SKKN Tạo hứng thú cho học sinh trong học nội dung chạy bền thông qua các trò chơi vận động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS Định Hưng

SKKN Tạo hứng thú cho học sinh trong học nội dung chạy bền thông qua các trò chơi vận động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS Định Hưng

 Hoạt động Thể dục thể thao là một hoạt động không thể thiếu được trong đời sống của mỗi con người, sự hoàn thiện về thể chất lẫn tinh thần giúp con người phát triển một cách toàn diện.

 Nhận thức được vai trò to lớn của Thể dục thể thao, tháng 3 năm 1946 Bác Hồ đã viết lời kêu gọi " Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khỏe mọi việc mới thành công. Vậy nên rèn luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước'' . Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng vận mệnh của đất nước gắn liền với sức khỏe của từng người dân. '' Mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân khỏe mạnh tức là làm cho nước khỏe mạnh ". Thấm nhuần tư tưởng chủ tịch Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đảng và nhà Nước ta luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đặc biệt là sự nghiệp trồng người, thế hệ tương lai của đất nước.

Giáo dục thể chất cho học sinh là một trong những nội dung cơ bản giáo dục toàn diện: “ Trí lực và Thể lực” góp phần giáo dục tố chất vận động, nhân cách, đạo đức lối sống, tác phong làm việc. Việc gì cũng cần có sức khỏe thì mới có thể làm được, có sức khỏe tốt, tinh thần minh mẫn thì làm việc gì kết qủa đạt được cũng luôn luôn cao. Do vậy bồi bổ sức khỏe cho học sinh hiện nay để làm nền tảng sau này đó là trách nhiệm chung của toàn xã hội, giáo viên chuyên ngành và các em học sinh.

 

doc 17 trang thuychi01 6140
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tạo hứng thú cho học sinh trong học nội dung chạy bền thông qua các trò chơi vận động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS Định Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
I. MỞ ĐẦU
02
2
1. Lý do chọn đề tài 
02-03
3
2. Mục đích nghiên cứu
03
4
3. Tổ chức nghiên cứu 
03
5
4. Phương pháp nghiên cứu
04
6
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
05
7
1. Cơ sở lý luận
05-07
8
2. Thực trạng
07-09
9
3. Các giải pháp
09-10
10
4. Kết quả đạt được
11
11
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
12
12
1. Kết luận
12-13
13
2. Kiến nghị
13
14
Tài liệu tham khảo
15
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
 	Hoạt động Thể dục thể thao là một hoạt động không thể thiếu được trong đời sống của mỗi con người, sự hoàn thiện về thể chất lẫn tinh thần giúp con người phát triển một cách toàn diện. 
 	Nhận thức được vai trò to lớn của Thể dục thể thao, tháng 3 năm 1946 Bác Hồ đã viết lời kêu gọi " Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khỏe mọi việc mới thành công. Vậy nên rèn luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước'' . Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng vận mệnh của đất nước gắn liền với sức khỏe của từng người dân. '' Mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân khỏe mạnh tức là làm cho nước khỏe mạnh ". Thấm nhuần tư tưởng chủ tịch Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đảng và nhà Nước ta luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đặc biệt là sự nghiệp trồng người, thế hệ tương lai của đất nước.
Giáo dục thể chất cho học sinh là một trong những nội dung cơ bản giáo dục toàn diện: “ Trí lực và Thể lực” góp phần giáo dục tố chất vận động, nhân cách, đạo đức lối sống, tác phong làm việc. Việc gì cũng cần có sức khỏe thì mới có thể làm được, có sức khỏe tốt, tinh thần minh mẫn thì làm việc gì kết qủa đạt được cũng luôn luôn cao. Do vậy bồi bổ sức khỏe cho học sinh hiện nay để làm nền tảng sau này đó là trách nhiệm chung của toàn xã hội, giáo viên chuyên ngành và các em học sinh.
