SKKN Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tích cực tham gia các hoạt động tại trường mầm non Nga Thái

SKKN Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tích cực tham gia các hoạt động tại trường mầm non Nga Thái

Sinh thời Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã từng nói “Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi, quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”

Thật vậy! Ở lứa tuổi này trẻ vốn có một tiềm lực mạnh mẽ nếu được giáo dục nuôi dưỡng chăm sóc tốt, các cháu sẽ sớm phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, kỹ năng xã hội một cách đúng hướng. Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong sự hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa.

Trong thời đại của nền văn minh trí tuệ cao. Giáo dục mầm non đang có những chuyển biến mới về chất lượng, đổi mới chung của ngành giáo dục. Dưới ánh sáng của nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 8 Khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập Quốc tế”.

Giáo dục mầm non có một ý nghĩa quan trọng đối với việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học cũng như tập cho trẻ làm quen với những sinh hoạt gần gũi với hoạt động học tập. Để có thể mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi tham gia các hoạt động học tập tốt hơn ở các bậc học tiếp theo.

Vì vậy, việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm là một quan điểm giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên trong trường mầm non. Quan điểm này, định hướng cho giáo viên mầm non trong việc xây dựng và sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, lập kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ trong trường mầm non [1]

Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện và ấm cúng, trình bày đẹp mắt, hấp dẫn thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động tạo điều kiện cho trẻ “Chơi mà học, học bằng chơi” trẻ có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tích cực, tự nhiên. Môi trường giáo dục gồm có hai bộ phận không thể tách rời, có liên quan chặt chẽ và bổ sung lẫn nhau đó là: Môi trường vật chất và môi trường xã hội. Môi trường vật chất bao gồm toàn bộ phương tiện vật chất kể cả trong nhà và ngoài trời có liên quan đến diện tích, phòng học, nhiệt độ, ánh sáng, đồ dùng, đồ chơi. Môi trường xã hội là toàn bộ các mối quan hệ giúp trẻ hình thành phát triển nhân cách, hay nói cách khác môi trường xã hội chính là bầu không khí giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, nó được tạo ra trong quá trình tương tác giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ diễn ra trong quá trình thực hiện các.

 

