SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa ở trường THCS Thạch Bình

SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa ở trường THCS Thạch Bình

Tại nghị quyết TW 2, khóa VIII đã nêu “Giáo dục- Đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Ngoài nhiệm vụ nâng cao chất lượng hiểu biết kiến thức và vận dụng kỹ năng, ở nhà trường còn phải chú trọng đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Do đó, đòi hỏi cấp thiết phải trang bị cho thế hệ trẻ những tri thức khoa học thật cơ bản, hiện đại, trên cở sở đó phải phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, phát triển nhân cách, hình thành con người năng động thích ứng với những đổi mới của xã hội.

 Là một giáo viên trực tiếp dạy môn Hóa học ở trường THCS Thạch Bình-huyện Thạch Thành nhiều năm qua, cũng ngần nấy năm gắn liền với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và luôn coi đó là công tác mũi nhọn và trọng tâm. Nó giúp học sinh hình thành và phát triển khả năng trí tuệ , tạo niềm hăng say, ý chí vươn lên học tập để giành những kết quả cao trong học sinh. Thông qua đó, giáo viên vừa dạy và học giúp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các thầy cô giáo.Và nhất là chất lượng học sinh giỏi cũng khẳng định xu thế phát triển, khẳng định được chất lượng dạy của Thầy, chất lượng học của trò. Bên cạnh đó chất lượng học sinh giỏi còn khẳng định thương hiệu của nhà trường và sự uy tín đối với các cấp quản lí, đặc biệt là đối với nhân dân địa phương.

 Với một xã đang phát triển như Thạch Bình, công tác dạy học còn gặp nhiều khó khăn: số lượng học sinh khá giỏi chưa nhiều, thiếu sách tài liệu, điều kiện gia đình. với học sinh vấn đề học bồi dưỡng chưa thực sự đi vào chiều sâu, vẫn còn một số em học bồi dưỡng theo phong trào, cùng lúc tham gia bồi dưỡng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (HSG văn hóa, HSG giải toán bằng máy tính bỏ túi, . . .), ngoài ra các em còn học thêm nhiều môn, từ đó dẫn đến quỹ thời gian không đủ để các em tự học, tự nghiên cứu nhằm trang bị thêm kiến thức vững chắc cho bản thân. Và trên từ thực tế giảng dạy học sinh giỏi nhiều năm, đặc biệt 5 năm trở lại đây tôi đang và đã thực hiện theo kinh nghiệm được đúc kết qua quá trình dạy học. Đó là tôi mạnh dạn thay đổi giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi và cũng có được những kết quả nhất định. Do vậy, tôi cũng mạnh xin được chia sẻ một số kinh nghiệm của mình thông qua đề tài những “ Một số kinh nghiệm dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa ở trường THCS Thạch Bình ”

 

doc 21 trang thuychi01 13781
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa ở trường THCS Thạch Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH
TRƯỜNG THCS THẠCH BÌNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA Ở TRƯỜNG THCS THẠCH BÌNH
 Người thực hiện: Hoàng Ngọc Trung.
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THCS Thạch Bình.
 SKKN thuộc lĩnh vực ( môn ): Hóa học
THẠCH THÀNH, NĂM 2017
1.Mở đầu 
1.1. Lí do chọn đề tài:
Tại nghị quyết TW 2, khóa VIII đã nêu “Giáo dục- Đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Ngoài nhiệm vụ nâng cao chất lượng hiểu biết kiến thức và vận dụng kỹ năng, ở nhà trường còn phải chú trọng đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Do đó, đòi hỏi cấp thiết phải trang bị cho thế hệ trẻ những tri thức khoa học thật cơ bản, hiện đại, trên cở sở đó phải phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, phát triển nhân cách, hình thành con người năng động thích ứng với những đổi mới của xã hội.
