SKKN Một số giải pháp phối hợp giữa công tác chủ nhiệm với công tác đội nhằm giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho học sinh trường THCS Nga Lĩnh

SKKN Một số giải pháp phối hợp giữa công tác chủ nhiệm với công tác đội nhằm giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho học sinh trường THCS Nga Lĩnh

Đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát triển đất nước về mọi mặt, làm thay đổi diện mạo cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân ta ngày càng được nâng cao, các cuộc cách mạng khoa học- kỉ thuật bùng nổ và phát triển như vũ bão với hàng loạt công trình nghiên cứu về công nghệ cho ra đời các sản phẩm khoa học nhằm phục vụ cho đời sống của con người. Song cùng với sự phát triển ấy là những mặt trái của nó đang dần hủy diệt môi trường sống mà trong tương lai chính con người chúng ta phải gánh chịu bởi sự thiếu ý thức về gìn giữ và bảo vệ môi trường. Môi trường là những gì bao quanh chúng ta, từ những thảm cỏ xanh trùng trùng, những con sông uốn lượn dài mãi hay những dãy núi cao tận chân trời, tất cả đều trong một thế giới đang sống quanh ta. Nhưng thực tế cho thấy, con người chính là những “kẻ sát nhân” đã cướp đi sự sống của chính mình bằng cách làm môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, nhất là ở những thành phố lớn, những nhà máy, những trung tâm công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều từ thành thị về đến nông thôn. Môi trường ngày một chết đi do sự thiếu ý thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nạn chặt phá rừng bừa bãi làm thủng lá phổi xanh của Thế giới hay việc xả rác, chất thải, các loại khí độc từ nhà máy, xí nghiệp ra các kênh rạch, nguồn nước và ra bầu không khí của chúng ta đang là một việc đáng báo động, nguy khốn hơn bao giờ hết. Ô nhiễm môi trường hiện nay đã trở thành vấn đề nóng bỏng và cấp bách của toàn nhân loại .

doc 18 trang thuychi01 6385
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp phối hợp giữa công tác chủ nhiệm với công tác đội nhằm giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho học sinh trường THCS Nga Lĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHỐI HỢP GIỮA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM VỚI CÔNG TÁC ĐỘI NHẰM GIÁO DỤC Ý THỨC GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS NGA LĨNH.
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát triển đất nước về mọi mặt, làm thay đổi diện mạo cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân ta ngày càng được nâng cao, các cuộc cách mạng khoa học- kỉ thuật bùng nổ và phát triển như vũ bão với hàng loạt công trình nghiên cứu về công nghệ cho ra đời các sản phẩm khoa học nhằm phục vụ cho đời sống của con người. Song cùng với sự phát triển ấy là những mặt trái của nó đang dần hủy diệt môi trường sống mà trong tương lai chính con người chúng ta phải gánh chịu bởi sự thiếu ý thức về gìn giữ và bảo vệ môi trường. Môi trường là những gì bao quanh chúng ta, từ những thảm cỏ xanh trùng trùng, những con sông uốn lượn dài mãi hay những dãy núi cao tận chân trời, tất cả đều trong một thế giới đang sống quanh ta. Nhưng thực tế cho thấy, con người chính là những “kẻ sát nhân” đã cướp đi sự sống của chính mình bằng cách làm môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, nhất là ở những thành phố lớn, những nhà máy, những trung tâm công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều từ thành thị về đến nông thôn. Môi trường ngày một chết đi do sự thiếu ý thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nạn chặt phá rừng bừa bãi làm thủng lá phổi xanh của Thế giới hay việc xả rác, chất thải, các loại khí độc từ nhà máy, xí nghiệp ra các kênh rạch, nguồn nước và ra bầu không khí của chúng ta đang là một việc đáng báo động, nguy khốn hơn bao giờ hết. Ô nhiễm môi trường hiện nay đã trở thành vấn đề nóng bỏng và cấp bách của toàn nhân loại .
 Để giữ gìn, bảo vệ và cải thiện môi trường cần đẩy mạnh công tác giáo dục giữ gìn vệ sinh môi trường trong trường học, vì nước ta có khoảng hơn 23 triệu sinh viên, học sinh. Đây là một lực lượng tri thức khá hùng hậu, việc trang bị kiến thức về môi trường, kĩ năng bảo vệ môi trường cho số đối tượng này cũng có nghĩa nhanh nhất làm cho gần ¼ dân số hiểu biết về môi trường. 
