SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục tại trường THCS Đông Nam, huyện Đông Sơn

SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục tại trường THCS Đông Nam, huyện Đông Sơn

Trong những năm qua công tác xã hội hóa giáo dục của Trường THCS

Đông Nam đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên trong quá trình thực

hiện, vẫn còn bộc lộ những hạn chế. Năm 2016, Uỷ ban nhân dân; Phòng

GD&ĐT huyện Đông Sơn giao nhiệm vụ cho xã Đông Nam và nhà trường xây

dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Với nguồn ngân sách địa phương, sự hỗ

trợ của Huyện và phần đóng góp của nhân dân, nhà trường đã được đầu tư xây

dựng: Khu nhà hiệu bộ và phòng học bộ môn; Khu nhà vệ sinh của học sinh; Cải

tạo khu phòng học 2 tầng cũ và các trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy

theo hướng chuẩn quốc gia. Phần việc còn lại của nhà trường là cải tạo cảnh

quan khuôn viên phù hợp với cảnh quan tổng thể đã quy hoạch. Để làm được

điều này thì việc huy động sự ủng hộ của các lực lượng xã hội là rất quan trọng

và cần thiết. Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường hiệu

quả công tác xã hội hoá giáo dục góp phần xây dựng nhà trường đạt danh hiệu

trường đạt chuẩn quốc gia là nhiệm vụ quan trọng của Hiệu trưởng. Do đó, đề

tài mà tôi lựa chọn là “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã

hội hóa giáo dục tại trường THCS Đông Nam, huyện Đông Sơn”

