SKKN Một số giải pháp tổ chức tốt hoạt động góc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở Trường Mầm non Thọ Vực Huyện Triệu Sơn
Trẻ em là mầm non của đất nước, trẻ em luôn là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, của mọi Quốc gia, dân tộc. Do đó trẻ cần được thừa hưởng sự chăm sóc giáo dục chu đáo của mọi người xung quanh. Chính vì lẽ đó việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ là vô cùng quan trọng, nó quyết định đến sự phát triển nhân cách của trẻ sau này. Như chúng ta đã biết hoạt động giáo dục ở mầm non là một quá trình giáo dục có mục đích, có kế hoạch với nhiều hình thức khác nhau nhằm dẫn dắt trẻ vào hoạt động một cách tích cực để thực hiện việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Dưới sự dẫn dắt và hướng dẫn của giáo viên trẻ được hoạt động một cách chủ động, tích cực giúp trẻ phát triển về mặt trí tuệ, tinh thần, nhân cách. Chính vì vậy các hoạt động ở trường mầm non diễn ra bằng hình thức “Chơi mà học, học bằng chơi”. Đặc biệt, sự trải nghiệm cuộc sống, trẻ học tự tái tạo mô phỏng lại cuộc sống người lớn trong “Xã hội trẻ em”, trẻ cảm giác thoải mái, vui vẻ, tự tin và hứng thú với hoạt động. Việc tổ chức cho trẻ chơi hoạt động ở các góc có tác dụng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ từ lứa tuổi mầm non.
Trong các hoạt động giáo dục ở trường Mầm non, hoạt động học tập có vai trò vô cùng quan trọng, được thể hiện qua các hoạt động chung có chủ đích, đó là hoạt động cung cấp hệ thống kiến thức cần trang bị phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Song hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ đạo trong các hoạt động phát triển của trẻ. Không ngẫu nhiên mà các nhà nghiên cứu định nghĩa trẻ ở lứa tuổi mầm non rằng: “Chơi mà học, học bằng chơi” trẻ cần được chơi và hoạt động vui chơi là một nhu cầu không thể thiếu được của cuộc sống. Vì thế hoạt động vui chơi là một hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Thông qua hoạt động vui chơi góp phần phát triển đầy đủ các lĩnh vực phát triển: Thể chất, Ngôn ngữ, Nhận thức, Tình cảm và kĩ năng xã hội, Thẩm mỹ của trẻ tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Hoạt động vui chơi là tiền đề giúp trẻ tiếp thu, lĩnh hội những kỹ năng, tái tạo lại cuộc sống bên ngoài của người lớn. Hoạt động vui chơi cũng là một cách để trẻ học, tìm tòi và khám phá về thế giới xung quanh.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài : Trẻ em là mầm non của đất nước, trẻ em luôn là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, của mọi Quốc gia, dân tộc. Do đó trẻ cần được thừa hưởng sự chăm sóc giáo dục chu đáo của mọi người xung quanh. Chính vì lẽ đó việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ là vô cùng quan trọng, nó quyết định đến sự phát triển nhân cách của trẻ sau này. Như chúng ta đã biết hoạt động giáo dục ở mầm non là một quá trình giáo dục có mục đích, có kế hoạch với nhiều hình thức khác nhau nhằm dẫn dắt trẻ vào hoạt động một cách tích cực để thực hiện việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Dưới sự dẫn dắt và hướng dẫn của giáo viên trẻ được hoạt động một cách chủ động, tích cực giúp trẻ phát