SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên rèn chữ viết cho học sinh ở trường Tiểu học Đông Hưng

SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên rèn chữ viết cho học sinh ở trường Tiểu học Đông Hưng

 Chữ viết là công cụ vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển của từng dân tộc. Nhờ có chữ viết mà thông tin của con người được truyền từ nơi này đến nơi khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mặt khác, chữ viết còn là phương tiện giao tiếp giữa con người với con người bên cạnh ngôn ngữ nói.

Ngày nay, dù có nhiều phương tiện in ấn hiện đại, song chữ viết vẫn được coi trọng. Đặc biệt, đối với học sinh Tiểu học, chữ viết là một trong bốn yêu cầu cơ bản: Nghe, nói, đọc, viết mà học sinh phải đạt được. Bởi vì khi học các môn học các em chỉ nghe thì chưa đủ mà cần phải viết để ghi nhớ và khắc sâu tri thức. Nhưng nếu viết sai lỗi chính tả thì học sinh có thể hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ văn bản dẫn đến các em không nắm được nội dung kiến thức môn học.

Do đó, việc "Rèn chữ viết" thực sự là cần thiết đối với học sinh Tiểu học nói riêng và đối với mọi người nói chung.

Muốn rèn chữ viết cho học sinh trước tiên giáo viên phải có kỹ năng viết chữ thành thạo, có khả năng viết mẫu cho học sinh trong mỗi tiết học. Chữ viết của thầy cô sẽ để lại ấn tượng lâu dài đối với học sinh Tiểu học. Rèn cho học sinh viết đúng mẫu, đều, đẹp đòi hỏi tính kiên trì, lòng say mê nghề nghiệp của mỗi giáo viên.

Qua các cuộc thi viết chữ đẹp các cấp của ngành Giáo dục chứng tỏ chữ viết đã được cả xã hội quan tâm. Nhiều thầy giáo, cô giáo và học sinh đã thể hiện kĩ năng viết của mình rất tốt. Song, bên cạnh đó vẫn còn số ít thầy giáo, cô giáo và học sinh chưa quan tâm đến vấn đề rèn chữ viết dẫn đến một số học sinh viết chữ chưa đẹp và còn mắc một số lỗi sau: ViÕt ch÷ hoa tuú tiÖn; kh«ng viÕt liÒn m¹ch; viÕt kh«ng ®óng cì ch÷; nÐt khuyÕt bÞ gÉy l­ng,.§iÒu nµy ¶nh h­¬ëng kh«ng nhá ®Õn chÊt l­¬îng häc tËp cña häc sinh.

Hiện nay, phong trào xây dựng tập thể Vở sạch chữ đẹp đang được sự chỉ đạo sát sao của ngành Giáo dục. Là cán bộ quản lý của trường Tiểu học, tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh? Từ những suy nghĩ trên, tôi đã tìm ra một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn chữ viết cho học sinh và được áp dụng ở trường Tiểu học Đông Hưng trong những năm gần đây. Qua quá trình rút kinh nghiệm, kết quả phong trào viết chữ đẹp của trường đã có những chuyển biến rõ nét.

 

doc 22 trang thuychi01 6510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên rèn chữ viết cho học sinh ở trường Tiểu học Đông Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
	Chữ viết là công cụ vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển của từng dân tộc. Nhờ có chữ viết mà thông tin của con người được truyền từ nơi này đến nơi khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mặt khác, chữ viết còn là phương tiện giao tiếp giữa con người với con người bên cạnh ngôn ngữ nói. 
Ngày nay, dù có nhiều phương tiện in ấn hiện đại, song chữ viết vẫn được coi trọng. Đặc biệt, đối với học sinh Tiểu học, chữ viết là một trong bốn yêu cầu cơ bản: Nghe, nói, đọc, viết mà học sinh phải đạt được. Bởi vì khi học các môn học các em chỉ nghe thì chưa đủ mà cần phải viết để ghi nhớ và khắc sâu tri thức. Nhưng nếu viết sai lỗi chính tả thì học sinh có thể hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ văn bản dẫn đến các em không nắm được nội dung kiến thức môn học. 
Do đó, việc "Rèn chữ viết" thực sự là cần thiết đối với học sinh Tiểu học nói riêng và đối với mọi người nói chung.
Muốn rèn chữ viết cho học sinh trước tiên giáo viên phải có kỹ năng viết chữ thành thạo, có khả năng viết mẫu cho học sinh trong mỗi tiết học. Chữ viết của thầy cô sẽ để lại ấn tượng lâu dài đối với học sinh Tiểu học. Rèn cho học sinh viết đúng mẫu, đều, đẹp đòi hỏi tính kiên trì, lòng say mê nghề nghiệp của mỗi giáo viên. 
Qua các cuộc thi viết chữ đẹp các cấp của ngành Giáo dục chứng tỏ chữ viết đã được cả xã hội quan tâm. Nhiều thầy giáo, cô giáo và học sinh đã thể hiện kĩ năng viết của mình rất tốt. Song, bên cạnh đó vẫn còn số ít thầy giáo, cô giáo và học sinh chưa quan tâm đến vấn đề rèn chữ viết dẫn đến một số học sinh viết chữ chưa đẹp và còn mắc một số lỗi sau: ViÕt ch÷ hoa tuú tiÖn; kh«ng viÕt liÒn m¹ch; viÕt kh«ng ®óng cì ch÷; nÐt khuyÕt bÞ gÉy l­ng,...§iÒu nµy ¶nh h­ëng kh«ng nhá ®Õn chÊt l­îng häc tËp cña häc sinh.
Hiện nay, phong trào xây dựng tập thể Vở sạch chữ đẹp đang được sự chỉ đạo sát sao của ngành Giáo dục. Là cán bộ quản lý của trường Tiểu học, tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh? Từ những suy nghĩ trên, tôi đã tìm ra một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn chữ viết cho học sinh và được áp dụng ở trường Tiểu học Đông Hưng trong những năm gần đây. Qua quá trình rút kinh nghiệm, kết quả phong trào viết chữ đẹp của trường đã có những chuyển biến rõ nét. 
Với những lí do cơ bản trên cùng với lòng ham thích và mong muốn được tìm hiểu và học hỏi thêm kinh nghiệm từ các đồng nghiệp đã thôi thúc tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên rèn chữ viết cho học sinh ở trường Tiểu học Đông Hưng” với hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện trong trường Tiểu học hiện nay.
B. NỘI DUNG SÁNG KIÊN
I. Cơ sở lý luận
Chữ viết là một hệ thống kí hiệu ngôn ngữ bằng đồ hình có chức năng cố định hoá ngôn ngữ âm thanh thay cho lời nói. Trong lịch sử loài người, chữ viết của mỗi dân tộc có thể thay đổi và có nhiều mẫu chữ khác nhau. Trong nhà trường, chữ dạy cho học sinh luôn được quy định thống nhất qua môn Tập viết.
Chữ viết là công cụ dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hoá, khoa học và đời sống. Do vậy, ở trường Tiểu học, việc dạy cho học sinh biết chữ và từng bước làm chủ được chữ viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt. Căn cứ vào mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt nói chung và nhiệm vụ chủ yếu của phân môn Tập viết ở trường tiểu học nói riêng là rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh theo Quyết định số 31/QĐ-BGD & ĐT ngày 14 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chữ viết có quan hệ mật thiết với chất lượng học tập của các môn học. Nếu viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ viết nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy mà kết quả học tập sẽ cao hơn. Ngược lại, viết chữ xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh.
Dạy cho học sinh biết được những kĩ năng và thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp bao gồm những kĩ năng viết nét, liên kết nét tạo chữ cái, tạo chữ ghi tiếng. Đồng thời giúp các em xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kĩ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và cao hơn là viết nhanh, viết đẹp. Ngoài ra, tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở, cách trình bày bài viết cũng là một kĩ năng quan trọng của việc rèn chữ viết cho học sinh mà giáo viên cần phải quan tâm. Do vậy, việc rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh là vấn đề cần thiết. Việc làm ấy không những có tác dụng cụ thể, thiết thực đối với học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà nó còn có tác dụng quan trọng trong việc rèn tính kiên trì, cẩn thận cho học sinh “Nét chữ - nết người” một trong những đức tính cần thiết của con người khi trưởng thành. Việc rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học là một việc làm rất khó khăn, đòi hỏi người giáo viên phải có lòng kiên trì và lòng yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với công việc mình làm. Việc làm phải thường xuyên và liên tục ở các khối, lớp Tiểu học. Rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp góp phần quan trọng vào việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
 Vậy vấn đề đặt ra là: “Làm thế nào để rèn chữ viết cho học sinh nói chung và học sinh lớptiểu học nói riêng”. Đây là vấn đề mà cả xã hội và nhà trường cần quan tâm.
