SKKN Một số giải pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi các môn văn hóa ở trường THCS Hà Lĩnh - Huyện Hà Trung
Từ xưa, ông cha ta đã xem nhân tài là nguyên khí của đất nước. " Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và càng lên cao, nguyên khí suy thì thế nước hèn và càng xuống thấp, cho nên các bậc thánh đế minh vương đời xưa, chẳng có đời nào lại không chăm bón nhân tài, bồi đắp nguyên khí cho đất nước" (Bia đầu tiên của thời Lê Thái Tông - năm 1442).
Trong thời đại khoa học và công nghệ ngày nay, nhân lực có trình độ chất lượng cao không chỉ là tiền đề mà còn là yếu tố có tính quyết định cho sự phát triển của một đất nước. Để tạo nguồn nhân lực có trình độ cao thì vấn đề phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng người tài có vai trò quan trọng.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị BCH Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng ta, đó là: “ Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn”. Nhằm hướng tới mục tiêu “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.”
Đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện đó, việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đặc biệt là nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi trong các trường đặc biệt là các trường THCS là hết sức quan trọng, cần được ưu tiên hàng đầu và phải tiến hành thường xuyên liên tục. Bởi như chúng ta đã biết dạy học là công tác đặc trưng của nhà trường mà trong đó giáo viên là người đóng vai trò chủ chốt. Bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) là nhiệm vụ quan trọng, được coi là một trong ba mục tiêu chiến lược của nền giáo dục, giúp học sinh hoàn thiện tri thức, phát huy năng lực, năng khiếu của bản thân. Nhận thức được điều này, ngành giáo dục đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, tạo nên phong trào thi đua dạy và học sôi nổi, hiệu quả ở các nhà trường.
Trường THCS Hà Lĩnh - Huyện Hà Trung nằm bên quốc lộ 217 cách trung tâm huyện 12 km, là một trong 7 trường miền núi của huyện Hà Trung. Trong những năm qua, thầy và trò luôn cố gắng hết sức mình, vượt khó hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng HSG văn hóa của nhà trường được khẳng định, tạo được niềm tin trong phụ huynh, nhân dân địa phương và nghành giáo dục trong huyện nhà.
MỤC LỤC Trang 1.Mở đầu 2 1.1 Lý do chọn đề tài 2 1.2 Mục đích nghiên cứu 3 1.3 Đối tượng nghiên cứu 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu 3 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 a. Những khái niệm cơ bản về học sinh giỏi và bồi dưỡng học sinh giỏi. 3 b. Những vấn đề cơ bản về quản lý và biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS. 5 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 6 a, Đặc điểm tình hình chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường. 6 b, Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và trách nhiệm của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi . 7 2.3. Giải pháp thực hiện sáng kiến 9 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 14 3. Kết luận, kiến nghị 15 3.1 Kết luận 15 3.2 Kiến nghị 15 1. MỞ ĐẦU. 1.1. Lý do chọn đề tài. Từ xưa, ông cha ta đã xem nhân tài là nguyên khí của đất nước. " Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và càng lên cao, nguyên khí suy thì thế nước hèn và càng xuống thấp, cho nên các bậc thánh đế minh vương đời xưa, chẳng có đời nào lại không chăm bón nhân tài, bồi đắp nguyên khí cho đất nước" (Bia đầu tiên của thời Lê Thái Tông - năm 1442). Trong thời đại khoa học và công nghệ ngày nay, nhân lực có trình độ chất lượng cao không chỉ là tiền đề mà còn là yếu tố có tính quyết định cho sự phát triển của một đất nước. Để tạo nguồn nhân lực có trình độ cao thì vấn đề phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng người tài có vai trò quan trọng. