SKKN Một số giải pháp quản lý chỉ đạo xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và an toàn trong trường mầm non Hoằng Thái

SKKN Một số giải pháp quản lý chỉ đạo xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và an toàn trong trường mầm non Hoằng Thái

 Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt giáo dục đức, trí, thể, mỹ. Để trẻ được phát triển toàn diện thì phải xây dựng một môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và an toàn cho trẻ. Cùng với gia đình, ngôi trường là ngôi nhà thứ hai của trẻ, là nơi giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho thế hệ trẻ. Nhưng không phải ai cũng nhận thức một cách đầy đủ, thấu đáo về vai trò, vị trí đó của môi trường giáo dục thân thiện. Mỗi nhà trường phải xây dựng cho được một môi trường sư phạm bảo đảm đạt được các yêu cầu về giáo dục.

 Hiện nay môi trường là một trong những vấn đề nóng bỏng, rất được quan tâm của toàn xã hội, môi trường có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người. Môi trường xanh, sạch, đẹp,an toàn tạo hứng thú, tâm lý thoải mái cho con người khi làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi. Đặc biệt đối với giáo dục mầm non môi trường là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường. Giáo dục môi trường là nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ ở các trường học và càng được quan tâm ngay từ tuổi ấu thơ nhằm hình thành cho trẻ kỹ năng, thói quen tốt bảo vệ môi trường, đặc biệt trong cấp học giáo dục mầm non đó là những yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng cho sự phát triển toàn diện cho trẻ.

 Môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và an toàn là tất cả những gì trẻ em cần để sống. Môi trường sống có ảnh hưởng tích cực tới việc hình thành nhân cách con người. Với giáo dục, điều này càng có ý nghĩa quan trọng khi mà đến trường trẻ không những lĩnh hội được những tri thức, kiến thức mà còn hình thành nhân cách kỹ năng sống trong tương lai. Trường học xanh, sạch, đẹp, thân thiện và an toàn sẽ tạo ra một môi trường học tập vui chơi an toàn, thú vị, hấp dẫn đối với trẻ mầm non, giúp trẻ càng thêm gắn bó với lớp, với trường cô giáo và bạn bè. Trường học xanh, sạch, đẹp, thân thiện và an toàn còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục trẻ có ý thức thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường, tạo bầu không khí thân ái, quan tâm đến nhau tạo sự lan tỏa đến môi trường gia đình, cộng đồng mà trẻ đang sinh sống. Đồng thời góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi Mầm Non.

 

doc 16 trang thuychi01 9423
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp quản lý chỉ đạo xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và an toàn trong trường mầm non Hoằng Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu:
1.1. Lý do chon đề tài: 
 Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt giáo dục đức, trí, thể, mỹ. Để trẻ được phát triển toàn diện thì phải xây dựng một môi  trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và an toàn cho trẻ. Cùng với gia đình, ngôi trường là ngôi nhà thứ hai của trẻ, là nơi giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho thế hệ trẻ. Nhưng không phải ai cũng nhận thức một cách đầy đủ, thấu đáo về vai trò, vị trí đó của môi trường giáo dục thân thiện. Mỗi nhà trường phải xây dựng cho được một môi trường sư phạm bảo đảm đạt được các yêu cầu về giáo dục.
 Hiện nay môi trường là một trong những vấn đề nóng bỏng, rất được quan tâm của toàn xã hội, môi trường có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người. Môi trường xanh, sạch, đẹp,an toàn tạo hứng thú, tâm lý thoải mái cho con người khi làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi. Đặc biệt đối với giáo dục mầm non môi trường là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường.. Giáo dục môi trường là nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ ở các trường học và càng được quan tâm ngay từ tuổi ấu thơ nhằm hình thành cho trẻ kỹ năng, thói quen tốt bảo vệ môi trường, đặc biệt trong cấp học giáo dục mầm non đó là những yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng cho sự phát triển toàn diện cho trẻ. 
 Môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và an toàn là tất cả những gì trẻ em cần để sống. Môi trường sống có ảnh hưởng tích cực tới việc hình thành nhân cách con người. Với giáo dục, điều này càng có ý nghĩa quan trọng khi mà đến trường trẻ không những lĩnh hội được những tri thức, kiến thức mà còn hình thành nhân cách kỹ năng sống trong tương lai. Trường học xanh, sạch, đẹp, thân thiện và an toàn sẽ tạo ra một môi trường học tập vui chơi an toàn, thú vị, hấp dẫn đối với trẻ mầm non, giúp trẻ càng thêm gắn bó với lớp, với trường cô giáo và bạn bè. Trường học xanh, sạch, đẹp, thân thiện và an toàn còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục trẻ có ý thức thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường, tạo bầu không khí thân ái, quan tâm đến nhau tạo sự lan tỏa đến môi trường gia đình, cộng đồng mà trẻ đang sinh sống. Đồng thời góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi Mầm Non.
Tuy nhiên hiện nay ở một số trường đã có kế hoạch xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp nhưng vẫn còn mang tính hình thức chưa thật sự tạo được một môi trường xanh, đẹp, gần gũi và thân thiện cho trẻ học tập và trải nghiệm. Mà giáo dục mầm non là thực hiện phương châm: “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” “Giáo dục không chỉ chuẩn bị cho cuộc sống mà giáo dục phải chính là cuộc sống của trẻ”. Bản thân là một cán bộ quản lý, tôi luôn mong muốn học sinh mình được học tập, vui chơi trong một môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện. Trăn trở với mục tiêu chung của giáo dục bậc học mầm non là có nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện kể cả thể chất lẫn tinh thần, tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển trong tất cả các môi trường tâm lý - xã hội, môi trường thiên nhiên và môi trường vật chất. Chính vì sự toàn diện đó mà trong tôi lúc nào cũng luôn có một suy nghĩ làm thế nào để xây dựng trường mầm non có một môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện . Vì vậy tôi đã quyết định nghiên cứu và áp dụng đề tài “Một số giải pháp quản lý chỉ đạo xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và an toàn trong trường mầm non Hoằng Thái”
 1.2. Mục đích nghiên cứu:
   Nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường về sự cần thiết phải thực hiện việc xây dựng môi trường giáo dục cho học sinh. Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ giáo viên nhân viên đối với việc tạo cảnh quan môi trường, xây dựng trường mầm non Hoằng Thái ngày một xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn, thân thiện và an toàn hơn.
  Hơn nữa phát huy tối đa nội lực của nhà trường, tranh thủ sự đóng góp về sức người, về tài chính của cha mẹ học sinh, của xã hội trong việc xây dựng nhà trường “Xanh - Sạch - Đẹp - Thân thiện và an toàn”, đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục.
 Đồng thời tạo môi trường vui tươi, lành mạnh, hấp dẫn để thu hút trẻ đến trường. Từ đó tạo cho trẻ có cơ hội được vui chơi, học tập, được quan tâm, chăm sóc, nuôi đưỡng, giáo dục, bảo vệ giúp trẻ phát triển toàn diện làm nền tảng cho trẻ khi bước vào các cấp học tiếp theo và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu:
“Một số giải pháp quản lý chỉ đạo xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và an toàn trong trường mầm non Hoằng Thái”
 1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận 
- Phương pháp quan sát - đàm thoại
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp thống kê toán học.
1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Trên thực tế có rất nhiều đồng nghiệp đã viết về đề tài này, tuy nhiên mỗi sáng kiến đề cập đến những khía cạnh khác nhau của việc xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện, an toàn trong Trường Mầm non, phù hợp với tình hình thức tế của từng trường. Với đề tài này của tôi, điểm mới là đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo của giáo viên trong giao tiếp, ứng xử và tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Sáng tạo hơn trong việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh, an toàn cho trẻ. Thu hút được sự tham gia ủng hộ của các bậc cha mẹ học sinh, các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện phong trào.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1 Cơ sở lý luận:
