SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi và làm bài thi môn lịch sử

SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi và làm bài thi môn lịch sử

 Môn lịch sử có vai trò quan trọng trong việc hình thành, giáo dục cho các em lòng yêu nước, tự hào dân tộc, biết phát huy, giữ gìn truyền thống tốt đẹp ông cha. Hay nói cách khác môn Lịch sử góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh, đào tạo ra con người phát triển toàn diện cả đức lẫn tài. Nên việc nâng cao hiệu quả dạy và học Lịch sử là một nhiệm vụ cần thiết trong giai đoạn đất nước hội nhập như hiện nay.

 Đặc biệt Năm học 2016- 2017 Bộ giáo dục Đào tạo đã thay đổi hình thức thi trắc nghiệm đối với kì thi THPT quốc gia . Mặc dù đã làm quen với hình thức thi trắc nghiệm qua các kì thi học kì, song sự thay đổi của một kì thi quan trọng cũng làm cho các em gặp không ít khó khăn. Nên cách học và dạy cũng có sự thay đổi sao cho phù hợp nhất để đạt kết quả thi cao nhất. Trước đây làm bài thi tự luận giáo viên giảng dạy chuyên sâu vào một số vấn đề. Còn với hình thức thi trắc nghiệm yêu cầu học sinh hiểu sâu kiến thức để làm bài, mà đòi hỏi người học sinh học đều nắm khái quát toàn bộ kiến thức, cùng với đó giáo viên phải rèn luyện cho học sinh nhiều kĩ năng tư duy vận dụng nhanh. Các đề thi minh họa của Bộ Giáo dục đào tạo công bố cho thấy đề thi không chỉ nhận biết nội dụng sự kiện, mốc thời gian.Mà học sinh phải biết xâu chuỗi nội dung sự kiện, khái quát đánh giá so sánh các sự kiện và cả một giai đoạn lịch sử, cộng với hiểu biết thực tế để làm bài thi.

 Vì vậy để học sinh ôn tập tốt và thi đạt kết qủa tốt tôi xin giới thiệu với đồng nghiệp “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi và làm bài thi môn lịch sử” Trong quá trình thực hiện chắc không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các thấy cô và hội đồng khoa học các cấp đóng góp

doc 13 trang thuychi01 27141
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi và làm bài thi môn lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1.MỞ ĐẦU 
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................................2
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU...............................................................................2
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................................................2
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN................................................................................................3
2.2 THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI...................................3
2.3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÔN TẬP VÀ LÀM BÀI THI....................................................................................................................4 2.4 HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN.................................................................................11
3.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 KẾT LUẬN.......................................................................................................12
3.2 KIẾN NGHỊ......................................................................................................12
1. MỞ ĐẦU
 1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Môn lịch sử có vai trò quan trọng trong việc hình thành, giáo dục cho các em lòng yêu nước, tự hào dân tộc, biết phát huy, giữ gìn truyền thống tốt đẹp ông cha. Hay nói cách khác môn Lịch sử góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh, đào tạo ra con người phát triển toàn diện cả đức lẫn tài. Nên việc nâng cao hiệu quả dạy và học Lịch sử là một nhiệm vụ cần thiết trong giai đoạn đất nước hội nhập như hiện nay.
 Đặc biệt Năm học 2016- 2017 Bộ giáo dục Đào tạo đã thay đổi hình thức thi trắc nghiệm đối với kì thi THPT quốc gia . Mặc dù đã làm quen với hình thức thi trắc nghiệm qua các kì thi học kì, song sự thay đổi của một kì thi quan trọng cũng làm cho các em gặp không ít khó khăn. Nên cách học và dạy cũng có sự thay đổi sao cho phù hợp nhất để đạt kết quả thi cao nhất. Trước đây làm bài thi tự luận giáo viên giảng dạy chuyên sâu vào một số vấn đề. Còn với hình thức thi trắc nghiệm yêu cầu học sinh hiểu sâu kiến thức để làm bài, mà đòi hỏi người học sinh học đều nắm khái quát toàn bộ kiến thức, cùng với đó giáo viên phải rèn luyện cho học sinh nhiều kĩ năng tư duy vận dụng nhanh. Các đề thi minh họa của Bộ Giáo dục đào tạo công bố cho thấy đề thi không chỉ nhận biết nội dụng sự kiện, mốc thời gian...Mà học sinh phải biết xâu chuỗi nội dung sự kiện, khái quát đánh giá so sánh các sự kiện và cả một giai đoạn lịch sử, cộng với hiểu biết thực tế để làm bài thi. 
