SKKN Một số giải pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá

SKKN Một số giải pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá

Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, đang chứng kiến những thay đổi và phát triển đa dạng đa văn hoá, sự bùng nổ thông tin - kiến thức và công nghệ cao., thế kỷ của trí tuệ sáng tạo. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu đến năm 2020 đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp cơ bản trở thành một nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế.

Trong quá trình đổi mới giáo dục, đổi mới giáo dục Tiểu học (GDTH) có ý nghĩa đặc biệt, trong đó cần chú trọng đầu tiên là đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo định hướng “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng PPDH tự học, khả năng làm việc theo nhóm rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [1].

Trong những năm qua không ít những đề tài nghiên cứu đề cập đến đổi mới PPDH. Song trong thực tế, đổi mới PPDH chưa thực sự trở thành một chìa khóa, một công cụ để giúp các thầy cô giáo trong giảng dạy, việc giảng dạy ở các trường tiểu học vẫn chưa được đổi mới một cách thực sự. Có rất nhiều nguyên nhân làm hạn chế quá trình đổi mới PPDH song có lẽ không phải do đội ngũ giáo viên (GV) chưa nhận thức đúng về vấn đề này. Tiếp cận với đội ngũ giáo viên, có thể thấy đa số họ đều tâm huyết, mong muốn đổi mới nhưng lại lúng túng không biết nên đổi mới cái gì, như thế nào và bắt đầu từ đâu? Và một trong những nguyên nhân là quản lý việc đổi mới PPDH chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục tiểu học hiện nay.

Việc đổi mới PPDH ở huyện Quảng Xương đã có nhiều chuyển biến tích cực, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Xương đã tổ chức học tập chuyên đề theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên và đã quan tâm rõ rệt đến việc đổi mới PPDH. Nhưng trong thực tế các nhà trường tiểu học việc quản lý đổi mới PPDH đang còn gặp nhiều khó khăn, bất cập chưa có những giải pháp khoa học để quản lý có hiệu quả.

 

doc 28 trang thuychi01 6852
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG XƯƠNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ 
HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA
Người thực hiện: Nguyễn Thị Loan
Chức vụ: Phó trưởng phòng 
Đơn vị công tác: Phòng GD&ĐT Quảng Xương
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
Nội dung	Trang
1. Mở đầu	 1
1.1. Lý do chọn đề tài	 1
1.2. Mục đích nghiên cứu	 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu	 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu	 2
1.5. Những điểm mới của SKKN	 2
2. Nội dung	 3	
2.1. Cơ sở lý luận	 3	
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động đổi mới phương pháp 
dạy học ở trường tiểu học huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa 	 4
2.3. Các giải pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp 
dạy học ở trường tiểu học huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa 	 6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, 
bản thân và đồng nghiệp	 15
3. Kết luận, kiến nghị	 17
3.1. Kết luận	 17
3.2. Kiến nghị	 18
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cán bộ quản lý
CBQL
Chuyên môn
CM
Giáo dục 
Giáo dục Tiểu học
GD
GDTH
Giáo dục và Đào tạo
GD&ĐT
Giáo viên
GV
Học sinh
HS
Phương pháp dạy học
PPDH
Quản lý giáo dục
QLGD
Quản lý
QL
Sáng kiến kinh nghiệm
SKKN
Thiết bị dạy học
TBDH
Tiểu học
TH
1. Mở đầu
 1.1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, đang chứng kiến những thay đổi và phát triển đa dạng đa văn hoá, sự bùng nổ thông tin - kiến thức và công nghệ cao.., thế kỷ của trí tuệ sáng tạo. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu đến năm 2020 đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp cơ bản trở thành một nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế.
Trong quá trình đổi mới giáo dục, đổi mới giáo dục Tiểu học (GDTH) có ý nghĩa đặc biệt, trong đó cần chú trọng đầu tiên là đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo định hướng “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng PPDH tự học, khả năng làm việc theo nhóm rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [1].