 Là một giáo viên trực tiếp dạy môn Hóa học ở trường THCS Thạch Bình-huyện Thạch Thành nhiều năm qua, cũng ngần nấy năm gắn liền với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và luôn coi đó là công tác mũi nhọn và trọng tâm. Nó giúp học sinh hình thành và phát triển khả năng trí tuệ , tạo niềm hăng say, ý chí vươn lên học tập để giành những kết quả cao trong học sinh. Thông qua đó, giáo viên vừa dạy và học giúp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các thầy cô giáo.Và nhất là chất lượng học sinh giỏi cũng khẳng định xu thế phát triển, khẳng định được chất lượng dạy của Thầy, chất lượng học của trò. Bên cạnh đó chất lượng học sinh giỏi còn khẳng định thương hiệu của nhà trường và sự uy tín đối với các cấp quản lí, đặc biệt là đối với nhân dân địa phương. 
 Với một xã đang phát triển như Thạch Bình, công tác dạy học còn gặp nhiều khó khăn: số lượng học sinh khá giỏi chưa nhiều, thiếu sách tài liệu, điều kiện gia đình... với học sinh vấn đề học bồi dưỡng chưa thực sự đi vào chiều sâu, vẫn còn một số em học bồi dưỡng theo phong trào, cùng lúc tham gia bồi dưỡng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (HSG văn hóa, HSG giải toán bằng máy tính bỏ túi, . . .), ngoài ra các em còn học thêm nhiều môn, từ đó dẫn đến quỹ thời gian không đủ để các em tự học, tự nghiên cứu nhằm trang bị thêm kiến thức vững chắc cho bản thân. Và trên từ thực tế giảng dạy học sinh giỏi nhiều năm, đặc biệt 5 năm trở lại đây tôi đang và đã thực hiện theo kinh nghiệm được đúc kết qua quá trình dạy học. Đó là tôi mạnh dạn thay đổi giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi và cũng có được những kết quả nhất định. Do vậy, tôi cũng mạnh xin được chia sẻ một số kinh nghiệm của mình thông qua đề tài những “ Một số kinh nghiệm dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa ở trường THCS Thạch Bình ” 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Việc áp dụng “ Một số kinh nghiệm dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa ở trường THCS Thạch Bình ” Nhằm tìm ra các giải pháp tối ưu bồi dưỡng cho đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa của trường luôn đạt kết quả ngày càng cao hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Học sinh khối 8,9 tham gia đội dự tuyển HSG hóa trường THCS Thạch Bình .
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc tài liệu liên quan đến đề tài.
- Khảo sát thực tế thu thập số liệu.
- Phương pháp dạy bồi dưỡng trên lớp.
- Thông kê xử lí số liệu.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cở sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ rất quan trọng, lớn lao, khó khăn, nặng nề nhưng rất đỗi vinh dự. Học sinh giỏi thường là học sinh có tố chất đặc biệt, khác các học sinh khác về kiến thức. Như vậy, tiết dạy bồi dưỡng học sinh giỏi đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị và đầu tư nhiều hơn là tiết dạy bình thường trên lớp, thậm chí phải có quá trình tích lũy kinh nghiệm qua thời gian mới có thể đạt hiệu quả và thuyết phục học sinh, làm cho các em thực sự hứng thú và tin tưởng. Giáo viên tham gia bồi dưỡng phải có sự học tập và trau dồi không ngừng nghỉ, cùng với lòng nhiệt huyết, quyết tâm cao mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc. Qua một số năm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi (chủ yếu là học sinh lớp 9), tôi đã đúc rút ra một số kinh nghiệm, dù chỉ thực hiện tập trung trong mấy tháng ít ỏi mà có thể có được những thành công nhất định. Vậy nên với chuyên đề này tôi mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ của mình với mong muốn thiết tha là được trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp, chia sẻ, học tập lẫn nhau để cùng tiến bộ; góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và hiệu quả học tập của học sinh nói chung. Đó cũng là nội dung, mục đích hướng tới của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 Trong nhà trường ngoài việc dạy học đại trà thì công việc dạy bồi dưỡng học sinh giỏi gióp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục. Các em qua quá trình học tập có thể lãnh hội được những kiến thức cao hơn, rộng hơn trong hóa học và cũng là để các em phát huy khả năng học tập, yêu thích bộ môn của bản thân. Người giáo viên thông qua dạy học cũng có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình.