 	Môn chạy bền được giảng dạy xuyên suốt chương trình từ lớp 6 đến lớp 9 của bậc THCS. Tập chạy bền để phát triển sức bền với cự ly chạy thường 400m trở lên, học sinh phần lớn còn ngại tập luyện và chạy bền là nội dung tập luyện tương đối đơn điệu, đòi hỏi năng lực, sức chịu đựng của người tập rất cao, và phải hoạt động trên một đoạn đường dài, khả năng chống chịu mệt mỏi của cơ thể cao, qúa trình tập luyện nhất thiết bản thân phải nỗ lực và cầm cự, tính kiên nhẫn, bền bỉ, dẻo dai. 
 	Khi tổ chức các trò chơi giáo viên cho học sinh chơi đi chơi lại một trò chơi qúa nhiều lần gây ra hiện tượng học sinh nhàm chán, không có hứng thú trong học tập, không có sự ganh đua giữa tổ này với tổ khác, đội này với đội kia. Không đưa các trò chơi ưa thích của địa phương vào nội dung chơi, giải thích và hướng dẫn luật chơi không cụ thể nên tính tổ chức kỷ luật không cao.
 	Khi hướng dẫn trò chơi giáo viên không hướng dẫn một cách chi tiết, thường giao cho cán sự lớp tổ chức, giáo viên không quan sát xem học sinh có tích cực tự giác hay không. Nội dung chạy bền xuyên suốt cả qúa trình học nên cần nâng dần lượng vận động một cách hợp lý. Trong qúa trình dạy học chạy bền giáo viên thường cho học sinh chạy khi nào thấy mồ hôi ra nhiều thì mới cho dừng lại, nhiều em có sức khỏe yếu thường thấy hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn. Bên cạch đó một số giáo viên không chú trọng công tác chuyên môn dẫn đến chất lượng dạy học Thể dục đặc biệt là nội dung chạy bền ngày càng đi xuống, chưa áp dụng phương pháp dạy học tích cực. Giáo viên cần liên tưởng trong khâu tổ chức tập luyện, chưa khuyến khích được học sinh trong các giờ học, mà đặc điểm tâm lý của lứa tuổi này là thích được khen.
 	 Ngoài nội dung chính bắt buộc trong phân phối chương trình giáo viên thường ít chú ý biên soạn (ở phần trò chơi do GV chọn) , chưa tìm tòi những trò chơi mới lạ hấp dẫn để đưa vào phục vụ mục đích giảng dạy, hoặc nếu có thì còn đơn giản không phong phú và hấp dẫn, chưa đưa ra hình thức thưởng phạt thích đáng. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài này nhằm nâng cao chất lượng dạy học thể dục nói chung và dạy nội dung chạy bền nói riêng góp một phần nhỏ công sức hoàn thành mục tiêu mà ngành giáo dục đề ra. 
 	Qua đề tài này mục đích của bản thân nhằm phát huy tối đa khả năng vận động của các em, giúp các em tích cực tự giác luyện tập nhằm nâng cao sức khỏe thông qua các trò chơi đa dạng, phong phú bởi trò chơi tôi đưa vào được sử dụng như một nội dung học tập, vừa là phương tiện rèn luyện sức khỏe, thể lực và giáo dục đạo đức cho học sinh. Các trò chơi này mang đầy đủ các đặc điểm, tính chất hấp dẫn, lôi cuốn học sinh nhất, thu hút các em vào luyện tập tạo sự hứng thú trong học tập. Với những yêu cầu cấp bách trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: 
“Tạo hứng thú cho học sinh trong học nội dung chạy bền thông qua các trò chơi vận động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS Định Hưng”
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong môn học.
2.2. Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khoẻ đảm bảo trong việc học tập.
2.3. Sử dụng một số trò chơi vận động phù hợp với lứa tuổi các em đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn.
