SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn
Năm học 2016-2017 là năm học toàn ngành GD&ĐT tiếp tục thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, là năm thứ tư toàn Ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8, khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Ngành giáo dục và đào tạo thị xã Bỉm Sơn đ¬ược sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền; sự chỉ đạo trực tiếp, sát sao của Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã luôn cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, do vậy đã đạt được một số kết quả khả quan, đáng khích lệ. Một trong các nhiệm vụ quan trọng của GD&ĐT là công tác bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý. Giáo dục và Đào tạo, giáo dục thường xuyên và bồi dưỡng thường xuyên đối với Cán bộ giáo viên là việc làm rất cần thiết đã được Phòng GD&ĐT thị xã quan tâm chỉ đạo để nâng cao chất lượng dạy và học của đội ngũ giáo viên trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn.
Công tác bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) là một hình thức hoạt động chuyên môn được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật những tri thức mới, góp phần phát triển năng lực và phẩm chất nghề nghiệp cho giáo viên, nâng cao chất lượng dạy và học.
Theo thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 thì giáo viên học tập BDTX để cập nhật kiến thức về chính trị , kinh tế-xã hội, bồi dưỡng phẩm chất, chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỈM SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN THCS TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BỈM SƠN Người thực hiện: Trần Thị Hà Chức vụ: Chuyên viên Đơn vị công tác: Phòng GD&ĐT Bỉm Sơn SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý THANH HÓA NĂM 2017 THANH HÓA NĂM 2016 MỤC LỤC Nội dung Trang Mục lục 1 Phần I: Mở đầu 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 Phần II: Nội dung của sáng kiến 4 I. Cơ sở lý luận 4 II. Thực trạng và các giải pháp 4 1. Thực trạng 4 2. Các giải pháp thực hiện 6 2.1 Nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo của cấp trên và tình hình thực tế các nhà trường; 6 2.2 Nâng cao nhận thức đầy đủ cho cán bộ quản lý, giáo viên về vị trí, tầm quan trọng của công tác BDTX. 7 2.3 Tham mưu với Trưởng phòng GD&ĐT về việc thực hiện công tác BDTX trong năm học. 8 2.4 Tăng cường việc kiểm tra, đôn đốc các trường THCS thực hiện công tác BDTX 13 2.5 Thực hiện nghiêm túc công tác thi đua khen thưởng, đưa nội dung thực hiện BDTX là một trong những tiêu chí thi đua để đánh giá xếp loại cuối năm. 13 3. Hiệu quả sáng kiến 14 Phần III: Kết luận và kiến nghị 15 Phần I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năm học 2016-2017 là năm học toàn ngành GD&ĐT tiếp tục thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, là năm thứ tư toàn Ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8, khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Ngành giáo dục và đào tạo thị xã Bỉm Sơn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền; sự chỉ đạo trực tiếp, sát sao của Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã luôn cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, do vậy đã đạt được một số kết quả khả quan, đáng khích lệ. Một trong các nhiệm vụ quan trọng của GD&ĐT là công tác bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý. Giáo dục và Đào tạo, giáo dục thường xuyên và bồi dưỡng thường xuyên đối với Cán bộ giáo viên là việc làm rất cần thiết đã được Phòng GD&ĐT thị xã quan tâm chỉ đạo để nâng cao chất lượng dạy và học