 Phong trào xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, thân thiện, an toàn có ý nghĩa rất thiết thực trong việc giáo dục ý thức, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho trẻ. Xây dựng cảnh quan sư phạm: Xanh, sạch, đẹp, thân thiện, an toàn tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi an toàn, hấp dẫn đối với trẻ, giúp các em thực sự cảm nhận “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
 Trường học “Xanh- sạch- đẹp- thân thiện và an toàn”, là nơi huy động có hiệu quả sự tham gia của học sinh, cô giáo, cha mẹ học sinh, của chính quyền địa phương và các đoàn thể, các đơn vị kinh tế và của nhân dân địa phương đồng sức xây dựng nhà trường. Trường học “Xanh - Sạch - Đẹp - Thân thiện và an toàn”, là việc tiếp cận trên cơ sở tôn trọng quyền trẻ em nhằm khuyến khích học sinh tích cực hoạt động vui chơi, học tập và được giáo viên nhiệt tình dạy dỗ cùng với sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng. Xây dựng môi trường “Xanh - Sạch - Đẹp - Thân thiện và an toàn” là tạo cho trẻ một môi trường học tập, sinh hoạt vui chơi an toàn hấp dẫn đối với trẻ. Đồng thời là biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ giúp trẻ nhận thức được mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên. Bên cạnh đó còn giúp nhà trường có biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ, khích lệ trẻ vui chơi học tập tốt hơn. Xây dựng môi trường “Xanh - Sạch - Đẹp - Thân thiện và an toàn” không những tác động lớn đến trẻ mà còn tạo ra một môi trường làm việc đẹp khang trang thân thiện cho các cô giáo có một tâm lý làm việc an toàn, tự tin từ đó an tâm công tác, tự tin làm việc và tác động mạnh mẽ đến lương tâm trách nhiệm lòng yêu nghề của các cô giáo. Từ đó đội ngũ giáo viên sẽ mang hết khả năng và lòng nhiệt tình của mình để giảng dạy chăm sóc tạo nên được những giờ dạy hấp dẫn có chất lương cao. Xây dựng môi trường “Xanh, sạch, đẹp, thân thiện và an toàn” là một trong những yếu tố hết sức cần thiết, có tác dụng quyết định tạo nên một môi trường học tập tốt góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trong nhà trường.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến:
* Thuận lợi:
	Trường mầm non Hoằng Thái, trong những năm gần đây luôn được đón nhận sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, của ngành GD&ĐT Hoằng Hóa cũng như sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình của cha mẹ học sinh. Năm học 2018 - 2019 nhà trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Sân trường có cây xanh bóng mát, bồn hoa cây cảnh.Vườn trường trồng các loại rau xanh theo mùa cung cấp rau sạch cho trẻ.
Nhà trường có đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, đồ dùng trang thiết bị tương đối đầy đủ, 100% cán bộ giáo viên nhà trường có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, có tâm huyết, yêu ngành, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, năng động trong công tác.
* Khó khăn:
- Khuôn viên nhà trường còn hẹp, khuất tầm nhìn.
- Trang thiết bị đồ dùng dạy học, đồ chơi chưa được phong phú. 
- Hệ thống cây xanh, hoa, cây cảnh cằn cỗi, số cây bóng mát chưa nhiều. việc tạo môi trường mở cho trẻ hoạt động ở các nhóm lớp hiệu quả chưa cao, môi trường ngoài lớp học chưa được quan tâm nhiều, chưa hình thành thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ.
- Hoằng Thái là một xã thuần nông, đa số phụ huynh học sinh là người dân lao động nên ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng, trường học của họ chưa cao, còn nhiều hạn chế trong việc kết hợp với nhà trường về việc chăm sóc giáo dục trẻ.
* Kết quả khảo sát thực trạng nhà trường:
+ Khảo sát về cơ sở vật chất, môi trường xung quanh trường học:
Sân trường có ít cây bóng mát nên sân trường rất nắng.
Toàn bộ hành lang khuôn viên nhà trường chưa có chậu hoa cây cảnh, vườn thiên nhiên, 
	Công tác phòng chống cháy nổ, tai nạn thương tích còn nhiều hạn chế. Chưa có nội quy hướng dẫn sử dụng điện, hệ thống phòng cháy chữa cháy có nhưng chưa đảm bảo.
Khuôn viên nhà trường chưa có khẩu hiệu, pa-nô, áp phích tuyên truyền đến học sinh và phụ huynh.
+ Khảo sát về các hoạt động của giáo viên và học sinh trong việc thực hiện nội dung “Xây dựng môi trường Xanh - Sạch - Đẹp - Thân thiện và an toàn”. 
Qua công tác quản lý và thực tế giảng dạy tại trường tôi nhận thấy giáo viên mới chỉ chú trọng trong việc dạy kiến thức văn hóa mà chưa giáo dục sâu cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp an toàn, thân thiện. 
Học sinh lớp mẫu giáo lớn mới chỉ biết làm được các việc đơn giản là lau bàn ăn, xếp dép.
Hơn nữa vẫn còn đa số các trẻ vứt rác bừa bãi như vỏ kẹo, vỏ sữa vào các bồn cây, một số trẻ 3 tuổi còn vẽ bậy lên tường.