 3. Tổ chức nghiên cứu:
3.1.Thời gian nghiên cứu:
	Đề tài này được tiến hành nghiên cứu từ tháng 8/2014 đến tháng 3/2017 và được tiến hành qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Năm học 2014-2015. Dạy thực nghiệm theo giáo án thông thường 
- Giai đoạn 2: Từ tháng 5/2015 đến tháng 8/2015 đọc tài liệu lựa chọn các bài tập bổ trợ tiên tiến, xây dựng đề cương. 
- Giai đoạn 3: Từ tháng 9/2015 đến tháng 3/2017. tiến hành nghiên cứu, thu thập tính toán, xử lý số liệu, phân tích các số liệu thu được của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Hoàn thành đề tài.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
 	Đưa các trò chơi vận động và giảng dạy nội dung chạy bền cho học sinh khối 9 nhằm tạo hứng thú và nâng cao thành tích chạy bền cho học sinh THCS.
3.3. Địa điểm nghiên cứu:
 	Trường trung học cơ sở Định Hưng
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Dựa vào dạy thực nghiệm khối 9 năm học 2014 – 2015
4.2. Phương pháp thống kê :
Nghiên cứu qua kết quả học tập năm học 2014 – 2015 và việc thăm dò cũng như kết quả kiểm tra nội dung Chạy bền đối với học sinh khối 9 năm học 2015 – 2016.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương pháp này để xử lý số liệu và đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn. Bao gồm các công thức toán học thống kê sau:
- Công thức tính trung bình cộng: 
Trong đó: là giá trị trung bình cộng.
	xi là giá trị thành tích của từng học sinh
	n là số lượng cá thể
	- Công thức tính phương sai:	 
	- Công thức tính độ lệch chuẩn: 
	- Công thức tính hệ số biến sai : 
	Dựa vào bảng giá trị T quan sát để tìm trong bảng T ngưỡng xác suất P ứng với độ tự do?
+ Nếu tìm ra > TBảng thì sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P < 5%
+ Nếu tìm ra < TBảng thì sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P = 5%.
4.3. Phương pháp bổ trợ:
 4.3.1. Phương pháp phân tích tổng hợp.
 4.3.2. Phương pháp phỏng vấn
 4.3.3. Phương pháp tham khảo tài liệu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cở sở lý luận: 
1.1. Đặc điểm về mặt tâm lý, giải phẩu sinh lý:
- Về mặt tâm lý:
	Ở lứa tuổi này quá trình tăng trưởng cơ thể của các em chưa kết thúc. Mặc dù hoạt động thần kinh cao cấp của các em đã đến lúc phát triển cao nhưng ở một số em vẫn phần nào hưng phấn mạnh hơn ức chế để có những phản ứng thiếu kìm hãm cần thiết, do đó để làm rối loạn sự phối hợp vận động tính tình, trạng thái tâm lý lứa tuổi này cũng hay thay đổi, có lúc rất tích cực, hăng hái, nhưng có lúc lại buồn chán, tiêu cực. Ngay ở tuổi này các em cũng còn hay đánh giá quá cao năng lực của mình mới chạy, nhảy bao giờ cũng dốc hết sức ngay, mới tập bao giờ cũng muốn tập nặng ngay các em thường ít chú ý khởi động đầy đủ, như thế rất dể tốn sức, hay dể xẩy ra chấn thương và chính điều đó đôi lúc làm ảnh hưởng không tốt trong tập luyện TDTT.
	Vì vậy khi tiến hành công tác giáo dục thể chất cho các em ở lứa tuổi này không chỉ yêu cầu học sinh thực hiện đúng, nhanh những bài tập dưới sự chỉ dẫn trực tiếp của giáo viên mà còn phải chú ý uốn nắm, luôn nhắc nhở và chỉ đạo, định hướng và động viên các em hoàn thành nhiệm vụ, kèm theo khen thưởng để có sự khuyến khích động viên, nói cách khác phải dạy các em biết cách học, tự rèn luyện thân thể.