II. Thực trạng về rèn chữ viết ở trường tiểu học Đông Hưng
Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT trường chúng tôi đã chú trọng việc rèn chữ viết cho học sinh. Hoạt động này đã thành nề nếp và ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận giáo vien coi nhẹ việc rèn chữ viết cho học sinh nên dẫn đến tình trạng sau: một số học sinh viết sai chính tả; viết chữ hoa tuỳ tiện; viết nét khuyết bị gẫy, viết không liền mạch, viết không đúng cỡ chữ, đặt vị trí dấu thanh không đúng vị trớ,...Cụ thể: tôi đã tiến hành khảo sát về đồ dùng học tập, vở viết và chất lượng Vở sạch chữ đẹp của từng lớp, kết quả thời điểm đầu tháng 9 năm học 2016 – 2017 như sau:
Lớp
Sĩ số
Loại A
Loại B
Loại C
SL
%
SL
%
SL
%
1A
31
15
48,4
16
51,6
1B
33
15
45,5
18
54,6
1C
30
13
43,3
16
53,3
1
3.4
1D
31
16
51,6
15
48,4
2A
35
13
37,1
22
62,9
2B
23
10
43,5
13
56,5
2C
31
16
51,6
15
48,4
2D
34
16
47,1
18
52,9
3A
30
13
43,3
17
56,7
3B
33
17
51,5
16
48,5
3C
29
14
48,3
13
44,8
2
6.9
3D
35
18
51,4
17
48,6
4A
26
12
46,2
14
53,9
4B
28
14
50,0
14
50,0
4C
27
12
44,4
15
55,6
4D
28
13
46,4
13
46,3
2
7.3
5A
30
15
50,0
15
50,0
5B
26
13
50,0
12
46,1
1
3.9
5C
24
10
41,7
14
58,3
5D
27
12
44,4
15
55,6
- Các lỗi sai phổ biến: 
+ Viết chữ in, chữ hoa tuỳ tiện, không đúng quy định.
+ Viết nét khuyết bị gãy, chống gậy.
+ Viết chữ “t” không đúng độ cao.
+ Nét móc xuôi, móc ngược, móc hai đầu không đúng, gãy nét
+ Viết không đúng cở chữ (độ cao, rộng, khoảng cách giữa các con chữ trong một tiếng, giữa các chữ thường quá hẹp hoặc quá rộng), 
+ Ghi dấu thanh không đúng vị trí.
+ Các nét của con chữ chưa đều, sự phối hợp giữ các con chữ chưa hài hòa, mềm mại, chữ viết nghiêng ngã,...
- Về đồ dùng học tập: 85% số học sinh của toàn trường có đầy đủ đồ dùng học tập.
- Vở tập viết của nhà xuất bản giáo dục: 446/584 học sinh có vở. Tỷ lệ: 78,9 %
- Vở kẻ ô ly: 532/ 584 học sinh có đủ theo quy định. Tỷ lệ: 91,1 %
- Bút viết (bút AIHAO và bút mực): 445/584 học sinh có còn lại là bút bi. 
- Phấn viết bảng: 437/584 học sinh có. Tỷ lệ: 74,8%
Qua việc tìm hiểu thực tế tôi thấy nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là: 
- Trước hết, là do nhận thức của một số giáo viên, cha mẹ học sinh chưa thấy hết tầm quan trọng của việc rèn chữ viết (còn quan niệm bây giờ là thời đại công nghệ thông tin lớn lên đi làm thì văn bản hầu như không viết tay mà chủ yếu là đánh máy).
- Do các em chưa nắm được kích thước và cỡ chữ, tên gọi và cách viết một nét chữ cơ bản, tư thế ngồi và cách cầm bút chưa đúng. Ngoài ra, một số học sinh viết sai lỗi chính tả do đọc thế nào viết thế ấy, không nắm được nghĩa của từ để phân biệt cách viết; không nắm được nguyên tắc ghi âm, quy tắc chính tả,...
