SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT

SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT

Đổi mới giáo dục và đào tạo đã và đang trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Việc đổi mới góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.

Theo đó, trong chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đã đưa ra 5 phẩm chất chủ yếu và 10 năng lực cốt lõi cần phát triển; 5 phẩm chất của học sinh đó là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Như vậy, yêu nước là một trong những phẩm chất quan trọng mà mục tiêu đổi mới giáo dục đã đề ra.

Bồi dưỡng và phát triển phẩm chất yêu nước cho học sinh THPT là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết hiện nay, khi mà xã hội đang có những dấu hiệu xuống cấp về văn hóa và đạo đức, đặc biệt là trong giới trẻ. Sẵn sàng bán nước vì những lợi ích cá nhân trước mắt.

Địa lí là một môn học cung cấp cho học sinh nhiều kiến thức và kĩ năng gắn liền với thực tiễn. Đặc biệt phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12, gắn liền với đặc điểm điều kiện tự nhiên nước ta, những tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Một trong những phẩm chất quan trọng, thể hiện rõ trong các bài học phần Địa lí tự nhiên, cần hình thành, cần bồi dưỡng và phát huy ở học sinh là phẩm chất yêu nước. Trong quá trình giảng dạy ở trường THPT, phần Địa lí tự nhiên 12 nhiều giáo viên có tư tưởng dạy làm sao cho xong bài vì phần kiến thức khó học, bài dài và khô khan...Chính vì vậy, đa số giáo viên vẫn tổ chức cách thức dạy học cũ, bài học không đạt được các mục tiêu về năng lực, phẩm chất mà chương trình giáo dục phổ thông 2018 đề ra. Đa số học sinh chỉ tiếp thu thụ động, không nắm được kiến thức, chỉ học thuộc một cách máy móc, đối phó, thờ ơ với những đặc điểm về tự nhiên, tác động của tự nhiên, những biến đổi tự nhiên của đất nước. Các em không nhận thấy rằng bức tranh thiên nhiên, cảnh sắc thiên nhiên của nước ta rất đẹp, các yếu tố tự nhiên có những tác động rất lớn đến đời sống con người. Đồng thời, tự nhiên nước ta củng đang có những thay đổi lớn cần các em chung tay hành động bằng những việc làm thiết thực để bảo về và phát huy chúng… Đó cũng chính là những biểu hiện của phẩm chất yêu nước cần hình thành, phát triển ở học sinh. Vậy phải làm gì để qua học phần kiến thức Địa lí tự nhiên 12 có thể bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước cho học sinh và điều quan trọng là học sinh được thôi thúc suy nghĩ, hành động bằng những việc làm cụ thể trong đời sống, muốn cống hiến cho quê hương, đất nước bằng những việc làm thiết thực?