Giáo viên chưa tổ chức được hoạt động ngoại khóa cho trẻ hoạt động như thu dọn đồ dùng, làm sạch môi trường trong và ngoài lớp.
Bảng khảo sát trẻ mẫu giáo trước khi thực hiện đề tài
Nội dung khảo sát
Tổng số trẻ được khảo sát
Kết quả khảo sát
Đạt
Chưa đạt
TS
%
TS
%
Trẻ tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động.
230
140
60.8
90
39.2
Trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp và bày tỏ cảm xúc.
230
130
56.5
100
43.5
Trẻ thích các trò chơi dân gian.
230
160
69.5
70
30.5
Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân.
230
170
74
50
26
Trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường
230
150
65
80
35
Trẻ biết sử dụng điện nước tiết kiệm.
230
130
56.5
100
43.5
Trên cơ sở khảo sát nắm bắt tình hình thực tế của nhà trường trong việc thực hiện nội dung xây dựng trường lớp “Xanh - Sạch - Đẹp - Thân thiện và an toàn” tôi đưa ra một số giải pháp  trọng tâm nhằm thúc đẩy, phát huy hết các ưu điểm mà nhà trường đã đạt được và khắc phục các tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện nội dung này trong nhà trường. 
 2.3. Các giải pháp thực hiện:
 2.3.1: Tăng cường công tác tuyên truyền, công tác xã hội hóa giáo dục, huy động mọi nguồn lực để thực hiện phong trào:
 Để thực hiên có hiệu xây dựng trường lớp “Xanh - Sạch - Đẹp - Thân thiện và an toàn” phải huy động có hiệu quả các nguồn lực giáo viên, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể trong xã, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và của nhân dân địa phương, tham gia hỗ trợ để đáp ứng được việc thực hiện các nội dung phong trào.
Vậy nên việc nâng cao công tác tuyên truyền, phối hợp giữa gia đình và nhà trường để cùng chăm sóc giáo dục trẻ là một quá trình liên tục lâu dài và có kế hoạch cụ thể. Trong quá trình đó người làm công tác quản lý không những phải nắm chắc những quy định, những nội dung công việc, những biện pháp quản lí mà còn phải biết vận dụng linh hoạt, mềm dẻo, hợp lý trong mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường để có những cách vận động tuyên truyền khéo léo.
Để việc tuyên truyền vận động có hiệu quả tôi đã tham mưu với ban giám hiệu, các đoàn thể trong nhà trường công tác tuyên truyền thực hiện vào các ngày lễ như: Ngày hội bé đến trường, ngày 20/11, ngày tổng kết năm học, các hội thi của trẻ .vv Đây là thời điểm thích hợp nhất để tuyên truyền vận động. Đối tượng nhà trường mời tới dự là cán bộ địa phương, các cơ quan đóng trên địa bàn, hội 
 cha mẹ học sinh, thông qua những ngày lễ và ngày hội đó mọi người đều thấy được những việc làm thiết thực và đầy ý nghĩa cho con cháu họ, tạo niềm tin cho các bậc cha mẹ, từ đó các bậc cha mẹ học sinh sẵn sàng chia sẻ khó khăn cùng nhà trường, vui vẻ nhiệt tình hưởng ứng ủng hộ khi nhà trường cần đến. Với những doanh nhân thành đạt của xã làm ăn xa chúng tôi vận động bằng thư ngỏ, và gặp gỡ trao đổi mỗi khi họ về quê. 
+ Xây dựng các nội dung tuyên truyền về xây dựng môi trường ở bảng tin theo từng thời điểm.
+ Dán các khẩu hiệu, hình ảnh tuyên truyền ở góc tuyên truyền của các lớp, hành lang cầu thang lên xuống.
+ Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của xã và của các thôn với các nội dung về xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và an toàn.
Hình ảnh: Một số hình ảnh tuyên truyền
Từ các nội dung và hình thức tuyên truyền phong phú như trên nhà trường chúng tôi đã vận động xã hội hóa và thu được kết quả như sau:
Lãnh đạo, chính quyền địa phương, nhân dân và cha mẹ trẻ đã hiểu rõ được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường Xanh - Sạch - Đẹp, thân thiện và an toàn từ đó mọi người sẵn sàng chia sẻ khó khăn cùng nhà trường, vui vẻ nhiệt tình hưởng ứng ủng hộ khi nhà trường cần đến. 