- Việc hướng dẫn của giáo viên trong giờ Tập viết, Chính tả đôi lúc cũng chưa đến nơi đến chốn, chưa thật nghiêm khắc với học sinh. Nên khi viết, các em ngồi chưa đúng tư thế (nghiêng bên phải, nghiêng bên trái), cách đặt vở, để tay, cách cầm bút chưa khoa học,...
- Học sinh chưa chú ý khi giáo viên hướng dẫn quy trình viết (điểm bắt đầu, điểm kết thúc; cách lia bút, nối nét, vị trí ghi dấu thanh,....).
- Trong lúc học sinh viết vào vở, đôi khi giáo viên bao quát lớp không tốt nên chưa uốn nắn các lỗi sai cho học sinh một cách kịp thời,...
- Phòng học không đủ ánh sáng, bàn ghế chưa đạt chuẩn; đồ dùng của học sinh không đúng theo quy định, dẫn đến học sinh viết sai lỗi, viết xấu, không đúng cỡ chữ,...
- Một số giáo viên chữ viết chưa đạt chuẩn theo thông tư 31 nên việc rèn chữ viết cho học sinh còn hạn chế.
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện
Từ thực trạng và những nguyên nhân trên, tôi đã dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, tìm hiểu nội dung, phương pháp từ đó rút ra một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Đông Hưng như sau:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho tập thể giáo viên, phụ huynh và học sinh về tầm quan trọng của việc rèn chữ viết.
	Không thể làm tốt công việc nếu nhận thức không đúng đắn về công việc mình đang làm. Do vậy, giúp cho giáo viên, phụ huynh và học sinh nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc rèn chữ viết cho học sinh là việc làm quan trọng. 
- Ngày từ đầu năm học, tôi đã giúp cho giáo viên, phụ huynh và học sinh hiểu được tầm quan trọng của vệc rèn chữ viết thông qua Hội nghị công nhân viên chức, họp phụ huynh học sinh đầu năm, triển khai dưới cờ,...
- Đối với giáo viên viết chữ chưa đẹp thường có nhận thức lệch lạc là mình không có khả năng rèn chữ cho học sinh. Tôi đã gặp trực tiếp giáo viên đó phân tích, động viên khích lệ để giáo viên đó không còn tự ti. Song song với việc làm trên, tôi động viên cho giáo viên đã đạt giáo viên viết chữ đẹp cấp tỉnh và có nhiều kinh nghiệm trong việc rèn chữ cho học sinh cùng với tôi lên lớp hỗ trợ thêm cho giáo viên đó về kỹ năng rèn chữ cho học sinh.
Biện pháp 2: Làm tốt việc khảo sát chất lượng chữ viết của học sinh và hướng dẫn học sinh mua vở viết và chuẩn bị đồ dùng học tập:
Khảo sát chữ viết và kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh là một việc làm rất quan trọng trong việc rèn chữ. Vì, thông qua đó giúp cho cán bộ quản lý và giáo viên nắm chắc được chất lượng về chữ viết và sự chuẩn bị đồ dùng học tập phục vụ cho việc rèn chữ viết của từng em nói riêng và các lớp nói chung. Từ đó, có kế hoạch để rèn chữ viết cho các em.
Chính vì vậy, vào đầu năm học, tôi cùng với giáo viên chủ nhiệm tiến hành kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập và khảo sát chữ viết của học sinh từng lớp. Sau khi khảo sát, kiểm tra xong, tôi yêu cầu giáo viên phân loại chữ viết và tìm hiểu các lỗi sai mà các em thường mắc phải. Đồng thời chỉ đạo giáo viên rèn chữ viết cho học sinh và hướng dẫn học sinh mua vở và đồ dùng học tập sau: 
- Vở Tập viết do nhà xuất bản giáo dục ấn hành.
- Vở ô li (để viết: Vở ghi đầu bài, Chính tả, bài tập Toán,...).
+ Bảng con: Bảng đen Thiên Long (không dùng bảng mi ca màu trắng, dụng cụ viết là bút dạ. Vì bảng trơn không có hàng kẻ, học sinh khó viết).