- Về mặt giải phẩu sinh lý:
	Lứa tuổi lớp 9 là lứa tuổi đầu của thanh niên, là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với sự phát triển cơ thể của người lớn. Có nghĩa là lứa tuổi này cơ thể các em đang phát triển mạnh khả năng hoạt động của các cơ quan và bộ phận cơ thể được nâng cao cụ thể là:
	* Hệ vận động:
	+ Hệ xương: Ở lứa tuổi này phát triển một cách đột ngột về chiều dài, chiều dày đàn tính xương giãn. Quá trình cốt hóa xương ở các bộ phận chưa hoàn tất. Các tổ chức sụn được thay thế bằng mô xương nên cùng với sự phát triển chiều dài của xương cột sống. Vì vậy mà trong quá trình giảng dạy cần tránh cho học sinh tập luyện với dụng cụ có trọng lượng quá nặng và các hoạt động gây chấn động quá mạnh.
	+ Hệ cơ: Ở lứa tuổi này cơ của các em phát triển với tốc độ nhanh để đi đến hoàn thiện, nhưng phát triển không đồng đều và chậm hơn chi dưới. Do vậy khi cơ hoạt động chóng dẫn đến mệt mỏi. Vì vậy khi tập luyện giáo viên giảng dạy cần chú ý phát triển cơ bắp cho các em.
	* Hệ thần kinh:
	Ở lứa tuổi này hệ thống thần kinh trung ương đã khá hoàn thiện hoạt động phân tích trên vỏ não về tri giác có định hướng sâu sắc hơn khả năng nhận, hiểu cấu trúc động tác và tái hiện chính xác hoạt vận động đơn lẻ như trước (Chạy, nhảy, bật, bay và chạm đất khi nhảy ném tại chỗ hoặc có đà) mà chủ yếu từng bước hoàn thiện ghép những phần đã học trước thành các liên hợp động tác tương đối hoàn chỉnh, ở các điều kiện khác nhau phù hợp với từng đặc điểm của từng học sinh. Vì vậy khi giảng dạy cần thay đổi nhiều hình thức tập luyện, vận dụng các hình thức trò chơi, thi đấu để hoàn thành tốt những bài tập đã đề ra.
	* Hệ hô hấp:
	Ở lứa tuổi này phổi các em phát triển mạnh nhưng chưa đều, khung ngực còn nhỏ, hẹp nên các em thở nhanh và nông, không có sự ổn định của dung tích sống, không khí đó chính là nguyên nhân làm cho tần số hô hấp của các em tăng cao khi hoạt động và gây thiếu ôxi, dẫn đến mệt mỏi.
	* Hệ tuần hoàn: 
	Ở lứa tuổi này hệ tuần hoàn đang trên đà phát triển mạnh để kịp thời phát triển toàn thân, tim lớn hơn, khả năng co bóp của cơ tim phát triển, do đó nâng cao khá rõ lưu lượng máu/phút mạch lúc này bình thường chậm hơn (tiết kiệm hơn) nhưng khi vận động căng thẳng thì tần số nhanh hơn, phản ứng của tim đối với các lượng vận động thể lực đã khá chính xác, tim trở nên dẻo dai hơn.
