SKKN Một số kĩ năng cảm thụ thơ qua cách ngắt nhịp trong dạy học Ngữ Văn 7 cho học sinh trường THCS Xuân Cẩm

SKKN Một số kĩ năng cảm thụ thơ qua cách ngắt nhịp trong dạy học Ngữ Văn 7 cho học sinh trường THCS Xuân Cẩm

Thơ là một công trình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ, là hình thức sáng tác văn học phản ánh đời sống của con người, xã hội thông qua những hình tượng nghệ thuật thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Trong dòng chảy của thơ, con người được đắm chìm mình trong tình cảm của nhà thơ và của chính mình. Thơ thấm vào lòng người bởi những cảm xúc trực tiếp và nhiều mối liên tưởng kín đáo.

Đặc trưng cơ bản nhất của thơ là tính trữ tình. Tác phẩm trữ tình là văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống. Trong đó thơ trữ tình là một hình thái nghệ thuật đặc biệt. Cảm xúc, tâm trạng của tác giả có thể được bộc lộ trực tiếp hoặc gián tiếp qua hệ thống từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ

 Nội dung trữ tình luôn là cái đích cuối cùng phải vươn tới của quá trình sáng tác cũng như cảm thụ, phân tích thơ. Nắm được những đặc điểm này, người đọc, người nghe và đặc biệt người học phải biết khai thác, tìm hiểu những giá trị thẩm mỹ của tác phẩm thơ. Một trong những yếu tố góp phần để học sinh cảm thụ đúng, cảm thụ hay và cảm thụ một cách sâu sắc giá trị nội dung, tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm thơ chính là biết ngắt nhịp đúng câu thơ. Bởi từ cách ngắt nhịp ấy học sinh sẽ hình dung và cảm nhận được giọng thơ, cảm xúc và tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình. Để làm được điều đó trong quá trình tổ chức học sinh cảm thụ tác phẩm thơ, cùng với những câu hỏi định hướng để học sinh cảm thụ về mặt ngôn ngữ, hình ảnh thơ, giáo viên còn có những câu hỏi định hướng về cách ngắt nhịp thơ. Thế nhưng đa số học sinh lại xem nhẹ về tìm hiểu khai thác giá trị của nhịp thơ, điều đó được thể hiện trong bài viết của học sinh thiếu hẳn lời bình về nhịp thơ, giọng thơ, nên bài viết cảm thụ sẽ thiếu ý và không sâu sắc. Vì vậy, nhiệm vụ của giáo viên trong quá trình giảng dạy thơ là phải tổ chức để học sinh tìm hiểu, nhận thức sâu về giá trị của nhịp thơ, giọng thơ trong tác phẩm mà mình đang cảm thụ.

Hơn nữa chương trình Ngữ văn THCS có rất nhiều tác phẩm thơ (chiếm hơn 50% trong phân môn văn). Trong quá trình giảng dạy ngoài việc thực hiện nghiêm túc, triệt để nội dung chương trình như đã quy định, người dạy luôn muốn bài học, môn học không chỉ đạt yêu cầu đơn thuần mà còn đạt ở mức độ “tròn trịa”. Hiểu được vai trò quan trọng của cách ngắt nhịp trong quá trình cảm thụ tác phẩm thơ tôi băn khoăn trăn trở làm sao để học sinh cảm nhận hết được cái hay, cảm xúc của của tác giả từ tác phẩm bằng một số biện pháp giúp học sinh biết cách cảm thụ thơ qua cách ngắt nhịp. Sau khi thực hiện tôi nhận thấy trong quá trình cảm thụ, học sinh đã đề cập đến vấn đề này và xem đó là điều kiện cần thiết, quan trọng không thể thiếu trong quá trình tạo lập văn bản biểu cảm. Từ đó bài viết của học sinh thực sự tinh tế hơn, ý văn hay hơn và sâu sắc hơn.

Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số kĩ năng cảm thụ thơ qua cách ngắt nhịp trong dạy học Ngữ Văn 7 cho học sinh trường THCS Xuân Cẩm”

doc 18 trang thuychi01 14483
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kĩ năng cảm thụ thơ qua cách ngắt nhịp trong dạy học Ngữ Văn 7 cho học sinh trường THCS Xuân Cẩm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THƯỜNG XUÂN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KỸ NĂNG CẢM THỤ THƠ QUA CÁCH NGẮT NHỊP TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN 7 CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS XUÂN CẨM
Người thực hiện: Nguyễn Thị Định
	Chức vụ : Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THCS Xuân Cẩm
 SKKN thuộc môn: Ngữ Văn
THANH HÓA NĂM 2018
THANH HÓA NĂM 2018
Ă
PHẦN I
 MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
1.Mở đầu
1
2
1.1. Lí do chọn đề tài
1
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
6
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
7
2.1. Cơ sở lí luận 
2 – 4
8
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
4 – 5
9
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5 – 14
10
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
14
11
3. Kết luận, kiến nghị
14
12
3.1. Kết luận
15
13
3.2. Kiến nghị
15
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Thơ là một công trình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ, là hình thức sáng tác văn học phản ánh đời sống của con người, xã hội thông qua những hình tượng nghệ thuật thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Trong dòng chảy của thơ, con người được đắm chìm mình trong tình cảm của nhà thơ và của chính mình. Thơ thấm vào lòng người bởi những cảm xúc trực tiếp và nhiều mối liên tưởng kín đáo.
Đặc trưng cơ bản nhất của thơ là tính trữ tình. Tác phẩm trữ tình là văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống. Trong đó thơ trữ tình là một hình thái nghệ thuật đặc biệt. Cảm xúc, tâm trạng của tác giả có thể được bộc lộ trực tiếp hoặc gián tiếp qua hệ thống từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ  
	Nội dung trữ tình luôn là cái đích cuối cùng phải vươn tới của quá trình sáng tác cũng như cảm thụ, phân tích thơ. Nắm được những đặc điểm này, người đọc, người nghe và đặc biệt người học phải biết khai thác, tìm hiểu những giá trị thẩm mỹ của tác phẩm thơ. Một trong những yếu tố góp phần để học sinh cảm thụ đúng, cảm thụ hay và cảm thụ một cách sâu sắc giá trị nội dung, tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm thơ chính là biết ngắt nhịp đúng câu thơ. Bởi từ cách ngắt nhịp ấy học sinh sẽ hình dung và cảm nhận được giọng thơ, cảm xúc và tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình. Để làm được điều đó trong quá trình tổ chức học sinh cảm thụ tác phẩm thơ, cùng với những câu hỏi định hướng để học sinh cảm thụ về mặt ngôn ngữ, hình ảnh thơ, giáo viên còn có những câu hỏi định hướng về cách ngắt nhịp thơ. Thế nhưng đa số học sinh lại xem nhẹ về tìm hiểu khai thác giá trị của nhịp thơ, điều đó được thể hiện trong bài viết của học sinh thiếu hẳn lời bình về nhịp thơ, giọng thơ, nên bài viết cảm thụ sẽ thiếu ý và không sâu sắc. Vì vậy, nhiệm vụ của giáo viên trong quá trình giảng dạy thơ là phải tổ chức để học sinh tìm hiểu, nhận thức sâu về giá trị của nhịp thơ, giọng thơ trong tác phẩm mà mình đang cảm thụ.