+ Phấn viết bảng: Không dùng phấn phấn kém chất lượng mà dùng phấn míc.
+ Bút: Nên dùng bút AIHAO hoặc bút mực để viết bài (không nên dùng bút bi vì bút bi ngòi trơn viết dễ bị trượt trên giấy). Bút viết phải rõ nét, không thanh quá cũng không đậm quá, mực xuống đều, kích thước thân bút phải vừa với kích thước của bàn tay. Nếu dùng bút chấm mực thì lượng mực chỉ xuống 1/2- 1/3 ngòi bút để tránh tình trạng viết bị nhoè và mực giây ra vở... 
+ Mực viết: Mực viết phải đảm bảo không loãng, không cặn, tốt nhất nên dùng mực Thiên Long, mực Míc hoặc viết mực Queen của cơ sở sản xuất dụng cụ học sinh Vĩnh Phát.
Tãm l¹i: ViÖc kh¶o s¸t ch÷ viÕt, kiÓm tra vµ h­íng dÉn häc sinh mua ®å dïng häc tËp lµ mét viÖc lµm rÊt quan träng trong viÖc rÌn ch÷ viÕt cho c¸c em. Gi¸o viªn cÇn ph¶i lµm tèt kh©u nµy.
Biện pháp 3: Làm tốt việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch rèn chữ viết cho học sinh
Khi xây dựng kế hoạch rèn chữ viết cho học sinh cần làm tốt một số việc sau:
* Về phía nhà trường:
- Kế hoạch chỉ đạo giáo viên rèn chữ viết cho học sinh phải được xây dựng ngay từ đầu năm học dựa trên cơ sở kết quả đạt được của năm học trước và tình hình thực tế khảo sát của năm học này. Kế hoạch được thông qua ban giám hiệu và hội nghị cán bộ mở rộng để góp ý xây dựng bổ sung. Sau đó đưa ra bàn bạc, trao đổi, tìm giải pháp thực hiện tại hội nghị công nhân viên chức và phân công các cá nhân theo dõi từng phần công việc. 
Cụ thể: Năm học 2016 - 2017 trường chúng tôi phân công như sau:
+ Phụ trách chung: Cô Nguyễn Thị Liên - Hiệu trưởng nhà trường.
+ Phụ trách các khối lớp 1,2&3: Cô Nguyễn Thị Thủy - Phó Hiệu trưởng nhà trường.
+ Phụ trách các khối lớp 4&5: Cô Lê Thị Ngọc - Phó Hiệu trưởng nhà trường.
+ Phụ trách chất lượng Vở sạch chữ đẹp ở từng lớp: Giáo viên phụ trách lớp. 
+ Giáo viên bộ môn phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để rèn chữ viết cho học sinh.
- Ngay từ đầu năm học, căn cứ vào tiêu chí đánh giá về Vở sạch chữ đẹp của phòng GD&ĐT và tình hình thực tiễn của nhà trường, chúng tôi đưa ra chỉ tiêu Vở sạch chữ đẹp của nhà trường (Chỉ tiêu này đã được thống nhất trong Hội nghị công nhân viên chức). 
- Các tổ khối chuyên môn dựa trên chỉ tiêu thi đua của nhà trường để xây dựng kế hoạch Vở sạch chữ đẹp của tổ khối.
- 2 lần/học kỳ tôi chỉ đạo Phó hiệu trưởng trực tiếp kiểm tra Vở sạch chữ đẹp của từng lớp và ghi cụ thể từng em theo mẫu sau (Đóng thành sổ theo dõi - Giấy khổ A3):
TT
Họ và tên học sinh
Đầu năm
Giữa học kỳ I
....
Kết quả
Ưu, nhược điểm
Phấn đấu
Kết quả
Ưu, nhược điểm
Xếp loại chữ
Xếp loại vở
Xếp loại chung
Xếp loại chữ
Xếp loại vở
Xếp loại chung
Xếp loại chữ
Xếp loại vở
Xếp loại chung
1
Nguyễn Mai Lâm
B
B
B
nét khuyết gẫy, ...
A
A
A
2
Nguyễn Quốc Đại
C
B
C
Chữ không đúng mẫu, bé; vở tẩy xóa...
B
A
B
...