Trong những năm qua không ít những đề tài nghiên cứu đề cập đến đổi mới PPDH. Song trong thực tế, đổi mới PPDH chưa thực sự trở thành một chìa khóa, một công cụ để giúp các thầy cô giáo trong giảng dạy, việc giảng dạy ở các trường tiểu học vẫn chưa được đổi mới một cách thực sự. Có rất nhiều nguyên nhân làm hạn chế quá trình đổi mới PPDH song có lẽ không phải do đội ngũ giáo viên (GV) chưa nhận thức đúng về vấn đề này. Tiếp cận với đội ngũ giáo viên, có thể thấy đa số họ đều tâm huyết, mong muốn đổi mới nhưng lại lúng túng không biết nên đổi mới cái gì, như thế nào và bắt đầu từ đâu? Và một trong những nguyên nhân là quản lý việc đổi mới PPDH chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục tiểu học hiện nay. 
Việc đổi mới PPDH ở huyện Quảng Xương đã có nhiều chuyển biến tích cực, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Xương đã tổ chức học tập chuyên đề theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên và đã quan tâm rõ rệt đến việc đổi mới PPDH. Nhưng trong thực tế các nhà trường tiểu học việc quản lý đổi mới PPDH đang còn gặp nhiều khó khăn, bất cập chưa có những giải pháp khoa học để quản lý có hiệu quả.
Tiếp cận từ góc độ quản lý, tôi nhận thấy hiện tại các cán bộ quản lý (CBQL) trường tiểu học (TH) mới dừng lại ở những chủ trương đường lối mà thiếu đi giải pháp cụ thể tác động và tạo ra sự liên kết giữa người dạy với người học, chưa tạo ra được động lực cho việc dạy học, chưa lựa chọn được những nội dung đổi mới thiết thực và có trọng tâm, chưa tổ chức quá trình đổi mới một cách khoa học và hữu hiệu [2]. Vì thế chưa đủ để tạo nên một bước chuyển biến thực sự về đổi mới PPDH.
Từ những lý do trên, tôi đã chọn nội dung sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá”.
1.2.Mục đích nghiên cứu 
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động đổi mới PPDH ở trường tiểu học huyện Quảng Xương, nhằm nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDTH hiện nay. 
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp quản lý việc đổi mới PPDH ở các trường tiểu học huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu	
 Để viết nên SKKN, tôi đã vận dụng các phương pháp sau:
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu;
 - Phương pháp khái quát các nhận định độc lập;
 - Phương pháp quan sát;
 - Phương pháp điều tra;
 - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
 1.5. Những điểm mới của SKKN 
 Sử dụng thêm phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
 Qua kiểm tra hoạt động giáo dục các nhà trường, kiểm tra việc tổ chức tập huấn, hội thảo chuyên đề và sinh hoạt tổ chuyên môn về đổi mới PPDH ở 31 trường Tiểu học trong huyện.
 Lấy kết quả dự giờ thăm lớp của giáo viên ở các trường Tiểu học để đánh giá hiệu quả của việc thực hiện đề tài nghiên cứu vào thực tiễn. 
2. Nội dung
 2.1. Cơ sở lý luận
Ngay từ thời cổ đại, tư tưởng quản lí PPDH đã được thể hiện trong những quan điểm của các nhà triết học và các nhà giáo dục học:
Triết học cổ Hy Lạp: “Dạy học không phải là chất đầy và một cái thùng rỗng mà là làm bừng sáng lên những ngọn lửa” [6].
Khổng Tử (551- 479) một nhà triết học - nhà giáo dục học Phương Đông rất coi trọng tính tích cực của học sinh (HS) trong việc dạy học. Ông khẳng định: “Không giận vì muốn biết thì không gợi mở cho, không bực vì không rõ được thì không bày vẽ cho. Vật có bốn góc bảo cho biết một góc mà không suy ra được ba góc kia thì không dạy nữa ”. Vậy phương châm chính của dạy học là “khải phát” (gợi mở) [6].
Komenxky (1592 - 1670), nhà giáo dục học vĩ đại phương Tây, trong tác phẩm “Thiên đường của trái tim” Ông đã đưa ra một hệ thống những nguyên tắc “vàng ngọc”. Về PPDH và đổi mới PPDH ông đã chỉ rõ: “Người giáo viên phải quan tâm tìm tòi tất cả mọi con đường dẫn đến việc mở mang trí tuệ và vận dụng hợp lý những con đường đó” [6].
