SKKN Một số hình thức lồng ghép dạy và học lịch sử địa phương hoằng hóa ở lớp 12 trường THPT Hoằng Hóa

SKKN Một số hình thức lồng ghép dạy và học lịch sử địa phương hoằng hóa ở lớp 12 trường THPT Hoằng Hóa

Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc là một vấn đề rất quan trọng, cần thiết. Những tư liệu lịch sử địa phương không chỉ giúp học sinh củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức, mà còn giúp bồi dưỡng lòng yêu quê hương, giúp học sinh ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước. Giáo sư Phan Ngọc Liên khẳng định: “ Lịch sử địa phương có ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển rất quan trọng trong chương trình lịch sử ở trường phổ thông. Lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể của lịch sử dân tộc, là sự minh họa của lịch sử dân tôc. Nghiên cứu, học tập lịch sử địa phương cũng là một biện pháp tích cực để thực hiện việc gắn liền nhà trường với đời sống xã hội”.

- Tuy nhiên, trong bối cảnh việc dạy và học lịch sử của các nhà trường đang tồn tại nhiều bất cập như hiện nay, việc đưa lịch sử địa phương vào giảng dạy trong các nhà trường sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về các danh nhân, các di tích lịch sử văn hóa, anh hùng dân tộc của quê hương, qua đó giáo dục truyền thống, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước trong các em học sinh. Việc giáo dục Lịch sử Địa phương cũng góp phần tăng sự hấp dẫn, thu hút các em học sinh đối với việc học môn Lịch sử.

- Nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên, giúp cho học sinh yêu thích môn Lịch sử, hiểu biết về lịch sử địa phương.

- Nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh về lịch sử địa phương, góp phần thu hút sự quan tâm của các lực lượng xã hội tham gia giáo dục học sinh hiểu biết nhiều hơn nữa về di tích lịch sử, di tích nghệ thuật, văn hóa.ở xã địa phương mình như: đình, chùa, tượng đài.

- Bên cạnh đó tăng cường khuyến khích động viên giáo viên học hỏi, trau dồi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm trong việc giảng dạy phân môn Lịch sử, nhất là các tiết Lịch sử địa phương.

 

docx 23 trang thuychi01 8912
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số hình thức lồng ghép dạy và học lịch sử địa phương hoằng hóa ở lớp 12 trường THPT Hoằng Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ HÌNH THỨC LỒNG GHÉP DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG HOẰNG HÓA Ở LỚP 12 TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA
Họ và tên tác giả: Phạm Thị Thủy
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch sử
THANH HÓA, NĂM 2019
 MỤC LỤC
Phần I. Lý luận chung	3
Mở đầu.	3
Lí do chọn đề tài.	3
Mục đích nghiên cứu.	4
Đối tượng nghiên cứu.	4
Phương pháp nghiên cứu.	4
Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.	4
Phần II. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.	4
2.1. Cơ sở lí luận.	5
2.2. Thực trạng dạy và học lịch sử địa phương hiện nay.	6
2.3. Các hình thức sử dụng.	8	
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.	18
Phần III. Kết luận và kiến nghị.	19
3.1. Kết luận.	19
3.2. Kiến nghị	20
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG
Lí do chọn đề tài
Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc là một vấn đề rất quan trọng, cần thiết. Những tư liệu lịch sử địa phương không chỉ giúp học sinh củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức, mà còn giúp bồi dưỡng lòng yêu quê hương, giúp học sinh ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước. Giáo sư Phan Ngọc Liên khẳng định: “ Lịch sử địa phương có ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển rất quan trọng trong chương trình lịch sử ở trường phổ thông. Lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể của lịch sử dân tộc, là sự minh họa của lịch sử dân tôc. Nghiên cứu, học tập lịch sử địa phương cũng là một biện pháp tích cực để thực hiện việc gắn liền nhà trường với đời sống xã hội”.
- Tuy nhiên, trong bối cảnh việc dạy và học lịch sử của các nhà trường đang tồn tại nhiều bất cập như hiện nay, việc đưa lịch sử địa phương vào giảng dạy trong các nhà trường sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về các danh nhân, các di tích lịch sử văn hóa, anh hùng dân tộc của quê hương, qua đó giáo dục truyền thống, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước trong các em học sinh. Việc giáo dục Lịch sử Địa phương cũng góp phần tăng sự hấp dẫn, thu hút các em học sinh đối với việc học môn Lịch sử.
- Nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên, giúp cho học sinh yêu thích môn Lịch sử, hiểu biết về lịch sử địa phương.
- Nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh về lịch sử địa phương, góp phần thu hút sự quan tâm của các lực lượng xã hội tham gia giáo dục học sinh hiểu biết nhiều hơn nữa về di tích lịch sử, di tích nghệ thuật, văn hóa....ở xã địa phương mình như: đình, chùa, tượng đài...
- Bên cạnh đó tăng cường khuyến khích động viên giáo viên học hỏi, trau dồi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm trong việc giảng dạy phân môn Lịch sử, nhất là các tiết Lịch sử địa phương.
- Hơn nữa năm học 2018 – 2019, cả nước đang tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ngành Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa “Tiếp tục đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học”. Thực hiện “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”. Để góp phần khắc phục những hạn chế nói trên, đồng thời phát huy những ý nghĩa to lớn của lịch sử địa phương trong quá trình giảng dạy, tôi xin đề xuất đề tài nghiên cứu:
“Một số hình thức lồng ghép dạy và học lịch sử địa phương Hoằng Hóa ở lớp 12 trường THPT Hoằng Hóa”
 Mục đích nghiên cứu:
Dạy lịch sử địa phương cho học sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về các danh nhân, các di tích lịch sử văn hóa, anh hùng dân tộc của quê hương, qua đó giáo dục truyền thống, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước trong các em. Vì vậy, nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử Địa phương cũng góp phần tăng sự hấp dẫn, thu hút các em học sinh đối với việc học môn lịch sử.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng: Học sinh khối 12 trường THPT Hoằng Hóa. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài này tôi đã sử dụng phối kết hợp các nhóm phương pháp dạy học như sau:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp hỏi đáp.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp kể chuyện. 
- Phương pháp luyện tập thực hành.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Trong đề tài này, tôi cố gắng đề xuất thêm một số phương pháp kết hợp lồng ghép giữa dạy và học lịch sử địa phương với lịch sử Việt Nam bằng các phương pháp cụ thể: 
- Dạy lịch sử địa phương gắn với thực tế ở địa phương.
- Kết hợp vừa dạy học vừa tiến hành cho học sinh gặp gỡ nhân chứng lịch sử và tham quan hiện trường lịch sử.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy lịch sử địa phương thông qua các hình ảnh và bộ phim tư liệu.
- Tuyên truyền các phương pháp giáo dục cho học sinh tự học.
- Khuyến khích học sinh mở rộng địa bàn để tìm hiểu Lịch sử.
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của việc lồng ghép dạy và học lịch sử địa phương Hoằng Hóa ở lớp 12 trường THPT Hoằng Hóa.
- Để sử dụng tốt tài liệu lịch sử địa phương, trước hết cần hiểu rõ khái niệm “địa phương”. Hiện nay, có nhiều quan niệm về thuật ngữ “địa phương” song chúng ta có thể hiểu: Địa phương là một đơn vị hành chính của đất nước, có những mối quan hệ với cả nước và là bộ phận cấu thành của đất nước, song cũng có những sắc thái riêng của vùng mình. Nhà trường gắn với địa phương. Vì vậy, địa phương là một trong những đối tượng hoạt động của giáo viên và học sinh
- Về mối quan hệ lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc: Có thể hiểu địa phương là một bộ phận của cả nước mà lịch sử dân tộc là sự khái quát của lịch sử địa phương do đó lịch sử địa phương vừa đóng góp sử liệu cho việc xây dựng lịch sử dân tộc vừa làm nổi bật tính riêng lẻ của địa phương, tính đa dạng, phong phú của lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương làm rõ mối quan hệ mật thiết qua lại giữa các địa phương và tôn vinh sự đóng góp của nhân dân vào sự nghiệp chung của dân tộc. 
- Khái niệm tài liệu lịch sử địa phương: Là các nguồn tài liệu thành văn, tài liệu hiện vật, tài liệu dân tộc học, ngôn ngữ học, truyền miệng phản ánh các mặt khác nhau trong đời sống quá khứ ở các khu vực, vùng miền. Tài liệu lịch sử địa phương rất phong phú đa dạng.
- Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong quá trình dạy học lịch sử đã sớm được các nhà lí luận dạy học quan tâm:
+ Trên thế giới: AA. vaghin trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử ở các trường phổ thông” đã khẳng định việc sử dụng nguồn tài liệu lịch sử địa phương trong quá trình dạy học chiếm một vị trí rất quan trọng. Ở Liên Xô, văn kiện giáo dục năm 1918 đã yêu cầu đưa lịch sử địa phương vào giảng dạy.
+ Ở trong nước: Ngay từ thời phong kiến lịch sử địa phương đã được nghiên cứu thông qua việc ghi chép địa lí vùng, miền, phong tục tập quán của từng địa phương. Qua thời gian, việc nghiên cứu lịch sử địa phương ngày càng được quan tâm, chú trọng. Ngày nay, nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà lí luận dạy học như GS Phan Ngọc Liên, GS Nguyễn Thị Côi, TS Trịnh Đình Tùng, TS Trần Viết Thụđã đề cập tới vấn đề đưa lịch sử địa phương vào giảng dạy, đồng thời nhấn mạnh việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong các bài học về lịch sử dân tộc.
	Ở Thanh Hóa, việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương đã bước đầu được nghiên cứu và đưa vào sử dụng, trong đó phải kể tới bài viết của thầy Nguyễn Văn Hồ nội dung bồi dưỡng về chuyên đề “Lịch sử địa phương Thanh Hóa” nhưng mới chỉ là tài liệu lưu hành nội bộ và đó lại là tài liệu về lịch sử Thanh Hóa nói chung mà chưa có lịch sử về địa phương Hoằng Hóa nói riêng.
	2.2. Cơ sở thực tiễn của việc lồng ghép dạy và học lịch sử địa phương Hoằng Hóa ở lớp 12 trường THPT Hoằng Hóa.
Trong chương trình Lịch sử lớp 12 còn ít, chỉ có 2 tiết dạy dành cho địa phương gồm: tiết 46 và 47. Vì vậy, để tăng cường nội dung lịch sử địa phương trong chương trình lịch sử 12 CB, việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương lồng ghép trong quá trình dạy học là cần thiết. Ngoài ra khi dạy Lịch sử người giáo viên cần phải thường xuyên tích hợp các nội dung, kiến thức lịch sử trong sách giáo khoa gắn với địa phương của học sinh. Hơn nữa, người giáo viên cần hiểu rõ mục đích và tầm quan trọng của việc dạy Lịch sử Địa phương. Biết các vấn đề về lịch sử địa phương, nguyên tắc và quy trình biên soạn tài liệu Lịch sử Địa phương. Xác định được tài liệu Lịch sử Địa phương và một số lưu ý về phương pháp khi dạy Lịch sử Địa phương. Có như vậy dạy Lịch sử Điạ phương mới gần gũi, hấp dẫn với học sinh.
Dạy Lịch sử Điạ phương nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trường, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên giúp cho học sinh yêu thích môn Lịch sử, hiểu biết về lịch sử địa phương, góp phần tạo động lực nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, của địa phương, góp phần thu hút sự quan tâm của các lực lượng xã hội tham gia giáo dục học sinh.
Dạy và học Lịch sử Đại phương cần có hình ảnh, tư liệu minh họa thực tế mỗi dịp cho học sinh đi thăm các di tích ở địa phương chính là đồ dùng dạy học vô cùng quý giá. Giúp học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đánh giá thực trạng việc dạy và học Lịch sử Địa phương, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
	- Trong giảng dạy lịch sử ở các trường trung học phổ thông trong tỉnh, hầu hết giáo viên chưa chú ý khai thác nguồn tài liệu lịch sử địa phương để phục vụ dạy học lịch sử dân tộc. Bởi nhiều lí do như: quan niệm chưa đúng về việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương, thiếu kinh phí và sự giúp đỡ của cơ quan văn hoá, thiếu nguồn tài liệu để biên soạn và sử dụng, lúng túng trong hình thức tổ chức và phương pháp sử dụng các nguồn tài liệu lịch sử địa phương.
	Hoằng Hóa là vùng đất có nền văn hóa đa dạng, là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm. Hiện nay, một số nguồn tài liệu về địa phương Hoằng Hóa cũng đã được biên soạn, bản thân các giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử trong tỉnh, huyện đã được tập huấn về lịch sử địa phương trong các tiết học nội khóaĐây là cơ sở quan trọng để thực hiện việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong quá trình giảng dạy lich sử dân tộc.