của đội ngũ giáo viên trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn. Công tác bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) là một hình thức hoạt động chuyên môn được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật những tri thức mới, góp phần phát triển năng lực và phẩm chất nghề nghiệp cho giáo viên, nâng cao chất lượng dạy và học. Theo thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 thì giáo viên học tập BDTX để cập nhật kiến thức về chính trị , kinh tế-xã hội, bồi dưỡng phẩm chất, chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học. Tính đến thời điểm này của năm học 2016-2017, công tác triển khai Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên của thị xã Bỉm Sơn 100% các trường đã thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên Thực tế công tác BDTX còn một số tồn tại, hạn chế. Một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên trường THCS chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và ý nghĩa của BDTX; qua kiểm tra cho thấy một số trường còn lúng túng trong công tác triển khai; việc chỉ đạo thiếu khoa học, không triển khai đúng tiến độ. Nhằm phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, đồng thời để đạt các yêu cầu của Sở GD&ĐT trong công tác triển khai BDTX, bản thân tôi mạnh dạn chọn đề tài "Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn" làm đề tài nghiên cứu, giúp các trường Trung học cơ sở trên địa bàn triển khai thực hiện tốt công tác BDTX. 2. Mục đích nghiên cứu Nhằm tìm ra một số biện pháp chỉ đạo các trường THCS trong thị xã thực hiện tốt công tác Bồi dưỡng thường xuyên. 3. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp nâng cao chất lượng công tác BDTX ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn trong 2 năm học 2015-2016 và 2016-2017. 4. Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Nghiên cứu tài liệu. Bản thân tôi tìm và nghiên cứu kỹ các văn bản có liên quan đến công tác BDTX nói chung và công tác BDTX đối với các trường Trung học cơ sở nói riêng. - Phương pháp quan sát. Tôi vừa thực hiện công tác tham mưu chỉ đạo cho Lãnh đạo PGD, vừa quan sát quá trình thực hiện nhiệm vụ BDTX tại các trường THCS trên địa bàn thị xã, đọc kỹ các báo cáo đánh giá công tác BDTX của các nhà trường trong các năm học 2014-2015 và năm học 2015-2016 để xem các cách thức của nhà trường triển khai đã phù hợp chưa, từ đó tìm ra cách hướng dẫn nhà trường kịp thời. - Phương pháp đàm thoại. Sau quá trình quan sát và đọc kế hoạch của các trường, tôi đã trao đổi với các Báo cáo viên trong hội đồng Báo cáo viên cấp thị xã để tìm ra hướng giải quyết, sau đó trao đổi với cán bộ quản lý triển khai của nhà trường. - Thực hiện nhiệm vụ Kiểm tra, nhắc nhở. Là thành viên của đoàn Kiểm tra công tác Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên các trường MN, TH, THCS của Phòng GD&ĐT. Tôi đã được tham gia kiểm tra BDTX ở các đơn vị trường MN, TH, THCS trên địa bàn thị xã. Sau mỗi lần thực hiện nhiệm vụ, bản thân tôi tự rút kinh nghiệm để chỉ đạo công tác BDTX ở các trường THCS trên địa bàn thị xã đạt kết quả tốt hơn. Phần II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: Bằng sự trải nghiệm trong quá trình làm việc, dù ở phương diện nào mọi người dường như đã gặp nhau ở nhận định: Không ai học một lần mà có thể sử dụng kiến thức ấy cho cả đời được. Suy nghĩ ấy càng đúng hơn với những người làm công tác giáo dục, càng chí lí hơn khi mà ngành giáo dục đang tiến hành chủ trương đổi mới: Đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy. Vậy thì, dù cho người thầy có thông minh, học giỏi trong ba, bốn năm học ở trường Đào tạo sư phạm cũng chỉ cung cấp cho thầy những kiến thức cơ bản nhất, chung nhất. Khi ra công tác, có những điều phải làm mà dường như chưa được học bao giờ, ngay cả những điều tuy được học đấy nhưng đã trở nên lạc hậu rồitrong khi ấy, thực tế đòi hỏi phải làm việc, thậm chí phải làm việc có hiệu quả, có chất lượng. Nếu không cố gắng sẽ tụt hậu. Để trụ vững được, để phát triển được thì công tác bồi dưỡng thường xuyên là hết sức cần thiết. Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên không chỉ để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cá nhân mà còn là trách nhiệm với sự nghiệp trồng người. BDTX giúp cho người thầy “ lành nghề” hơn. Khi ta thống nhất quan điểm trong nhà trường cán bộ quản lý là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục, còn giáo viên là lực lượng quan trọng thực hiện và thúc đẩy nhiệm vụ giáo dục thì mới thấy nhu cầu BDTX cho cả đội ngũ là tất yếu, là không thể thiếu – một nhu cầu được ví như cơm ăn, nước uống hàng ngày, thiếu nó thì sự sống không tồn tại được. Khi chúng ta cùng chung suy nghĩ, công tác BDTX là chìa khoá của sự thành công thì người học sẽ có ý thức và chủ động trong công tác BDTX. BDTX không chỉ củng cố kiến thức đã học mà quan trọng hơn là để cập nhật với chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa và đổi mới phương pháp giảng dạy của ngành, không lạc hậu với sự phát triển như vũ bão của khoa học, kỹ thuật. BDTX sẽ tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc giúp người giáo viên luôn hoàn thiện mình, cập nhật những kiến thức mới nhất phục vụ cho công tác dạy học . II. Thực trạng và các giải pháp: 1. Thực trạng: Thị xã Bỉm Sơn là đơn vị nằm ở phía bắc tỉnh Thanh Hoá, diện tích 67km2, dân số gần 60.000 người, hiện tại thị xã Bỉm Sơn có 8 phường (xã). Ngoài 4 phường nội thị còn 2 xã nông nghiệp (Quang Trung, Hà Lan) và 1 phường miền núi (Phường Bắc Sơn). Những năm gần đây, mạng lưới quy mô trường, lớp ổn định, phù hợp với tình hình địa phương; trên địa bàn thị xã hiện có 07 trường THCS với 151 giáo viên dạy học bậc THCS và 2778 Học sinh. Trong đó: - Số giáo viên đạt chuẩn trở lên là: 151/151, đạt tỉ lệ: 100%. - Số giáo viên trên chuẩn: 102/151, đạt tỉ lệ 67.5 %. Đội ngũ CBGV đa số nhiệt tình tận tuỵ, có ý thức vươn lên trong công tác và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Bỉm Sơn đã triển khai và chỉ đạo tới các đơn vị trường học trên địa bàn thị xã thực hiện công tác BDTX trong trường học theo các nội dung Công văn hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Trong quá trình triển khai có những thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi: - Ngay khi kết thúc năm học 2014-2015, 2015-2016 Sở Giáo dục và đào tạo đã triển khai và chỉ đạo công tác Bồi dưỡng thường xuyên Giáo viên một cách cụ thể, chi tiết. - Phòng GD&ĐT Bỉm Sơn đã chỉ đạo các nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên về thời gian, tài liệu học tập. Đội ngũ giáo viên tích cực tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực sư phạm. - Phòng GD&ĐT xây dựng đội ngũ báo cáo viên, cốt cán về công tác BDTX có năng lực vững vàng, chuyên môn tốt. - Cơ sở vật chất của các nhà trường từng bước được đầu tư, đảm bảo cho các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên. - Tài liệu bồi dưỡng phong phú và có sẵn trên mạng nên giáo viên truy cập và tìm tài liệu để học không khó. b. Khó khăn: - Việc triển khai BDTX có những trường chưa thực hiện đúng kế hoạch đề ra, khi thực hiện còn lúng túng chưa biết cách sử dụng tài liệu một cách phù