Học sinh là mầm non, là chủ nhân tương lai của đất nước chính vì vậy nên sức khoẻ học sinh ngày hôm nay quyết định đến khuynh hướng sức khỏe của toàn dân tộc ta trong tương lai.
Như vậy, giữ gìn vệ sinh trường học phải là công tác quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp giáo dục sức khoẻ cho thế hệ trẻ và quan trọng ngang với các nội dung khác của nhà trường, nhằm thực hiện tốt khẩu hiệu: “Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai”, “Tất cả vì tương lai con em chúng ta”; “ Tất cả vì học sinh thân yêu”
Môi trường trường học là nơi tập trung đông trẻ em, tạm thời là cơ hội để lan nhanh các bệnh truyền nhiễm trong nhà trường
Trường học là nơi giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, cho nên làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cũng có nghĩa là làm tốt các nội dung giáo dục khác như: Đức - Trí - Thể - Mỹ - nghề nghiệp
 	Mặt khác muốn cải thiện môi trường, bước đầu cần giáo dục học sinh ý thức gìn giữ và bảo vệ cảnh quan môi trường tại nơi mình đang học tập, vui chơi hằng ngày. Trong các năm gần đây Bộ GD & ĐT đã đưa nội dung “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trong đó có xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn. Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường là góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ nhân tương lai đất nước, người lao động có thái độ thân thiện với môi trường.. Nếu đội ngũ này có sự chuyển biến về nhận thức, tư tưởng và hành vi tất yếu sẽ thay đổi lớn trong công tác vệ sinh môi trường. Tóm lại bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
 Từ cơ sở đó có thể nhận thấy rằng việc giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cho học sinh thông qua sự phối hợp giữa công tác chủ nhiệm lớp với công tác Đội là mang tính cần thiết. Xuất phát từ thực trạng trên, tôi quyết định chọn đề tài “ Một số giải pháp phối hợp giữa công tác chủ nhiệm với công tác Đội nhằm giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho học sinh trường THCS Nga Lĩnh ”. 
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
 	2.1. Đối với học sinh.
- Học sinh biết và hiểu những việc nên và không nên làm để giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh trường lớp học.
- Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề về vệ sinh môi trường. Môi trường sạch như là một nguồn lực để sinh sống lao động và phát triển của mỗi cá nhân. Từ đó có thái độ đúng đắn trước những vấn đề về môi trường, xây dựng ý thức trách nhiệm của cá nhân với môi trường.
- Thông qua việc giáo dục giữ gìn vệ sinh môi trường các em có kiến thức kỹ năng để tham gia có hiệu quả, phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về môi trường nơi các em sinh sống và học tập. 
- Học sinh có ý thức, hành động bảo vệ môi trường: Xanh - Sạch - Đẹp trong lớp học và khuôn viên nhà trường. Từ đó mở rộng thêm giữ gìn vệ sinh các nơi công cộng và khu dân cư nơi mình sinh sống.
2.2. Đối với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên Tổng phụ trách Đội.
- Tổ chức cho các em học nội quy giữ gìn vệ sinh môi trường tại nhà trường nhằm mục đích cho tất cả các em nắm được quy định về giữ gìn vệ sinh của nhà trường. Từ đó các em có ý thức thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường chung.
- Lập sơ đồ phân công công việc cho các lớp để các em nắm bắt được nhiệm vụ của lớp rồi thực hiện việc giữ gìn vệ sinh cho tốt. Tránh tình trạng ỷ lại công việc cho lớp khác. Giáo cho các em tính tự giác trong công việc và ý thức phải hoàn thành công việc được giao của mình.
- Tổ chức giao việc cho các em trồng, bảo vệ và chăm sóc vườn cây thuốc Nam, các loại hoa cũng như cây cảnh... bởi vì để có một môi trường tốt ngoài việc giữ gìn vệ sinh môi trường chúng ta còn phải cải tạo môi trường để môi trường trở nên thân thiện với mình hơn. Sống trong một môi trường sạch ngoài việc cho ta thấy vẻ đẹp của cảnh quan mà còn có lợi ích đó là cho ta một sức khỏe tốt để học tập và làm việc đạt hiệu quả cao.