 Vì vậy để học sinh ôn tập tốt và thi đạt kết qủa tốt tôi xin giới thiệu với đồng nghiệp “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi và làm bài thi môn lịch sử” Trong quá trình thực hiện chắc không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các thấy cô và hội đồng khoa học các cấp đóng góp ý kiến để đề tài thêm phong phú và có hiệu quả cao.
 1. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊNCỨU.
 Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học. Năm học 2016- 2017 bộ giáo dục đào tào thay đổi hình thức thi trắc nghiệm nên các em có nhiều bỡ ngỡ khi tìm ra phương pháp học phù hợp để lĩnh hội kiến thức nhiều nhất phục vụ cho kì thi sắp tới. Đây cũng là công tác góp phần khẳng định chất lượng giáo dục, vị thế uy tín của giáo viên và nhà trường. Trong quá trình thực tiễn giảng dạy ôn thi cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Trần Phú. Tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp và kĩ năng nhằm nâng cao chất lượng ôn tập và làm bài thi trắc nghiệm đạt điểm cao. 
 1. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Đưa ra những giải pháp cụ thể để ôn tập và các kĩ năng làm bài thi môn sử học sinh THPT quốc gia lớp 12 năm học 2017.
1. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Gồm các phương pháp sau.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Là phương pháp tổng kết những kết quả đạt được trong công tác ôn tập và làm bài thi để đưa ra những nhận xét đúng đắn.
 Phương pháp thực nghiệm: là phương pháp mà giáo viên chủ động đưa ra biện pháp tích cực nhằm giúp học sinh ôn tập có chất lượng 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN. Môn sử có vai trò quan trọng trong việc hình thành giáo dục nhân các bồi dưỡng lòng yêu nước cho học sinh. Song những năm gần đây chất lượng dạy- học môn Sử có sa sút được biểu hiện học sinh thi điểm không cao. Hiện nay các em không còn ham thích môn lịch sử vì các em phải nhớ quá nhiều sự kiện, nhân vật lịch sử một cách chính xác. Việc học sinh chán học môn lịch sử nói trên không phải do bộ môn lịch sử mà chính do phương pháp dạy học chưa đáp ứng nhu cầu dạy học hay người dạy chưa gây hứng thú học. Hiện nay đa số các giáo viên cố gắng đổi mới phương pháp dạy học, song khi lên lớp hầu hết giáo viên chỉ giảng dạy kiến thức trong sách giáo khoa nên học sinh nhàm chán, nên học sinh nói chuyện riêng hoặc làm bài môn khác Vì thế kết quả thi không cao. Để năng cao chất lượng dạy- học ôn thi cho học sinh yêu cầu giáo viên phải lựa chọn phương pháp ôn tập tối ưu và truyền đạt kĩ năng làm bài thi cho học sinh.
 2. 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.
- Thuận lợi. Tôi thường xuyên được ôn thi cho học sinh tốt nghiệp nên có kinh nghiệm ôn tập cho học sinh và rất yêu nghề. Đồng thời ban giám hiệu nhà trường quan tâm định hướng các môn thi cho học sinh cũng như quan tâm đề cao đến chất lượng ôn thi. Các em học sinh cũng lo lắng, chăm chỉ học tập khi đã chọn tổ hợp môn xã hội và đầu tư tài liệu tham khảo.
- Khó khăn. Vì trường tôi mới thành lập nên chất lượng đầu vào của học sinh không được cao như các trường đã có truyền thống lâu năm. Nên việc dạy học cũng như ôn thi gặp nhiều khó khăn. Do đó giáo viên giảng dạy cũng có biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy. 
- Trực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp nâng cao chất lượng ôn tập và làm bài thi.
 Qua bài khảo sát kì thi THPT quốc gia học sinh thường gặp hạn chế:
 Do chưa chăm học nên nhiều học sinh không nắm được kiến thức cơ bản do đó câu hỏi nhận biết không làm được.
 Nhiều em chăm học, học thuộc bài nhưng điểm không cao số điểm khá giỏi ít vì học sinh đọc không kĩ đề hoặc không tìm ra được từ khóa của bài. Cũng là nội dung:
 Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ hai. 
Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản
Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với Pháp và tay sai phản động
Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với Pháp, giữa địa chủ với nông dân.