Vào đầu thế kỷ XX cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đổi mới PPDH. Khoa học quản lí giáo dục ở Việt Nam được hình thành và phát triển trước hết phải nói đến quan điểm giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Về phương pháp giáo dục, Người chỉ giáo: “Cách học phải nhẹ nhàng; không gò ép học sinh vào khuôn khổ người lớn, phải đặc biệt chú trọng đến sức khỏe của các cháu, chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự phát huy nội lực, tư duy giải chứng Mác - Lênin, óc tư duy lý luận, tư duy kỹ thuật, tư duy kinh tế, óc phê phán và sáng tạo cho người học” [3].
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định: "Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội"; "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học" [4].
Do vậy, việc nghiên cứu những giải pháp quản lý cụ thể nhằm thực hiện việc đổi mới PPDH ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Quảng Xương là cần thiết, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về PPDH đáp ứng yêu cầu trong đổi mới giáo dục hiện nay.
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
2.2.1. Nhận thức về đổi mới PPDH của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học 
Hiện nay, trên địa bàn Quảng Xương, phòng GD & ĐT Quảng Xương đã và đang đầu tư nhiều công sức, phát huy sáng kiến trong việc quản lí về đổi mới PPDH. Tại các trường tiểu học, hiệu trưởng đã đề cao tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH, song quyết tâm này chưa phải thật sự khả thi; bởi lẽ nhà trường chưa có được hệ thống lý luận về đổi mới PPDH, việc đổi mới PPDH chỉ dừng lại ở các sáng kiến kinh nghiệm mà chưa biến thành hoạt động hằng ngày của GV và HS.
Để tìm hiểu về nhận thức của CBQL và giáo viên về mức độ cần thiết của đổi mới PPDH trong các nhà trường hiện nay, tôi đã phát 280 phiếu hỏi cho các đối tượng là: Cán bộ quản lý các trường tiểu học, chuyên viên phòng GD-ĐT Quảng Xương, GV các trường tiểu học trong huyện. Qua trao đổi trực tiếp và thu thập từ các phiếu điều tra thì thu được kết quả như sau:
Kết quả thăm dò đánh giá mức độ sự cần thiết về việc thực hiện đổi mới PPDH hiện nay được thể hiện ở bảng (2-1) cho thấy: Nhận thức về mức độ cần thiết: Cần 3 điểm, bình thường 2 điểm, không cần 1 điểm, 1 X 3.
Bảng 2-1: Nhận thức của CBQL và GV về sự cần thiết đổi mới PPDH 
TT
Đối tượng trả lời phiếu hỏi
Số lượng
Cần thiết
Bình thường
Không cần
điểm TB
Thứ bậc
3
2
1
()
1
CBQL Phòng GD&ĐT
16
16
0
0
3,0
1
2
CBQL các trường
69
63
6
0
2,9
2
3
GV các trường
200
38
48
114
1,62
3
Từ kết quả bảng (2-1), ta thấy tính cần thiết của việc đổi mới PPDH hiện nay đã được đội ngũ CBQL nhận thức đúng đắn, đối với GV vẫn còn số đông nhận thức không cần đổi mới PPDH (điểm trung bình 1,62 xếp thứ 3), thực tế cũng chỉ ra rằng do GV ngại thay đổi thói quen giảng dạy, do chưa kịp thời ý thức về sự vận hành của nền GD hiện đại, cũng có thể do chưa biết cách thức đổi mới PPDH như thế nào nên còn bàn quan với sự đổi mới này.
2.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động đổi mới PPDH ở trường tiểu học huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động đổi mới PPDH của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Quảng Xương, tôi đã đi nghiên cứu thực tế ở các trường tiểu học huyện Quảng Xương, đã tiến hành điều tra và khảo sát thực trạng qua các hoạt động sau:
- Nghiên cứu các giải pháp quản lý của hiệu trưởng ở các trường tiểu học huyện Quảng Xương; kiểm tra việc tổ chức tập huấn, hội thảo chuyên đề và sinh hoạt tổ chuyên môn về đổi mới PPDH ở 31 trường Tiểu học trong huyện.