docx 67 trang Thu Kiều 15/09/2024 2092
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT HUY PHẨM 
 CHẤT YÊU NƯỚC QUA DẠY HỌC PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN 
 VIỆT NAM 12 THPT
 Lĩnh vực: Địa lý
 Năm học: 2022 - 2023 MỤC LỤC
STT Nội dung Trang
 01 PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1
 02 1. Lý do chọn đề tài 1
 03 2. Mục đích nghiên cứu 2
 04 3. Đối tượng nghiên cứu 2
 05 4. Phạm vi nghiên cứu 2
 06 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
 07 6. Phương pháp nghiên cứu 3
 08 7. Đóng góp mới của đề tài 3
 09 8. Cấu trúc của đề tài 3
 10 PHẦN 2 . NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
 11 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC BỒI 4
 DƯỠNG VÀ PHÁT HUY PHẨM CHẤT YÊU NƯỚC QUA 
 DẠY HỌC PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM 12 THPT
 12 1.1. Cơ sở lí luận 4
 13 1.1.1. Một số quan niệm và định nghĩa về yêu nước 4
 14 1.1.2. Phẩm chất yêu nước trong chương trình giáo dục phổ 4
 thông 2018
 15 1.1.3. Biểu hiện của phẩm chất yêu nước qua các bài học Địa lí tự 5
 nhiên 12
 16 1.1.3.1. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ đất nước 6
 17 1.1.3.2. Yêu thiên nhiên cảnh sắc đất nước. 9
 18 1.1.3.3. Quý trọng, gìn giữ tài nguyên thiên nhiên đất nước 14
 19 1.1.4. Ý nghĩa của việc bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu 16
 nước qua dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT
 20 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 17
 21 1.2.1. Mục tiêu điều tra, khảo sát 17
 22 1.2.2. Nội dung điều tra khảo sát 17
 23 1.2.3. Kết quả khảo sát, điều tra 18
 24 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG VÀ 21 44 3.3.2. Phương pháp thực nghiệm 44
45 3.4. Kết quả thực nghiệm 45
46 3.5. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của đề tài một số kinh 47
 nghiệm bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học 
 phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT
47 3.5.1 Mục đích khảo sát 47
48 3.5.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 47
49 3.5.3. Đối tượng khảo sát 48
50 3.5.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải 48
 pháp đã đề xuất
51 3.5.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất 48
52 3.5.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất 50
53 3.5.4.3. Đánh giá sự tương quan giữa sự cấp thiết và tính khả thi 51
 của các giải pháp
54 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
55 1. Kết luận. 52
56 2. Kiến nghị. 53
57 TÀI LIỆU THAM KHẢO
58 PHỤ LỤC PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài
 Đổi mới giáo dục và đào tạo đã và đang trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế 
mang tính toàn cầu. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản 
Việt Nam (khoá XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 
2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp 
hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và 
hội nhập quốc tế. Việc đổi mới góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ 
kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài 
hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.
 Theo đó, trong chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đã đưa ra 5 phẩm 
chất chủ yếu và 10 năng lực cốt lõi cần phát triển; 5 phẩm chất của học sinh đó là: 
yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Như vậy, yêu nước là một 
trong những phẩm chất quan trọng mà mục tiêu đổi mới giáo dục đã đề ra.
 Bồi dưỡng và phát triển phẩm chất yêu nước cho học sinh THPT là nhiệm vụ 
quan trọng và cấp thiết hiện nay, khi mà xã hội đang có những dấu hiệu xuống cấp 
về văn hóa và đạo đức, đặc biệt là trong giới trẻ. Sẵn sàng bán nước vì những lợi ích 
cá nhân trước mắt.
 Địa lí là một môn học cung cấp cho học sinh nhiều kiến thức và kĩ năng gắn 
liền với thực tiễn. Đặc biệt phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12, gắn liền với đặc điểm 
điều kiện tự nhiên nước ta, những tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự phát 
triển kinh tế - xã hội. Một trong những phẩm chất quan trọng, thể hiện rõ trong các 
bài học phần Địa lí tự nhiên, cần hình thành, cần bồi dưỡng và phát huy ở học sinh 
là phẩm chất yêu nước. Trong quá trình giảng dạy ở trường THPT, phần Địa lí tự 
nhiên 12 nhiều giáo viên có tư tưởng dạy làm sao cho xong bài vì phần kiến thức 
khó học, bài dài và khô khan...Chính vì vậy, đa số giáo viên vẫn tổ chức cách thức 
dạy học cũ, bài học không đạt được các mục tiêu về năng lực, phẩm chất mà chương 
trình giáo dục phổ thông 2018 đề ra. Đa số học sinh chỉ tiếp thu thụ động, không 
nắm được kiến thức, chỉ học thuộc một cách máy móc, đối phó, thờ ơ với những đặc 
điểm về tự nhiên, tác động của tự nhiên, những biến đổi tự nhiên của đất nước. Các 
em không nhận thấy rằng bức tranh thiên nhiên, cảnh sắc thiên nhiên của nước ta rất 
đẹp, các yếu tố tự nhiên có những tác động rất lớn đến đời sống con người. Đồng 
thời, tự nhiên nước ta củng đang có những thay đổi lớn cần các em chung tay hành 
động bằng những việc làm thiết thực để bảo về và phát huy chúng Đó cũng chính 
là những biểu hiện của phẩm chất yêu nước cần hình thành, phát triển ở học sinh. 
Vậy phải làm gì để qua học phần kiến thức Địa lí tự nhiên 12 có thể bồi dưỡng và 
phát huy phẩm chất yêu nước cho học sinh và điều quan trọng là học sinh được thôi 
thúc suy nghĩ, hành động bằng những việc làm cụ thể trong đời sống, muốn cống 
hiến cho quê hương, đất nước bằng những việc làm thiết thực?
 1 - Phương pháp dạy thực nghiệm: Tiến hành dạy thực nghiệm học lớp 12.
 - Phương pháp thống kê toán học: Lập bảng biểu, thống kê, phân tích, xử lí 