Hơn nữa chương trình Ngữ văn THCS có rất nhiều tác phẩm thơ (chiếm hơn 50% trong phân môn văn). Trong quá trình giảng dạy ngoài việc thực hiện nghiêm túc, triệt để nội dung chương trình như đã quy định, người dạy luôn muốn bài học, môn học không chỉ đạt yêu cầu đơn thuần mà còn đạt ở mức độ “tròn trịa”. Hiểu được vai trò quan trọng của cách ngắt nhịp trong quá trình cảm thụ tác phẩm thơ tôi băn khoăn trăn trở làm sao để học sinh cảm nhận hết được cái hay, cảm xúc của của tác giả từ tác phẩm bằng một số biện pháp giúp học sinh biết cách cảm thụ thơ qua cách ngắt nhịp. Sau khi thực hiện tôi nhận thấy trong quá trình cảm thụ, học sinh đã đề cập đến vấn đề này và xem đó là điều kiện cần thiết, quan trọng không thể thiếu trong quá trình tạo lập văn bản biểu cảm. Từ đó bài viết của học sinh thực sự tinh tế hơn, ý văn hay hơn và sâu sắc hơn. 
Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số kĩ năng cảm thụ thơ qua cách ngắt nhịp trong dạy học Ngữ Văn 7 cho học sinh trường THCS Xuân Cẩm” để giúp người dạy nhằm nâng cao hiệu quả dạy thơ trữ tình. 
Mục đích nghiên cứu
Giúp các em tiếp cận tốt hơn với các tác phẩm thơ.
Giúp các em học sinh thực sự cảm nhận được cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thơ.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	Đối với đề tài sáng kiến này tôi chỉ nghiên cứu và dừng lại ở vấn đề: “Một số kĩ năng cảm thụ thơ qua cách ngắt nhịp trong dạy học Ngữ Văn 7 cho học sinh trường THCS Xuân Cẩm”
	Qua việc nghiên cứu này cung cấp cho học sinh những giải pháp giúp các em tiếp cận tốt hơn và hiểu một cách sâu sắc về giá trị nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm thơ . Những biện pháp này chỉ áp dụng trong phạm vi các tác phẩm thơ thuộc Ngữ văn trung học cơ sở.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu
	- Khảo sát thực tế các giờ dạy của bản thân và đồng nghiệp.
	- Đi sâu tìm hiểu thi pháp thơ.
	- Phân tích, so sánh, đối chiếu giữa các tác giả, tác phẩm thơ trong và ngoài chương trình phổ thông.
2. Nội dung của sáng kiến kịnh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong từ điển văn học nói có nêu: Thơ là một hình thức sáng tác văn học phản ảnh cuộc sống với những cảm xúc chất chứa cô đọng, những tâm trạng dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ trong ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu. 
Nói về nhịp điệu trong thơ Maiacopxki từng nói: “Nhịp điệu là sức mạnh cơ bản, năng lực cơ bản của câu thơ”. Nhịp điệu trong thơ là kết quả của sự chuyển động nhịp nhàng và sự lặp lại đều đặn những âm thanh trong bài thơ. Nhịp điệu không thuần tuý là những ngân vang bên ngoài đi kèm theo ý thơ mà có lúc như thoát ra thơ, nó vừa có cái gì xác định cụ thể, lại vừa như mơ hồ, mơ hồ xa xôi. Nó vừa là âm thanh điểm nhịp đều đặn như tiếng chuông quả lắc đồng hồ lại vừa là nhịp vang vọng, âm thanh trong trái tim mỗi người nghe, người đọc. Nhịp điệu trong thơ toát ra từ âm hưởng của bài thơ, phụ thuộc vào độ dài, ngắn của câu thơ và chỗ ngừng ngắt, độ mạnh, nhẹ của từng từ thông qua giọng điệu của người đọc và cường độ cảm xúc của người nghe.
Nhịp điệu có vai trò ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với thơ trữ tình. nó giúp nhà thơ nâng cao khả năng biểu cảm, cảm xúc. Phân tích thơ trữ tình không thể không chú ý đến phân tích nhịp điệu.
Ví dụ : Trong câu thơ của Nguyễn Du
“Người lên ngựa/ kẻ chia bào
 Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”.