- Nghe báo cáo thực trạng dạy học và quản lý việc đổi mới PPDH của hiệu trưởng ở một số trường tiểu học qua cuộc hội thảo do phòng GD&ĐT Quảng Xương tổ chức. 
 - Lấy kết quả dự giờ thăm lớp của giáo viên ở các trường Tiểu học để đánh giá hiệu quả của việc thực hiện đề tài nghiên cứu vào thực tiễn. 
Qua việc nghiên cứu thực tế, xử lý số liệu, nhìn nhận đánh giá một cách khách quan về hoạt động dạy học của một số GV về công tác quản lý đổi mới PPDH của hiệu trưởng các trường thì đa số ý kiến cho rằng việc đổi mới PPDH sẽ nâng cao chất lượng giáo dục. Thế nhưng, trong thực tế khi thực hiện mới thấy không dễ chút nào. Cụ thể:
Với CBQL các nhà trường: 
- Ưu điểm: Hầu hết hiệu trưởng các trường đều có nhận thức đúng đắn và tính cấp thiết về việc đổi mới PPDH. Họ đã chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH ở trường mình quản lý, thể hiện ở các buổi sinh hoạt chuyên môn, giờ thao giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm rèn luyện các kỹ năng dạy học theo hướng đổi mới PPDH cho GV. Nội dung sinh hoạt chuyên môn ngày càng được chú trọng đến đổi mới về PPDH thông qua các hoạt động. Nhờ vậy, việc đổi mới PPDH bước đầu đã có những định hình nhất định và tích cực.
- Hạn chế: Việc đổi mới PPDH chưa được hiệu trưởng các nhà trường quan tâm đúng mức, chưa gắn vào công tác thi đua khen thưởng; có những vấn đề mà chúng ta thấy thực tế diễn ra qua các lớp chuyên đề: Dự lớp bồi dưỡng xong ai cũng thấy PPDH mới hay và hấp dẫn nhưng về trường triển khai chưa áp dụng được. Hầu hết các trường tiểu học đều tổ chức dưới hình thức phổ biến hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học và đổi mới PPDH là một nhiệm vụ được nhắc tới mang tính lý thuyết. Hiệu trưởng các trường chưa trao đổi thống nhất về nhận thức chương trình hành động, chưa tác động đủ mạnh để tạo ra tâm thế và nhận thức đồng bộ của mọi GV về việc đổi mới PPDH. Công tác quản lý hoạt động đổi mới PPDH còn nhiều bất cập và không đồng bộ. Tính kế hoạch trong chỉ đạo còn hạn chế nên khả năng duy trì hoạt động đổi mới PPDH chưa thường xuyên, chưa liên tục. Một số hiệu trưởng khi chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH chưa chú ý trong khi chỉ đạo những khâu then chốt mang tính quyết định như:
+ Chỉ đạo thiết kế giáo án, chỉ đạo hoạt động dạy học trên lớp.
+ Tổ chức, chỉ đạo dự giờ, rút kinh nghiệm và đánh giá theo một tiêu chí chung đã đặt ra.
+ Việc kiểm tra đánh giá GV trong việc đổi mới PPDH còn chưa toàn diện, thiếu chính xác, thiếu tính khách quan.
Với đội ngũ giáo viên:
Ưu điểm: Một số giáo viên có nhận thức đúng đắn về tính cấp thiết của việc đổi mới PPDH. Họ đã chủ động đổi mới PPDH ở từng tiết học hàng ngày, thể hiện ở giờ thao giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm rèn luyện các kỹ năng dạy học theo hướng đổi mới PPDH. Việc đổi mới PPDH bước đầu đã có những chuyển biến tích cực đối với một số giáo viên trong các nhà trường.