Câu trả lời C. nhưng nhiều em nhầm là D vì không tìm từ chìa khóa mâu thuẫn “ cơ bản”
 Khả năng vận dụng liên hệ thực tiễn với các thời sự nóng chưa tốt.
Khi hỏi: Ý nào được coi là thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các quốc gia trên thế giới?
Sự ra đời của các tổ chức liên kinh tế, thương mại, tài chính ở các khu vực trên thế giới.
Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
Các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài.
Sự xung đột và giao thoa giữa các nền văn hóa trên thế giới.
Câu trả lời C. nhưng nhiều em chọn A và B
Hoặc Một trong những “di chứng” của chiến tranh lạnh là:
Sự bùng nổ xung đột do tranh chấp lãnh thổ.
Cuộc chạy đau vũ trang giữa các cường quốc.
Khả năng đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc..
Tình trạng gia tăng xu thế li khai ở nhiều nước.
Đáp án A. 
 Nguyên nhân của tình trạng này một phần do học sinh chưa chăm, chưa nắm được kiến thức cơ bản, chưa biết kĩ năng làm bài. Mặt khác xuất phát từ phương pháp ôn tập của giáo viên còn hạn chế ôm đồm kiến thức, chưa phân biệt được đối tượng học sinh trong qúa trình ôn, kiến thức ôn còn rời rạc, liên hệ khai thác kiến thức đề theo cấu trúc còn ít
 2.3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÔN THI VÀ LÀM BÀI THI.
 Từ thực trạng trên cá nhân tôi đưa ra các giải pháp khắc phục hạn chế, nâng cao chất lượng ôn thi môn lịch sử trong kì thi THPT quốc gia. Trên cơ sở cấu trúc đề thi, đề thi minh họa của Bộ Giáo dục đào tạo để xây dựng kế hoạch ôn tập cụ thể cho từng bài, từng chuyên đề, chủ đề.
 Đối với giáo viên: 
 Giáo viên phải chuẩn bị giáo án tốt. Muốn có giáo án tốt trước hết giáo viên phải dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Câu hỏi đặt ra có tính lôgích, phải khơi dậy trước tư duy sáng tạo học sinh. Sau mỗi bài mỗi chương mỗi giai đoạn lịch sử giáo viên phải củng cố kiến thức cơ bản bằng các câu hỏi trắc nghiệm học sinh chủ động nắm bắt kiên thức vì kiến thức cơ bản không chỉ là những sự kiện đơn lẻ mà bao gồm các hệ thống những hiểu biết cần thiết về sự kiện cụ thể, niên đại, quy luật...Với những bài tập tắc nghiệm như vậy học sinh sẽ hiểu và xâu chuỗi khái khoát từng giai đoạn lịch sử .
 Ví dụ sau khi học xong thời kì cách mạng 1930- 1931 và 1936- 1939 giáo viên cho câu hỏi:
 Điểm khác trong việc xác định nhiệm vụ trước mắt thời kì 1936- 1939 so với thời kì 1930- 1931 là:
Chống đế quốc, phản động tay sai.
Chống chế độ phản động tay sai và thuộc địa.
Chống đế quốc chống phong kiến 
Chống chế độ phản động thuộc địa chống phát xít chống chiến tranh.
 Đáp án đúng: D
Hoặc Một điểm khác trong chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh so chiến lược chiến tranh đặc biệt là gì?
Âm mưu lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.
Âm mưu dùng người Việt đánh người Việt
Âm mưu dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.
Âm mưu thay đổi màu da trên xác chết.
Đáp án đúng C.
 Để gây hứng thú, nhớ được lâu khi dạy bài mới hoặc làm bài tập theo chuyên đề giáo viên xem thêm tư liệu tham khảo, tài liệu đao trên mạng và biến kiến thức đó thành của mình truyền đạt cho học sinh hoặc cho học sinh xem phim tư liệu, chứ chỉ nói lại sách giáo khoa thì học sinh sẽ nhàm chán, thờ ở, không hứng thú
 Ví dụ: khi giảng về Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ( Lịch sử 12). Hoặc khi dạy về Miền Bắc làm nhiệm vụ chi viện cho miền Nam, bằng hai con đường bộ và đường trên biển. Giáo viên nên cung cấp cho học sinh về con đường huyền thoại- Đường Hồ Chí Minh. Giáo viên đặt ra câu hỏi gây hứng thú cho học sinh Đường Hồ Chí Minh được thành lập khi nào, Mười năm sau địch mới phát hiện ra tại sao như vậy, Tại sao gọi là “ tàu không số” chắc chắn học sinh sẽ nhớ lâu và làm bài tập trắc nghiệm kết quả cao hơn. 