doc 25 trang thuychi01 37142
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tích cực tham gia các hoạt động tại trường mầm non Nga Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu	
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a. Thuận lợi
b. Khó khăn 
c. Kết quả khảo sát
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1. Xây dựng kế hoạch theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Giải pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục trong lớp theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ phát huy tính tích cực .
Giải pháp 3. Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm ngoài lớp học tạo môi trường thân thiện, hấp dẫn.
Giải pháp 4. Xây dựng môi trường xã hội theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tạo sự hợp tác, chia sẻ, tích cực, chủ động sáng tạo ở trẻ.
Giải pháp 5. Công tác phối hợp tuyên tuyền cho các bậc phụ huynh trong công tác chăm sóc - giáo dục và xây dựng môi trường giáo dục.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
- Đối bản thân, phụ huynh và nhà trường
- Đối với giáo viên
- Đối với trẻ
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Kết luận
- Kiến nghị 
* Tài liệu tham khảo
* Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được hội đồng đánh giá xếp loại kể từ khi vào ngành đến nay
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Sinh thời Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã từng nói “Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi, quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập” 
Thật vậy! Ở lứa tuổi này trẻ vốn có một tiềm lực mạnh mẽ nếu được giáo dục nuôi dưỡng chăm sóc tốt, các cháu sẽ sớm phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, kỹ năng xã hội một cách đúng hướng. Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong sự hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa.
Trong thời đại của nền văn minh trí tuệ cao. Giáo dục mầm non đang có những chuyển biến mới về chất lượng, đổi mới chung của ngành giáo dục. Dưới ánh sáng của nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 8 Khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập Quốc tế”. 
Giáo dục mầm non có một ý nghĩa quan trọng đối với việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học cũng như tập cho trẻ làm quen với những sinh hoạt gần gũi với hoạt động học tập. Để có thể mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi tham gia các hoạt động học tập tốt hơn ở các bậc học tiếp theo. 
Vì vậy, việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm là một quan điểm giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên trong trường mầm non. Quan điểm này, định hướng cho giáo viên mầm non trong việc xây dựng và sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, lập kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ trong trường mầm non [1] 
Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện và ấm cúng, trình bày đẹp mắt, hấp dẫn thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động tạo điều kiện cho trẻ “Chơi mà học, học bằng chơi” trẻ có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tích cực, tự nhiên. Môi trường giáo dục gồm có hai bộ phận không thể tách rời, có liên quan chặt chẽ và bổ sung lẫn nhau đó là: Môi trường vật chất và môi trường xã hội. Môi trường vật chất bao gồm toàn bộ phương tiện vật chất kể cả trong nhà và ngoài trời có liên quan đến diện tích, phòng học, nhiệt độ, ánh sáng, đồ dùng, đồ chơi... Môi trường xã hội là toàn bộ các mối quan hệ giúp trẻ hình thành phát triển nhân cách, hay nói cách khác môi trường xã hội chính là bầu không khí giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, nó được tạo ra trong quá trình tương tác giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ diễn ra trong quá trình thực hiện các.
Vì thế, đối với trẻ mầm non, việc thiết lập, xây dựng và khai thác có hiệu quả môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được xem như một trong những nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ.
Trong thực tiễn chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” đã được tổ chức thực hiện trong những năm qua tại các trường mầm non nói chung, trường mầm non Nga Thái nói riêng đã được Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa, Phòng giáo dục và đào tạo huyện Nga Sơn chỉ đạo thực hiện và bước đầu thu được kết quả nhất định. Tuy nhiên việc tổ chức xây dựng môi trường hoạt động chưa được đầu tư cơ bản mà chỉ chuyển biến về hình thức, chưa thực sự có chiều sâu như: Đa số giáo viên đã biết cách xây dựng môi trường hoạt động nhưng môi trường hoạt động của trẻ chưa phong phú còn mang tính áp đặt. Chưa huy động được nhiều kinh phí để mua sắm bổ sung các trang thiết bị cần thiết bổ sung cho các khu vực hoạt động. Cách bố trí sắp xếp, đồ dùng, đồ chơi chưa linh hoạt, chưa tạo nhiều cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực, hiệu quả tổ chức trong các hoạt động giáo dục chưa cao. Trẻ chưa thực sự tích cực hoạt động và hoạt động sáng tạo trong các góc hoạt động.