	- Bên cạnh những hạn chế đó, việc dạy học lịch sử địa phương rất được nhà trường quan tâm, khuyến khích, tạo điều kiện
	- Ở trường THPT Hoằng Hóa, đa số học sinh còn có hoàn cảnh khó khăn, điều kiện học tập chưa đảm bảo, việc tìm và nghiên cứu tài liệu địa phương còn rất hạn chế. Một bộ phận học sinh chưa thực sự hứng thú với môn lịch sử.	
- Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành tìm hiểu và khảo sát thực tế 83 em học sinh khối 12 trường THPT Hoằng Hóa. Tôi nhận thấy: Học sinh trường tôi hầu hết bố mẹ làm nghề nông, chiếm tới 88%. Một số ít bố mẹ buôn bán và đi làm ăn xa, chiếm 12%. Nên việc giúp đỡ, nhắc nhở kèm cặp cho các em trong học tập là rất hạn chế. Nhất là việc tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương chưa được gia đình và các em quan tâm tìm hiểu.
- Hơn nữa với chất lượng học sinh của trường tương đối thấp vì đầu vào là những em không đậu vào các trường công lập, không được thi nên các em và thậm chí là cả cha mẹ không quan tâm nhiều đến việc học của các em, chất lượng giáo dục thấp. Bên cạnh đó, môn Lịch Sử vốn xưa nay vẫn bị coi là môn phụ, hình thức học chủ yếu là giáo viên đọc, học sinh chép bài thụ động, ít có các phương tiện trực quan để thu hút các em vào bài học nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng học tập bộ môn này. 
- Chất lượng khảo sát khối 12 như sau: 
Bài
Số HS
Chưa hoàn thành
Hoàn thành
T/S
%
T/S
%
Lịch sử
ĐP
83
35
42
48
58
- Trong những tiết học chuyên đề Lịch sử địa phương, tôi thấy 100% các em tập trung, hứng thú, ham thích học tập. Các em thấy bất ngờ, ngạc nhiên khi chính quê hương các em đã có những công trình, những di tích lịch sử từ lâu đời và cả những anh hùng vốn dĩ chỉ được nghe trong sách hay những câu chuyện kể lịch sử thì nay được tận mắt nhìn, tham quan và thậm chí là được nghe những anh hùng ấy kể chuyện. Thông qua các hình ảnh, vở kịch hay bộ phim tư liệu...các sự kiện, nhân vật lịch sử được tái hiện một cách trực quan sinh động nên các em rất hứng thú. Vì vậy, dạy Lịch sử địa phương được tham quan di tích lịch sử, được nghe các anh hùng kể chuyện đối với học sinh của trường là rất thích hợp và cần thiết, chắc chắn sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục nói chung và Lịch sử địa phương nói riêng cho học sinh.
Từ cơ sở khoa học và thực tế trên tôi thấy rằng, để nâng cao chất lượng giáo dục Lịch sử địa phương trong nhà trường cần phải tiến hành nhiều biện pháp. Tôi đã mạnh dạn trình bày “một số hình thức lồng ghép dạy và học lịch sử địa phương Hoằng Hóa trong quá trình dạy học lịch sử Việt Nam”.
2.3. Các hình thức lồng ghép dạy và học lịch sử địa phương Hoằng Hóa ở trường THPT Hoằng Hóa
2.3.1. Dạy Lịch sử địa phương gắn với thực tế ở địa phương.
Ngoài những tiết giảng lý thuyết trong môn Lịch sử, chương trình học “sử” còn có các tiết dành cho địa phương. Thực tế cho thấy tại các di tích lịch sử hoặc gặp gỡ các nhân chứng lịch sử của địa phương đã tạo thêm niềm đam mê về môn học Lịch sử trong mỗi học sinh. Xuất phát từ đặc điểm tâm lí lứa tuổi THPT, suy nghĩ của các em còn bồng bột, kinh nghiệm sống của các em còn ít, học sinh chủ yếu chất lượng đầu vào thấp nên định hướng cho các em những chuẩn mực đạo đức là việc làm cần thiết cho sự hình thành nhân cách con người. Mặt khác, nó giúp các em hình thành cơ sở ban đầu, như một "sức đề kháng "chống lại sự xâm nhập của những cái xấu từ bên ngoài và gột rửa những cái xấu đã bị tiêm nhiễm, những cái đã đi ngược với chuẩn mực đạo đức mà xã hội đã quy định.