 (Truyện Kiều)
 Câu thơ đầu vỡ ra làm hai mảnh tương ứng với hai nhịp thơ. Hai nhịp ấy được tạo ra nhờ biện pháp tiểu đối. Cấu trúc câu thơ đối xứng. Mỗi hành động  và tâm trạng của nhân vật gói gọn trong một nhịp. Nhịp thứ nhất diễn tả hành động vội vã, thái độ dứt khoát của người lên ngựa. Nhịp thứ hai ứng với tâm trạng luyến tiếc của người tiễn đưa. Kiều vừa buông áo, bóng Thúc Sinh vèo qua trên lưng ngựa. Nhịp đôi của câu thơ trở thành  biểu trưng của hai vùng trời. Vùng trời của người ở lại thoắt nhuộm màu ảm đạm. Vùng trời của kẻ đi cứ mở ra mênh mông vô tận. Tóm lại lượng nghĩa bổ sung của nhịp thơ  khá lớn so với ý nghĩa từ vựng của từ.
Hay khi đọc tìm hiểu bài thơ “Khóc Dương Khuê” Của Nguyễn Khuyến hai câu thơ sau đây: 
“Bác Dương/ thôi/ đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”
 Câu thơ đầu có nhịp điệu 2-1- 3. Cấu trúc nhịp lẻ, rời rạc như vậy thích hợp với việc diễn tả sự ra đi đột ngột của con người. Hai tiếng “Bác Dương” tạo thành một nhịp, tựa như một lời thốt lên bàng hoàng, đau đớn của nhà thơ. Đây là tiếng gọi bạn trong niềm xúc động thành kính. Từ “thôi” đứng một mình tạo thành nhịp thứ hai. Đấy là tiếng nấc nghẹn khi chủ thể trữ tình gọi bạn. Nhịp thứ nhất gợi về hình ảnh bạn, đến nhịp hai hình ảnh ấy vụt đi, cảm thức cô đơn bắt đầu hiện hữu. Nhịp thứ ba bắt đầu bằng từ “đã ”nhấn mạnh thêm sự xa cách về thời gian của Nguyễn Khuyến với bạn. Dẫu tha thiết muốn gặp nhưng nhà thơ không thể thay đổi được thực tế bạn mất. Câu thứ hai ngắt nhịp cân đối, vừa biểu đạt  trạng thái tâm hồn  con người, vừa gợi ra sự trống vắng của thiên nhiên đất trời. Nhịp thứ nhất hình tượng hoá không gian bên ngoài, nhịp thứ hai cụ thể hoá không gian nội tâm
 Nhịp điệu trong thơ linh hoạt hơn nhịp điệu trong nhạc. Bởi nhịp điệu trong thơ không những phụ thuộc vào sự sắp xếp âm thanh từ ngữ trong bài thơ mà còn phụ thuộc vào cảm xúc và giọng điệu của người đọc cũng như sự tiếp nhận và rung động của người nghe.
 Nhịp thơ chính là bản điện đồ nhịp sống và nhịp tâm hồn nên tính tương đối ổn định của nhịp trong từng thể loại thơ dễ bị phá vỡ, câu thơ thường xuyên đổi nhịp. Người làm thơ bao giờ cũng có ý thức cao về giá trị của nhịp và xem nhịp là bước đi của thơ. Nhịp điệu chậm rãi để kể, để tả, để ru hồn người, nhịp điệu nhanh, mạnh, dồn dập để giục giã, để lôi cuốn lòng người. Khi ý thức điều đó và tận dụng sức mạnh của nhịp, nhà thơ có thể dùng nhịp điệu của thơ như một phương tiện hữu hiệu để réo gọi độc giả, để cuốn độc giả vào thế giới cảm xúc của mình. 