triển về mặt trí tuệ, tinh thần, nhân cách. Chính vì vậy các hoạt động ở trường mầm non diễn ra bằng hình thức “Chơi mà học, học bằng chơi”. Đặc biệt, sự trải nghiệm cuộc sống, trẻ học tự tái tạo mô phỏng lại cuộc sống người lớn trong “Xã hội trẻ em”, trẻ cảm giác thoải mái, vui vẻ, tự tin và hứng thú với hoạt động. Việc tổ chức cho trẻ chơi hoạt động ở các góc có tác dụng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ từ lứa tuổi mầm non. Trong các hoạt động giáo dục ở trường Mầm non, hoạt động học tập có vai trò vô cùng quan trọng, được thể hiện qua các hoạt động chung có chủ đích, đó là hoạt động cung cấp hệ thống kiến thức cần trang bị phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Song hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ đạo trong các hoạt động phát triển của trẻ. Không ngẫu nhiên mà các nhà nghiên cứu định nghĩa trẻ ở lứa tuổi mầm non rằng: “Chơi mà học, học bằng chơi” trẻ cần được chơi và hoạt động vui chơi là một nhu cầu không thể thiếu được của cuộc sống. Vì thế hoạt động vui chơi là một hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Thông qua hoạt động vui chơi góp phần phát triển đầy đủ các lĩnh vực phát triển: Thể chất, Ngôn ngữ, Nhận thức, Tình cảm và kĩ năng xã hội, Thẩm mỹ của trẻ tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Hoạt động vui chơi là tiền đề giúp trẻ tiếp thu, lĩnh hội những kỹ năng, tái tạo lại cuộc sống bên ngoài của người lớn. Hoạt động vui chơi cũng là một cách để trẻ học, tìm tòi và khám phá về thế giới xung quanh. Để thỏa mãn mong muốn trẻ được vui chơi tái tạo lại cuộc sống xung quanh mình và bộc lộ khả năng vốn có của trẻ. Hoạt động góc, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động một cách tích cực, phát triển theo trình độ và khả năng của mình. Cũng thông qua hoạt động góc giúp cho giáo viên có điều kiện để nắm bắt năng lực, sự phát triển của trẻ. Từ đó cũng nắm bắt được những tâm tư, nguyện vọng sự phát triển của trẻ để giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện. Từ những điều nhận thấy được hoạt động góc có ý nghĩa rất quan trong đối với sự phát triển của trẻ nên bản thân luôn trăn trở tìm những hình thức hướng dẫn phù hợp, đổi mới cách tổ chức, tìm tòi những đồ chơi gần gũi có sẵn từ thiên nhiên, các đồ chơi tự tạo để trẻ được hoạt động một cách tích cực cùng các bạn trong lớp. Chính vì điều đó mà bản thân tôi đã nghiên cứu chọn đề tài: “Một số giải pháp tổ chức tốt hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Thọ Vực Huyện Triệu Sơn” làm đề tài nghiên cứu cho bản thân 2.2. Mục đích nghiên cứu : Thông qua đề tài này giúp trẻ tái tạo lại những kiến thức đã được học, được nhìn thấy, sờ thấy, trong giờ học những sự việc hiện tượng xảy ra trong môi trường sống gần gũi trẻ, thông qua đó trẻ được học nhân cách phù hợp với xã hội, nhu cầu khả năng của trẻ, nhu cầu muốn làm người lớn và bắt chước người lớn vì thế mà trẻ giải thích mẫu thuẩn cực kỳ độc đáo đó là chơi ở hoạt động góc. Trẻ tham gia vào xã hội thông qua chơi theo cách riêng của mình, trẻ tưởng tượng mình là người lớn như trẻ nhập vai, người mẹ, cô giáo, bác cấp dưỡng, bác công nhân ...bởi vì hoạt động góc đối với trẻ có