung với lũ.
 - Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề: Lũ là một hiện tượng thiên tai thường hay xảy ra và hàng năm đều gây thiệt hại lớn cho đồng bằng sông Cửu Long. Vậy tại sao người dân đồng bằng lại chấp nhận sống chung với lũ?
 - Bước 2: Giải quyết vấn đề.
 Học sinh có thể đưa ra những ý kiến khác nhau như: Vì đây là hiện tượng của thiên nhiên mà con người không thể chế ngự được. Hay: Lũ cũng mang lại nhiều lợi ích cho đồng bằng như: thủy sản, phù sa
 Dự trên các ý kiến của học sinh, giáo viên nhận xét, bổ sung, và giải thích. 
- Bước 3: Kết luận
 	Giáo viên chuẩn kiến thức: Lũ là hiện tượng tự nhiên thường xảy ra ở các vùng đồng bằng ven biển. Sự xuất hiện và diến biến của lũ mang tính quy luật, phụ thuộc vào nhiều thành phần, hiện tượng tự nhiên khác và cả những tác động của con người. Ở đồng bằng sông Cửu Long mức độ lũ lụt nghiêm trọng hơn so với các vùng khác. Nguyên nhân là do tác động của lượng mưa lớn, địa hình thấp và thủy triều. Lượng mưa tăng, nước biển dâng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm mức độ lũ lụt gia tăng, gây khó khăn, thiệt 
hại lớn cho sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, nước lũ cũng mang về lượng thủy sản và phù sa lớn cho đồng bằng này. Vì vậy, đồng băng sông Cửu Long cần có kế hoạch, những biện pháp thích hợp để chủ động sống chung với lũ, ứng phó với biến đổi khí hậu và khai thác hiệu quả các nguồn lợi.
 	Phương pháp này tạo nhu cầu, gây hưng phấn cho hoạt động nhận thức của học sinh, thúc đẩy các em tích cực, độc lập tìm tòi để giải quyết vấn đề. Do vậy, những vấn đề các em nhận thức được về nội dung bài học cũng như về biến đổi khí hậu sẽ được khắc sâu và bền vững hơn.
 * Phương pháp thảo luận nhóm.
Bản chất của phương pháp này là giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận ( theo cặp hoặc nhóm) để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học. Phương pháp thảo luận có thể được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Giáo viên nêu chủ đề và 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_tich_hop_giao_duc_ung_pho_vo.docx