2.2.1.Đặc điểm tình hình
Trong quá trinh dạy bồi dưỡng học sinh giỏi chưa mang lại hiệu quả cao vì:
- Đề thi chưa sát với học sinh, số lượng câu vượt chuẩn, khó nhiều...
- Học sinh chưa được ôn tập nhiều, chưa được rèn luyện nhiều về mặt kĩ năng.
- Giáo viên tham gia bồi dưỡng chưa thực sự tâm huyết, chưa xác định được trọng tâm chương trình, còn tình trạng học tủ, đối phó, kiến thức còn nhiều lỗ hổng...
- Đề thi giới thiệu chưa chuẩn, tinh thần trách nhiệm chưa cao, hầu hết còn sao chép từ các tài liệu tham khảo, từ các đề thi năm trước, tỉnh khác, trên mạng mà ít được sữa chữa hay bổ sung...
- Tâm lý học sinh còn yếu, trình bầy còn sai sót nhiều...
2.2.2. Kết quả của thực trạng
 Theo thống kê số lượng học sinh tham gia dự thi đông nhưng số đậu có điểm từ 10 trở lên thấp, tỉ lệ chỉ 34 - 45%. Đặc biệt số học sinh có giải rất thấp. 
VD: năm học 2015-2016: có 85 em dự thi chỉ 28 em đạt giải. Số lượng các em đậu chủ yếu là đạt điểm sàn (10 điểm).
 - Số học sinh dưới 9 điểm nhiều, nhiều em chỉ đạt 5-8 điểm theo thang điểm 20.
 - Nhiều học sinh chưa biết cách làm bài, kiến thức còn trống nhiều...
 Trong thời gian dạy học tại trường THCS Thạch Bình tôi cũng đã được giao trách nhiệm chính trong việc bồi duỡng học sinh giỏi. Tôi cũng đã có nhiều cố gắng song hiệu quả công việc chưa cao.
Kết quả cụ thể là: 
+ Năm học 2011 - 2012: đội tuyển gồm 03 thì có 01 giải khuyến khích .
+ Năm học 2012 - 2013: đội tuyển 02 em thì có 02 em đạt giải khuyến khích.
+ Năm học 2013 - 2014: đội tuyển 06 em thì có 1 giải ba, 03 em đạt giải khuyến khích 
+ Năm học 2014 - 2015:đội tuyển 07 em thì có 01 giải nhì, 02 giải ba và 03 em đạt giải khuyến khích.
 + Năm học 2015 - 2016: đội tuyển 08 em thì có 01 giải nhất, 03 nhì, 04 em đạt giải khuyến khích.
 Tại trường THCS Thạch Bình, những năm học từ 2010 trở về trước, số lượng giải học sinh giỏi hóa hàng năm cũng khá thấp, dao động 01 đến 02 học sinh. Từ năm học 2012 - 2013 đến nay, sau khi tôi và một số đồng nghiệp áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn bồi dưỡng học sinh giỏi thì kết quả thay đổi rõ rệt. Học sinh chủ động và lạc quan khi tham gia vào đội tuyển, học tập sôi nổi có hứng thú và tin tưởng vào kết quả khi làm bài. Số lượng và chất lượng giải đều tăng lên. Đó là điều vui mừng không thể nói hết bằng lời. 