	Từ những đặc điểm tâm lý đó để lựa chọn một số bài tập bổ trợ trên căn bản khối lượng cường độ phù hợp với lứa tuổi học sinh đặc biệt khi áp dụng các bài tập bổ trợ cần căn cứ vào đặc điểm tình hình tiếp thu kỹ thuật và đặc điểm thể lực phù hợp với tâm sinh lý của học sinh để cho quá trình giảng dạy đạt kết quả cao, giúp cho các em học sinh trở thành con người phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Trên thực tế Chạy bền là một môn học đơn điệu gây mệt mỏi và dễ nhàm chán. Để đạt thành tích cao trong Chạy bền ngoài việc có kỹ thuật, có mối quan hệ giữa độ dài và tần số bước chạy phù hợp theo nguyên lý kỹ thuật, người chạy cần có thể lực nhất định để duy trì được kỹ thuật cần thiết. Chính vì vậy người Chạy bền cần có sức bền chung và sức bền chuyên môn tốt. Sức bền chung giúp cho người tập hoàn thành được nhiệm vụ của từng buổi tập trong quá trình tập luyện cũng như thi đấu, nó cũng là cơ sở để phát triển sức bền tốc độ. Sức bền tốc độ cho phép người chạy có tốc độ trung bình cao trên toàn cự ly. Ở Chạy bền yếu tố chủ yếu gây mệt mỏi, làm giảm thành tích chạy là những biến đổi của môi trường bên trong cơ thể như; tăng lượng axit lactic và đioxi cacbon trong máu... Quá trình luyện tập chính là quá trình rèn luyện, phát triển nhiều mặt của người tập, trong đó có việc giúp cho cơ thể quen dần và chịu đựng được mệt mỏi, dễ dàng vượt qua trạng thái cực điểm duy trì được tốc độ trung bình cao hoặc thực hiện được các phương án chiến thuật trong thi đấu.
Do phải chạy trong thời gian dài, năng lượng cho cơ thể hoạt động chỉ tiêu hao mà không bù đắp đầy đủ, kịp thời cho nên yếu tốt tiết kiệm năng lượng trong khi chạy cũng giúp cho học sinh có thành tích chạy tốt. Cụ thể hơn nếu kỹ thuật chạy hợp lý, được củng cố thành tự động hoá “Kỹ xảo” sẽ giúp cho học sinh chạy đạt tốc độ cần thiết nhưng sự tiêu hao năng lượng của cơ thể lại ít, do vậy học sinh đủ sức chạy hết cự lý với tốc độ cao, thậm chí còn có thể tăng tốc khi về đích. Trong đó yếu tố thở sâu, thở tích cực để cung cấp oxi, đặc biệt là luân phiên dùng sức và thả lỏng cơ bắp (nhất là các cơ quan tham gia các động tác đạp sau và chống trước) cũng là cách để duy trì khả năng chạy với tốc độ cao trên toàn cự ly. Ngoài ra tập luyện Chạy bền thường xuyên còn làm cho người chạy có cảm giác tốc độ tốt hơn, phân phối sức hợp lý hơn. Việc không chủ động được tốc độ chạy sẽ dẫn tới không đủ sức về đích hoặc về đích với thành tích thấp trong khi cơ thể vẫn dồi dào sức lực.
2. Thực trạng:
Qua thực tế giảng dạy gần 15 năm tại trường THCS bản thân tôi nhận thấy muốn tổ chức tốt một tiết học không phải là đơn giản. Ở chương trình lớp 9 nội dung chạy bền trong phân phối có nhiều tiết sử dụng trò chơi (do GV chọn) nhưng hầu hết giáo viên chưa chú trọng quan tâm lựa chọn trò chơi, các trò chơi thường lặp lại nhiều lần gây sự nhàm chán. Vì vậy nó đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực rất nhiều, phải thường xuyên học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ đáp ứng mọi yêu cầu đòi hỏi của việc đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy - học bộ môn. Phải tăng cường dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, tham khảo các bài giảng của đồng nghiệp để rút kinh nghiệm nâng cao nghiệp vụ sư phạm. Hơn nữa điều kiện về sân bãi tập luyện, trang thiết bị dụng cụ cần thiếu rất nhiều nên rất khó khăn cho việc đưa trò chơi vào các tiết học.
 	Trong qúa trình lên lớp, vẫn còn giáo viên thực hiện các bước lên lớp một cách cứng nhắc, tuần tự đi từ bước này sang bước khác, làm cho giờ học nhàm chán, nặng nề. Chưa kết hợp và giải quyết hài hòa giữa các bước lên lớp.