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị BCH Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng ta, đó là: “ Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn”. Nhằm hướng tới mục tiêu “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.” Đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện đó, việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đặc biệt là nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi trong các trường đặc biệt là các trường THCS là hết sức quan trọng, cần được ưu tiên hàng đầu và phải tiến hành thường xuyên liên tục. Bởi như chúng ta đã biết dạy học là công tác đặc trưng của nhà trường mà trong đó giáo viên là người đóng vai trò chủ chốt. Bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) là nhiệm vụ quan trọng, được coi là một trong ba mục tiêu chiến lược của nền giáo dục, giúp học sinh hoàn thiện tri thức, phát huy năng lực, năng khiếu của bản thân. Nhận thức được điều này, ngành giáo dục đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, tạo nên phong trào thi đua dạy và học sôi nổi, hiệu quả ở các nhà trường. Trường THCS Hà Lĩnh - Huyện Hà Trung nằm bên quốc lộ 217 cách trung tâm huyện 12 km, là một trong 7 trường miền núi của huyện Hà Trung. Trong những năm qua, thầy và trò luôn cố gắng hết sức mình, vượt khó hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng HSG văn hóa của nhà trường được khẳng định, tạo được niềm tin trong phụ huynh, nhân dân địa phương và nghành giáo dục trong huyện nhà. Để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, đặc biệt là chất lượng mũi nhọn, trong công tác quản lý của mình, tôi dành nhiều thời gian, quan tâm chỉ đạo công tác bồi dưỡng HSG. Bằng kinh nghiệm của mình và những kết quả mà trường đã đạt được tôi mạnh dạn nghiên cứu thực hiện đề tài: “Một số giải pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi các môn văn hóa ở trường THCS Hà Lĩnh - Huyện Hà Trung ” 1.2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Hà Lĩnh, đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý , các giải pháp để từng bước nâng cao chất lượng HSG các môn văn hóa cấp huyện, cấp tỉnh, nâng cao bậc xếp thứ hạng của nhà trường. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Quản lý, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Hà Lĩnh - Huyện Hà Trung . 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Nghiên cứu các văn bản , Nghị quyết , nhiệm vụ năm học của các cấp các ngành về nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn,để đáp ứng sự phát triển của giáo dục. - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc chỉ đạo nâng cao chất lượng HSG, dựa trên những cơ sở khoa học đã được khẳng định của các nhà nghiên cứu. - Nghiên cứu về mục tiêu giáo dục học sinh Trung học cơ sở, mục tiêu dạy học sinh giỏi. - Lý luận về học sinh giỏi: Một số quan điểm về học sinh giỏi, đặc điểm học tập của học sinh giỏi. - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả dạy học học sinh giỏi. - Lý luận hoạt động dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi. - Lý luận về quản lý giáo dục, quản lý hoạt động dạy học, quản lý dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi. - Thu thập thông tin qua việc quan sát các hoạt động quản lý của Ban giám hiệu, hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh học bồi dưỡng học sinh giỏi trường THCS Hà Lĩnh - Huyện Hà Trung . 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm . Vấn đề bồi dưỡng người tài đã được nhiều triều đại Việt Nam coi là công việc hàng đầu của đất nước và đúc rút thành kinh nghiệm quý báu: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Kế thừa truyền thống hiếu học, trọng giáo dục, trọng nhân tài của dân tộc Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp GD&ĐT, quan tâm đến nhân tố con người và bồi dưỡng người tài. Với quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến và đội ngũ học sinh giỏi Việt Nam ngày càng được phát triển qua số lượng học sinh giỏi đạt giải cao trong kỳ thi Quốc gia, khu vực và thế giới. a, Những khái niệm cơ bản về học sinh giỏi và bồi dưỡng học sinh giỏi. * Năng lực, tài năng, năng khiếu. Năng lực: Là những đặc điểm tâm lý cá biệt ở mỗi con người, tạo thành điều kiện quy định tốc độ, chiều sâu của việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để đáp ứng yêu cầu và hoàn thành xuất sắc một hoạt động nhất định. - Tài năng (trình độ cao của năng lực là tài năng). Tài năng là một tổ hợp các năng lực tạo tiền đề thuận lợi cho con người sáng tạo, thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao. Tài năng được rèn luyện, hình thành trong quá trình hoạt động của con người. Người có năng khiếu được phát hiện, bồi dưỡng kịp thời thì có nhiều cơ hội trở thành tài năng. - Năng khiếu: Là “mầm mống” của tài năng, là tín hiệu của tài năng trong tương lai. Năng khiếu không được tạo ra mà chỉ được tìm ra, phát hiện thấy ở trẻ em. Năng khiếu có liên quan tới một số yếu tố bên trong dựa trên những tư chất bẩm sinh – di truyền thể hiện ở các tố chất sinh lý, thần kinh trội tương hợp với năng khiếu có ở một người. * Học sinh