 Mỗi loại nhịp thơ đều có tính chất riêng và có công dụng riêng, có hiệu quả riêng trong từng cách thể hiện như: nhịp lẻ thì câu thơ ngắt theo nhịp 1 (tức ngắt theo một từ) là nhịp mạnh mẽ nhất. Độ mạnh sẽ giảm dần nếu ngắt theo nhịp 3, 5, 7Còn nhịp chẵn thường là loại nhịp nhẹ nhàng và êm dịu hơn... Như vậy có thể nhận thấy rằng cùng là một câu thơ nhưng cách ngắt nhịp khác nhau sẽ tạo ra cách hiểu khác nhau, nội dung cảm xúc và tính hiệu quả của thơ cũng khác nhau. Vì vậy khi dạy và học thơ ngoài việc chú ý đến đề tài, nội dung tư tưởng của bài thơ thì việc chú ý đến cách ngắt nhịp trong thơ thực sự cần chú ý để cảm nhận tác phẩm thơ hiệu quả hiệu quả hơn trọn vẹn hơn.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Trong chương trình Ngữ văn THCS số lượng thơ trữ tình khá lớn trong các lớp 6, 7, 8, 9 gắn liền với các đề tài, chủ đề khác nhau. Với các nhân vật trữ tình khác nhau xoay quanh đời sống tinh thần của con người, diễn tả nội tâm, tâm trạng và những cung bậc tình cảm khác nhau của con người. Chính vì vậy mà thơ trữ tình được đưa vào nhà trường là tất yếu. Cho nên việc giảng dạy thơ luôn là vấn đề được đặt ra đối với người dạy làm thế nào để đáp ứng được yêu cầu cung cấp kiến thức theo cấu trúc sách giáo khoa đã định hướng.
* Thực trạng về giảng dạy của giáo viên:
- Giáo viên rất ngại dạy thơ, bởi lẽ dạy thơ rất khó, nếu giáo viên không biết khai thác thơ theo đúng mạch cảm xúc của nhà thơ thì giờ học sẽ trở nên khô khan không tạo được hứng thú học tập của học sinh.
- Quá trình giảng dạy của giáo viên phần lớn dựa vào hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa rồi hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu. Khi phân tích giáo viên chỉ chú ý đến phân tích nội dung và tư tưởng được phản ánh trong bài thơ, không thấy hình thức nghệ thuật. Cho nên khi dạy các tác phẩm thơ giáo viên thường tiến hành các bước theo một quy trình đơn điệu với mục đích sau khi học xong tác phẩm về nhà các em đọc thuộc lòng bài thơ, nắm được nội dung chính của mỗi khổ, mỗi phần và mỗi bài mà mục đích cảm thơ chưa được chú ý nhiều. Thực sự để cảm được thơ cần hiểu rõ cảm xúc của nhà thơ - nhân vật trữ tình. Cái cảm xúc ta muốn tìm được thể hiện ngay trong việc đọc: Ngắt nghỉ đúng nhịp điệu. Vấn đề nhịp điệu trong thơ thực sự là phương tiện đắc lực để tìm được mạch cảm xúc cho thơ. Nhiều giáo viên chưa thực sự chú ý đến điều này.
* Thực trạng về việc học thơ của học sinh:
Trong chương trình THCS, môn Ngữ văn, một môn học quan trọng và chiếm số tiết khá nhiều trong phân phối chương trình so với các môn học khác. Nhưng nhiều học sinh tỏ ra thờ ơ, ngày càng nhiều học sinh chán học tác phẩm văn chương đặc biệt là tác phẩm thơ. Các em chưa tự chủ động tìm hiểu khám phá tác phẩm thơ, thường ít hiểu, ít yêu thơ. Một phần do năng lực cảm thụ của học sinh, một phần do xu thế thời đại, hội nhập toàn cầu đã ảnh hưởng đến nhận thức của phụ huynh học sinh về những môn học thời thượng (Toán, Lý, Hoá, Tin học, Ngoại ngữ), văn chương không có tính năng ứng dụng, tương lai người học không được đảm bảo. Vì vậy, học sinh ngày càng xa rời văn chương. 
Trong các giờ học thơ hiện tượng học sinh đọc không đúng, không diễn cảm cũng là chuyện thường, bởi khi hướng dẫn đọc và phân tích nhiều giáo viên chưa chú ý hướng các em khai thác nhịp điệu trong thơ. Chính điều đó chưa gây được hứng thú học tập trong học sinh.