 Giáo viên rèn luyện cho học sinh kĩ năng ôn kiến thức cơ bản bằng sơ đồ tư duy, hoặc lập bảng thống kê hệ thống kiến thức. Đây là hai biện biện pháp được sử dụng nhiều nhất trong quá trình ôn tập. Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy dựa trên nguyên lí “cây” đến “cành” đến “nhánh”. Từ ý lớn đến ý nhỏ theo phương pháp miến dịch, luận điểm luận cứ. 
 Để hệ thống hóa kiến thức ghi nhớ sự kiện hiệu quả hơn. Trong quá trình giảng dạy tùy vào từng bài từng giai đoạn lịch sử giáo viên định hướng học sinh lập bảng thống kê học sinh sẽ khái quát tổng hợp so sánh được được các giai đoạn lịch sử. 
 Ví dụ Hoàn thành bảng kê theo mẫu 
Nội dung 
Chiến lược chiến tranh đặc biệt( 1961- 1965)
Chiến lược chiến tranh cục bộ(1965- 1968)
Chiến lược Việt Nam hóa ( 1969- 1972)
1. Giống nhau
2. Khác nhau
a. Lực lượng
b. Quy mô
 Với bảng thống kê học sinh sẽ nắm được kiến thức cơ bản của giai đoạn lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ ở Miền Nam 1960- 1972.Và đã trả lời khá nhiều câu hỏi trắc nghiệm đưa ra. Như vậy các em sẽ thấy bài học trở nên ngắn gọn, súc tích dễ nhớ dễ hiểu.
 Nội dung 
Chiến lược chiến tranh đặc biệt( 1961- 1965)
Chiến lược chiến tranh cục bộ(1965- 1968)
Chiến lược Việt Nam
 hóa ( 1969- 1972)
1. Giống nhau
Đều là hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới.
2. Khác nhau
a. Lực lượng
 Quân đội Sài Gòn, do cố vấn Mĩ chỉ huy
Quân Mỹ, quân đồng minh, quân đội Sài Gòn
Quân đội Sài Gòn, do 
cố vấn Mĩ chỉ huy
b. Quy mô
Được thực hiện ở Miền Nam
Được thực hiện ở Miền Nam, phá hoại miền Bắc lần thứ nhất
Được thực hiện ở 
Miền Nam, phá 
hoại miền Bắc lần 
thứ hai, xâm lược ở
 Đông Dương
 Giáo viên không ngừng trao đổi chuyên môn phương pháp giảng dạy ôn tập cho từng đối tượng học sinh. Xây dựng chương trình nội dung ôn tập. Tăng cường kiểm tra đánh giá có học, có kiểm tra thường xuyên mới biết được học sinh nắm được kiến thức đến đâu, lỗ hổng ở chỗ nào để bồi dưỡng tiếp. Sau mỗi một tháng ôn tập giáo viên cho học sinh làm một bài kiểm tra.
 Tôi đã biên soạn câu hỏi theo bài, từng giai đoạn lịch sử. Yêu cầu câu hỏi đưa ra đã đánh giá nội dung quan trọng của bài. Bên cạnh đó câu hỏi theo cấu trúc nhận biết, thông hiểu vận dụng, theo ma trận của Bộ. Số lượng kiến thức lịch sử thế giới khoảng 30%, lịch sử Việt Nam 60% . Mức độ phân bố câu hỏi từ nhận thức đến thông hiểu vận dụng, vận dụng cao sẽ giao động là 60%, 20%, 10%, 10%.
 Dạng nhận biết đơn giản mang tính chất tái hiện kiến thức lịch sử về sự kiện, nội dung sự kiện, nhân vật, địa danh lịch sử.Ví dụ Sau khi về nước( 1941) Nguyễn Ái Quốc đã chọn nơi nào để xây dựng căn cứ địa cách mạng? 
A. Bắc Sơn Võ Nhai
B. Cao bằng
C. Tân Trào Tuyên Quang
D. Thái Nguyên
Đáp án đúng: C
 Bản chỉ thị Nhật Pháp Bắn nhau và hành động của chúng ta của Ban Thường Vụ Trung Ương Đảng đã xác định hình thức đấu tranh cách mạng là:
 A. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.