Là một giáo viên mầm non tôi luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức và thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” đặc biệt là nội dung “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, đó chính là động lực thôi thúc tôi tìm tòi ra “Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tích cực tham gia các hoạt động tại trường mầm non Nga Thái”. Đó cũng chính là đề tài tôi chọn cho sáng kiến kinh nghiệm của mình năm học 2017 - 2018.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại Trường mầm non Nga Thái. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm giúp trẻ tích cực chủ động tham gia các hoạt động, nâng cao khả năng phát triển nhận thức, tình cảm kỹ năng xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ vào lớp 1, đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay. Đồng thời tạo môi trường hoạt động tốt cho trẻ khám phá, thực hành trải nghiệm, phát triển khả năng sáng tạo, hình thành ở trẻ tình yêu thương gần gũi của trẻ đối với bạn bè, cô giáo và những người xung quanh trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi và xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sưu tầm, nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các tài liệu để tìm hiểu cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra thực tế thu thập thông tin, tôi đã tiến hành khảo sát hoạt động của 38 trẻ nhóm tôi phụ trách tại trường mầm non Nga Thái, Nga Sơn, Thanh Hóa để nắm bắt được kiến thức, kỹ năng cũng như thái độ của trẻ đối với môi trường mà trẻ đang hoạt động.
- Phương pháp thực nghiệm khoa học: Sau khi điều tra phân tích kết quả trên trẻ tôi đã tiến hành áp dụng biện pháp mà tôi cho là khả quan để giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua việc tạo môi trường.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Mục tiêu trong chương trình giáo dục là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời [3].
Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên - xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. [4]
Trong nhà trường môi trường giáo dục bao gồm tổng hòa các yếu tố môi trường tự nhiên, không gian đất đai, vị trí địa lý, hệ sinh thái tự nhiên. Môi trường kiến tạo như: Các công trình nhà làm việc, bếp ăn, lớp học, sân chơi, khu vệ sinh, vườn hoa, cây cảnh
Đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, đây là giai đoạn cuối trẻ học mẫu giáo và chuẩn bị vào lớp 1. Ở lứa tuổi này, trẻ có những đặc điểm tâm sinh lý riêng rất phức tạp, đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên giáo dục chăm sóc riêng phù hợp theo từng lứa tuổi. [5].
Trẻ em ở lứa tuổi mầm non đang hình thành và phát triển, cơ thể trẻ còn non nớt, sự tăng trưởng và phát triển luôn chịu sự tác động mạnh mẽ, có tính quyết định của môi trường xung quanh. Việc tạo được môi trường giáo dục phù hợp cho trẻ hoạt động sẽ là phương tiện, là điệu kiện phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi. Có được môi trường giáo dục tốt sẽ thu hút được sự quan tâm, chú ý, tham gia của các bậc phụ huynh, sự đóng góp của cộng đồng xã hội để đạt được kết quả mong đợi của trẻ trong từng giai đoạn, trong từng thời kỳ phát triển.
Chính vì vậy, Bộ Giáo dục và đào tạo đã triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 - 2020 đã được sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa, Phòng Giáo dục và đào tạo Huyện Nga Sơn tổ chức triển khai thực hiện đến toàn thể cán bộ giáo viên các trường mầm non trong huyện. Thể hiện qua các văn bản như: Kế hoạch số 237/SGDĐT-GDMN ngày 15 tháng 2 năm 2017; Công văn số 335/SGDĐT-GDMN ngày 13 tháng 10 năm 2017 của Sở Giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2017 - 2018; Kế hoạch số 2446/KH-SGDĐT-GDMN ngày 13 tháng 10 năm 2017 của Sở Giáo dục và đào tạo; Kế hoạch số 05/KH-GD&ĐT ngày 23 tháng 11 năm 2017 của phòng GD&ĐT Huyện Nga Sơn về tổ chức hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở giáo dục mầm non”.
Từ đó có thể khẳng định rằng: Môi trường hoạt động giáo dục ảnh hưởng sâu sắc đối với sự phát triển của trẻ. Vì vậy, chúng ta là những người làm giáo dục đang trực tiếp đứng lớp phải hiểu và nắm được tầm quan trọng, ích lợi yêu cầu, nội dung, phương pháp, hình thức, tính chất của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, phát triển tiềm năng sáng tạo và sự khéo léo của giáo viên và trẻ, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện (Đức, trí, thể, mỹ, lao động). Khơi dậy và phát huy khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2017 - 2018 trường mầm non Nga Thái tiếp tục chỉ đạo thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” làm chuyên đề trọng tâm trong năm. Nhà trường đã tạo điều kiện về sơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị, tổ chức cho giáo viên trong trường tham gia các hoạt động điểm để về thực hiện. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện tôi gặp những thuận lợi khó khăn sau: 