Thực tế trường THCS Xuân Cẩm tôi đang giảng dạy mặc dù các thầy cô giáo dạy văn hết sức quan tâm, nhiệt tình giảng dạy song trong các giờ học văn các em vẫn chưa thực sự sôi nổi. Có lẽ thầy cô khi dạy đã chưa chú ý đến một thao tác quan trọng: Tìm hiểu nhịp điệu (tìm hiểu phần hồn của thơ). Và qua đợt khảo sát chất lượng đầu năm, tôi nhận thấy kết quả cảm nhận về tác phẩm thơ trữ tình còn nhiều hạn chế. Cụ thể:
Stt
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Tb
Yếu kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
7A
32
2
6 %
8
25%
16
50%
6
19
2
7B
30
1
3,3%
5
16,7% 
15
50 %
9
29 %
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề .
 Giải pháp 1: Tìm hiểu nhịp điệu trong thơ và vai trò, ý nghĩa nhịp điệu trong thơ trữ tình, tính chất của từng nhịp thơ.
Để nâng cao hiệu quả cảm thụ thơ của học sinh thông qua cách ngắt nhịp trước tiên hướng dẫn học sinh xác định được nhịp điệu của bài thơ, để xác định được nhịp thơ trong quá trình tìm hiểu tác phẩm thơ trữ tình ngoài việc đọc từng câu thơ cho ngân vang âm điệu và làm bừng sáng hình ảnh thơ, việc nắm được đặc điểm chung về nhịp điệu cũng rất cần thiết.
* Tìm hiểu nhịp điệu trong thơ.
Có hai loại nhịp cơ bản khi cảm thụ ta cần chú ý: đó là nhịp lẻ và nhịp chẵn. Ngoài ra cón có sự kết hợp hài hòa giữa nhịp chẵn và nhịp lẻ. Để học sinh hiểu được điều này giáo viên ngay từ buổi dạy đầu tiên dạy thơ trong phần hướng dẫn học sinh đọc văn bản cần cung cấp kiến thức này cho học sinh nắm được. Đặc biệt việc giáo viên đọc mẫu hướng dẫn cho học sinh đọc đúng nhịp là không thể bỏ qua được. 
 - Tìm hiểu đặc tính, vai trò, ý nghĩa của nhịp lẻ: 
 Nhịp lẻ là loại nhịp được thể hiện mạnh mẽ hơn trong khi đọc. Trong nhịp lẻ thì câu thơ ngắt theo nhịp 1 (tức ngắt theo một từ) là nhịp mạnh mẽ nhất. Độ mạnh sẽ giảm dần nếu ngắt theo nhịp 3, 5, 7
	Ví dụ: Bước tới đèo Ngang,/ bóng xế tà,
	Cỏ cây chen lá,/ đá chen hoa.
	Lom khom dưới núi,/ tiều vài chú,
	Lác đác bên sông,/ chợ mấy nhà.
	Nhớ nước đau lòng,/ con quốc quốc,
	Thương nhà mỏi miệng,/ cái gia gia.
	Dừng chân đứng lại,/ trời, non, nước,
	Một mảnh tình riêng,/ ta với ta.
 Cái nền nhịp lẻ trong toàn bài thơ tạo góp phần thể hiện cảnh đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút thấp thoáng sự sống con người nhưng còn hoang sơ. Đồng thời bài thơ còn thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn và niềm hoài cổ của tác giả.
 - Tìm hiểu đặc tính, vai trò, ý nghĩa của nhịp chẵn: 
So với nhịp lẻ, thì loại nhịp chẵn thường là loại nhịp nhẹ nhàng và êm dịu hơn. Đây là loại nhịp quen thuộc ở những câu lục bát trong thơ dân gian ta thường gặp.