hợp. - Công tác đánh giá còn nể nang, chưa kiên quyết. - Khối lượng công việc của Giáo viên THCS khá nhiều nên việc học BDTX (120 tiết/năm) cần phải tranh thủ thời gian thực hiện cho phù hơp. Chính vì vậy đã làm cho một số giáo viên ngại học coi việc học chỉ mang tính chất hình thức chủ yếu học dưới hình thức chép của nhau. - Đa số giáo viên THCS trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn có tuổi đời cao (trên 40 tuổi) nên ngại học, ngại phấn đấu. Còn lại một số GV con còn nhỏ nên cũng hạn chế trong việc thực hiện học tập. * Kết quả việc thực hiện công tác BDTX giáo viên các trường THCS năm học 2013-2014, năm học 2014-2015 thể hiện như sau: -Năm học 2013-2014: Tổng số có 169 đồng chí tham gia công tác BDTX, trong đó: Giỏi: 42 chiếm tỉ lệ 24,9%, Khá: 120, tỉ lệ 71.0%, %, TB: 7, tỉ lệ 4.1%; Số trường triển khai thực hiện đúng tiến độ: 3/7 trường THCS (đạt 43%). -Năm học 2014-2015: Tổng số có 172 đồng chí tham gia công tác BDTX, trong đó: Giỏi: 55 chiếm tỉ lệ 32,0%, Khá: 112, tỉ lệ 65.1%, %, TB: 2, tỉ lệ 1.2%, Không xếp loại: 3 tỉ lệ 1,7%. Số trường triển khai thực hiện đúng tiến độ: 4/7 trường THCS (đạt 57%). Kết quả trên tuy đã phản ánh việc Cán bộ quản lý, giáo viên tham gia BDTX tương đối đầy đủ nhưng kết quả chưa cao, việc triển khai của các nhà trường còn chậm theo với yêu cầu đặt ra của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT. 2. Các giải pháp thực hiện: 2.1. Nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo của cấp trên và tình hình thực tế của các nhà trường. Để thực hiện triển khai thành công công tác BDTX GV cần nghiên cứu và nắm vững các văn bản chỉ đạo của cấp trên để vận dụng vào thực tế chỉ đạo các nhà trường một cách phù hợp là vô cùng quan trọng và cần thiết. Vì vậy, với vai trò là chuyên viên phụ trách bậc học THCS, ngay từ đầu năm học, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu các văn bản có liên quan đến công tác Bồi dưỡng thường xuyên như: Thông tư số 30/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông; Thông tư số 31/2011 ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS; Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên; Công văn số 2200/SGD&ĐT-GDCN ngày 10/12/2012 của Sở GD&ĐT Thanh Hoá V/v Hướng dẫn thực hiện Quy chế, chương trình BDTX giáo viên; Công văn số 713/SGDĐT-GDCN ngày 25/4/2014 của Sở GD&ĐT Thanh Hoá về việc hướng dẫn công tác bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) giáo viên năm học 2014-2015; Công văn số 1425/SGDĐT-GDCN ngày 04/8/2015 của Sở GD&ĐT Thanh Hoá về việc hướng dẫn công tác bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) giáo viên năm học 2015-2016; Công văn số 1805/SGDĐT-GDCN ngày 08/9/2016 của Sở GD&ĐT Thanh Hoá về việc hướng dẫn công tác bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) giáo viên năm học 2016-2017; Kế hoạch số 256/KH-SGDĐT ngày 17/2/2016 của Sở GD&ĐT Thanh Hoá về Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho Cán bộ quản lý trường phổ thông và Trung tâm GDTX năm học 2016-2017; Sau đó, tôi tham mưu với lãnh đạo Phòng GD&ĐT mở 02 lớp tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán về nội dung các văn bản trên. Đồng thời, tôi tìm hiểu và nắm bắt thực trạng của các nhà trường về: Công tác tổ chức, quản lý; tình hình đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên; chất lượng dạy học của nhà trường; điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị hiện có của các trường... Trên cơ sở đó, tôi xây dựng kế hoạch thực hiện công tác BDTX và triển khai tới tất cả các nhà trường, trong đó nêu rõ kế hoạch cụ thể cho từng