một đặc trưng rất riêng chơi của trẻ không phải là thật mà là giả vờ nhưng sự giả vờ ấy mang tinh chất rất thật. Như vậy đối với trẻ mầm non rõ ràng trẻ hoạt động góc được phát triển và mở rộng dần theo sự phong phú và các mối quan hệ qua lại của trẻ với môi trương xung quanh .Vì bản chất của hoạt động góc là hoạt động phản ánh sáng tạo độc đáo tác động qua lại giữa môi trường xung quanh, khi trẻ hoạt động góc trẻ đang sống cuộc sống có thực, có thể nói trẻ thực sự là một chủ thể tích cực, hành động một cách tự lực, tự tin. 2.3 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động góc ở Trường Mầm non đối với trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi. Địa điểm: Lớp A3, Trường Mầm non Thọ Vực Huyện triệu Sơn. 2.4 Phương pháp nghiên cứu: Tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp để nghiên cứu đề tài như : - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. - Phương pháp quan sát - Phương pháp đàm thoại, trao đổi gợi mở - Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết - Phương pháp thực tiễn, thực hành trải nghiệm 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng dạy trẻ 5 – 6 tuổi hoạt động góc tại Trường Mầm Non Thọ Vực Triệu Sơn. Theo chương trình Giáo dục mầm non Ban hành kèm theo Thông tư số : 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời” Vì thế, giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu về vui chơi hay còn gọi là hoạt động góc cũng rất quan trọng và được phân bổ như một hoạt động chính trong ngày, thông qua giờ hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh, nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện. Thông qua hoạt động góc còn giúp trẻ hiểu được nội dung của công việc thật mà trẻ chưa hề thực hiện được. Ví dụ: Khi chơi xây dựng. Trẻ thể hiện và hiểu được xây nhà cần những nguyên vật liệu gì ?; Ai đã xây nên ngôi nhà mà trẻ đang ở ?; Chơi hoạt động góc giúp trẻ từ chỗ không biết, chưa biết rõ đến nắm được mục đích của nội dung làm giàu vốn kinh nghiệm tăng thêm sự hiểu biết và phát triển tri thức cho trẻ. Hoạt động góc giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ. Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách cho trẻ, tình cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ tốt giữa người với người, mối quan hệ giữa con người và lao động, giữa trẻ và gia đình, tình cảm đó được thể hiện một cánh chân thành qua các trò chơi như: Gia đình, Bán hàng, Xây dựng, Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể, là trung tâm tập hợp trẻ cùng chơi với nhau theo nhóm, thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các nhóm chơi của trẻ. Thông qua giờ chơi còn giúp trẻ có lòng dũng cảm, cương quyết, có tính phấn khởi, vui mừng. Khi chơi xong trẻ tích cực học tập mang lại những giá trị tinh thần tốt cho sức khoẻ. Khi chơi trẻ được thực hiện những động tác tự nhiên với đồ dùng, đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ chơi ở các góc. Giờ chơi còn giúp trẻ nhận ra được cái đẹp cái xấu của nội dung trò chơi, giúp trẻ phát triển thầm mỹ, khuyến khích trẻ sáng tạo ra nhiều cái đẹp. 2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. *Thuận lợi: Trường Mầm non Thọ Vực là một trong những trường đầu tiên đạt chuẩn Quốc gia của huyện Triệu Sơn. Nhà trường luôn được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương và các nhà đầu tư về cơ sở vật chất; Ban Giám hiệu nhà trường luôn đặt vấn đề chất lượng chăm sóc giáo dục lên hàng đầu nên luôn quan tâm tạo điều kiện cho mọi giáo viên được phát triển. Thường xuyên hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi. Phát động phong trào thi đua làm đồ dùng đồ chơi trong các dịp: Ngày khai trường, ngày 20/11, ngày 8/3 ... phục vụ cho hoạt động góc có đồ chơi phong phú. Ngay từ đầu năm học tổ chuyên môn nhà trường đã chỉ đạo trang trí các góc lớp phù hợp diện tích của lớp và xây dựng giờ hoạt động góc làm giờ mẫu cho chị em được dự giờ và học tập kinh nghiệm; Năm học 2017- 2018 bản thân được phân công dạy lớp 5-6 tuổi, lớp A3 Trường Mầm Non Thọ Vực với tổng số là 27 cháu cùng độ tuổi, trong đó có 15 cháu nam và 12 cháu nữ, các cháu đi học rất ngoan ngoãn thông minh và ngộ nghĩnh. Đa số các cháu được học qua lớp 4- 5 tuổi, nên trẻ đã có kiến thức và kỹ năng nhất định, dễ hòa đồng với các bạn trong quá trình hoạt động; trẻ mạnh dạn và ham học hỏi và thích khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh trẻ. Bản thân là giáo viên trực tiếp giảng dạy với kinh nghiệm lâu năm, nhiệt tình với công việc, chịu khó học hỏi tiếp cận công nghệ mới. Có trình độ chuyên môn vững vàng, từng là giáo viên giỏi cấp Tỉnh. Phát huy tinh thần đó tôi không ngừng phất đấu học hỏi để đổi mới phương pháp dạy học, làm cho trẻ không bao giờ nhàm chán trước các hoạt động mình tổ chức. Các hoạt động của tôi luôn lấy trẻ làm trung tâm để định hướng cho từng cá nhân trẻ phát triển. Đa số phụ huynh rất quan tâm đến bậc học mầm non, nhiệt tình, hợp tác với cô trong việc chăm sóc giáo dục các con. Nhiều phụ huynh đã hỗ trợ kinh phí cho cô trang trí lớp và mua sắm đò dùng đồ chơi cho lớp, hỗ trợ cô tìm kiếm các nguyên vật liệu trong việc làm đồ dùng đồ chơi ở góc. *. Khó khăn: Khi tổ chức hoạt động góc cho trẻ yêu cầu đồ dùng ở các góc phải luôn thay đổi theo từng chủ đề, đồ dùng đồ chơi phải đầy đủ số lượng phục vụ cho hoạt động vui chơi của trẻ nhưng thời gian dành cho việc làm đồ dùng ở các góc còn ít. Đồ chơi được mua sắm trang bị chưa được phong phú đa dạng; Kỹ năng phân vai, nhận vai chơi chưa tốt. Kỹ năng giao tiếp và hợp tác của trẻ khi chơi chưa cao. Trẻ chưa thực sự mạnh dận tự tin trong khi chơi, khi giao tiếp với bạn Một số trẻ trong lớp còn có tính thụ động ít giao lưu trong giờ chơi. Chính vì thế mà bản thân tôi gặp rất nhiều khó khăn khi sắp xếp tổ chức hướng dẫn trẻ chơi theo nhóm ở các hoạt động góc đạt hiệu chưa quả cao . Trong các giờ hoạt động góc từ đầu năm học tôi đã tổ chức cho trẻ chơi và quan sát thấy nhược điểm là một số trẻ chưa tự xung phong nhận vai chơi của mình mà chờ cô chỉ định, trẻ chưa tự chọn góc chơi cho chính trẻ, đa số trẻ còn lẫn lộn giữa góc chơi này với góc chơi kia, trẻ không hứng thú, một trẻ chưa biết sử dụng đồ chơi đúng mục đích dẫn đến giờ hoạt động góc đạt tỷ lệ thấp. Theo quan sát của mình tôi thấy rằng trẻ lớp tôi rất hiếu động thích chơi một mình chưa biết hợp tác cùng bạn, nhiều trẻ còn hay tranh giành đồ chơi của nhau nhất là các bạn nam thích chơi ở góc xây dựng lắp ghép các bạn nữ thích chơi ở góc bán hàng, nấu ăn nhiều buổi tôi phải phân xử các cháu rất là khó khăn, hiệu quả chơi của các cháu còn rất kém nhất là góc học tập và góc nghệ thuật. *.Kết quả khảo sát : Từ thực trạng nêu trên vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát kết quả như sau: Kết quả khảo sát đầu năm học: Mức độ nội dung khảo sát Số trẻ Kết quả đầu năm Đạt Tỉ lệ % Chưa đạt Tỉ lệ % Kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi 27 15 56% 12 44% Kỹ năng phân vai và nhận vai chơi 27 16 59% 11 41% Hứng thú khi hoạt động 27 15 56% 12 44% Giao tiếp khi chơi cùng bạn 27 17 63% 10 37% Hợp tác trong khi chơi 27 14 52% 13 48% Tôi tiếp tục theo dõi vào các giờ hoạt động sau để ghi lại thật cụ thể những trẻ nào thích chơi ở những góc nào, với đồ chơi gì, trẻ nào không thích chơi, nguyên nhân vì sao? Qua những khó khăn trên bản thân luôn trăn trở suy nghĩ phải tổ chức buổi chơi làm sao thu hút được tất cả trẻ trong lớp cùng chơi ở tất cả các góc trong lớp, trẻ chơi hứng thú, chơi đạt hiệu quả và có sản phẩm chơi phong phú đạt yêu cầu đặt ra. Chính vì thế tôi đã tìm và sử dụng những giải pháp tốt nhất để tổ chức cho trẻ chơi ở hoạt động góc đạt hiệu quả cao. 2.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi hoạt động góc một cách tốt nhất ở Trường mầm non Thọ Vực Triệu Sơn. 2.3.1.Biện pháp xây dựng thói quen, nề nếp học tập cho trẻ trên lớp. Có thể nói rằng việc rèn luyện nề nếp, thói quen ngay từ đầu cho trẻ để trẻ có kỹ năng chơi là rất cần thiết. Khi trẻ mới chuyển từ lớp này lên lớp khác trẻ phải làm quen với cô giáo mới, với những hoạt động mới điều này tạo ra một ảnh hưởng tâm lí cho trẻ, nó khiến cho những trẻ vốn nhút nhát sẽ có phần rụt rè hơn nhưng đồng thời khiến cho những trẻ vốn hiếu động lại càng hiếu động hơn do đã quen bạn cũ. Vì vậy ngay từ đầu cô cần nắm vững tâm lí trẻ, nhận thức của trẻ để từ đó rèn nề nếp trẻ tốt hơn. Với những trẻ lần đầu ra lớp còn rụt rè, việc đầu tiên tôi làm là tìm hiểu đặc điểm của từng cháu. Trong giờ đón trẻ và lúc ra chơi tôi luôn gần gũi, hỏi han, trò chuyện với trẻ, âu yếm trẻ nhằm giúp trẻ hàng ngày thích được đi học để gặp cô và các bạn. Khi trẻ đã quen dần với môi trường lớp học rồi, tôi rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ. Khi tổ chức hoạt động tôi xếp xen kẽ cháu mạnh dạn ngồi chung với cháu nhút nhát, cháu ngoan ngồi cạnh những cháu hiếu động hay nghịch. 2.3.2. Biện pháp tạo môi trường hoạt động cho trẻ. Môi trường cho trẻ hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự tò mò của trẻ, là yếu tố tác động hàng ngày đến trẻ giúp trẻ hứng thú tham gia các hoạt động. Vì vậy tôi luôn chú ý đến việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động. Tạo môi trường đẹp trong lớp là nguyên tắc quan tọng để khi trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiên tác động vào trẻ là toàn bộ sự bày trí, cách sắp xếp trang trí lớp học của bé. Bé quan sát xung quanh xem lớp mình có khác nhà bé không? Có đẹp hơn nhà bé không ?Chính môi trường lớp học sẽ tạo ấn tượng khó phai trong bé. Đây là tác động cần thiết để