Nhà trường đã huy động phụ huynh đóng góp ngày công lao động hỗ trợ nhà trường vệ sinh môi trường, chuyển đồ từ các khu. Ngoài đóng góp ngày công phụ huynh còn đóng góp kinh phí vẽ tranh tường trị giá 35.000.000đ, kéo bạt che nắng, mưa cho các cháu trị giá 42.000.000đ, trồng hai cây vú sữa trị giá 7.000.000đ.
Hình ảnh: Bạt che nắng, mưa
Để đảm bảo an toàn cho trẻ ở trên tầng hai nhà trường cũng đã huy động được công ty dụng cụ thể dục thể thao Delta đơn vị đóng trên địa bàn xã hỗ trợ kinh phí làm rào chắn ở lan can tầng hai trị giá là 20.000.000đ.
Hình ảnh : Rào chắn lan can tầng 2
Bên cạnh đó chúng tôi còn kêu gọi các anh rể trong nhà trường góp công xây dựng được khu vườn rau của bé trị giá 7.000.000đ, vừa đẹp cảnh quan vừa tạo điều kiện cho trẻ thăm quan được thuận tiện.
Hình ảnh: Vườn rau của bé.
 Đặc biệt nhà trường còn được doanh nhân nguyễn Duy Toại một người con của quê hương Hoằng Thái đang làm ăn sinh sống tại Hà nội hỗ trợ 9 máy điều hoà cho các lớp trị giá 120.000.000đ.
Hình ảnh: Lễ tiếp nhận tài trợ của doanh nhân Nguyễn Duy Toại
2.3.2. Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và an toàn.
*Xây dựng lớp học Xanh - Sạch - Đẹp và thân thiện.
+ Chỉ đạo giáo viên xây dựng lớp học xanh:
Cây xanh mang lại một sự sống tươi đẹp một không khí mát mẻ, đặc biệt cây xanh rất cần thiết cho trường lớp mầm non. Trong trường mầm non cây xanh còn là những vật mẫu thật, sống động để cho trẻ trực tiếp quan sát, làm quen, khám phá, tìm tòi. Vì vậy tôi chỉ đạo giáo viên nhà trường tìm những cây xanh, cây hoa trang trí trong lớp học.
Tôi đã chỉ đạo hướng dẫn giáo viên trong nhà trường trồng cây xanh trang trí trong lớp học phải xanh tươi, màu sắc đẹp, không có gai, không có quả độc, không có sâu bệnh, các cây đó phải gần gũi với cuộc sống thường ngày của trẻ, tạo cho trẻ có cảm giác thân thiện như ở gia đình của mình. Tại đơn vị tôi do nguồn kinh phí của nhà trường còn hạn hẹp không đủ để mua các chậu hoa, cây cảnh trang trí cho các lớp. Vì vậy tôi đã chỉ đạo giáo viên vận động các bậc phụ huynh ủng hộ nhiều cây cảnh khác nhau cho nhà trường.
Sau đó giúp giáo viên lựa chọn các loại cây đẹp, có màu sắc nổi bật, không có gai, không có độc tố gây thương tích cho trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiếp xúc với các loại cây đó, nhưng những loại cây đó phải nhiều chức năng khác nhau giúp trẻ tìm tòi, khám phá phát hiện ra những điều mới lạ, từ đó tích luỹ được kinh nghiệm cho bản thân. Hơn nữa để góc thiên nhiên luôn xanh đẹp tôi đã chỉ đạo giáo viên dạy trẻ các kỹ năng chăm bón cây, gieo hạt hàng ngày để theo dõi đặc điểm phát triển của cây, tưới nước cho cây quan sát cây phát triển giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ cây xanh và có thái độ thân thiện gần gũi với môi trường, trẻ hiểu được tác dụng của cây xanh làm đẹp cho lớp, cho trường và có tác dụng làm môi trường xanh đẹp mát mẻ và trong lành. 
+ Chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi trang trí lớp học tạo sự thân thiện đối với trẻ.