Biểu bảng này được theo dõi trong cả một năm (đầu năm, giữa học kỳ 1, cuối học kỳ 1, giữa học kỳ 2 và cuối năm). 
- Cuối năm, thành lập Hội đồng chấm Vở sạch chữ đẹp gồm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ khối trưởng và giáo viên đạt danh hiệu giáo viên Viết chữ đẹp cấp tỉnh chấm. Sau khi chấm tôi đã nhận xét đánh giá chung, từng lớp về ưu điểm, tồn tại và hướng dẫn cho giáo viên cách sửa lỗi cho học sinh.
* Về phía giáo viên:
Chỉ đạo giáo viên làm tốt một số việc sau
- Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào kế hoạch của tổ khối và tình hình thực tế của lớp để lên kế hoạch rèn chữ viết cho học sinh của lớp mình.
- Kế hoạch được xây dựng phải có đầy đủ: Cả năm – Học kì - Tháng - Tuần.
- Hàng tháng đề ra kế hoạch nâng bậc một số em từ loại B lên loại A và từ loại C lên loại B. Và đặc biệt quan tâm hơn tới những học sinh cần nâng bậc này. Còn những học sinh đã đạt loại A cần phải giữ được kết quả đã đạt không được để bị tụt xuống B hoặc C
 Ví dụ: Lớp 3B tháng 1 nâng bậc những học sinh sau:
 Từ loại B lên loại A: Mai Thị Hương, Nguyễn Xuân Hùng
 Từ loại C lên loại B: Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Thị Thảo.
 Các em đã đạt loại A phải giữ nguyên không được tụt xuống B hoặc C.
 - Mỗi tháng chấm "Vở sạch chữ đẹp" một lần vào cuối tháng rồi ghi kết quả của từng em lên bảng "Theo dõi chất lượng vở sạch chữ đẹp" treo ở lớp. Sau mỗi lần chấm có khen chê kịp thời (Lưu ý hình thức khen là chủ yếu, chê nhẹ nhàng).
	Ví dụ: Trong lớp có em Nga viết chưa đạt yêu cầu (sự tiến bộ rất chậm) sau mỗi lần chấm vở giáo viên giúp em sửa những lỗi sai, khi trả vở cho học sinh không nói em viết xấu, cẩu thả mà chỉ nói: em viết chữ có tiến bộ song cần cố gắng nhiều hơn nữa để đạt loại A. Sau vài lần như vậy chữ viết của em Nga sẽ tiến bộ rõ rệt. Do đó khi dạy giáo viên phải nhẹ nhàng không nên gắt gỏng chê bai học sinh, mà phải gần gũi yêu thương học sinh .
+ Bảng biểu treo ở lớp: 
TT
Họ và tên học sinh
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Ghi chú
...
+ Bảng biểu để giáo viên theo dõi và có kế hoạch rèn chữ cho học sinh 
TT
Họ và tên học sinh
Tháng 8
Tháng 9
....
Kết quả
Ưu, nhược điểm
Phấn đấu
Kết quả
Ưu, nhược điểm
Xếp loại chữ
Xếp loại vở
Xếp loại chung
Xếp loại chữ
Xếp loại vở
Xếp loại chung
Xếp loại chữ
Xếp loại vở
Xếp loại chung
1
Nguyễn Mai Lâm
B
B
B
nét khuyết gẫy, ...
A
A
A
2
Nguyễn Quốc Đại
C
B
C
Chữ không đúng mẫu, bé; vở tẩy xóa...
B
A
B
...
Khi chấm vở cho học sinh, chấm đến đâu giáo viên tổng hợp vào cột “kết quả” đến đó. Sau đó, căn cứ vào tình hình thực tế của lớp để có kế hoạch rèn chữ cho học sinh ở tháng tiếp theo. Mặc dù là lên kế hoạch theo tháng nhưng giáo viên phải phải có kế hoạch cụ thể cho từng tuần, hàng ngày sửa lỗi gì về chữ viết và sửa lỗi chữ viết cho em nào,...
Tóm lại: Muốn rèn chữ viết cho học sinh giáo viên phải xây dựng được kế hoạch cho cả năm - học kì - tháng - tuần một cách cụ thể, chi tiết, khoa học, phù hợp với tình hình thực tế của lớp và của nhà trường. Đồng thời thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra.
Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên làm tốt việc rèn chữ viết cho học sinh thông qua phân môn Tập viết.
Tập viết là phân môn có tầm quan trọng nhất trong việc giúp cho học sinh nắm được cách viết các nét cơ bản và chữ viết theo đúng Quyết định 31 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chính vì vậy, mà việc chỉ đạo giáo viên rèn chữ viết cho học sinh thông qua phân môn Tập viết rất quan trọng.
- Ngay từ đầu năm, tôi chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phải cho học sinh xem lại bảng mẫu chữ viết thường, bảng mẫu chữ viết hoa và bộ chữ số do Bộ giáo dục ban hành theo Quyết định 31.
+ Mẫu chữ theo Quyết định 31 bộ chữ viết thường gồm 29 chữ cái. Trong đó:
++ Chữ có độ cao 1 đơn vị: a, ă, â, e, ê, i, c, m, n, o, ô, ơ, u, ư, v, x.
++ Chữ có độ cao 2 đơn vị: d, đ, p, q.
++ Chữ có độ cao 1,5 đơn vị (chỉ có 1 chữ): t.
++ Chữ có độ cao 1,25 đơn vị: r, s.
++ Chữ có độ cao 2,5 đơn vị: b, h, l, k, g, y.
+ Tất cả các chữ viết hoa đều có độ cao giống nhau là 2,5 đơn vị. Riêng 2 chữ cái viết hoa y, g được viết với chiều cao là 4 đơn vị.
+ Tất cả các chữ số đều cao 2 đơn vị.
- Tôi còn yêu cầu bộ phận chuyên môn chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm giúp học sinh nắm vững tên gọi, cách viết các nét chữ, nhóm chữ có những nét cơ bản giống nhau: 
4.1. Đối với chữ viết thường
* Nhóm các nét chữ cơ bản.
Học sinh không thể viết đẹp nếu như chưa nắm vững tên gọi và cách viết các nét cơ bản. Bởi, nếu học sinh biết và viết được các nét cơ bản, các em sẽ có khả năng phân tích cấu tạo chữ viết và viết chữ theo một quy trình hợp lý, chủ động được nét bút của mình. Vì vậy, để thuận tiện cho việc hướng dẫn học sinh tập viết, chúng tôi đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề môn Tập viết giúp giáo viên nắm vững kiến thức cần thiết khi luyện viết cho học sinh.
a. Các nét thẳng:
- Nét thẳng đứng	- Nét ngang	 
- Nét xiên (xiên phải, xiên trái) 	- Nét sổ
b.Các nét cong:
- Nét cong kín	 	- Nét cong hở (cong phải, cong trái)
c. Các nét móc
- Nét móc xuôi	- Nét móc ngược 	
- Nét móc hai đầu	- Nét móc hai đầu có thắt ở giữa:
d. Nét khuyết:
- Nét khuyết trên	- Nét khuyết dưới
e. Nét thắt:
Ngoài ra còn có một số nét bổ sung: Nét chấm (trong chữ i), nét gãy trong dấu phụ của chữ ă, â, dấu hỏi (?), dấu ngã ( ~ )
* Nhóm chữ có những nét cơ bản giống nhau: 
- Dạy cho học sinh luyện viết chữ thường theo các nhóm chữ có nét cơ bản giống nhau gồm:
+ Nhóm chữ cái bắt đầu bằng nét cong: c, o, ô, a, ă, â, d, đ 
+ Nhóm chữ cái bắt đầu bằng nét hất: i, t, u, ư, e, ê,...
+ Nhóm chữ cái bắt đầu bằng nét móc: m , n , v...
+ Nhóm chữ cái có nét khuyết: l, h, k, g, y... 
+ Nhóm chữ cái có nét thắt: r, s
4.2. Đối với chữ viết hoa:
Dạy cho học sinh luyện viết chữ hoa theo các nhóm chữ có nét cơ bản giống nhau về kích thước, chữ viết hoa có chiều cao 2 đơn vị, riêng chữ y và g có chiều cao là 4 đơn vị.Vì thế căn cứ vào các nét giống nhau giáo viên chủ nhiệm chia chữ viết hoa thành 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_giao_vien_ren_chu_viet_cho_h.doc