Để việc học Lịch sử địa phương của các em đạt hiệu quả cao, trở thành bài học bình thường như các bài học khác hằng ngày của các em thì đòi hỏi người giáo viên phải tổ chức tốt tiết ngoài giờ lên lớp như hoạt động tập thể. Vì qua tiết học đó giúp các em hình thành được thao tác, hành động phù hợp với kiến thức rút ra từ tiết học trước. Chính vì vậy, trong các tiết dạy thực tế về Lịch sử địa phương, tôi đã tuân theo phương hướng và mục đích sau:
- Tiết học phải nhằm mục đích, yêu cầu phù hợp với nội dung bài học đó.
- Học sinh phải nắm vững kiến thức Lịch sử địa phương.
- Học sinh phải được mắt thấy, tai nghe về các số liệu, hình ảnh, chi tiết lịch sử ở địa phương.
- Khi dạy Lịch sử địa phương giáo viên cần kết hợp lồng ghép khi giảng nội dung từng bài của chương trình sách giáo khoa ở mỗi sự kiện của từng thời kì với các sự kiện diễn ra ở cùng thời điểm đó, của từng địa phương để học sinh thấy được mối liên hệ giữa lịch sử của quốc gia, dân tộc với lịch sử của quê hương mình.
	Ví dụ:	 Trong bài 16 “Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 – 1945). Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời” có phần nói về phong trào Cách mạng từ năm 1939 đến trước Tổng khởi nghĩa giành chính quyền và sau khi đã nêu về tình hình chung của Việt Nam và Thanh Hóa:
Tháng 9 năm 1940 Nhật kéo vào Việt Nam và ngày càng mở rộng sự
chiếm đóng. Từ đây nhân dân Việt Nam phải chịu một cổ hai tròng. Mâu thuẫn
giữa nhân dân với bọn cướp nước trở nên gay gắt. Trước tình hình trên, Trung
ương Đảng chủ trương đưa nhiệm vụ đánh Pháp đuổi Nhật lên hàng đầu. Chủ
trương này đã kịp thời đến với Đảng bộ Thanh Hoá. Dưới ánh sáng của Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 8, mặt trận Việt Minh được xây dựng ở nhiều phủ, huyện.Các đoàn thể cứu quốc phát triển sâu
rộng trong mọi tầng lớp nhân dân. Phong trào cách mạng diễn ra rầm rộ ở các địa phương: Thiệu Hoá, Thọ Xuân, Yên Định, Hoằng Hoá, Hậu Lộc, nhằm chống thuế, chống bắt phu bắt lính, chống thu thóc, thu bông. Tháng 6 năm 1944 công nhân nhà máy diêm Hàm Rồng đình công đòi chủ phải giải quyết yêu sách. Phối hợp với phong trào sôi nổi rộng lớn ở bên ngoài, cuộc đấu tranh của tù chính trị ở nhà lao Thanh Hóa cũng quyết liệt. 
Thì cũng trong khoảng thời gian đó, tại Hoằng Hoá ngày 24 tháng 7, phát xít Nhật cho lính bảo an phối hợp với tri phủ tiến hành khủng bố, đánh phá các cơ sở cách mạng. Chi bộ Đảng ở đây đã tổ chức và lãnh đạo quần chúng và lực lượng tự vệ chặn đánh địch. Bị truy kích, địch bỏ chạy, tri phủ Hoằng Hóa bị bắt. Phát huy thắng lợi của cuộc đấu tranh chống khủng bố, nhân dân Hoằng Hoá tiến về bao vây, giải tán triệt để bộ máy chính quyền bù nhìn ở các tổng, làng xã. Ủy ban dân tộc giải phóng được thành lập, quản lí mọi công việc ở địa phương.
Thắng lợi ở Hoằng hoá đã mở đầu cho các cao trào khởi nghĩa giành chính
quyền và đưa phong trào cách mạng toàn tỉnh phát triển đến đỉnh cao. Hoằng Hóa trở thành địa phương đầu tiên giành chính quyền sớm nhất cả nước.
Như vậy là khi giảng bài ở phần nào, giáo viên luôn phải liên hệ với tình hình và các sự kiện diễn ra ở địa phương.
