SKKN Một số giải pháp xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tại trường THCS Trung Thành - Huyện Quan Hóa
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các trường phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các nhà trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013. Đây là một phong trào ý nghĩa, thiết thực và đang có sức lan tỏa rộng lớn tạo nên sự thành công trong giáo dục.
Năm học 2016 – 2017 được xác đinh là “Năm học tiếp tục đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”; Tiếp tục triển khai các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; “Mỗi thầy giáo cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”; Là năm học thứ 4 triển khai đề án 593 của UBND huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa về nâng cao chất lượng giáo dục miền núi giai đoạn 2013 - 2020; là năm học triển khai thực hiện sáng tạo, có hiệu quả nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quan Hóa lần thứ XVIII; là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và Đào tạo”.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC TẠI TRƯỜNG THCS TRUNG THÀNH - HUYỆN QUAN HÓA Người thực hiện: Trương Đức Văn Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường THCS Trung Thành SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý THANH HÓA, NĂM 2017 MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU.. 1 1. Lí do chọn đề tài... 1 2. Mục đích nghiên cứu... 2 3. Đối tượng nghiên cứu. 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Những điểm mới của sáng kiến 2 B. NỘI DUNG.. 3 1. Cơ sở lí luận....... 3 2. Thực trạng của vấn đề 4 2.1. Thuận lợi. 4 2.2. Khó khăn. 5 3 Một số giải pháp áp dụng để đem lại hiệu quả trong công tác xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.. 6 3.1. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền 6 3.2. Xây dựng môi trường Xanh, sạch, đẹp 7 3.3. Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học... 7 3.4. Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học.... 9 3.5. Tổ chức các hoạt động tập thể... 9 3.6. Tăng cường công tác giáo dục truyền thống.. 10 3.7. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục... 10 3.8. Thực hiện tốt các phong trào khuyến học, khuyến tài........... 11 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...... 11 4.1. Về nhận thức.. 11 4.2. Kết quả đạt được... 11 C. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT.. 16 1. Kết luận.......... 16 2. Đề xuất....... 17 2.1. Đối với UBND huyện..... 17 2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đài tạo..... 17 2.3. Đối với chính quyền địa phương...... 17 2.4. Đối với giáo viên và học sinh.... 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO... 19 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATGT An toàn giao thông BGH Ban giám hiệu CBGV Cán bộ giáo viên CBGV-NV Cán bộ giáo viên, nhân viên CNTT Công nghệ thông tin ĐDDH Đồ dùng dạy học GDCD Giáo dục công dân HĐND Hội đồng nhân dân SKKN Sáng kiến kinh nghiệm TDTT Thể dục thể thao TNCS Thanh niên cộng sản THCS Trung học cơ sở UBND Ủy ban nhân dân VHVN Văn hóa văn nghệ A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các trường phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các nhà trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013. Đây là một phong trào ý nghĩa, thiết thực và đang có sức lan tỏa rộng lớn tạo nên sự thành công trong giáo dục. Năm học 2016 – 2017 được xác đinh là “Năm học tiếp tục đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”; Tiếp tục triển khai các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; “Mỗi thầy giáo cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”; Là năm học thứ 4 triển khai đề án 593 của UBND huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa về nâng cao chất lượng giáo dục miền núi giai đoạn 2013 - 2020; là năm học triển khai thực hiện sáng tạo, có hiệu quả nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quan Hóa lần thứ XVIII; là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và Đào tạo”. Trước nhiệm vụ năng nề đó đòi hỏi