a. Thuận lợi: 
Trường mầm non Nga Thái là trường chuẩn Quốc gia mức độ 1, trường được kiểm định đánh giá chất lượng giáo dục cấp độ 3. Có đủ điều kiện cơ sở vật chất cho các cháu học tập, sinh hoạt, ăn uống hợp vệ sinh, trang thiết bị.
Nhà trường và phụ huynh đã quan tâm mua sắm các phương tiện, đồ dùng dạy học để phục vụ cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Mặt khác, nhà trường cũng tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học hỏi ở những trường trọng điểm.
Bản thân tôi có trình độ Đại học, yêu nghề, mến trẻ, luôn nhiệt tình giảng dạy và chăm sóc trẻ, luôn được sự tín nhiệm của phụ huynh được học sinh yêu mến, có đầy đủ kiến thức về việc xây dựng lấy trẻ làm trung tâm. Bên cạnh đó tôi và các giáo viên trong trường đã được tham gia trực tiếp lớp học chuyên đề hè do phòng giáo dục tổ chức, được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường về tinh thần, điều này là nguồn động viên rất lớn cho bản thân tôi, tạo niềm tin yêu, niềm say mê trong nghề nghiệp. Năm học 2017 - 2018 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5 - 6 tuổi với tổng số trẻ là 38 cháu.
b. Khó khăn:
- Nga Thái là đơn vị vùng biển có số dân theo đạo thiên chúa chiếm tới 80% tổng số dân trong toàn xã. Trình độ dân trí thấp, lại phân bố không đồng đều. Kinh tế gia đình chủ yếu là làm nông nghiệp nên còn nhiều khó khăn.
- Số trẻ chưa qua lớp mẫu giáo 2, 3, 4 tuổi nên còn rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động.
Cơ sở vật chất và đồ dùng trong nhóm lớp chủ yếu là đồ dùng mua sắm, có sẵn đồ chơi tự tạo còn ít.
- Một bộ phận đi làm ăn xa để con ở nhà cho ông bà chăm sóc nên khó khăn trong công tác phối hợp tuyên truyền chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
c. Kết quả thực trạng:
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhóm lớp để thực hiện tốt việc thực hiện xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ, ngay từ đầu năm học tôi đã đề ra một số tiêu chí khảo sát trên trẻ lớp tôi phụ trách. ( Phụ lục 1)
Bảng 1: Bảng khảo sát thực trạng chất lượng trẻ đầu năm (Tháng 9/2017)
Từ kết quả khảo sát thực trạng chất lượng đầu năm bản thân tôi nhận thấy rằng: Việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm mới chỉ thể hiện ở bề rộng, chưa có chiều sâu, môi trường hoạt động cho trẻ xây dựng chưa phong phú, sáng tạo, còn rập khuôn, trẻ chưa tích cực tham gia vào việc thiết lập môi trường giáo dục cùng cô mà chủ yếu do giáo viên xây dựng sẵn. Trẻ còn thụ động, chưa chủ động tham gia các hoạt động với cô giáo và các bạn do đó hiệu quả tổ chức các hoạt động mang lại chưa cao. Vì vậy cần phải có những giải pháp phù hợp để thực hiện tốt chuyên đề “xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, thiết lập môi trường góp phần tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi đạt hiệu quả cao hơn.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Qua quá trình tổ chức thực hiện nội dung xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tâm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tôi đã thu được một số kết quả khá khả thi đó là:
Giải pháp 1. Xây dựng kế hoạch theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Lấy trẻ làm trung tâm là một quan điểm giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ em và vao trò của giáo viên trong trường mầm non. Quan điểm này định hướng cho giáo viên mầm non trong việc xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, lập kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ trong trường mầm non, trong đó hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. [1]
Thực hiện kế hoạch chỉ đạo của phòng giáo dục và đào tạo huyện Nga Sơn, năm học 2017 - 2018 trường mầm non Nga Thái tiếp tục triển khai và tổ chức thực hiện chuyên đề “Lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non” đến từng đội ngũ giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Qua đó nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Vì vậy, ngay sau khi nhà trường triển khai chuyên đề, bản thân tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện cho riêng mình bởi vì: Xây dựng kế hoạch không chỉ là một biện pháp quan trọng trong quá trình thực hiện những việc cần làm của người giáo viên. Việc lập kế hoạch giáo dục giúp cho giáo viên thực hiện mục tiêu giáo dục đầy đủ, có hệ thống, giúp giáo viên dự kiến trước nội dung, thời gian để tổ chức các hoạt động một cách hiệu quả. Mà còn giúp cho việc học của trẻ có thể trở nên hiệu quả hơn, hấp dẫn hơn, đa dạng hơn và tiến bộ hơn nếu việc lập kế hoạch của giáo viên được thực hiện có hiệu quả. Chính vì vậy, trong quá trình giáo dục trẻ đòi hỏi người giáo viên phải liên tục: Lập kế hoạch - thực hiện - đánh giá - điều chỉnh - lập kế hoạch cho thời gian tiếp theo để đánh giá nhu cầu của trẻ.