giỏi, học sinh giỏi Trung học cơ sở. Học sinh giỏi: Là học sinh có tiềm năng của sự “thông thạo”. Học sinh giỏi Trung học cơ sở: Học sinh giỏi về một môn học nào đó là sự đánh giá, ghi nhận kết quả học tập mà các em đạt được ở mức độ cao so với mục tiêu môn học ở từng lớp và cả cấp Trung học cơ sở. Kết quả ở mỗi môn học của học sinh được thể hiện thông qua kiến thức và kỹ năng mà các em có được, đồng thời còn thể hiện ở trình độ tư duy, qua thái độ và cách ứng xử, qua cách vận dụng kiến thức và kỹ năng trong cuộc sống thường ngày. * Khái niệm bồi dưỡng học sinh giỏi. Theo Từ điển Giáo dục học 2001, bồi dưỡng được định nghĩa như sau: “Bồi dưỡng là quá trình trang bị thêm kiến thức, kỹ năng nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể”. Bồi dưỡng học sinh giỏi là chủ động tạo ra môi trường và những điều kiện thích hợp cho người học phát huy cao độ nội lực của mình, đi đôi với việc tiếp nhận một cách thông minh, hiệu quả ngoại lực (người thầy có vai trò quan trọng hàng đầu trong môi trường có tính ngoại lực); mà cốt lõi là giúp cho người học về phương pháp, biết cách học, cách nghiên cứu, cách tư duy, cách tự đánh giá, tận dụng phương tiện hiện đại nhất để tìm kiếm, thu thập và xử lý thông tin để tự học, tự bồi dưỡng. * Một số biểu hiện của học sinh giỏi cần chú ý trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi. Học sinh giỏi thường tỏ ra thông minh, trí tuệ phát triển, có năng lực tư duy tốt, tiếp thu nhanh, nhớ lâu, có khả năng suy diễn, khái quát hóa, hiểu sâu, rộng, có khả năng giải quyết vấn đề nhanh, hiệu quả cao. Học sinh giỏi có óc tư duy độc lập, luôn tìm cái mới, hiểu khá sâu về bản chất và hiện tượng, có cách giải hay, ngắn gọn và sáng tạo. Học sinh giỏi rất say mê tò mò, ham hiểu biết, biết vượt khó, lao vào cái mới, có ý chí phấn đấu vươn lên. * Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Trung học cơ sở. Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi được thể hiện qua báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng VI: “Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát mà phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu. Nhiều tài năng có thể bị mai một đi nếu không được phát hiện và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ" * Mục đích của việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Mục đích của việc bồi dưỡng học sinh giỏi được quy định rõ ràng trong Điều I - Quy chế thi học sinh giỏi quốc gia chính là: “Động viên, khích lệ những học sinh học giỏi và các giáo viên dạy giỏi; góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng của công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục; đồng thời nhằm phát hiện học sinh có năng khiếu về môn học để tiếp tục bồi dưỡng ở cấp học cao hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước”. b. Những vấn đề cơ bản về quản lý và biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS. * Nội dung quản lý, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS. - Công tác kế hoạch Có ba nội dung chủ yếu của chức năng kế hoạch hóa: Xác định, hình thành các mục tiêu, phương hướng phát triển cho tổ chức; Xác định và bảo đảm các nguồn lực để đạt được mục tiêu; Quyết định những biện pháp tốt nhất để đạt được các mục tiêu đó. - Công tác tổ chức Chức năng tổ chức có hai vai trò chủ yếu trong quá trình quản lý: Thứ nhất, vai trò hiện thực hoá các mục tiêu theo kế hoạch đã xác định. Thứ hai, chức năng tổ chức có khả năng tạo ra sức mạnh mới của một tổ chức, cơ quan, đơn vị thậm chí của cả một hệ thống nếu việc tiếp nhận, phân phối và sắp xếp các nguồn lực được tiến hành khoa học, hợp lý và tối ưu. Sức mạnh mới của tổ chức có thể mạnh hơn nhiều lần so với khả năng vốn có của nó. - Công tác chỉ đạo Thực hiện chức năng chỉ đạo thực chất là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người cán bộ quản lý trong toàn bộ quá trình quản lý, là huy động mọi lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch và điều hành nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động trong tổ chức diễn ra trong kỷ cương, trật tự. - Công tác kiểm tra Kiểm tra là công cụ quan trọng để nhà quản lý phát hiện ra những sai sót và có biện pháp điều chỉnh. Kiểm tra góp phần đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao, giúp cho việc đánh giá khen thưởng chính xác những cá nhân và tập thể có thành tích, đồng thời phát hiện được những lệch lạc để uốn nắn, sửa chữa kịp thời. * Các yếu tố có tác động đến quản lý, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi. - Quy chế dạy học và quy chế quản lý hoạt động dạy học: là những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chỉ thị, hướng dẫn giảng dạy của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và của Phòng GD&ĐT. - Năng lực cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên: Năng lực cán bộ quản và chất lượng đội ngũ giáo viên có ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường. Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt quyết định tới chất lượng của một cơ sở giáo dục. - Chất lượng học sinh và chất lượng tuyển sinh đầu vào: Chất lượng của học sinh là kết quả phản ánh về động cơ, tinh thần, thái độ trong quá trình giáo dục và được thể hiện qua hai mặt giáo dục là: Học lực (văn hóa) và Hạnh kiểm (đạo đức). Chất lượng hai mặt dùng để đánh giá khả năng, trình độ nhận thức, lĩnh hội tri thức của học sinh. Hai mặt giáo dục này luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. - Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học: Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là một phần không thể thiếu trong quá trình dạy học. Nó là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục, góp phần quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Việc khai thác, sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, đồ dùng thí nghiệm có tác dụng rất quan trọng trong việc rèn kỹ năng cho học sinh. - Môi trường giáo dục và môi trường dạy học: Gia đình, nhà trường và xã hội là ba môi trường liên kết, có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi học sinh. Chính vì vậy, nhà quản lý phải xây dựng được mối quan hệ tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội - Công tác thi đua, khen thưởng: Công tác thi đua, khen thưởng là một trong những biện pháp quản lý. Khen thưởng đúng, kịp thời và thích đáng sẽ tạo ra động lực, động viên, cổ vũ lòng nhiệt tình sự say mê sáng tạo của mỗi giáo viên và học sinh. 2.2. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Hà Lĩnh. a, Đặc điểm tình hình chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường. Trường THCS Hà Lĩnh hiện tại có 11 lớp với 413 học sinh. Đội ngũ có 26 cán bộ giáo viên, nhân viên. Về trình độ đào tạo 100% GV có trình độ trên chuẩn. Đội ngũ giáo viên cơ bản đủ về số lượng và cơ cấu các bộ môn, nhiệt tình trong công tác và giảng dạy. Có đạo đức tốt, tác phong sư phạm nhà giáo chuẩn mực, chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,có kiến thức chuyên sâu bộ môn, có uy tín với học sinh và nhân dân địa phương, có khả năng bồi dưỡng HSG các cấp . Do nhận thức được công tác tự học tự bồi dưỡng là công việc thường xuyên liên tục của mỗi cán bộ giáo viên để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong những năm qua ban giám hiệu nhà trường luôn chú trọng công tác bồi dưỡng chất lượng đội ngũ đặc biệt là đội ngũ bồi dưỡng HSG. Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ giáo viên tham gia các lớp học, các đợt tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Chúng tôi rất coi trọng công tác tự học, tự bồi dưỡng lấy sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn làm trung tâm. - Hai tổ chuyên môn thường xuyên đưa công tác bồi dưỡng HSG vào các cuộc hội họp tổ chuyên môn. Phân công giáo viên viết tài liệu và thẩm định tài liệu bồi dưỡng HSG cấp tỉnh Hạn chế - Đội ngũ giáo viên có đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nhưng chưa đều tay. Một số giáo viên kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế chưa có phương pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi nên kết quả chưa cao. - Một số giáo viên chưa tích cực trong việc trang bị cho học sinh phương pháp tự học, chưa chú trọng đến việc rèn kĩ năng cho học sinh, chưa chú trọng vai trò “truyền lửa” cho học sinh nên một số học sinh nắm bắt kiến thức thụ động chưa linh hoạt, sáng tạo , chưa say mê bộ môn được bồi dưỡng làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả HSG . b, Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và trách nhiệm của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi . - Nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức vai trò trách nhiệm của công tác bồi dưỡng HSG thông qua các hội nghị, giao ban, thông qua các tiết học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Tuyên truyền tới cha mẹ học sinh và học sinh quyền lợi và trách nhiệm khi học sinh được tham gia đội tuyển học sinh giỏi. Vai trò của các môn học văn hóa. Thực