Hạn chế: Có nhiều GV sử dụng chưa thành thạo các thiết bị dạy học, hạn chế về tin học, một số GV có tuổi nghề cao, kỹ năng dạy học đã trở thành thói quen ăn sâu vào tiềm thức nên họ ngại thay đổi, ngại tìm tòi, tham khảo, xây dựng thử nghiệm PPDH đổi mới, sử dụng thiết bị dạy học chưa có hiệu quả. Mặt khác, ngay cả đội ngũ GV giỏi được coi là xương sống, là nòng cốt cho việc triển khai các PPDH mới cũng chỉ dạy giỏi trong các giờ thao giảng, còn để áp dụng đại trà thì chưa thể được. Đây là mặt hạn chế về mặt nhận thức của cán bộ giáo viên. Từ đó dẫn đến hiệu quả giờ dạy không cao, học sinh nắm bài thụ động và vận dụng thực hành chưa tốt, cụ thể:
* Kết quả xếp loại giờ dạy của giáo viên:
Năm học
Số giờ dự
Xếp loại giờ dạy
Giỏi
Khá
TB
Yếu
2015-2016
124
18
63
35
8
2016-2017
124
26
70
25
3
* Kết quả khảo sát chất lượng học sinh:
Năm học
Tổng số HS
Kết quả khảo sát CL môn Toán
Kết quả khảo sát CL môn Tiếng Việt
HTT
Tỉ lệ
%
HT
Tỉ lệ
%
Chưa HT
Tỉ lệ
%
HTT
Tỉ lệ
%
HT
Tỉ lệ
%
Chưa HT
Tỉ lệ
%
2015-2016
14326
14228
99,3
98
0,7
14244
99,4
82
0,6
2016-2017
14852
6610
44,5
8165
55
77
0,5
6528
44
8282
55,7
42
0,3
Vì vậy, quản lý việc đổi mới PPDH ở các trường tiểu học là rất quan trọng và những thực trạng nêu trên cũng chính là điểm xuất phát để tìm ra những giải pháp phù hợp với đặc điểm và điều kiện của nhà trường để việc quản lý đổi mới PPDH ở các trường tiểu học huyện Quảng Xương có hiệu quả cao, đáp ứng đổi mới PPDH trong quá trình thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.
2.3. Các giải pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trong hoạt động quản lý của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện quảng Xương. Trước hết, tôi đã tổ chức chuyên đề đổi mới PPDH mà đối tượng là cán bộ quản lý các nhà trường trong huyện. Trước khi triển khai chuyên đề, tôi đã định hướng các nội dung cần thảo luận bao gồm:
Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải QL hoạt động đổi mới PPDH;
Kế hoạch hóa hoạt động đổi mới PPDH; 
Tổ chức, chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH; 
Kiểm tra, đánh giá hoạt động đổi mới PPDH;
Các điều kiện quản lý hiệu quả hoạt động đổi mới PPDH [2].
Trong hội nghị, tôi chia thành các tổ theo các vùng miền khác nhau để thảo luận. Sau khi các tổ trình bày kết quả, chúng tôi đi đến thống nhất quan điểm, cách thức triển khai đồng bộ đến đội ngũ cán bộ giáo viên trong toàn huyện theo các giải pháp cụ thể. Yêu cầu Hiệu trưởng các nhà trường phải là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện tại đơn vị mình, bên cạnh đó là các phó Hiệu trưởng cùng phối hợp thực hiện. Các giải pháp cụ thể là:
 2.3.1. Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải quản lý hoạt động đổi mới PPDH ở trường tiểu học Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
- Sử dụng mục tiêu giáo dục để nâng cao nhận thức, tăng cường tạo động lực cho đội ngũ GV về việc thực hiện đổi mới PPDH.
- Hiệu trưởng phải làm thế nào để các mục tiêu giáo dục, các mục tiêu đổi mới PPDH trở thành những giá trị mà người GV hướng tới. Làm cho GV và mọi thành viên trong nhà trường hiểu đầy đủ rằng, đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông gắn liền với đổi mới PPDH và đây cũng là một nội dung cơ bản của đổi mới GDTH trong giai đoạn hiện nay. 