 	Khâu tổ chức chưa linh hoạt, nên trong giờ học mất nhiều thời gian tập hợp cũng như luân chuyển đội hình làm ảnh hưỏng không nhỏ đến thời gian luyện tập của học sinh.
 	Hơn nữa một bộ phận nhỏ học sinh chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc học môn thể dục ( nội dung Chạy bền). Với những hiện trạng trên, làm cho chất lượng giờ dạy chưa thật đạt yêu cầu. Thực tế và mục tiêu cần có một khoảng cách cần được khắc phục nhằm thực hiện có chất lượng mục tiêu rèn luyện sức bền và rèn luyện thể lực, góp phần nâng cao sức khỏe cho học sinh.
 	Tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát việc tập luyện chạy bền của nhà trường để thu thập các thông tin và đã tiến hành phỏng vấn bằng phiếu các em học sinh khối 9. 
Câu hỏi 1: Theo em có cần thiết phải tập luyện thể dục nói chung và luyện tập chạy bền nói riêng hay không? 
- Ý kiến trả lời không cần thiết chiếm tỷ lệ 68,18%.
- Ý kiến trả lời cần thiết chiếm tỷ lệ 31,82%. 
 	Như vậy, đại đa số học sinh đều nhận thức không đúng về tác dụng của tập luyện thể dục nói chung và tập luyện Chạy bền nói riêng. Tuy nhiên, cũng có một số học sinh có nhận thức đầy đủ, cho rằng việc tập luyện thể dục nói chung và luyện tập chạy bền nói riêng là cần thiết bởi vì nó nâng cao sức khỏe, sự dẻo dai và sức chống chịu tốt hơn.
Câu hỏi 2: Theo em có cần thiết phải thay đổi trò chơi phù hợp, lôi cuốn, hấp dẫn hay không hay chỉ cần một vài trò chơi, chơi đi chơi lại là đủ?
 Ý kiến trả lời như sau:
 	Số em học sinh cho rằng cần thiết phải thay đổi trò chơi phù hợp, lôi cuốn, hấp dẫn chiếm tỷ lệ 92,37%.
 	Số em học sinh cho rằng không cần thiết phải thay đổi trò chơi chỉ cần một vài trò chơi, chơi đi chơi lại là đủ chiếm tỷ lệ 8,63%.
Như vậy, có thể bước đầu kết luận được rằng số ý kiến cho rằng cần thiết phải thay đổi trò chơi phù hợp, lôi cuốn, hấp dẫn`chiếm tỷ lệ rất cao. Điều đó chứng tỏ hướng đi của đề tài này là hợp lý. Vì vậy bản thân tôi cũng như các giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi nhiều trò chơi phù hợp với thực trạng hiện nay ở trường học của mình.
 Câu hỏi 3: Vì sao em không thích học nội dung Chạy bền?
 	Đối với câu hỏi này tôi đã chuẩn bị trước bốn phương án trả lời, để các em có thể khoanh tròn vào những ý kiến phù hợp với suy nghĩ của mình.
Phương án 1: Do phải hoạt động trên một đoạn đường dài, khả năng chống chịu mệt mỏi của cơ thể cao, lượng vận động qúa lớn.
Phương án 2: Do giáo viên không kiểm tra xem xét tình trạng sức khỏe các em cũng như tâm sinh lý của học sinh nên hay cáu gắt, phạt các em không thực hiện đủ nội dung mà giáo viên đề ra.
Phương án 3: Các em ngại tập luyện chạy bền và chạy bền là nội dung tập luyện tương đối đơn điệu, qúa trình tập luyện nhất thiết bản thân phải nỗ lực và cầm cự, tính kiên nhẫn, bền bỉ, dẻo dai.
Phương án 4: Do sức tập không đảm bảo 
* Kết quả thu được như sau:
 	Số em chọn cả bốn ý trên chiếm tỷ lệ 86,55%.