 Cần tìm hiểu lời của Phan Ngọc trong “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều (NXB KHXH, 1995 trang 205. nếu đọc kĩ ca dao dân ca thì “Chắc chắn có thể nói hàng trăm câu mới gặp một câu có kiến trúc 3/3 hay 4/4, đó là loại kiến trúc không có trong thơ dân gian. Khi gặp nó trong thơ ca dân gian ta phải cảnh giác đó không phải là ca dao mà là thơ thực sự, chỉ có điều diễn đạt bằng thể lục bát mà thôi.
Ví dụ: Côn Sơn / suối chảy rì rầm. (2/4)
 Ta nghe / như tiếng đàn cầm bên tai. (2/6)
 Có thể nói nhịp chẵn là loại nhịp mềm mại, thư thái. Cùng một câu thơ sáu chữ, nhưng sự ngắt nhịp khác nhau thì sự biểu hiện và tính hiệu quả của nó sẽ khác nhau.
Ví dụ: Cùng những câu sáu chữ trong ba bài thơ “Tùng” - Nguyễn Trãi
 Bài 1 : Một mình/ lạt thuở /ba đông. (2/2/2)
 Bài 2: Cội rễ bền / dời chẳng động. (3/3)
 Bài 3: Dành / còn để trợ /dân này. (1/3/2)
 Ở câu sáu bài 1 được ngắt theo nhịp 2 giúp ta thấy được tính chất của cảnh thu, trời thu và đông êm dịu nhẹ nhàng hơn hẳn câu 6 bài 2. Ở câu 6 bài 2 với nhịp lẻ (3/3) thể hiện sự chống chọi với khí hậu, với thiên nhiên khắc nghiệt. Giọng thơ và điệu thơ đã gân guốc hơn, mạnh hơn chứ không còn dáng vẻ dìu dịu êm ái. Đến bài thứ 3 loại ngắt theo những nhịp chẵn lẻ khác nhau tạo nên một sự mạnh mẽ đặc biệt, thể hiện một ý đẹp đẽ và trong sáng. Điều đó cũng là lí tưởng cao đẹp của nhà nho đối với dân với nước.
 Những câu thơ có kết cấu nhịp chẵn thường dễ đọc, dễ nhớ, dễ thuộc chính nhờ vào đặc tính nhẹ nhàng, êm ái dễ đi vào lòng người. Điều đó được minh chứng cụ thể khi ta dạy - học ca dao (phần lớn ca dao nhịp chẵn), hoặc khi ta đi so sánh các bài thơ sử dụng nhiều nhịp chẵn với bài thơ sử dụng nhiều nhịp lẻ sẽ thấy điều đó.
 - Sự kết hợp của hai loại nhịp chẵn, lẻ.
Sự kết hợp này trong một câu thơ sẽ tạo nên tính hài hoà trong câu thơ, ta thường thấy ở thể thơ ngũ ngôn, thất ngôn
Ví dụ : Đã bấy lâu/nay /bác tới nhà 
 Trẻ thời đi vắng / chợ thời xa
 Ao sâu / nước cả/ khôn chài cá
 Vườn rộng /rào thưa/ khó đuổi gà
 Cải chửa ra cây / ,cà mới nụ
 Bầu vừa rụng rốn /, mướp đương hoa.
Như vậy có thể nhận thấy rằng cùng là một câu thơ nhưng cách ngắt nhịp khác nhau sẽ tạo ra cách hiểu khác nhau, nội dung cảm xúc và tính hiệu quả của thơ cũng khác nhau. Vì vậy khi dạy và học thơ ngoài việc chú ý đến đề tài, nội dung tư tưởng của bài thơ thì việc chú ý đến cách ngát nhịp trong thơ thực sự cần chú ý để cảm nhận tác phẩm thơ hiệu quả hiệu quả hơn trọn vẹn hơn.
 - Lưu ý học sinh khi ngắt nhịp trong thơ . 
Để ngắt nhịp người ta thường dùng dấu câu, khi không có dấu câu, các em cần phải thông nghĩa, hiểu ý mới ngắt nhịp đúng.