Muốn vậy, chúng tôi yêu cầu người hiệu trưởng phải tìm kiếm những hình thức sinh động, hấp dẫn làm cho người GV quán triệt các mục tiêu đổi mới PPDH, chẳng hạn như hội thảo, tổ chức nghiên cứu khoa học với những đề tài PPDH theo từng môn học, tổ chức thao giảng, tổ chức trao đổi kinh nghiệm với trường bạn, phối hợp với công đoàn nhà trường tổ chức các hội thi ứng xử tình huống sư phạm...
- Đề cao tinh thần trách nhiệm của người GV đối với việc đổi mới PPDH.
Tinh thần trách nhiệm cũng là một động lực làm việc. Sau khi làm cho mục tiêu đổi mới PPDH trở thành một công việc đầy hứng thú, hấp dẫn GV thì ta hãy động viên tinh thần trách nhiệm của mỗi GV trước các HS, trước xã hội để họ bắt tay vào việc đổi mới PPDH. Một người thầy giáo luôn ý thức về trách nhiệm của mình thì không tiết dạy học nào là không đổi mới phương pháp.
Tạo sự tiến bộ ở mỗi GV trong việc đổi mới PPDH. Trước hết là làm cho mỗi GV tìm thấy lợi ích riêng và lợi ích chung trong việc thực hiện đổi mới. Nếu người GV thấy rằng khi thực hiện đổi mới PPDH thì chuyên môn của chính mình được nâng cao hơn, kỹ năng sư phạm của mình trở nên vững vàng hơn thì họ tích cực hơn. Vì vậy, để tạo ra một phong trào thi đua sôi nổi đổi mới PPDH thì người hiệu trưởng có thể giao nhiệm vụ cho một số GV làm thí điểm trước, rồi sau đó làm rộng dần ra. 
- Làm cho việc đổi mới PPDH trở nên hấp dẫn hơn, nhẹ nhàng hơn. 
Có thể lâu nay chúng ta đã mắc sai lầm là làm cho người GV cảm thấy việc đổi mới PPDH là một “áp lực”, là một việc từ trên dội xuống, do đó họ “dị ứng” với công việc này. Bây giờ chúng ta cần phải làm thay đổi cái cảm nhận đó bằng cách cho người GV thấy việc đổi mới PPDH là một công việc đầy hứng thú, đầy sáng tạo, đầy thử thách.
Muốn vậy, ta nên tìm cách tạo ra bầu không khí thi đua sáng tạo trong quá trình thực hiện đổi mới PPDH. Ta nên dựa vào những GV say mê khoa học, nhất là lực lượng GV trẻ, vì tuổi trẻ luôn thích cái mới (do trong đầu óc họ chưa có các “lối mòn”), ham thích sáng tạo, luôn mong muốn chiến thắng, có nhiều hoài bãorồi khuyến khích họ tìm tòi, sáng tạo trong PPDH để họ làm thử.
 Khi các GV cảm thấy hứng thú đổi mới PPDH thì tức là ta đã tăng cường động lực làm việc ở họ và khi đó chất lượng dạy- học sẽ được tăng lên.
 2.3.2. Kế hoạch hóa hoạt động đổi mới PPDH ở trường tiểu học huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Hiệu trưởng giao cho tổ trưởng hướng dẫn và giúp cho GV xây dựng kế hoạch cá nhân. Nội dung kế hoạch cá nhân phải đảm bảo tính khoa học, thiết thực và khả thi. Cần chú trọng tới việc xác định các yêu cầu đạt được trong từng chương, từng loại bài, từng môn học phải đề ra những giải pháp đổi mới PPDH. Để đưa hoạt động tổ chuyên môn vào nề nếp, nâng cao năng lực hoạt động của tổ chuyên môn, hiệu trưởng yêu cầu các tổ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ: 
- Xây dựng kế hoạch chung của tổ về hoạt động đổi mới PPDH
- Tổ chức cho các tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch 
- Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện đổi mới PPDH 
- Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá hoạt động đổi mới PPDH của tổ CM
Kế hoạch có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tổ chuyên môn giúp cho mọi thành viên của tổ định hướng được nội dung chương trình dạy học cho cả năm học. Việc lập kế hoạch nhằm giúp cho tổ chuyên môn tránh được sự tuỳ tiện trong việc thực hiên quy chế

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_quan_ly_hoat_dong_doi_moi_phuong_phap.doc