Sau khi xây dựng kế hoạch xong tôi đã đưa ra cho Ban giám hiệu bổ sung góp ý để thống nhất, khẳng định mục tiêu, giải pháp để đưa vào thực hiện. Được Ban giám hiệu góp ý kiến tôi đã xác định rõ mục đích yêu cầu, nội dung, biện pháp, thời gian thực hiện cho từng loại kế hoạch một cách cụ thể, rõ ràng như: 
- Kế hoạch giáo dục năm học, kế hoạch giáo dục tháng, kế hoạch giáo dục tuần, kế hoạch giáo dục ngày... 
Ví dụ: Khi xây dựng kế hoạch năm học: Tôi đã bám sát các mục tiêu phản ánh được kết quả mong đợi đáp ứng với sự phát triển của trẻ và chương trình giáo dục mầm non (ban hành kèm theo thông tư 28/TTBGD&ĐT, ngày 30/12/2016). Kế hoạch giáo dục năm học thể hiện nội dung theo chương trình giáo dục mầm non và phù hợp với sự phát triển của trẻ. Kế hoạch giáo dục năm học có dự kiến chủ đề, thời gian thực hiện phù hợp với khả năng của trẻ và điều kiện thực tế của vùng miền, địa phương, trường lớp.
Hay đối với kế hoạch giáo dục chủ đề thể hiện các mục tiêu phù hợp với sự phát triển của trẻ và theo giai đoạn của kế hoạch giáo dục năm học, thể hiện được các mục tiêu phù hợp với sự hiểu biết, nhu cầu, hứng thú của trẻ trong độ tuổi, phù hợp với thực tiễn của địa phương.
Đối với kế hoạch giáo dục tuần và kế hoạch ngày tôi luôn xác định đây là 2 kế hoạch quan trọng nhất bởi vì: Hai loại kế hoạch này sát với thực tiễn đang diễn ra trong lớp, giáo viên dễ nhìn thấy sự tiến bộ hay không tiến bộ của trẻ để có biện pháp giáo dục hiệu quả. Qua đó giáo viên tập trung hơn vào trẻ. Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch càng ngắn hạn càng đòi hỏi giáo viên luôn phải suy nghĩ đến trẻ. Giáo viên dễ dàng thực hiện những gì họ muốn dạy trẻ. Xây dựng kế hoạch giáo dục trên cơ sở những gì trẻ đã biết và có thể làm, kế hoạch giáo dục phải phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ.
Bởi vậy, việc xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể hơn sẽ giúp giáo viên thuận lợi hơn trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Kết quả: Tôi đã xây dựng được các loại kế hoạch, qua đó giúp tôi chủ động trong việc thực hiện các nội dung chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt thực hiện chương trình theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đây cũng là tiêu chí được nhà trường đưa vào tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua giáo viên trong năm học.
Giải pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục trong lớp theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ phát huy tính tích cực .
Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện và ấm cúng, trình bày đẹp mắt, thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động tạo điều kiện cho trẻ “Chơi mà học, học bằng chơi” có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tích cực, tự nhiên. Môi trường giáo dục gồm có 2 bộ phận không thể tách rời, có liên quan chặt chẽ và bổ sung lẫn nhau, đó là môi trường vật chất và môi trường xã hội.
Vì thế đối với trẻ mầm non, việc thiết lập. Xây dựng và khai thác có hiệu quả môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được xem như một trong những nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ.
Để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ, việc trang trí môi trường bên trong lớp học là rất cần thiết bởi những hình ảnh ngộ ngĩnh, những màu sắc đa dạng, đồ dung đồ chơi hấp dẫn tạo cho trẻ sự tò mò thích thú, chính vì thế tôi luôn quan tâm đến việc xây dựng môi trường trong lớp phù hợp.
Khi trang trí ở các góc tôi luôn chú ý đến nguyên vật liệu để có thể thay đổi theo chủ đề, theo nội dung bài học, để tạo sự mới lạ hấp dẫn đối với trẻ, hình ảnh trang trí có nhiều màu sắc, lựa chọn các con vật ngộ nghĩnh nhằm thu hút trẻ và phù hợp với văn hóa, địa phương. Nội dung các góc được bố trí theo chủ đề, dễ dàng, đồ chơi ở các góc được sắp xếp hài hòa giữa đồ dùng sẵn có và đồ dùng tự tạo. 
 Ví dụ: Ở chủ đề “Thế giới thực vật” mảng chính tôi xây dựng là một mảnh bạt trong đó được trang trí như một bức tranh tổng thể được làm từ các nguyên vật liệu phế thải, các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như: Cói, lõi, bẹ ngô, vỏ ngao, lá khô, vỏ hộp sữa, xốp màu tôi và trẻ cùng làm các loại 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_xay_dung_moi_truong_giao_duc_lay_tre_l.doc