- Việc giáo dục các em ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường không chỉ thông qua các phong trào, các quy định mà còn thông qua các tiết học chính khóa nó giúp các em có thêm kiến thức về giữ gìn vệ sinh môi trường, từ đó các em vận dụng vào cuộc sống để tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường tốt hơn nơi mình học tập cũng như nơi mình sinh sống .
- Giáo viên có được khung dể đánh giá nhận xét những biểu hiện trong việc thực hiện giữ gìn và bảo vệ môi trường của học sinh từ đó mà có cách đánh giá xếp loại học sinh khoa học và chính xác.
- Giáo viên giáo dục học sinh yêu môi trường sống của mình, gần gũi, thân thiện với môi trường.
- Giúp cho học sinh hiểu biết được các vấn đề về vệ sinh môi trường, nắm bắt được mối quan hệ chặt chẽ giữa vệ sinh môi trường với sự sống còn cũng như sự phát triển của nhân loại trên Trái Đất.
2.3. Đối với nhà trường.
 Tạo được môi trường, sân chơi trong sạch, lành mạnh thật sự là “Trường học thân thiện” đối với cả Thầy và trò trong việc dạy và học nhằm đem lại hiệu quả giáo dục cao.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.
 - Đối tượng: Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách Đội, học sinh.
 + Công tác vệ sinh môi trường ở trường THCS Nga Lĩnh.
 + Tìm hiểu việc nắm bắt cũng như thái độ, hành vi đối với công tác vệ sinh môi trường của học sinh trường THCS Nga Lĩnh.
- Thời gian: Trong năm học: 2016 - 2017.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Giáo viên chủ nhiệm sử dụng phương pháp điều tra để nắm bắt hiện trạng, thái độ và hành vi cũng như ý thức của học sinh đối với vấn đề môi trường hiện nay.
- Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với phương pháp so sánh liên hệ thực tiễn để có sự đối chứng về biểu hiện hành vi của học sinh đối với môi trường trước và sau khi ứng dụng đề tài nghên cứu từ đó mà có những tác động phù hợp cho giai đoạn tiếp theo. 
 	 PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.
Vệ sinh môi trường đang là một vấn đề rất bức thiết trong cuộc sống chung của chúng ta ngày hôm nay. Với môi trường học đường thì lâu nay sự "ô nhiễm" là có thực nhưng mọi người lại bỏ quên, chính học sinh cũng có ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh trường, lớp học. Được biết, từ cấp bậc mẫu giáo, tiểu học cho tới đại học, các em học sinh, sinh viên luôn được giáo dục rất kỹ lưỡng về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh - sạch - đẹp ở mọi lúc, mọi nơi, mọi chỗ.
Nhưng đáng buồn thay, ở bất cứ trường học nào, những cảnh tượng học sinh không giữ gìn vệ sinh học đường rất phổ biến. Nhiều em vứt giấy, rác, vỏ của các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp học Việc làm thiếu ý thức này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan trường học và bầu không khí học tập và giảng dạy, sinh hoạt, vui chơi của thầy cô giáo và của chính các em. Không chỉ vứt rác bừa bãi, nhiều em, nhất là các em còn vẽ bậy trên bàn học, trên tường Nguyên nhân của việc các em thiếu ý thức trong việc giữ gìn môi trường vệ sinh học đường là do thói lười biếng, lối sống ích kỷ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số em. Các em nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học, công viên không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp. Cách suy nghĩ ấu trĩ như vậy thật là thiển cận và nguy hại. Đó là do thói quen có từ lâu, khó sửa đổi khi ở các lớp học hàng ngày, mặc dù các thầy cô giáo và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học sạch đẹp.
 2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
Trước khi tôi chưa áp dụng đề tài thì vấn đề vệ sinh môi trường ở trường THCS Nga Lĩnh đang còn nhiều ô nhiễm mặc dù Ban giám hiệu cùng toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã có nhiều giải pháp những vẫn không khắc phục được là bao vì nhiều lí do nhưng chủ yếu là do sự kết hợp giữ giáo viên chủ nhiệm a và giáo viên Tổng phụ trách Đội chưa thật sự có hiệu quả. Mặt khác các tổ chức cũng chưa có phương pháp cách thức quản lí sao cho có hiệu quả nên công tác vệ sinh trường học còn có nhiều tồn tại như:
+ Nhiều học sinh còn xả rác bừa bãi không đúng nơi quy định, nhiều vị trí trong khuôn viên trường còn để cây cỏ mọc um tùm ở khu vực nhà vệ sinh, đường đi, lối lại làm cho trường học mất đi vẻ mĩ quan .