đơn vị để nhà trường có kế hoạch thực hiện có hiệu quả. Theo đó, 100% các đơn vị trường THCS trong thị xã hoàn thành công tác BDTX cuối các năm học; Đơn vị nào làm tốt sẽ được Phòng GD&ĐT khen cuối năm. Việc nghiên cứu, nắm bắt các văn bản chỉ đạo của cấp trên và tình hình thực tế của các nhà trường đã giúp cho cá nhân tôi thực hiện chỉ đạo đúng đắn và mang lại hiệu quả cao. 2.2 Nâng cao nhận thức cho cán bộ Quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của công tác BDTX giáo viên. Nhận thức của lãnh đạo các trường về công tác BDTX rất khác nhau. Kinh nghiệm cho thấy ở trường nào Hiệu trưởng, Lãnh đạo nhà trường có nhận thức đúng, thực sự quan tâm, đầu tư công sức, chỉ đạo sát sao thì công tác BDTX của trường thực hiện tốt và đạt hiệu quả. Xác định được tầm quan trọng trong công tác tuyên truyền cho nên trong những năm qua, ngành GD&ĐT thị xã đã đặc biệt chú trọng đến công tác này, tuyên truyền đến cán bộ giáo viên, nhân viên bằng nhiều hình thức như: Thông qua các buổi họp giao ban Hiệu trưởng, trong các đợt kiểm tra của Phòng GD&ĐT, các lớp tập huấn chuyên đề cũng như việc cung cấp văn bản chỉ đạo và các tài liệu liên quan để các trường nghiên cứu; giúp họ thấy được hiệu quả của công tác Bồi dưỡng thường xuyên. Như vậy ta có thể nói rằng việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBGV-NV trong trường THCS về mục đích, mục tiêu và ý nghĩa của công tác BDTX sẽ giúp cho toàn thể cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên có nhận thức đúng về công tác BDTX. Các thành viên trong nhà trường hiểu rõ hơn về quyền hạn trách nhiệm của mình đối với chất lượng giáo dục của nhà trường. Việc hoàn thành tốt nhiệm vụ BDTX đã trở thành mục tiêu phấn đấu của mỗi CBGV nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. 2.3 Tham mưu với Trưởng phòng GD&ĐT về việc thực hiện công tác BDTX trong năm học. a. Tham mưu kịp thời việc lập kế hoạch triển khai công tác BDTX theo kế hoạch triển khai của Sở GD&ĐT: Ngay từ đầu năm học, Phòng GD&ĐT đã triển khai kế hoạch thực hiện công tác BDTX năm học 2015-2016, 2016-2017 (Kế hoạch số 156/KH-PGDĐT ngày 29/5/2015 và Kế hoạch số 306/KH-PGDĐT ngày 21/9/2016), để hướng dẫn các trường thực hiện kịp thời gian, đúng tiến độ về công tác BDTX của ngành. b. Tham mưu Quyết định về việc phê duyệt danh sách báo cáo viên BDTX cấp thị xã năm học 2015- 2016; 2016-2017. Để thực hiện tốt công tác triển khai BDTX của ngành, Các Báo cáo viên về công tác BDTX có vai trò hết sức quan trọng. Phòng GD&ĐT đã họp và đề cử những đồng chí có năng lực chuyên môn, có uy tín trong ngành GD ở các bộ môn (Là những cốt cán của ngành) làm các Báo cáo viên. Hàng kỳ (Đầu năm, trong HKI và HKII) tổ chức họp để phân công công việc, triển khai những vấn đề mới, rút kinh nghiệm trong từng kỳ, tổ chức tập huấn để hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện). c. Tham mưu việc thực hiện những nội dung theo Công văn số 1425/SGDĐT-GDCN ngày 04/8/2015 của Sở GD&ĐT Thanh Hoá về việc hướng dẫn công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2015-2016; Công văn 1805/SGDĐT-GDCN ngày 08/9/2016 của Sở GD&ĐT Thanh Hoá về việc hướng dẫn công tác BDTX giáo viên năm học 2016-2017, cụ thể như sau: * Nội dung bồi dưỡng 1 (30 tiết): - Những giáo viên được tham gia bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn đang đảm nhiệm (do Bộ, Sở hoặc Phòng GD&ĐT tổ chức), lựa chọn 01 nội dung của bồi dưỡng mình tiếp thu và triển khai hiệu quả nhất làm nội dung bồi dưỡng 1. Cụ thể lựa chọn của giáo viên : + Lựa chọn chuyên đề Sáng kiến kinh nghiệm, Giáo dục phổ biến pháp luật