trẻ tích cực hoạt động chơi trong các góc. Ví dụ: Trẻ nhìn thấy góc bán hàng bày rất nhiều những đồ như: bim bim, bánh gối, nước ngọt, kẹo bánhtạo hứng thú cho trẻ tham gia chơi. Trẻ được đóng vai vào làm người bán hàng, người mua hàng. Để tạo ấn tượng các góc chơi cho trẻ tôi thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lý và tiêu đề của góc có tên gần gũi với trẻ. Ví dụ: Góc xây dựng: Để làm cho góc xây dựng hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tôi đã lấy tên góc là: Kiến trúc sư tí hon, hay Công trình ước mơvà sử dụng những gam màu sáng để trang trí và có hình ảnh các bé hoặc các con vật đang chuyển các vật liệu xây dựng hay các bác thợ xây đang xây ở phía trên mảng tường. Còn phía mảng tường dưới tôi thường làm bằng nhựa trong hoặc thảm gai trong đó có các sản phẩm do chính tay trẻ làm để gài vào làm tranh trang trí cho góc đó. Ngoài ra tôi còn sử dụng những hình ảnh do trẻ tự vẽ và tô màu để trang trí các góc. Từ đó tạo cho trẻ sự gần gũi và hứng thú tham gia hoạt động góc vì nó là sản phẩm của trẻ, trẻ tạo ra nó chơi với nó và thực hiện cách trang trí theo sự hướng dẫn của cô. 2.3.3.Biện pháp tăng cường làm đồ dùng, đồ chơi chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy. Việc chuẩn bị chu đáo đồ dùng cho tiết dạy là một trong những yêu cầu cần thiết, nó quyết định đến sự thành công của tiết dạy. Tôi tranh thủ thời gian để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Với những chất liệu đơn giản, dễ kiếm tìm, dễ sưu tầm như bìa cát tông, lịch cũ, giấy màu tôi đã tạo ra các đồ dùng, đồ chơi sinh động, phong phú, đẹp, hấp dẫn trẻ. Ví dụ: Góc sách truyện: Tận dụng giấy thừa, các tờ lịch cũ cô giúp trẻ đóng thành các quyển sách, sau đó cho tẻ sưu tầm tranh ảnh cắt hoặc xé dán vào, mỗi trẻ cảm nhận được cái đẹp riêng về quyển sách mình tự làm và được cô giúp. Góc phân vai: bán hàng, gia đình: Tôi thấy hiện nay có các loại vỏ hộp bánh, hộp sữa, hộp đựng mỹ phẩm thường có màu sắc rất đẹp nên tôi đã tận dụng làm đồ chơi nấu ăn: xoong, nồi, bát, và để trưng bày cho cửa hàng bách hóa, tôi tạo các món ăn từ đất nặn: thịt bò, xôi đỗ. Các món nem: túi nilong để làm vỏ quấn nem, giấy màu vụn, xốp màu vụn làm nhân nem. Các món bánh tôi làm từ đất nặn trắng và vàng: bánh trôi và bánh rán. Những món ăn có màu sắc đẹp, hấp dẫn từ sách báo tranh ảnh tôi cho trẻ cắt và dán để trang trí góc chơi Góc xây dựng: Tạo ra hoa: cho trẻ lấy xốp màu cắt thành cánh hoa, sau đó dính vào vỏ thạch, lấy ống hút làm cành, hoặc làm bằng giấy nhăn và xốp quấn quanh đây thép. + Tạo cây: cây dừa, cây vạn tuế, dùng giấy bìa cũ làm thân, xốp làm lá. + Làm hàng rào: dùng thìa sữa chua xếp chéo và xốp màu xanh làm cỏ. Góc học tập: Tôi sử dụng những hình ảnh trẻ vẽ và tô về các trang phục để trang trí góc. Để tạo cho trẻ sự gần gũi và trẻ hứng thú vì nó là sản phẩm của trẻ, trẻ tạo ra, chơi với nó và thực hiện cách trang trí theo sự hướng dẫn của cô. 2.3.4. Biện pháp xây dựng kế hoạch hoạt động góc cụ thể cho từng chủ đề: Đây là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy mà ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho cả năm học theo từng chủ đề, từng tuần cụ thể. Nhờ đó việc