 Một số hình ảnh khuôn viên nhà trường trước khi áp dụng đề tài.
Qua khảo sát về mức độ hiểu biết, ý thức và hành vi về môi trường của học sinh lớp 8A do tôi chủ nhiệm thời điểm đầu năm học 2016-2017 trước khi chưa áp dụng đề tài ở Trường THCS Nga Lĩnh như sau:
Số HS được điều tra
 Mức độ hiểu biết, ý thức và hành vi của học sinh về môi trường
Số lượng Học sinh
Tỉ lệ (%)
Ghi chú
39
Tốt
1
2,6
Khá
3
7,7
Trung bình
8
 20,5
Yếu
15
 38,4
Kém
12
 30,8
	 3. GIẢI PHÁP VÀ THỰC HIỆN.
 3.1. Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tổng phụ trách Đội cần nhận rõ nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm môi trường tại Trường THCS Nga Lĩnh là:
- Chưa có phương pháp cách thức quản lí có hiệu quả.
- ý thức đối với vấn đề bảo vệ môi trường của học sinh còn chưa tốt hay còn chưa tự giác, giữ gìn vệ sinh môi trường trong cũng như ngoài nhà trường.
- Mặt khác cơ sở vật chất nhà trường đầu năm học còn thiếu và yếu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đầ bảo vệ môi trường như: Hố rác không đảm bảo và sát với phòng học, chưa có phương án xử lý rác một cách khoa học, chưa có xe đẩy hoặc thùng rác để đựng rác trong sân trường, chưa có nguồn nước riêng của trường, liên tục ảnh hưởng đến việc dội rửa nhà vệ sinh, chưa có nơi rửa tay cho học sinh theo đúng yêu cầu. 
 3.2. Giải pháp cụ thể của Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tổng phụ trách Đội.
 Với vai trò là một giáo viên nhiều năm liên tục làm công tác chủ nhiệm của nhà trường, tôi đã đưa ra kế hoạch và triển khai đến giáo viên chủ nhiệm khác và giáo viên Tổng phụ trách Đội thực hiện trong năm học 2016-2017: 
a. Lập kế hoạch cho hoạt động.
- Lập kế hoạch và thống nhất kế hoạch trong toàn bộ Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tổng phụ trách Đội
- Xây dựng kế hoạch, chương trình chỉ đạo cụ thể, phân công khu vực lao động phù hợp với từng lớp và đối tượng học sinh.
- Tổ giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tổng phụ trách Đội họp và triển khai kế hoạch đến toàn thể học sinh trong nhà trường. Thống nhất thời gian thực hiện kế hoạch.
- Tổng phụ trách Đội kết hợp với Giáo viên chủ nhiệm lập sơ đồ phân công việc giữ gìn vệ sinh cho từng lớp .
b. Tổ chức thực hiện.
- Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tổng phụ trách Đội phô tô sơ đồ cho từng lớp dán ở mỗi cửa phòng học để học sinh của lớp nắm được phần việc của mình để thực hiện cho tốt. Hàng ngày các em nhìn thấy sơ đồ phần việc của lớp giống như một lời nhắc nhở các em không quên nhiệm vụ của mình. Nhiệm vụ này được làm thường xuyên trong các buổi của tuần.
Hình ảnh học sinh lớp 8A thu gom rác, dọn vệ sinh trường hằng ngày
- Tổ chức cho ban cán sự của các lớp được tham quan các đơn vị tiêu biểu trong công tác giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tổng phụ trách Đội cử những học sinh là ban cán sự của các lớp thành lập thành một đoàn do Tổng phụ trách Đội làm trưởng đoàn thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công việc của từng đơn vị lớp. Ngoài ra hướng dẫn các em tham quan về môi trường qua các kênh truyền hình.
- Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tổng phụ trách Đội tiến hành tổ chức cho học sinh các lớp học quy định về giữ gìn vệ sinh trong trường học và nơi em đang sống.
- Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tổng phụ trách Đội thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp tổ chức cho các em thi hiểu biết về giữ gìn vệ sinh môi trường. Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tổng phụ trách Đội biên soạn các câu hỏi có liên quan đến giữ gìn vệ sinh môi trường tổ chức cho các em thi tìm hiểu. Mỗi cá nhân tham gia trả lời đúng câu hỏi sẽ có phần thưởng. Lớp có nhiều học sinh tham gia sẽ được cộng vào điểm thi đua của tháng đó.
- Phối hợp với giáo viên bộ môn sử dụng tích hợp kiến thức các môn học tăng cường giáo dục các em ý thức giữ gìn vệ sinh thông qua các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần hay qua tiết dạy như môn: GDCD, Địa lí, Vật lí, Sinh học, Hóa học ...
Buổi ngoại khoá tuyên truyền giữ gìn vệ sinh môi trường
- Giáo viên bộ môn lồng ghép các nội dung giáo dục giữ gìn vệ sinh cho học sinh vào tiết dạy nhằm nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, vệ sinh nơi các em đang sống và học tập thông qua hình ảnh, video, các hoạt động ngoại khóa, các phương tiện hỗ trợ dạy học từ đó giúp các em thấy được ý nghĩa của việc giáo dục giữ gìn vệ sinh môi trường sống nơi công cộng và khu dân cư.
- Phát động các phong trào các phần việc cụ thể như:
+ Trồng và chăm sóc bồn hoa cây cảnh, vườn cây thuốc Nam.. 
Cây cảnh và hoa không thể thiếu ở sân trường vừa làm đẹp cho trường lớp, vừa tạo bóng mát cho các em sinh hoạt cộng đồng trong giờ ra chơi như chơi các trò chơi dân gian, ngồi ôn bài theo nhóm,... vừa điều hòa khí hậu với một số lượng khá đông học sinh. Vì thế việc trồng bảo vệ và chăm sóc cây xanh là một việc làm rất cần thiết trong nhà trường.
Hình ảnh học sinh chăm sóc vườn cây thuốc nam và cây cảnh
Trước mỗi phòng học có 2 bồn hoa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tổng phụ trách Đội phân công cho trực nhật của từng buổi có trách nhiệm chăm tưới. Ngoài ra còn phải nhổ cỏ, xáo cỏ, bón phân, tưới cho các cây xanh lấy bóng mát và cây cảnh và các loại cây thuốc trong vườn cây thuốc nam của nhà trường.
+ Phong trào xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp.
 Tập trung thực hiện các nội dung cụ thể sau:
 	* Trồng cây bóng mát: Thường xuyên chăm sóc cây: vun xới, cắt bớt những tán lớn tránh đổ ngã khi gió bão... (Bổ sung thêm một số cây mới như: phượng, bằng lăng, hay một số cây hao thân cỏ trên đường đi lối lại của khuôn viên sân trường....)
* Trồng thêm một số cây cảnh, hoa ở các bồn hoa trong khuôn viên trường.
* Trang trí bình hoa, cây cảnh, tranh, ảnh trong các lớp học.
* Xử lý rác thải: Trang bị thêm thùng rác có nắp đậy, để ở hành lang và sân trường với vị trí thuận lợi cho học sinh sử dụng. Tập kết rác thải về vị trí qui định của xã trong các ngày thu gom rác thải.
* Xử lý hệ thống cống rãnh, nước thải: Xử lý chống mùi hôi thối, không có hố nước đọng gây ô nhiễm và là nơi cho muỗi sinh sản.
 	* Giải quyết tốt khu vệ sinh: Nhà vệ sinh hố tiêu, hố tiểu đáp ứng đủ cho số lượng học sinh sử dụng, không có mùi hôi, thường xuyên quét dọn, dội nước.
* Đảm bảo bầu không khí trong lành không bị ô nhiễm trong sân trường, lớp học.
- Các giải pháp thực hiện:
+ Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường Xanh - Sạch - Đẹp: gồm GVCN Ban đại diện cha mẹ học sinh, Chi đoàn thanh niên, Tổng phụ trách Đội.