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
 Muốn bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi đạt kết quả cao, theo tôi cần phải chú ý đến rất nhiều yếu tố: đó là có sự chỉ đạo kịp thời, sát sao, sự quan tâm sâu sắc từ phía Ban giám hiệu và các tổ chức trong nhà trường; là sự ủng hộ, tạo điều kiện của gia đình học sinh, của giáo viên chủ nhiệm... nhưng quan trọng nhất vẫn là hai yếu tố giáo viên đứng lớp và học sinh. Song trong khuôn khổ chuyên đề này tôi chỉ xin tập trung vào những việc mà bản thân tôi đã và đang làm cũng như những kinh nghiệm được rút qua thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. 
2.3.1: Lựa chọn và phát hiện học sinh giỏi bộ môn Hóa.
 Lựa chọn, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ rất quan trọng ở các nhà trường THCS hiện nay, đối với bộ môn Hóa học thì có khó khăn hơn vì các em chỉ tiếp xúc với bộ môn tự nhiên này bắt đầu từ năm lớp 8 với rất nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, việc lựa chọn đội ngũ học sinh giỏi đi dự thi bộ môn cũng cần tuyển chọn kĩ hơn. Tôi thường chọn những học sinh có năng khiếu về Toán học thì khả năng phân tích, tư duy Hoá học của các em rất cao. Hiếm có trường hợp học sinh khá giỏi môn Toán mà không khá giỏi Hoá học. Hơn nữa, một đề thi học sinh giỏi Hoá học thì kiến thức về Toán học hỗ trợ trong các bài tập tính toán rất nhiều và điểm của các bài tập này cũng chiếm tỉ lệ khá cao ( có khi chiếm tới 2/3 điểm của đề thi). Vì vậy, ngay sau khi kết thúc chương trình học kỳ I năm học trước, để chất lượng đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa học của năm học tới và những năm học tiếp theo đạt được hiệu quả, tôi đề xuất Ban giám hiệu mở lớp dạy bồi dưỡng tạo nguồn đội tuyển học sinh giỏi thực nghiệm, tổ chức ở bộ môn Hóa học lớp 8 (học sinh học không phải đóng tiền học phí) để tạo nguồn đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa học 9 trong năm học tới. Động viên các em tích cực đăng ký và tham gia dự lớp học bồi dưỡng môn Hóa học nhằm phát hiện những học sinh có tố chất, sự đam mê bộ môn. 
 Tôi chủ động và thường xuyên trao đổi, phối hợp với phụ huynh học sinh thấy được công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một công việc đòi hỏi sự đầu tư cao về mọi mặt, đặc biệt về thời gian, sự quan tâm thường xuyên và kịp thời. Tư vấn phụ huynh học sinh phương pháp đầu tư (tạo điều kiện mua bổ sung tài liệu tham khảo, sách nâng cao để các em có tài liệu nghiên cứu và tự luyện nâng cao kiến thức tự học).
2.3.2: Giáo viên phải có tâm,có niềm đam mê và nhiệt tình với nghề nghiệp.
 Người giáo viên phải luôn giữ được ngọn lửa nhiệt tình, đam mê tâm huyết với nghề nghiệp.Như trên đã nói, thực tế dạy học ngày nay gặp rất nhiều rào cản, mà những rào cản đó xuất phát từ nhiều phía: có thể là do chương trình quá nặng, do giáo viên dạy kém nhiệt tình, tâm huyết, gia đình chưa thực sự quan tâm đến con em mình...trước khá nhiều bất lợi như thế, người giáo viên phải làm thế nào để dạy tốt môn học và khiến học sinh yêu thích, say mê? Đó là câu hỏi làm trăn trở mỗi trái tim, đánh động lương tâm nghề nghiệp của biết bao thầy cô và cả những nhà quản lí giáo dục. 
 Cá nhân tôi nhận thấy, muốn làm cho học sinh yêu thích môn Hóa học, điều trước tiên là người giáo viên dạy hóa phải luôn giữ được ngọn lửa đam mê của tình yêu nghề nghiệp và thổi bùng được ngọn lửa ấy vào các em học sinh.