pdf 13 trang thuychi01 6871
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục tại trường THCS Đông Nam, huyện Đông Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
 MỤC LỤC 
Nội dung Trang 
A. MỞ ĐẦU 2 
I. Lí do chọn đề tài 2 
II. Mục đích nghiên cứu 2 
III. Đối tượng nghiên cứu 2 
IV. Phương pháp nghiên cứu 3 
V. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 3 
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 4 
I. Cơ sở lí luận 4 
II. Thực trạng vấn đề 4 
III. Các giải pháp 5 
1. Nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu 5 
2. Làm tốt công tác tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền 5 
3. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động 6 
4. Thực hiện dân chủ, công khai tài chính 9 
5. Đúc rút kinh nghiệm và công tác tri ân 10 
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 12 
1. Đối với hoạt động giáo dục 12 
2. Đối với bản thân 13 
3. Đối với đồng nghiệp 14 
4. Đối với nhà trường 14 
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 15 
I. Kết luận 15 
II. Kiến nghị 15 
2 
A. MỞ ĐẦU 
 I. Lí do chọn đề tài 
Trong những năm qua công tác xã hội hóa giáo dục của Trường THCS 
Đông Nam đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên trong quá trình thực 
hiện, vẫn còn bộc lộ những hạn chế. Năm 2016, Uỷ ban nhân dân; Phòng 
GD&ĐT huyện Đông Sơn giao nhiệm vụ cho xã Đông Nam và nhà trường xây 
dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Với nguồn ngân sách địa phương, sự hỗ 
trợ của Huyện và phần đóng góp của nhân dân, nhà trường đã được đầu tư xây 
dựng: Khu nhà hiệu bộ và phòng học bộ môn; Khu nhà vệ sinh của học sinh; Cải 
tạo khu phòng học 2 tầng cũ và các trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy 
theo hướng chuẩn quốc gia. Phần việc còn lại của nhà trường là cải tạo cảnh 
quan khuôn viên phù hợp với cảnh quan tổng thể đã quy hoạch. Để làm được 
điều này thì việc huy động sự ủng hộ của các lực lượng xã hội là rất quan trọng 
và cần thiết. Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường hiệu 
quả công tác xã hội hoá giáo dục góp phần xây dựng nhà trường đạt danh hiệu 
trường đạt chuẩn quốc gia là nhiệm vụ quan trọng của Hiệu trưởng. Do đó, đề 
tài mà tôi lựa chọn là “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã 
hội hóa giáo dục tại trường THCS Đông Nam, huyện Đông Sơn” 
Chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, song trước yêu cầu cấp 
thiết của sự nghiệp phát triển giáo dục địa phương trong giai đoạn mới, bản thân 
đã lựa chọn, tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu, vận dụng vấn đề xã hội hoá giáo 
dục vào thực tiễn trường THCS Đông Nam, huy động nguồn vốn để cải tạo cảnh 
quan khuôn viên nhà trường theo hướng đồng bộ hoá, chuẩn hoá. 
II. Mục đích nghiên cứu 
Đề tài nhằm góp phần tiếp tục củng cố và nâng cao nhận thức của các lực 
lượng xã hội và cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường về sự cần thiết và tính 
hiệu quả của công tác xã hội hóa giáo dục, để giải pháp này tiếp tục được triển 
khai với những cách làm phong phú và đa dạng phù hợp sự phát triển, đáp ứng 
nhu cầu trong giai đoạn mới, từ đó giải quyết các vấn đề cụ thể trong công tác 
giáo dục, khắc phục một số khó khăn lớn, tạo điều kịên cơ bản, cần thiết để làm 
giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân 
lực, bồi dưỡng nhân tài. 
III. Đối tượng nghiên cứu 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục tại 
trường THCS Đông Nam, huyện Đông Sơn. 
3 
IV. Phương pháp nghiên cứu 
1. Phương pháp điều tra 
- Nghiên cứu kế hoạch XHH giáo dục của nhà trường hàng năm. 
- Điều tra, lập biểu mẫu. 
- Tiến hành đàm thoại, lấy ý kiến CBGV. 
2. Phương pháp thống kê 
 Căn cứ vào số liệu thống kê hàng năm của nhà trường. 
3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 
 Thông qua kết quả sáng kiến kinh nghiệm; báo cáo tổng kết quá trình thực hiện. 
V. Những điểm mới của SKKN 
Công tác xã hội hóa giáo dục là việc làm thường niên của các nhà trường. 
Tuy nhiên, tùy vào điều kiện thực tế của địa phương và nhà trường mà chúng ta 
có các giải pháp và đối tượng huy động khác nhau. Qua kinh nghiệm của các 
nhà trường thì đối tượng huy động thường là phụ huynh học sinh, các tổ chức, 
cá nhân, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn của địa phương. Điểm mới của 
SKKN này là: Ngoài các đối tượng huy động nêu trên thì nhà trường đặc biệt 
chú trọng đến đối tượng cựu học sinh của nhà trường qua các thế hệ. Có thể 
nói đây là một lực lượng tương đối rộng của mỗi địa phương, đặc biệt là những 
trường được thành lập lâu năm. Hầu hết những người con tiêu biểu thành đạt 
đều được học dưới mái trường THCS của địa phương (Kể cả những người con 
của địa phương làm việc và sinh sống ở nơi khác trong cả nước). Chúng ta đã 
biết, đối với các trường THPT thì đây là đối tượng huy động có hiệu quả rõ nét. 
Tuy nhiên, đối với các trường THCS trên địa bàn huyện Đông Sơn, thì chưa có 
nhà trường nào triển khai vận động đối tượng này. Qua thực tế triển khai áp 
dụng, nhà trường đã thu được những kết quả đáng phấn khởi. 
4 
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: Giáo dục là sự nghiệp của 
quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan 
hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học 
trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành 
thắng lợi nhiệm vụ đó [1]. Đối với nhà trường Người yêu cầu: “Trường học phải 
liện hệ chặt chẽ với gia đình, với xã hội”, Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền và 
các đoàn thể Người nhắc nhở: “Các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, các cơ quan 
chính quyền và các cấp uỷ Đảng phải thật sự quan tâm đến nhà trường, đến việc 
học tập của con em mình hơn nữa”. Đồng thời Người cũng luôn kêu gọi đồng 
bào đóng góp công sức của mình cho việc xây dựng trường học: “Từ trước đến 
nay, đồng bào ta đã hết lòng giúp đỡ công việc giáo dục. Tôi mong rằng từ nay 
về sau, đồng bào sẽ cố gắng giúp đỡ nhiều hơn nữa cho trường học” [2]. 
Xã hội hoá giáo dục tạo ra nhiều nguồn để làm giáo dục, mở ra một con 
đường để chúng ta làm giáo dục không thuần tuý ở trong nhà trường, phá thế 