tế phụ huynh và học sinh chỉ muốn con tham gia bồi dưỡng các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa nên nhà trường đã phân tích tạo sự đồng thuận trong phụ huynh và học sinh. c.Công tác xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể, thiết thực với từng bước đi, từng giai đoạn phù hợp. Ở cấp Trung học cơ sở không có nội dung chương trình dành riêng cho dạy học sinh giỏi nên nhà trường chỉ đạo cho mỗi giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi tự nghiên cứu, sưu tầm tài liệu và tự soạn giáo án, các chuyên đề nâng cao và chuyên sâu phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh phù hợp với mức độ đề thi HSG, dựa trên nội dung chương trình và chuẩn kiến thức kỹ năng đối với từng môn học do Bộ GD&ĐT quy định, trong đó nhấn mạnh đến việc khắc sâu kiến thức trọng tâm, kỹ năng học và làm bài của học sinh, lồng ghép tài liệu nâng cao vào bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh. - Công tác kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng, việc kiểm tra hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi đã được nhà trường chú trọng góp phần thúc đẩy ý thức tự giác, tự phấn đấu học hỏi của thầy và trò góp phần nâng cao kết quả đội ngũ học sinh giỏi của nhà trường. - Quản lý kiểm tra đánh giá học sinh: Hàng tháng đều khảo sát chất lượng HSG, họp rút kinh nghiệm. Ban giám hiệu quản lý kết quả kiểm tra, từ đó đánh giá để chọn đội tuyển chính thức. d, Điều kiện cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị cốt yếu cần thiết hỗ trợ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Hàng năm nhà trường tăng cường đầu tư mua sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, đặc biệt là các tài liệu nâng cao phù hợp với đối tượng học sinh giỏi. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tương đối đầy đủ. e, Công tác Đổi mới các biện pháp phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi. Hằng năm ngay từ đầu năm học, dưới sự chỉ đạo của Phòng GD & ĐT Hà Trung, căn cứ vào nhiệm vụ năm học nhà trường tổ chức cho học sinh đăng ký dự thi vào các đội tuyển học sinh giỏi ở các khối lớp: Khối 6, 7 môn Ngữ Văn,Toán, Anh văn Khối 8, 9 môn Toán, Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý, Anh văn, GDCD. f, Phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường. Nhà trường đã phối hợp với các tổ chức xã hội giúp nhà trường về thiết bị, tài liệu giảng dạy, thay bảng mới, thay quạt, mua máy chiếu, lập quỹ khuyến học...thưởng cho giáo viên và học sinh đạt giải trong các kì thi. g, Chế độ, chính sách thi đua khen thưởng để khuyến khích học sinh và giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. HS, GV có HSG được thưởng theo quy chế chi tiêu nội bộ, thưởng nóng nếu có thành tích vượt bậc. Nhà trường cũng đã kêu gọi các cá nhân, doanh nghiệp, hỗ trợ thi đua khen thưởng. h, Đánh giá chung thực trạng về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường THCS Hà Lĩnh. - Mặt mạnh: Ban giám hiệu, tổ trưởng tổ chuyên môn quan tâm chỉ đạo sát sao tới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường, coi đó là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của trường. Sự đầu tư về đội ngũ, về cơ sở vật chất, về thiết bị đồ dùng luôn được quan tâm thực hiện thường xuyên. Sự quan tâm đó cũng ảnh hưởng lớn đến nhận thức của cha mẹ học sinh và học sinh trong Nhà trường, tạo điều kiện, giáo viên và học sinh càng thấy được niềm tự hào và trách nhiệm của mình trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. + Ban giám hiệu, giáo viên, học sinh,hội phụ huynh đều có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhà trường xác định hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm + Việc tạo động cơ cho học sinh học tập , phần lớn nhà trường đã dùng biện pháp biểu dương, khen thưởng, động viên kịp thời, đưa việc chấp hành các nội quy học tập và kết quả học tập vào tiêu chí đánh giá thi đua, yêu cầu xây dựng hệ thống bài tập tự học và giao cho học sinh có mức độ khó tăng dần. + Quản lý kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên phù hợp. Đặc biệt đã có những đổi mới trong công tác kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng học sinh, đây là yếu tố không thể thiếu được trong quản lý. Thông qua đó, quản lý cả về nội dung, phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi bằng hình thức dự giờ thăm lớp định kỳ và đột
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_quan_ly_chi_dao_nham_nang_cao_chat_luo.doc