 B. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
C. Từ bất hợp tác, bãi công bãi thị, đến biểu tình thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến.
D. Chuyển sang thời kì khởi nghĩa từng phần giành chính quyền từng bộ phận.
Đáp án đúng D.
 Dạng câu hỏi theo cấp độ thông hiểu. Là những yêu cầu học sinh lí giải phân tích chứng minh được các vấn đề lịch sử dùng để đánh giá học sinh ở mức độ cao hơn. Ví dụ: Nguyên nhân quyết đinh bùng nổ phong trào 1930- 1931 là:
A. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933.
B. Đảng ra đời đã lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng.
C. Sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái Pháp tiến hành đàn áp dã man.
D. Do mâu thuân xã hội trở nên sâu sắc.
 Dạng câu hỏi vận dụng. ( Bao gồm vận dụng thấp và cao) Là những câu hỏi yêu cầu học sinh phải đưa ra những nhận xét đánh giá vận dụng được kiên thức đã học để giải quyết một vấn đề thực tiễn đặt ra. Đây là nhóm câu hỏi khó nhất phân loại phân hóa học sinh cao nhất. 
Ví dụ Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt nam là:
Tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
Truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin về nước.
Chuẩn bị về chính trị tư tưởng tổ chức cho việc thành lập Đảng.
Sáng lập ra Đảng ta.
Đáp án đúng là A.
 Sự kiện nào mở ra chương mới trong chính sách đa phương hóa đa dạng hóa quan hệ đối ngoại với Việt Nam?
A. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc 1977
B. Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN.
C. Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN 1995.
D. Việt Nam tham gia vào hội đồng tương trợ kinh tế SEV
Đáp án đúng: A 
 Trong các buổi ôn thi sau khi hệ thống kiến thức cho học sinh, tôi cho học sinh tự làm đề sau đó giáo viên chữa đề và giải thích chi tiết tại sao em chọn phương án đó. Giải thích được tại sao chọn phương án đó cũng là cách củng cố lại kiến thức giúp các em hiểu bản chất sự kiện và cũng là cách để rèn luyện kĩ năng làm bài. 
 Tăng cường các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất. Thực tế ở trường giáo viên môn sử phối hợp với đoàn trường tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Đảng Bác Hồ, Hàng tháng các lớp tổ chức trò chơi lịch sử giữa các tổ với nhau vào tiết sinh hoạt cuối tuần để các em biết thêm về các nhân vật sự kiện lịch sử
 Đối với học sinh.
 Để làm bài thi tốt trước hết các em cần nắm chắc được kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa theo chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình giảm tải của bộ.Từ lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến 2000 và lịch sử Việt Nam từ 1919- 2000. Cách học và kiểm tra hiện nay không chú trọng vào nhớ các sự kiện con số. Từ chỗ dạy học trọng tâm trọng điểm, sang học rộng, học chắc chắc chắn, học để hiểu và nắm đúng bản chất của sự kiện hiện tượng và cần kĩ năng so sánh tổng hợp khái quát tư duy suy luận. Tất cả những kiến thức cốt lõi nhất nổi bật nhất đều nằm ở bài tổng kết. Hay nói cách khác học sinh phải tự chiếm lĩnh kiến thức. Để nhớ lâu được kiến thức các em phải hệ thống kiến thức theo từng bài từng chương và từng giai đoạn lịch sử để so sánh phân tích các sự kiện lịch sử. Ví dụ lịch sử thế giới các em ôn theo từng chuyên đề với 6 nội dung. Trật tự thế giới hai cực Ianta; Sự hình thành phát triển khủng hoảng sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa của Liên Xô- Đông Âu; Phong trào giải phóng dân tộc ở Á- Phi- Mĩlatinh; những chuyển biến quan trọng trong phong trào giải phóng dan tộc sau chiến tranh ; Mở rộng và đa dạng hóa quan hệ quốc tế nửa sau thế kỉ XX, Sự bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ. Lích sử Việt Nam giáo viên hướng dẫn các em học theo từng giai đoạn lịch sử (từ 1919 đến 1930, 1930 đến 1945, 1945 đến 1954, 1954 đến 1975, từ 1975 đến 2000). Mỗi một sự kiện mở đầu của mỗi giai đoạn đều được bắt đầu bằng một sự kiện lớn đánh dấu một thời kì phát triển của dân tộc trong hoàn cảnh lịch sử khác nhau. 