tổ chức cho trẻ chơi hoạt động góc được chu đáo hơn về nội dung và hình thức. Bố trí góc chơi phù hợp với lớp học. Để hoạt động vui trơi của trẻ đạt kết quả tốt thì trước hết phải tạo được góc chơi phù hợp. Vì thế tôi đã lựa chọn bố trí góc chơi có diện tích đảm bảo cho số trẻ tham gia vào hoạt động. Ví dụ: Khu vực góc chơi thiên nhiên sinh vật cảnh làm thí nghiệm khoa học tôi bố trí ở ngoài hành lang phía trước của lớp học để tận dụng lấy ánh sáng tạo cho các cây cối xung quanh vừa để tạo quanh cảnh đẹp cho lớp và có diện tích rộng cho trẻ hoạt động thoải mái. Ngoài ra các góc chơi khác tôi bố trí trong phòng học. + Góc học tập nghệ thuật tạo hình tôi bố trí phía bên phải của lớp học, để tận dụng các mảng tường và các mặt sau của các giá để dán tranh ảnh có nội dung hướng dẫn trẻ hoạt động. + Góc chơi gia đình tôi sử dụng diện tích rộng và tách biệt có thể kê được giường tủ và giá nội trợ tôi bố trí ngay cửa ra vào của lớp vì đó là khoảng rộng nhất của lớp học. + Góc sách thư viện cần yên tĩnh hơn tôi bố trí phòng ngủ nơi có cửa sổ ánh sáng phù hợp cho trẻ ngồi đọc thơ xem truyện. + Góc xây dựng và bán hàng tôi đã bố trí phía bên trái của lớp học có mảng tường rộng giành cho trẻ treo tranh gợi ý và có khoảng rộng dành cho nhiều trẻ chơi. - Mặt khác tuỳ theo nội dung của từng chủ điểm mà lớp đang thực hiện để bố trí các góc chơi cho phù hợp. Ví dụ: Chủ điểm thế giới động vật tôi bố trí các góc chơi, bán hàng về các con vật nuôi, góc xây dựng, xây trang trại chăn nuôi, góc nghệ thuật tô vẽ nặn các con vật, góc học tập cắt dán các con vật, góc nấu ăn, biến các món ăn từ động vật. - Các góc chơi cần có ranh giới rõ ràng có lối đi lại giữa các góc đủ rộng cho trẻ di chuyển và thuận tiện cho sự bao quát của cô. Chính vì vậy tôi đã sử dụng các mảng tường và các giá tủ đển ngăn cách. Khi thực hiện hoạt động chơi trẻ chỉ cần xoay giá là tạo thành góc chơi riêng biệt không bị ảnh hưởng đến các nhóm chơi khác. Sau khi thực hiện việc lựa chọn sắp xếp bố trí góc chơi cho trẻ phù hợp như trên tôi thấy có hiệu quả rõ ràng, trẻ chơi trật tự hơn không xô đẩy va chạm nhau. Các góc yên tĩnh không bị ảnh hưởng từ góc chơi đến các góc chơi có không gian rộng riêng biệt trẻ chơi thoải mái, chơi hứng thú. Và đặc biệt là cô giáo bao quát trẻ chơi tốt hơn. * Chọn tiêu đề tranh ảnh thu hút sự chú ý của trẻ. Như chúng ta đã biết đặc điểm của lứa tuổi mầm non là yêu thích cái đẹp. Xuất phát từ đặc điểm trên của trẻ để có góc chơi hấp dẫn tạo cảm giác mới lạ kích thích hứng thú cho trẻ tôi đã chú ý tới việc lựa chọn tranh ảnh tiêu đề đơn giản phù hợp với chủ đề đáng thực hiện. Ví dụ: Ở góc chơi bán hàng thuộc chủ đề thế giới động vật tôi sử dụng hoạ tiết trang trí là hình ảnh chú mèo mặc quần áo rất đẹp xách làn đi chợ cùng với bạn thỏ và lấy tiêu đề cho góc là ''Siêu thị mini'' Ví dụ: Góc chơi bác sĩ thuộc chủ đề thế giới động vật tôi trang trí hình ảnh bạn gấu mặc áo bác sĩ màu trắng đầu đội mũ có chũ thập, đeo ống nghe đang khám bệnh cho bệnh nhân thỏ và bên trên có ghi ''Phòng khám đa khoa của bé''. Ngoài ra việc lựa chọn tiêu đề
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_to_chuc_tot_hoat_dong_goc_cho_tre_5_6.doc