Ví dụ:
- Câu thơ của Tố Hữu: “ Càng nhìn ta lại càng say”.
-> Có em đọc “ Càng nhìn/ ta lại càng say” (Nhịp 2/4).
-> Thực ra phải đọc “ Càng nhìn ta/ lại càng say” ( Nhịp 3/3).
=> Vì vậy ở đây ý thơ muốn thể hiện là: Ai đó (thế giới) càng nhìn ta (Việt Nam) thì càng say lòng chứ không phải ta tự say ta.
- Câu thơ của Xuân Diệu: “ Một chiếc xe đạp băng vào bóng tối”.
-> Nếu không chú ý các em sẽ đọc “Một chiếc xe đạp băng /vào bóng tối”.
-> Thực tế phải đọc: “Một chiếc xe /đạp băng vào bóng tối”.
=> Ở đây điều mà Xuân Diệu muốn nhấn mạnh là hành động “đạp băng” chứ không phải “chiếc xe đạp”.
- Câu thơ: “Màu tím hoa sim tím chiều hoang biền biệt” được nhà thơ Hữu Loan “xé” thành sáu dòng thơ.
Màu tím hoa sim
 tím 
 chiều 
 hoang 
 biền
 biệt.
-> Nhiều câu thơ bị cắt ra như thế trong bài. Cả bài thơ vỡ vụn thể hiện nổi đau tan nát, tiếng khóc đứt đoạn, nghẹn tắc, hạnh phúc tan thành nhiều mảnh, đứt ra nhiều đoạn không có gì hàn gắn nổi.
 Tóm lại: Khi tiếp xúc với tác phẩm thơ nhất là khi đọc bằng mắt, các em cần lưu ý đến hình thức dấu câu và xem cách ngắt nhịp của tác giả có gì đặc biệt. Làm như thế trước hết là để đọc cho đúng, cho diễn cảm, và sau đó hãy phân tích và chỉ ra ý nghĩa cũng như tác dụng của hình thức ấy trong việc biểu hiện nội dung.
- Định hướng cho học sinh cảm nhận được nội dung tư tưởng qua cách ngắt nhịp trong thơ thông qua các câu hỏi. 
 Bên cạnh việc giúp học sinh xác định được cách ngắt nhịp đúng trong quá trình phân tích tìm hiểu nội dung tư tưởng bài thơ cũng cần cần có các câu hỏi để học sinh thấy được ý nghĩa tác dụng của cách ngắt nhịp.
 Ví dụ :
	 Khi dạy bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh ngay câu thơ “Bỗng nhận ra hương ổi” giáo viên cần cho học sinh xác định cách ngắt nhịp của câu thơ (theo nhịp 1- 4) và đặt câu hỏi: Cách ngắt nhịp đó có tác dụng gì ? -> Từ “Bỗng” tách ra thành một nhịp, khẳng định một cảm xúc, cảm giác mạnh mẽ của tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng - trong tâm hồn thi sĩ giữa phút giao mùa của cảnh vật.
	 Hay khi dạy bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật câu thơ : “Ung dung buồng lái ta ngồi
 Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. 
Giáo viên cần cho học sinh xác định đúng cách ngắt nhịp: 2/2/2 và 2/2/2 đồng thời cho học sinh cảm nhận cách ngắt nhịp này có tác dụng gì? (không chỉ tạo ra cân đối giữa hai câu thơ mà còn thể hiện được tư thế của các chiến sĩ vẫn hiên ngang, tinh thần vẫn vững vàng và ta còn thấy được sự thăng bằng của chiếc xe đang lăn bánh, sự thanh thản, bình tĩnh, tự tin của người lái).
Có thể khẳng định rằng để cảm thụ nội dung, tư tưởng một tác phẩm thơ một cách “tròn trịa” ta không chỉ đi khai thá

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_ki_nang_cam_thu_tho_qua_cach_ngat_nhip_trong_day.doc