Hay khi nói về chiến thắng Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc” khi vào thăm Thanh Hoá lần thứ 2 (1957), Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó; tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hoá cũng có một phần vinh dự đến đó”. Nghĩa là trong chiến công Điện Biên Phủ của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp có đóng góp của tỉnh Thanh nói chung và cũng có đóng góp không nhỏ của những người con Hoằng Hóa.
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, nhân dân Hoằng Hóa nói chung, Hoằng Trường nói riêng đã có chiến công làm nức lòng nhân dân cả nước là các cụ lão dân quân Hoằng Trường bắn rơi chiếc máy bay phản lực thứ 2.400 của Mỹ, được Bác Hồ gửi thư khen ngày 14-10-1967 và chiến công của các nữ dân quân Hoằng Trường kết hợp với các nữ dân quân Hoa Lộc (Hậu Lộc) bắn rơi máy bay Mĩ. 
Mỗi một sự kiện của lịch sử của cả nước luôn có những chiến công của quê hương nơi mình gắn bó hàng ngày sẽ luôn khắc sâu trong trí nhớ của các em. Từ đó khơi gợi tình yêu quê hương và lòng tự hào vê mảnh đất nơi mình đang gắn bó.
	2.3.2: Kết hợp vừa dạy học vừa tham quan hiện trường lịch sử và tiến hành cho học sinh gặp gỡ nhân chứng lịch sử. 
	Để có thể thực hiện tốt hình thức này, tôi chủ động đề nghị với Ban giám hiệu cho học sinh khối lớp 12 được đi tham quan di tích lịch sử ở Hoằng Trường và “Đài chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam” cùng tượng đài lão dân quân Hoằng Trường. Đồng thời đề nghị phụ huynh học sinh tạo điều kiện tự đưa con em mình đi tham quan những nơi đó trong những ngày nghỉ hay những thời gian thích hợp trong ngày. Qua việc phối kết hợp gia đình với nhà trường như vậy đã giúp cho giờ học lịch sử địa phương hiệu quả hơn rất nhiều.
Đặc biệt, tôi còn tổ chức các hoạt động ngoại khóa bằng cách trực tiếp liên hệ với các nhân chứng lịch sử để tổ chức các buổi nói chuyện giữa các anh hùng với các em học sinh của trường THPT Hoằng Hóa ngay tại những địa điểm đã diễn ra các sự kiện lịch sử quan trọng với cả quê hương Hoằng Hóa nói riêng và Thanh Hóa nói chung.
Điển hình hơn cả là buổi nói chuyện giữa người con của cụ Cao Văn Lanh với các học sinh của trường trong sự kiện kỉ niệm Ngày các cụ dân quân xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa) dùng súng trường bộ binh bắn rơi chiếc máy bay F4 của không quân Mỹ (14-10-1967); rồi lại phối hợp bắn rơi chiếc AD6 (24-10-1967) cách đây đã 40 năm. Những tay súng cao tuổi thời ấy như cụ Nguyễn Hữu Đởn, Cao Văn Lanh, Vũ Bá Trệu, Nguyễn Thị Hiệu, Đặng Thị Yên đã về “thế giới bên kia”. 
Ngày ấy, cả Hoằng Trường là trận địa đánh địch. Xã có sơ đồ chống chiến tranh phá hoại, chấm điểm đỏ, điểm xanh, dự đoán chỗ nào địch có thể đánh phá để triển khai các phương án tổ chức diễn tập trong phạm vi toàn xã. Những ngày đầu tháng 10-1967, máy bay Mỹ liên tục bắn phá các địa phương trên miền Bắc và Thanh Hóa. Lúc đầu, nhân dân cũng có tâm lý hoang mang lo sợ. Trước tình hình đó, công tác lãnh đạo của đảng bộ, chính quyền phải tập trung giải quyết tốt vấn đề tư tưởng, vận động người già, trẻ nhỏ đi sơ tán, thanh niên trai tráng đào hầm hào, công sự sẵn sàng chiến đấu. Công tác chuẩn bị cơ bản hoàn tất, Đảng ủy, UBND tổ chức lễ ra mắt lực lượng tự vệ, trong đó có Trung đội lão dân quân. Trong ngày ra mắt cán bộ tỉnh, h

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_hinh_thuc_long_ghep_day_va_hoc_lich_su_dia_phuon.docx