các nhà trường phải tìm mọi biện pháp để nâng cao vai trò của mình trong việc nâng cao chất lượng của giáo dục. Trường THCS Trung Thành cũng không t hể nằm ngoài quy luật phát triển của giáo dục huyện nhà. Tuy nhiên nhiều năm trở lại đây chất lượng giáo dục học sinh của nhà trường chưa có sự chuyển biến một cánh tích cực theo mong muốn, môi trường sư phạm chưa thật sự đáp ứng được sự đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đặc biệt là tình trạng học sinh bỏ học đang còn diễn ra thường xuyên. Nguyên nhân của tình trạng trên thì có nhiều nhưng trong đó có một nguyên nhân quan trọng đó là trường học chưa thật sự là nơi cuốn hút được các em, chưa tạo được cho các em niềm đam mê trong học tập và vui chơi, trường học chưa thật sự thân thiện, học sinh chưa thật sự tích cực. Bên cạnh đó năm học 2014 - 2015, 2015 – 2016, tôi đã hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực tại trường THCS Trung Thành. Qua hai năm thực hiện tôi nhận thấy cần phải bổ xung và điều chỉnh các giải pháp như sau: (trình bày ở phần giải pháp thực hiện) để thực hiện tốt hơn nữa công tác xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết của các cấp về giáo dục. Tuy nhiên đây chỉ là một số giải pháp của bản thân vì vây tôi rất mong được các đồng chí quản lý giáo dục và các thầy cô giáo chân thành góp ý cho tôi để tôi có nhiều hơn nữa những biện pháp để xây dựng được nhà trường ngày càng tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm ra các giải pháp để huy động mọi nguồn lực, nhằm thực hiện tốt việc xây dựng trường THCS Trung trở thành trường học thân thiện học sinh tích cực. Qua đó nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của xã nhà góp phần vào thực hiện thắng lợi các nghị quyết mà Đại hội Đảng các cấp đã đề ra. 3. Đối tượng nghiên cứu Là thực trạng và môi trường giáo dục của địa phương xã Trung Thành về xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Từ đó tìm ra các giải phấp để xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực. 4. Phương pháp nghiên cứu Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. Phương pháp điểu tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. 5. Những điểm mới của sáng kiến Đưa ra và hoàn thiện thêm các giải pháp để tiến hành công tác “Xây dựng phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở Trường THCS Trung Thành, huyện Quan Hóa B. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã chỉ đạo ngành giáo dục phát động nhiều cuộc vận động như: “Hai không”; “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”.và đặc biệt ngày ngày 22 tháng 7 năm 2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị số 40/2008/CT- BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013. Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực là một phong trào có mục tiêu, ý nghĩa và rất quan trọng đòi hỏi các cấp các ngành, toàn xã hội phải chung tay xây dựng. Và thêm một lần nữa khẳng định vai trò toàn diện của nhà trường. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, tạo hứng thú cho học sinh khi đến trường học tập vui chơi, tạo sự hấp dẫn của môi trường giáo dục; Tạo điều kiện để học sinh đi học đầy đủ, với học sinh “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”; Tập trung mọi nỗ lực của nhà trường và xã hội vì học sinh, với các mối quan hệ thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ. Môi trường giáo dục tạo nên sự bình đẳng, an toàn, sức khoẻ, hiệu quả và phát huy tính chủ động, sáng tạo, hợp tác của giáo viên và học sinh, trường lớp xanh, sạch, đẹp. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh; Nâng cao hiệu quả các hoạt động tập thể, hoạt động văn hóa xã hội, văn nghệ, thể thao một cách thiết thực; Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh; Tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích văn hóa, lịch sử địa phương. Để Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực phải có sự tham gia của mọi tầng lớp xã hội của thầy cô giáo, của học sinh, của phụ huynh. Sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan ban, ngành, đoàn thể ở địa phương, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Qua quá trình nghiên cứu cần tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt việc xây dựng trường THCS Trung trở thành trường học thân thiện học sinh tích cực. Qua đó nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo củ xã nhà góp phần vào thực hiện thắng lợi các nghị quyết mà Đại hội Đảng các cấp đã đề ra. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực cần bám vào hướng dẫn của bộ giáo dục tập trung vào các nội dung cơ bản sau: Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn [3] Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập [3]. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh [3] Tổ chức các hoạt động vui tươi lành mạnh [3] Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương [3] 2. Thực trạng vấn đề Trường THCS Trung Thành, đóng trên bản chiềng, xã Trung Thành, huyện Quan Hóa. Trung Thành là xã vùng cao của Huyện Quan Hoá có dân số 2761 người, với 4 dân tộc anh em là Thái, Kinh, Mường, Mông cùng chung sống; địa bàn dân cư rộng, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn; đời sống nhân dân còn khó khăn, toàn xã còn tới 45,3% các hộ là hộ nghèo; giáo dục chưa được quan tâm đúng mức, trường lớp thiếu thốn, cơ sở vật chất chưa được đầu tư xây dựng, quang cảnh trường lớp chưa đạt tiêu chuẩn. Vì vậy, nhà trường gặp không ít khó khi tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục cũng như phát động các phong trào thi đua. Năm học 2016 – 2017 khi tiến hành nhiệm vụ giáo dục và đặc biệt là khi triển khai phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhà trường đã nhận thức rõ có những thuận lợi và khó khăn cơ bản như sau: 2.1. Thuận lợi Nhà trường luôn luôn được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Phòng Giáo dục và các bộ phận chuyên môn. Được sự quan tâm sâu sắc của Đảng uỷ, HĐND, UBND xã Trung Thành đối với công tác giáo dục. Tình hình chính trị ổn định, an ninh quốc phòng trên địa bàn xã luôn được giữ vững. Sự phối kết hợp giữa các đoàn thể trong xã ngày càng chặt chẽ, có chiều sâu. Đời sống của nhân dân ngày càng cải thiện, chế độ chính sách cho học sinh và giáo viên luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm; cơ sở vật chất trường học từng bước được tăng cường và đầu tư xây dựng. Nhận thức của nhân dân đối với công tác giáo dục ngày càng cao, đây là những thuận lợi cơ bản cơ bản cho việc nâng cao chất lượng giáo dục cung như triển khai phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Ban giám hiệu trẻ, nhiệt tình, cán bộ giáo viên có lòng nhiệt tình trong công tác, đoàn kết gương mẫu và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; trong cuộc sống, công việc có tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau và có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Địa phương và Phụ huynh đồng tình cao khi nhà trường triển khai các kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 2.2. Khó khăn Đa số CBGV còn trẻ, mới ra trường kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế, tuy đã cố gắng học hỏi trong công tác, song còn ảnh hưởng nhiều trong việc tiếp nhận chương trình giáo dục mới. Bên cạnh đó còn mốt số cán bộ giáo viên thực hiện theo công văn 3678 của chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh về việc luân chuyển cán bộ nên tư tưởng công tác chưa ổn định, chưa thật sự nhiệt tình... Địa bàn hoạt động rộng, học sinh đi lại khó khăn, đời sống của nhân dân còn nghèo, lạc hậu, chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình. Trong xã có 2 khu xa trường từ 7 km, có đồng bào Mông sinh sống, việc du canh du cư, tảo hôn diễn ra thường xuyên nên ảnh hưởng lớn đến việc duy trì sĩ số. Về cơ sở vật chất: Mặc dù được quan tâm đầu tư của nhiều chương trình dự án cho đến cuối năm học trước trường lớp đã khang trang hơn. Song vẫn còn có nhiều hạng mục tối cần thiết nhưng nhà trường chưa có như: nhà vệ sinh, nhà bán trú cho học sinh(nhu cầu bán trú 149/189 học sinh), nhà hiệu bộ, nhà đa năng, thư viện, công trình nước sạch...Trường lớp xuống cấp, đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học