 Người giáo viên phải thật sự xem việc giảng dạy là trách nhiệm, sứ mệnh cao cả, vinh quang. Bởi vì việc thầy cô yêu nghề, yêu môn dạy sẽ là tiền đề tốt nhất để động viên, khơi gợi hứng thú học tập của học sinh; đó cũng là động lực để thầy cô cố gắng tìm tòi, suy ngẫm, tìm ra những phương pháp hợp lí, phù hợp nhất đối với từng đối tượng học sinh để giảng dạy có hiệu quả, làm cho các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của môn hóa luôn luôn gắn liền với thực tiễn đời sống. Đó là giải thích các hiện tượng trong tự nhiên trong cuộc sống thông qua các phản ứng hóa học.Việc đưa các câu hỏi thực tiễn vào trong giờ học sẽ giúp hóa học gần gũi hơn với học sinh, tạo hứng thú, đồng thời giúp các em học sinh hiểu biết hơn về cuộc sống.
 Ví dụ: Vì sao nước mắt lại mặn ? 
Nước mắt mặn là vì trong một lít nước mắt có dưới 6g muối. Nước mắt sinh ra từ tuyến lệ nằm ở phía trên mi ngoài của nhãn cầu. Nước mắt thu nhận được muối từ màu (trong một lít máu có 9g muối). Nước mắt có tác dụng bôi trơn nhãn cầu, làm cho nhãn cầu không bị khô, bị xước và vì có muối nên còn có tác dụng hạn chế bớt sự phát triển của vi khuẩn trong mắt
 Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen ? 
Do bạc tác dụng với khí CO2 và khí H2S có trong không khí tạo ra bạc sunfua có màu đen. 
 4Ag + O2 + 2H2S → 2Ag2S + 2H2O 
 “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ? 
Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong ( ô tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại ( có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3. 
 2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
 2NO + O2 → 2NO2
 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Vai trò chính của mưa axit là H2SO4 còn HNO3 đóng vai trò thứ hai. Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là CaCO3): 
 CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O
 CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O 
 Ngày nay hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển. Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn được cả thế giới quan tâm. Việt Nam chúng ta đang rất chú trọng đến vấn đề này. 
 Thật ra, nói một cách khách quan, chất lượng học sinh miền núi bao giờ cũng có những hạn chế nhất định so với học sinh miền xuôi. Vì thế mà trong các kì thi, nhất là thi học sinh giỏi cấp huyện, đặc biệt là cấp tỉnh thường không có giải hoặc giải không cao.Vì vậy, để đào tạo được một học sinh giỏi là cả một quá trình miệt mài của thầy và trò, đặc biệt là càng khó khăn hơn đối với những trường không chuyên chọn như THCS Thạch Bình.
2.3.3: Lập kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển một cách khoa học.
 Song song với việc thành lập đội tuyển, tôi đã lập bản kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển để trình tổ trưởng chuyên môn và Ban giám hiệu xét duyệt. Trong kế hoạch tôi dự kiến các chuyên đề ôn luyện, số tiết thực hiện,...Thông thường kế hoạch của tôi gồm các nội dung sau: Tên chuyên đề; thời gian thực hiện; người thực hiện; số tiết cho từng chuyên đề; thời gian kiểm tra chất lượng lần 1, 2, 3, điểm kiểm tra lần 1,2,3... Khi làm được điều này, tôi thấy chủ động trong việc dạy học, không còn gặp phải tình trạng dạy chồng chéo lên nhau, hay dạy học gấp rút về sau mà bỏ quá nhiều thời gian “chết” như các năm trước đó nữa. 
2.3.4:Tổ chức dạy bồi dưỡng môn Hóa học 8 và tạo nguồn đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9.