+ Triển khai thực hiện:
. Đối với học sinh: Học sinh phải có ý thức và hành động tự giác giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp và thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi. Học sinh từng em, từng nhóm được trực tiếp tham gia các việc làm cụ thể hằng ngày, hằng tuần về xây dựng lớp học, trường học của mình ngày càng xanh- sạch- đẹp hơn (trồng cây, chăm sóc cây, vệ sinh trường lớp). Trong năm học, các em tích cực tham gia một số hoạt động ngoại khóa của nhà trường để tạo ra các sản phẩm về giáo dục môi trường như bài viết, tranh vẽ, sưu tầm... Đồng thời tham gia một số cuộc thi tái chế rác thải thành các sản phẩm có ích và có giá trị.
. Đối với giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm : Tùy theo đối tượng học sinh từng lớp, giáo viên giúp học sinh hiểu rõ một số yêu cầu về xây dựng và giữ gìn trường học xanh- sạch- đẹp; thực hiện có hiệu quả việc khai thác nội dung kiến thức giáo dục môi trường thông qua các môn học trong chương trình giảng dạy. Ngoài kế hoạch của trường, giáo viên chủ động thực hiện các hoạt động Xanh - Sạch - Đẹp của lớp phụ trách, gương mẫu trước học sinh về việc giữ gìn bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp. Thường xuyên nhắc nhờ học sinh thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh trường lớp, nơi công cộng, tham gia tốt và đầy đủ các hoạt động xây dựng trường Xanh - Sạch - Đẹp. Tổ chức một số hoạt động nội khóa và ngoại khóa về giáo dục môi trường theo từng chủ đề cho học sinh. Giao trách nhiệm cụ thể cho các thành viên trong ban cán sự và mọi thành viên trong lớp về việc giữ gìn và chăm sóc cây xanh, bồn hoa, khuôn viên trường lớp. Thực hiện những cách đánh giá đo nghiệm như ảnh chụp, nhật ký để làm rõ sự thay đổi cảnh quan môi trường của nhà trường qua mỗi tháng, mỗi kỳ, hoặc năm học.
* Đoàn – Đội: Xây dựng kế hoạch, phối hợp tổ chức tuyên truyền về vệ sinh môi trường, trang trí lớp học, tổ chức trồng cây, hoa cảnh xung quanh sân trường. Phối hợp tổ chức các hoạt động ngoại khóa về môi trường như thi viết, vẽ về môi trường. Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động về môi trường do địa phương tổ chức.
Học sinh tham gia thi vẽ tranh về Bảo vệ môi trường nhân ngày thành lập Đoàn 26/3/2017.
c. Kiểm tra đánh giá.
 	- Cái không thể thiếu được trong mỗi kế hoạch hành động đó là phải có sự chỉ đạo kiểm tra đánh giá chặt chẽ việc thực hiện sau mỗi tuần, mỗi tháng, từ đó chúng ta thấy cái đã làm được và cái chưa làm được để rút kinh nghiệm. Từ đó chúng ta có sự khuyến khích động viên đến những cá nhân học sinh thực hiện tốt nội quy và có hình thức nhắc nhở, khiển trách đến những học sinh chưa thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Đối với giáo viên chủ nhiệm thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các bộ phận thực hiện kế hoạch. Có hình thức tuyên dương khen thưởng cá nhân, hoặc tổ có ý thức cao và làm việc có hiệu quả trong công việc chung của lớp và phần việc của cá nhân được giao. Đồng thời phê bình, khiển trách đối với những học sinh chưa có ý thức cao trong công tác giữ gìn vệ sinh môi trường. Từ đó điều chỉnh phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Tổng phụ trách Đội thành lập đoàn kiểm tra của Liên đội để kiểm tra việc thực hiện quy định của các lớp, đánh giá tổng kết sau mỗi tuần thực hiện và đưa vấn đề này vào xếp loại thi đua của mỗi lớp. Nếu trong lớp có bạn không thực hiện tốt quy định về giữ gìn vệ sinh thì hạ loại của lớp đó. Cá nhân nhiều lần không thực hiện tốt giữ gìn vệ sinh thì bị nêu dưới cờ. Tuyên dương những học sinh có ý thức tốt trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Một tập thể có nhiều cá nhân có ý thức tốt trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường thì sẽ tuyên dương kịp thời.
4

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_phoi_hop_giua_cong_tac_chu_nhiem_voi_c.doc