hư hỏng, chưa được đầu tư, bổ xung đầy đủ... Trong quá trình nhà trường triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” chưa có được sự phối hợp, sự quan tâm đầy đủ của các cấp,các ngành liên quan, của gia đình và cộng đồng. Mặt khác, kinh phí để mua sắm trang thiết bị, đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất và hoạt động giáo dục của nhà trường còn hạn chế nên chưa tạo được cảnh quan sư phạm đẹp mắt, hấp dẫn học sinh. Trên địa bàn xã tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng dẫn đến an ninh trật chưa được ổn định, gây ảnh hưởng đến giáo viên và học sinh. 3. Một số giải pháp áp dụng để đem lại hiệu quả trong công tác xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực 3.1. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền Các hoạt động của nhà trường đều phải gắn, kết phối hợp các ban ngành, đoàn thể của địa phương. Đồng thời triển khai phong trào này tới 100% phụ huynh học sinh nhà trường, bởi phụ huynh là lực lượng không thể thiếu đối với công tác giáo dục của nhà trường. Đối với nhà trường, việc làm đầu tiên: Là triển khai cụ thể mục đích, yêu cầu các văn bản chỉ đạo thực hiện “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đến toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh, sau đó xây dựng kế hoạch thực hiện trên cơ sở hướng dẫn thực hiện kế hoạch của Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục. Thành lập Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Ban Chỉ đạo phân công trách nhiệm các thành viên trong Ban chỉ đạo cụ thể rõ ràng, phù hớp với lĩnh vực công tác. Các thành viên trong Ban chỉ đạo phải có tâm huyết trong việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tìm giải pháp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được Ban chỉ đạo phân công. Xây dựng kế hoạch thực hiện, tổ chức phát động phong trào thi đua với các thành viên trong trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh và lồng ghép với các cuộc vận động: "Hai không" và "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo". Tổ chức sơ, tổng kết “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” gắn với sơ, tổng kết trong năm học. Sơ, tổng kết phong trào nhân điển hình, đề nghị về trên khen thưởng những cá nhân, tổ khối thực hiện tốt phong trào. Để phong trào mang tính khả thi và có hiệu quả tốt, ngay từ đầu năm học 2016 – 2017 nhà trường tổ chức cho 100% cán bộ, giáo viên trường ký cam kết thực hiện phong trào này. 3.2. Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp là một trong những tiêu chí cần thiết phải xây dựng, trước hết phải xác định mục tiêu rõ ràng để giáo viên và học sinh thực hiện, trong nội dung này cần tập chung vào các mặt sau : + Giữ vệ sinh khuôn viên trường lớp sạch sẽ, gọn gàng. + Trồng nhiều cây xanh bóng mát trong sân trường. Tổ chức học sinh trồng cây dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên. + Vệ sinh phòng học, đủ ánh sáng, thoáng mát, bàn ghế đúng qui cách, đủ chỗ ngồi. + Trang trí các băng rôn, khẩu hiệu, các cờ, hoa...trong các buổi lễ và trong các buổi học để tạo không khí trang nghiêm, thân thiện. Tổ chức cho học sinh có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh nhà trường, lớp học và cá nhân. Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường. Các tiêu chí trên nhà trường đã đưa vào các tiêu chuẩn thi đua của các lớp, phát huy tính tự quản tự giác của học sinh trong việc xây dựng môi trường sạch đẹp của nhà trường, kết hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường như: Đoàn thanh niên; Đội thiếu niên tiền phong, Công đoàn. 3.3. Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học Giảng dạy theo phương pháp mới, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh sẽ xây dựng được mối quan hệ thầy - trò tốt. Thầy muốn hướng dẫn học sinh học tập tích cực thì trước hết phải hiểu học sinh về khả năng nhận thức, điều kiện học tập, tinh thần thái độ học tập; ngược lại, khi học sinh được thầy chỉ bảo, động viên các em sẽ biết các tìm kiếm thông tin trên nhiều kênh khác nhau, khi khó khăn học sinh mạnh dạn trao đổi với thầy giáo và chủ động, tự tin hơn trong học tập. Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên thường hướng tới việc lôi cuốn sự tham gia của tất cả học sinh và sự hợp tác của học sinh trong nhóm vào quá trình dạy học. Vì vậy thông qua dạy học tích cực mà xây dựng được mối quan hệ hợp tác tốt giữa học sinh với học sinh. Bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học trong các giờ dạy trên lớp, Ban giám hiệu giáo viên cần tổ chức các hoạt động ngoại khoá, nghiên cứu thực tế, hoạt động hướng nghiệpnhằm hình thành và nâng cao kĩ năng học tập, tinh thần hợp tác của học sinh. Để giúp giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, nhà trường đã đổi mới phương pháp bồi dưỡng giáo viên bằng nhiều hình thức khác nhau, nâng cao nhận thức của giáo viên về tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nghề như: + Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh thông qua các tổ chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn cụm. + Tổ chức các buổi sinh hoạt chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục học sinh. + Bổi dưỡng giáo viên về việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng CNTT trong giảng dạy đạt hiệu quả tốt. Giáo viên dạy học có hiệu quả, phù hợp đặc điểm lứa tuổi của học sinh giúp các em tự tin trong học tập. Giáo viên có phương pháp dạy học, giáo dục và hướng dẫn học sinh học tập đúng đắn sẽ khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, góp phần hình thành khả năng tự học của học sinh. Tập trung làm tốt công tác sinh hoạt chuyên môn cụm để giáo viên được cọ sát, được học tập kinh nghiệm từ đó nâng cao được chuyên môn. 3.4. Đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học Để giúp giáo viên có đủ điều kiện dạy học theo phương pháp mới, ngay từ đầu năm học nhà trường đã chỉ đạo khai thác và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị, đồ dùng dạy học ở từng khối lớp. Phát động Hội thi tự làm ĐDDH. Thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm về việc sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học, nhất là những giờ dạy có ứng dụng công nghệ thông tin. Nhà trường cần dành một phần kinh phí để đầu tư mua sắm các trang thiết bị cho công tác dạy và học như: + Bàn ghế giáo học sinh. + Máy tính, máy in, máy chiếu, loa đài, lắp đặt hệ thống điện và quạt ở tất cả các phòng học + Mua máy lọc nước cho học sinh. + Mua bàn ghế cho phòng làm việc của BGH. + Đầu tư sân cầu lông cho CBGV và học sinh. + Trang trí bồn hoa, cây cảnh. + Mua Sách giáo khoa, các loại tài liệu tham khảo 3.5. Tổ chức các hoạt động tập thể lành mạnh Các hoạt động tập thể lành mạnh giúp xây dựng mối quan hệ tốt giữa thầy và trò; trò và trò; giúp học sinh có kĩ năng ứng xử hợp lí các tình huống trong cuộc sống, kĩ năng làm việc và học tập theo nhóm, có ý thức rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, báo tường, các cuộc thi một cách thiết thực để chào mừng các ngày lễ trong năm như 20 tháng 10, 20 tháng 11, 22 tháng 12, 26 tháng 3.... Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi, được các em nhiệt tình hưởng ứng như: Nhảy dây, kéo co, thi ATGT, thi xe đạp chậm, cầu lông... Tổ chức các hoạt động ngoài giờ để rèn kỹ năng bảo vệ sức khoẻ, chống tai nạn giao thông, phòng chống đuối nước Nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn đội của nhà trường. 3.6. Tăng cường công tác giáo dục truyền thống Triển khai thực hiện nghiêm túc giảng dạy chương trình môn GDCD, lịch sử, địa lí, văn học địa phương... thường xuyên lồng ghép các nội dung tích hợp về môi trường và cac chủ đề khác, tăng cường hướng dẫn học sinh thực hành, tạo những cơ hội, tình huống cần thiết để học sinh có cơ hội bộc lộ hành vi của mình trên cơ sở đó giáo viên hướng dẫn các em những hành vi chuẩn mực. Cụ thể hoá 5 điều Bác Hồ dạy bằng những việc làm gần gũi, phù hợp với mỗi lứa tuổi học sinh thông qua những hoạt động tự nhiên, nhẹ nhàng, cởi mở. Tiếp tục tuyên truyền giáo dục truyền thống nhà trường, quê hương dướ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_xay_dung_truong_hoc_than_thien_hoc_sin.doc