 	Ý kiến như vậy là hoàn toàn đúng đắn, bởi vì nội dung Chạy bền được áp dụng thời gian dài. Về mặt tâm lý học, việc tập luyện bài tập đơn điệu, ít đổi mới sẽ tạo nên tâm lý xấu, làm học sinh thiếu hứng thú tập luyện và dẫn đến thiếu tập luyện tích cực. Việc tập luyện không tích cực chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu tới việc phát triển thể chất, làm giảm sút ý thức tổ chức kỷ luật và ý thức đối với việc rèn luyện thân thể. 
 	Ngoài kết quả phỏng vấn các em qua 3 câu hỏi trên. Còn có 24,15% các em cho rằng ở trường còn thiếu những điều kiện đảm bảo cho việc tập luyện, chủ yếu là thiếu khoảng không gian, cơ sở vật chất, sân tập, ý kiến trả lời trên đây cũng hết sức khách quan, bởi vì hiện tại diện tích sân trường không đủ đảm bảo để học sinh luyện tập Chạy bền, các dụng cụ phục vụ dạy và tổ chức trò chơi hầu như không có.
Từ kết quả phỏng vấn, có thể rút ra một số nhận định sơ bộ như sau:
 	Qúa trình dạy học nội dung Chạy bền trước đây là chưa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em, chưa tạo được sự hứng thú trong luyện tập do giáo viên chưa thật sự quan tâm tới tâm sinh lý của các em, chưa thật sự gần gũi tâm sự trò chuyện cởi mở. Nguyên nhân của việc tập luyện chạy bền chưa tốt, chủ yếu là do bài tập, trò chơi còn đơn điệu, ít được thay đổi. Nhận thức của học sinh đối với việc tập luyện chạy bền cũng chưa đầy đủ. Còn thiếu những điều kiện về cơ sở vật chất cần thiết bảo đảm thực hiện nội dung chạy bền có chất lượng.
3. Các giải pháp:
 	Nghiên cứu lựa chọn trò chơi vận động phù hợp nhằm phát triển sức bền cho học sinh.
 	Trước hết ta cần phải hiểu sức bền là gì ? Nó có tác dụng như thế nào đối với người học?.
 	Sức bền: là khả năng của cơ thể chống lại mệt mỏi khi học tập, lao động hay tập luyện thể dục thể thao kéo dài.
* Có hai loại sức bền: Sức bền chung và sức bền chuyên môn.
- Sức bền chung là khả năng của cơ thể khi thực hiện các công việc nói chung trong một thời gian dài.
- Sức bền chuyên môn là khả năng cơ thể thực hiện chuyên sâu một hoạt động lao động hay bài tập thể thao trong một thời gian dài.
 * Tác dụng của tập luyện sức bền nói riêng hay tập luyện thể dục thể thao nói chung.
- Tập luyện Thể dục thể thao thường xuyên, đúng phương pháp khoa học sẽ làm cho cơ phát triển thể hiện ở sức nhanh, sức mạnh, sức bền. độ đàn hồi và linh hoạt của cơ tăng lên.
- Tập luyện Thể dục thể thao làm cho xương tiếp thu máu được đầy đủ hơn, các tế bào xương phát triển nhanh và trẻ lâu, xương dày lên cứng và dai hơn, khả năng chống đỡ tăng lên.
- Tập luyện Thể dục thể thao làm cho cơ xương phát triển tạo ra vẻ đẹp và dáng đi khỏe mạnh của con người.
- Tập luyện Thể dục thể thao sẽ làm cho tim khỏe lên, sự vận chuyển máu của hệ mạch đi nuôi cơ thể và thải các chất cặn bả ra ngoài được thực hiện nhanh hơn. Nhờ vậy khí huyết được lưu thông, người tập ăn ngon, ngủ ngon, học tập đạt hiệu quả cao hơn.
- Nhờ tập luyện Thể dục thể thao thường xuyên lồng ngực và phổi nở ra, các cơ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_hoc_noi_dung_chay_ben_t.doc