 Đối với bồi dưỡng học sinh giỏi, việc dạy bồi dưỡng theo các chuyên đề là điều cần thiết và nên làm nhiều nhất để cung cấp kiến thức cho học sinh, đồng thời giúp các em rèn luyện kĩ năng làm bài tốt hơn.Vì thế, trong những năm qua tôi đã biên soạn và dạy cho học sinh một số chuyên đề. Tôi đã tiến hành dạy liên tục, một tuần hai buổi vào chiều thứ 2, 5 và 7 hàng tuần (một buổi dạy hai tiếng rưỡi đến ba tiếng).
 Tổ chức dạy bồi dưỡng môn Hóa học 8 :Trước khi bước vào giảng dạy bồi dưỡng môn Hoá học 8, tổ chức cho học sinh kiểm tra khảo sát để nắm bắt được khả năng nắm kiến thức của các em từ đó đề ra biện pháp trong quá trình giảng dạy. Hệ thống hoá kiến thức và phân ra các dạng bài tập, các chuyên đề cơ bản cho các em.
Các chuyên đề được tổ chức soạn, giảng một cách hệ thống và theo nguyên tắc, thứ tự các chuyên đề như sau:
Chuyên đề 1: Bài tập cân bằng phương trình phản ứng, viết phương trình phản ứng.
Chuyên đề 2: Bài tập về định luật bảo toàn khối lượng.
Chuyên đề 3: Bài tập tính theo công thức hóa học.
Chuyên đề 4: Bài tập tính theo phương trình hóa học.
Chuyên đề 5: Bài tập về hỗn hợp các chất (liên quan đến tính chất hóa học và điều chế Oxi, Hiđro).
Chuyên đề 6: Bài tập điều chế, nhận biết, tách chất (liên quan đến tính chất hóa học của Hiđro, Oxi, Nước).
Chuyên đề 7: Bài tập xác định công thức hóa học của hợp chất (dựa vào thành phần nguyên tố, dựa vào phản ứng hóa học).
Chuyên đề 8: Bài tập độ tan, nồng độ dung dịch.
Chuyên đề 9: Bài tập tổng hợp (liên quan đến nồng độ dung dịch).
 Sau khi học sinh học xong 2 hoặc 3 chuyên đề, tiến hành tổ chức kiểm tra định kỳ để nắm bắt được tình hình nắm kiến thức và khả năng vận dụng của học sinh, nắm được học sinh có khả năng học kiến thức chuyên sâu để tăng cường kiến thức bổ sung bài tập khó giúp cho các em phát huy được khả năng của mình.
 Căn cứ vào kết quả kiểm tra định kỳ, sàng lọc, chọn đối tượng học tốt làm nguồn đội tuyển học sinh giỏi, tiếp tục bồi dưỡng chuyên sâu.
 Dạy đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 tham gia dự thi học sinh giỏi các cấp:Trên cơ sở kiến thức dạy bồi dưỡng tạo nguồn từ lớp 8, việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 với lượng kiến thức đi sâu vào từng vấn đề, kiến thức được mở rộng, chuyên sâu, với nhiều dạng bài tập phức tạp và đa dạng hơn. Vì vậy, giáo viên sưu tầm các cuốn tài liệu bồi dưỡng mới xuất bản, đề thi học sinh giỏi trong những năm học gần đây của các huyện, thị, các tỉnh (thành phố) và phân ra các dạng bài tập, các chuyên như :
Chuyên đề 1: Viết các phương trình phản ứng theo chuỗi biến hóa (chuỗi có đầy đủ các chất, công thức hóa học của các chất; chuỗi chỉ có 1 hoặc 2 chất, các chất còn lại là các chữ cái A, B, X, Y,... yêu cầu phải xác định được các chữ cái bằng các chất phù hợp).
Chuyên đề 2: Tính theo phương trình phản ứng (liên quan đến chất phản ứng hết, chất dư sau phản ứng đối với phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn cũng như phản ứng xảy ra không hoàn toàn).