đã được tập huấn trong hè năm 2016; Nhiệm vụ năm học 2016-2017. + Những giáo viên còn lại lựa chọn 01 mô đun thuộc Nội dung bồi dưỡng 3 (không trùng với 04 mô đun cá nhân đã đăng ký trong Nội dung bồi dưỡng 3) đăng ký làm nội dung bồi dưỡng 1. Các trường THCS đã lựa chọn một trong các mođun: THCS 9; 5; 12. * Nội dung bồi dưỡng 2 (30 tiết): Đối với giáo viên THCS: Bồi dưỡng Chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống và giá trị sống cho học sinh THCS. * Nội dung bồi dưỡng 3 (60 tiết): Giáo viên căn cứ vào nhu cầu bồi dưỡng của cá nhân, chương trình BDTX do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và nguồn tài liệu hiện đăng tải trên website đối với bậc học THCS để lựa chọn 4 mô đun (tương đương với 60 tiết) bồi dưỡng trong năm học. + Tổng hợp lựa chọn Mô đun của giáo viên theo bảng sau : Mã mô đun 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Số lượng 21 11 11 13 29 21 22 26 10 49 17 31 26 21 19 Mã mô đun 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Số lượng 4 12 11 18 8 18 8 13 41 4 23 Mã mô đun 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 Tổng Số lượng 14 21 37 45 14 14 27 659 (Ghi chú: Trong danh sách trên có một số Cán bộ giáo viên là báo cáo viên BDTX của thị xã, GV sẽ nghỉ hưu trong năm 2017, một số GV nghỉ sinh không đăng ký thực hiện BDTX- sẽ được miễn học BDTX thực hiện theo CV1805 của Sở GD&ĐT). d. Tham mưu hình thức BDTX đối với giáo viên THCS: - Căn cứ Điều 5, Thông tư số 26 /2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ GD&ĐT về Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên, đồng thời căn cứ kế hoạch BDTX của các trường trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, Căn cứ Công văn số 1805/SGDĐT-GDCN ngày 08/9/2016 của Sở GD&ĐT Thanh Hoá về việc hướng dẫn công tác BDTX giáo viên năm học 2016-2017, Phòng GD&ĐT Bỉm Sơn tiếp tục chủ trương tổ chức BDTX giáo viên theo hình thức tự học của giáo viên kết hợp với các sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ bộ môn của nhà trường, cụm trường là chủ yếu, nhằm phát huy tính tự giác của giáo viên trong công tác BDTX. Trong năm học có tổ chức các chuyên đề, hội thảo về công tác BDTX theo hình thức tập trung đối với các lớp hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn nội dung khó cho giáo viên. e. Tham mưu công tác đánh giá công tác BDTX: * Căn cứ đánh giá kết quả BDTX của giáo viên là kết quả việc thực hiện kế hoạch BDTX của giáo viên đã được phê duyệt và kết quả đạt được của nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 và các mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3. * Xếp loại kết quả BDTX giáo viên gồm 4 loại: loại giỏi (viết tắt: G), loại khá (viết tắt: K), loại trung bình (viết tắt: TB) và loại không hoàn thành kế hoạch. * Các Tổ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ BDTX tổ chức đánh giá kết quả BDTX giáo viên thông qua bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, viết thu hoạch ... để làm căn cứ đánh giá. * Nhà trường tổ chức đánh giá kết quả BDTX của giáo viên: Giáo viên trình bày kết quả vận dụng kiến thức BDTX của cá nhân trong quá trình dạy học, giáo dục học sinh tại tổ bộ môn thông qua các báo cáo chuyên đề. Điểm áp dụng khi sử dụng hình thức đánh giá này như sau: - Tiếp thu kiến thức và kĩ năng quy định trong mục đích, nội dung Chương trình, tài liệu BDTX (5 điểm). - Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục (5 điểm). * Cuối năm học, căn cứ kết quả triển khai công tác BDTX của các
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_cong_tac_boi_duong_thuong_xu.doc