Để tạo cho trẻ có một môi trường lớp học đẹp, thân thiện lôi cuốn trẻ ngay từ khi bắt đầu nghỉ hè tôi đã lên kế hoạch chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi trang trí lớp, trang trí các góc. Tôi đã hướng dẫn chỉ đạo giáo viên rõ ràng cụ thể cho từng việc làm đồ dùng, đồ chơi trang trí lớp. Cụ thể: Tôi cho giáo viên rà soát lại các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, lên ý tưởng trang trí các góc theo chủ đề. Những đồ nào có thể mua sắm, đồ dùng nào cần làm bổ sung, đồ chơi nào cần phải bổ sung trước đồ chơi nào cần làm sau để từ đó có hướng chuẩn bị các nguyên vật liệu cho phù hợp. Tôi tham mưu với hiệu trưởng nhà trường mua nguyên vật liệu cho giáo viên làm trong hè vì nghỉ hè giáo viên có quỹ thời gian nhiều hơn.
Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn đã có tôi chỉ đạo giáo viên ở các lớp kêu gọi sử ủng hộ của các bậc phụ huynh mang tới những nguyên vật liệu ở dạng phế liệu sẵn có như: thùng catton, xốp, đĩa vi deo cũ, giấy báo có trong bìa quảng cáo, chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, hộp đựng cơm, vải vụn, vỏ ốc, vỏ ngao, vỏ sò, ống chỉ, khối gỗYêu cầu tất cả những nguyên vật liệu này phải đảm bảo an toàn về tính mạng, không gây độc hại, không sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ. Từ những nguyên vật liệu trên cô và trẻ có thể làm ra rất nhiều sản phẩm phù hợp với từng chủ đề trong tháng.
Những sản phẩm làm ra gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ từ đó mới kích thích được tính tích cực hoạt động của trẻ. 
Hình ảnh: Đồ chơi cô giáo tự làm để trang trí lớp
Ngoài ra tôi còn chỉ đạo giáo viên trang trí các mảng hoạt động theo chủ đề các góc chơi bằng những hình ảnh đẹp, ngộ nghĩnh, gần gũi với cuộc sống hằng ngày, những hình ảnh ấy mang tính giáo dục thẩm mỹ cao có tính giáo dục để kích thích tính tích cực của trẻ.
Từ những nguyên vật liệu như xốp mầu, ống hút tôi đã hướng dẫn giáo viên tạo thành một bảng “Bé chăm đến lớp”. Bảng bé đến lớp là hình ảnh những quả quen thuộc gần gũi với trẻ nhìn ngộ nghĩnh và đáng yêu. Mỗi buổi sáng đến lớp các bé sẽ gắn hình của mình vào vị trí tổ của mình, nếu hình bạn nào chưa được gắn lên là bạn đó nghỉ học ngày hôm đó. Hoạt động này không những giúp cho giáo viên dễ dàng kiểm soát được số cháu đi và số cháu nghỉ học ngày hôm đó, mà còn giúp trẻ cảm thấy thích thú đến lớp để được gắn ảnh của mình lên quả xinh xắn đó. Hơn nữa, hoạt động này còn tạo mối quan hệ thân thiết giữa trẻ với trẻ, sự quan tâm giúp trẻ phát hiện ra những bạn nghỉ học ngày hôm đó và nhớ tên các bạn trong tổ, trong lớp của mình.
Hình ảnh: Bảng bé chăm đến lớp
Để trẻ hứng thú, vui vẻ hơn khi đến trường, đến lớp tôi đã tham mưu với ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo các lớp tổ chức sinh nhật cho những trẻ sinh trong tháng. Bởi trong hoạt động này không những tạo nên mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ mà còn giúp trẻ cảm nhận được sự yêu thương của cô giáo, sự quan tâm của bạn bè đối với mình. Từ đó tạo dựng được lòng tin đối với trẻ, khiến trẻ rất vui và thích đi học.
’
Hình ảnh: Bảng mừng sinh nhật
Tương tự ở tất cả những mảng trang trí khác tôi cũng chỉ đạo giáo viên trang trí các hình ảnh thật ngộ nghĩnh gần gũi thật đẹp màu sắc trang trí hài hòa, dễ hiểu, đơn giản mà lại lôi cuốn trẻ, tạo cho trẻ có cảm giác thoải mái, thân thiện như ở gia đình mình.
+ Chỉ đạo giáo viên trang trí góc hoạt động chung và các góc chơi theo chủ đề và bằng chính sản phẩm của trẻ.
Chuẩn bị bước vào mỗi chủ đề mới tôi chỉ đạo giáo viên tận dụng các sản phẩm của trẻ làm ra để trang trí vào các góc chơi trong lớp học. 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_quan_ly_chi_dao_xay_dung_moi_truong_xa.doc