Chuyên đề 3: Bài tập về hỗn hợp chất.
Chuyên đề 4: Bài tập xác định tên nguyên tố, công thức hóa học của hợp chất.
Chuyên đề 5: Bài tập CO2, SO2, SO3 tác dụng với dung dịch kiềm.
Chuyên đề 6: Bài tập nhận biết các chất.
Chuyên đề 7: Bài tập điều chế các chất; tách chất ra khỏi hỗn hợp.
Chuyên đề 8: Bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn.
Chuyên đề 9: Bài tập liên quan đến hiệu suất phản ứng.
Chuyên đề 10: Bài tập tổng hợp.
Đối với chương trình ôn luyện thi học sinh giỏi thành phố, có thêm một số các chuyên đề Hóa học hữu cơ:
Chuyên đề 11: Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ (Hiđrocacbon, dẫn suất của hiđrocacbon) dựa vào phản ứng cháy.
Chuyên đề 12: Bài tập về hỗn hợp chất hữu cơ.
Chuyên đề 13: Bài tập về Hiđrocacbon (Ankan, Anken, Ankin, Aren,..).
Chuyên đề 14: Bài tập về dẫn suất của hiđrocacbon (Rượu, Axit , Este, ....).
Chuyên đề 15: Bài tập tổng hợp Hóa học hữu cơ.
 Giáo viên lựa chọn một số chuyên đề quan trọng gắn với chương trình thi để giúp học sinh đi vào nắm bắt kiến thức của các chuyên đề đó có chiều sâu và rộng hơn.
 A. Chuyên đề dạy bồi dưỡng tạo nguồn đối với học sinh lớp 8
 Bài tập định tính là dạng bài tập phổ biến và quan trọng nhất của chương trình hóa học THCS nói chung, đặc biệt là học sinh lớp 8 nói riêng.
+ Cách giải bài tập lý thuyết: 
 Bài tập lý thuyết thường đưa ra những câu hỏi dưới dạng lý thuyết xoay quanh những kiễn thức cơ bản ở THCS về các khái niệm hóa học, thành phần cấu tạo, tính chất và ứng dụng của các loại chất vô cơ và một số chất hữu cơ.
 Chuyên đề : Bài tập cân bằng phương trình phản ứng, viết phương trình phản ứng. 
 Và viết phương trình phản ứng và cân bằng phương trình là dạng chuyên đề đặc biệt quan trong với học sinh, nó quyết định học sinh có học được môn hóa hay không?
a. Kiểu bài đơn giản nhất: "Cho biết công thức hóa học của các chất tham gia và tạo thành sau phản ứng":
Ví dụ:
 2HgO 2Hg + O2
 Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
 4P + 5O2 2P2O5
 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
   Thực chất loại bài tập này là rèn luyện kỹ năng cân bằng phản ứng. Đối với học sinh THCS, đặc biệt là lớp 8 chúng ta khó có thể đưa để và giới thiệu với học sinh về một cách cân bằng phương trình nào đó theo các phương pháp thông thường. Do vậy học sinh THCS thường rất lúng túng và mất nhiều thời gian thậm chỉ là để học thuộc hệ số đặt trước công thức hóa học của các chất trong một phương trình hóa học nào đó.
   Giới thiệu một cách viết phương trình đơn giản và có thể dùng để hoàn thành hầu hết phương trình hóa học có trong chương trình phổ thông theo các bước sau:
+ Tìm công thức hóa học của hợp chất nào có số nguyên tử lẻ cao nhất và công thức phức tạp nhất trong phương trình đó (Tạm gọi đó là chất A).
+ Làm chẵn các hệ số của A bằng các hệ số 2, 4, ... (Nếu dùng hệ số 2 chưa thỏa mãn thì dùng các hệ số chẵn cao hơn).
+ Cân bằng tiếp các hệ số còn lại trong phương trình

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_o_tr.doc