các số liệu của đề tài, giúp đánh giá vấn đề chính xác, khoa học.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Từ kinh nghiệm thực tế giảng dạy nhiều 
năm, qua các tiết dự giờ sinh hoạt nhóm chuyên môn, tổng kết, đánh giá hiệu quả 
thực tiễn của SKKN.
 7. Đóng góp của đề tài
 - Góp phần phát triển cơ sở lí luận về việc bồi dưỡng và phát huy phẩm 
chất yêu nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT.
 - Điều tra, đánh giá thực trạng việc bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu 
nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT.
 - Đưa ra được các biện pháp bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước 
qua dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT.
 - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định, kết luận tính khả thi của 
kết quả nghiên cứu.
 8. Cấu trúc của đề tài
 Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính 
của đề tài gồm 3 chương:
 Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn việc bồi dưỡng và phát huy phẩm chất 
yêu nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT.
 Chương 2: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu 
nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên 12 THPT.
 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
 3 Hình 1.1. Các phẩm chất và năng lực trong chương trình giáo dục 
 phổ thông tổng thể
 Như vậy yêu nước là một trong những phẩm chất cốt lõi trong năm phẩm chất 
hướng tới và cần đạt được trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây là truyền 
thống cội nguồn ngàn đời của dân tộc ta, được kiến thiết xây dựng và bồi đắp qua 
những thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước và giữ nước. Phẩm chất này cần được 
bồi dưỡng và vun đắp cho các em qua các bài học của mỗi môn học trong đó có bộ 
môn Địa lí.
 1.1.3. Biểu hiện của phẩm chất yêu nước qua các bài học Địa lí tự nhiên 12.
 1.1.3.1. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
 Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Lịch sử 
của dân tộc Việt Nam đã được viết bằng máu và mồ hôi của nhiều thế hệ ông cha đã làm 
nên biết bao kỳ tích anh hùng để bảo vệ từng tấc đất của quê hương. Người dân Việt 
Nam có quyền tự hào về đất nước, khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước là bất 
khả xâm phạm.
 Mỗi bài học, giáo viên luôn phải đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng nhất định. 
Trong đó, để bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua việc khẳng định chủ quyền 
lãnh thổ ở phần Địa lí tự nhiên 12 thể hiện ở một số kiến thức của bài học như:
 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.
 + Vị trí địa lí: Việt Nam nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung 
tâm của khu vực Đông Nam Á. Phần trên đất liền nằm trong khung của toạ độ địa lí:
 * Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23023’ B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
 * Điểm cực Nam ở vĩ độ 8034’ B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
 5 * Vùng đất: Việt Nam với vùng đất có diện tích: 331.212 km² (theo số liệu 
thống kê 2006) gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo. Đường biên giới trên đất 
liền dài hơn 4600 km trong đó đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc dài hơn 
1400km, đường biên giới Việt Nam – Lào dài gần 2100km và đường biên giới Việt 
Nam – Campuchia dài hơn 1100km.
 Đường bờ biển nước ta cong hình chữ S, dài 3260km, chạy từ Móng Cái Quảng 
Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Đường bờ biển chạy dài theo đất nước tạo điều 
kiện cho 28 trong 63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có điều kiện khai thác 
những tiềm năng to lớn của biển Đông. Nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ và hai 
quần đảo là Hoàng Sa (TP. Đà Nẵng), Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà).
 * Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển của các nước; Trung Quốc, 
Campuchia, Philíppin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Xingapo, Thái Lan.
 Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, 
vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.
 + Nội thủy: vùng nước tiếp giáp với đất liền ở phía trong đường cơ sở, được 
xem như một bộ phận trên đất liền.
 + Lãnh hải: là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Lãnh hải Việt 
Nam có chiều rộng 12 hải lí. Ranh giới của lãnh hải chính là đường biên giới quốc 
gia trên biển.
 + Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc 
thực hiện chủ quyền của nước ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải rộng 12 hải lí. Nhà 
nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát 
thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư
 + Vùng đặc quyền kinh tế: Rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Nhà nước và 
nhân dân ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống 
dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước khác được đặt tự do về hoạt 
động hàng hải và hàng không theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 
1982.
 + Vùng thềm lục địa: là phần ngầm dưới đáy biển và lòng đất dưới đáy biển 
thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục 
địa, có độ sâu khoảng 200 m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có quyền hoàn toàn về mặt 
thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt 
Nam.
 Như vậy, theo quan niệm mới về chủ quyền quốc gia thì vùng biển Việt Nam 
có diện tích khoảng 1 triệu km² ở Biển Đông.
 7

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_boi_duong_va_phat_huy_pham_chat_yeu.docx
  • pdfNguyễn Thị Chung, Hồ Minh Nam - THPT Quỳnh Lưu 2 - Lĩnh vực Địa lý.pdf