 Ví dụ Khi học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954- 1975 phải nắm được nội dung nhiệm vụ cách mạng Miền Nam là chống đế quốc Mĩ tay sai hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, nhiệm vụ cách mạng cả nước. Trong giai đoạn đó nhiệm vụ, chủ trương đó có sự thay đổi do hoàn cảnh lịch
 Hướng dẫn các em học tập qua nhiều nguồn thông tin khác nhau. Trong xu thế quốc tế hóa nền kinh tế phát triển thông tin bùng nổ nhiều là điều kiện để các em học tập. Học tập qua báo, đài, vô tuyến... là nguồn thông tin bổ ích. Nhiều chương trình viết về lịch sử, chương trình nghiên cứu về một vấn đề lịch sử như: Phim tư liệu về cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh, Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Pari 1973...giúp các em có biểu tượng dẽ dàng và nhớ lâu. Chú ý đối các em khi sử dụng nguồn tư liệu cần phân tích chọn lọc vì có thể có hư cấu về mặt nghệ thuật. Đây là nguồn tài liệu rất bổ ích cho học sinh.
 Làm đề trắc nghiệm ở nhà cũng là cách để tích lũy kiến thức cho mình đồng thời tập làm quen các dạng câu hỏi giúp các em chuẩn bị tâm lí tinh thần vững vàng và tự tin khi bước vào phòng thi. Sau mỗi buổi học tôi giao bài tập trắc nghiệm trong bộ đề để phát triển khả năng thực hành hoạt động thực tiễn cho học sinh. Đây là cách các em không những chủ động nắm bắt kiến thức mà còn cụ thể hóa so sánh phân tích khái khái quát được sự kiện . Để học sinh nắm được kiến thức chuẩn, có hiệu quả tôi đã hướng dẫn học sinh mua các bộ đề của nhà xuất bản có uy tín vì các bộ đề đó được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức kĩ năng và kiểm tra học sinh làm bài tập ở nhà.
 Để bài tập thực hành đạt kết quả cao tôi giúp học sinh nhận biết để định hướng cách giải quyết, xác định các cụm từ “chìa khóa”, thể hiện kiến thức chốt ở một số nội dung. Điểm mấu chốt của vấn đề và đáp án sẽ nằm ở từ chìa khóa đó. Đây là cách để trả lời câu hỏi nhanh nhất và tránh lạc đề.
 Hoặc Nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng nước ta sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
A.Chống đế quốc
B. Chống phong kiến
C. Chống đế quốc Pháp và bọn tay sai phản động.
D. Chống đế quốc Pháp và phong kiến.
Đáp án là C. Cụm từ chìa khóa nằm ở nhiệm vụ “ Chủ yếu"
Ví dụ: Sau cách mạng Tháng Tám để giải quyết căn bản nạn đói Chủ Tịch Hồ Chí Minh kêu gọi:
A Tấc đất tấc vàng
B. Không một tấc đất bỏ hoang 
C. Ngày đồng tâm 
D. Tăng gia sản xuất.
 Đáp án .D
Cụm từ chìa khóa trong câu hỏi này là “ Giải quyết căn bản nạn đói”
 Thay đổi về cách học và cách giải. Trước đây các em phải nắm chắc kiến thức và trình bày các bước theo đúng trình tự thì bây giờ kiến thức rộng hơn, và giải nhanh hơn. Trước đây phương pháp chậm chắc thì bây giờ đổi chậm sang nhanh giải nhanh là chìa khóa để được điểm cao. Sự kiện lịch sử “không đứng một mình” do đó nhất thiết phải dùng phương pháp suy luận kết nối các sự kiện có liên quan và đặc biệt phải liên hệ với thực tiễn hiện nay, nên yêu cầu các em phải tư duy sáng tạo chủ động tìm các tài liệu có tính chất thời sự nóng. 
 Phân bố thời gian hợp lí và không bỏ trống đáp án. 
 Đầu tiên các em phải đọc hết một lượt câu nào biết thì khoanh trước câu khó làm sau vì các câu hỏi biểu điểm bằng nhau, nhưng câu hỏi có ba cấp độ từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng. Chú ý có những câu hỏi có tới Hai đến ba phương án đú

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_on_thi_va_lam_b.doc