đơn độc của nhà trường, thực hiện việc kết hợp giáo dục trong và ngoài nhà 
trường, kết hợp các lực lượng giáo dục: Nhà trường- Gia đình- Xã hội, tạo ra 
môi trường giáo dục tốt, thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. 
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
Trong những năm qua nhà trường cũng đã triển khai công tác xã hội hóa 
giáo dục và đã thu được hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, do chủ yếu huy động đối 
tượng là PHHS, nên cơ sở vật chất và cảnh quan khuôn viên của nhà trường 
chưa đảm bảo tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn Quốc gia. Khi đó, nhà trường còn 
thiếu các phòng học bộ môn, các phòng chức năng ..., cảnh quan khuôn viên của 
nhà trường chưa được quy hoạch, cải tạo đáp ứng yêu cầu về “Trường học thân 
thiện”, trường chuẩn Quốc gia. 
5 
Hình ảnh sân trường trước khi áp dụng sáng kiến 
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
1. Nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu 
1.1. Mục tiêu của giải pháp 
Giải pháp nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. 
1.2. Nội dung 
Hiện nay, Phòng GD&ĐT huyện Đông Sơn đang thực hiện việc đánh giá, 
xếp loại CBQL các nhà trường dựa vào kết quả xếp hạng của nhà trường trong 
năm học, nhằm nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, tạo động lực 
6 
cho các nhà trường phát triển. 
Công tác XHH giáo dục có hiệu quả sẽ góp phần quan trọng trong việc 
nâng cao chất lượng giáo dục. Do đó, để nâng cao hiệu quả của công tác XHH 
giáo dục thì vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu là rất quan trọng, đòi hỏi 
phải có tầm nhìn chiến lược, dám nghĩ, dám làm và dám tự chịu trách nhiệm. 
1.3. Cách thức thực hiện 
Người đứng đầu phải nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, chính sách 
pháp luật của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của ngành. Bám sát vào 
nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao trong giai đoạn ngắn, trung và dài hạn để xây dựng 
kế hoạch phù hợp theo từng giai đoạn. Từ đó xác định rõ lộ trình và triển khai 
thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Đồng thời, thực hiện đúng bốn chức năng của 
nhà quản lý: Xây dựng kế hoạch – Tổ chức thực hiện – Chỉ đạo – Kiểm tra. 
2. Làm tốt công tác tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền 
2.1. Mục tiêu của giải pháp 
Giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của 
UBND cấp xã đối với sự nghiệp phát triển giáo dục của địa phương nói chung và 
của nhà trường nói riêng. 
2.2. Nội dung 
Hiệu trưởng cần nắm rõ chức năng của UBND cấp xã, đó là: Thực hiện xã 
hội hóa giáo dục; Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, vận động nhân dân 
chăm lo cho giáo dục, phối hợp với nhà trường chăm lo giáo dục con em thực 
hiện nếp sống văn hóa mới, tham gia bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, danh lam 
thắng cảnh, các công trình văn hóa, các công trình giành cho hoạt động học tập, 
vui chơi của học sinh; Huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục của xã [3]. 
2.3. Cách thức thực hiện 
Hiệu trưởng nhà trường xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm trong từng giai 
đoạn, từng năm học của nhà trường về xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm bổ 
sung trang thiết bị dạy học để xin chủ trương của lãnh đạo địa phương. Sau đó 
tiến hành xây dựng kế hoạch, lập dự toán cho từng hạng mục cụ thể và trình các 
cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong quá trình thực hiện, cần lưu ý một số vấn 
đề sau: 
Thứ nhất, ngoài việc xác định được nhu cầu của nhà trường, hiệu trưởng 
nhà trường cần phải nắm rõ tình hình ngân sách của địa phương, tình hình kinh 
tế của các đối tượng vận động, dự trù tương đối kinh phí vận động để xây dựng 
kế hoạch và lập dự toán sát với thực tế. Trên cơ sở đó, hiệu trưởng phải bảo vệ 
7 
được kế hoạch trước các cấp có thẩm quyền đảm bảo được việc “Tham mưu 
đúng và trúng”. 
Thứ hai, hiệu trưởng phải thường xuyên quan tâm đến các hoạt động của 
địa phương, tham gia đầy đủ các hoạt động của địa phương khi được mời hoặc 
triệu tập. Thường xuyên giữ mối quan hệ tốt với lãnh đạo địa phương, tránh tình 
trạng khi cần có công việc thì mới liên hệ. 
Thứ ba, hiệu trưởng phải có tính kiên trì, tham mưu một lần chưa được, hãy 
lặp lại nhiều lần. Trình bày với một đồng chí chủ chốt chưa xong, tìm gặp nhiều 
đồng chí trong cấp ủy, chính quyền để được tập thể lãnh đạo ủng hộ, đồng tình với 
kế hoạch của nhà trường. 
3. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động 
3.1. Mục tiêu của giải pháp 
Tiếp tục nâng cao nhận thức của các lực lượng xã hội về công tác xã hội 
hóa giáo dục nói chung và của địa phương nói riêng. Từ đó, để họ hiểu được và 
biết chung tay chia sẻ với địa phương và nhà trường. 
3.2. Nội dung 
Đây là giải pháp quan trọng có tính quyết định đến hiệu quả của quá trình 
huy động các nguồn lực. Do vậy, cần phải xác định các bước tiến hành phù hợp 
với điều kiện thực tế để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình thực hiện. 
3.3. Cách thức thực hiện 
Đối với cán bộ giáo viên, nhân viên và Hội CMHS nhà trường: Thông qua 
các buổi sinh hoạt chi bộ, hội đồng, chuyên môn nhà trường để thông báo rõ chủ 
trương mục đích huy động XHH, xây dựng nội dung cụ thể chi tiết cho giáo viên 
khi triển khai tới từng phụ huynh học sinh thông qua các buổi họp định kỳ trong 
năm, giáo viên lắng nghe phản hồi của phụ huynh học sinh, tổng hợp những ý 
kiến chung nhất để xây dựng kế hoạch thực hiện và sau đó thông báo lại cho 
Ban đại diện CMHS nhà trường để tạo được sự đồng thuận cao nhất. Công khai 
kịp thời các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường theo từng giai 
đoạn để tất cả tập thể sư phạm trong nhà trường đều được tham gia, góp ý và 
hiến kế hay cho nhà trường. 
Lựa chọn đối tượng huy động trọng tâm: Ngoài các đối tượng truyền thống 
là phụ huynh học sinh, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp ... Nhà trường tập 
trung huy động đối tượng là cựu học sinh của nhà trường qua các thế hệ. 
Điểm mạnh của cách làm này là huy động được một lực lượng tương đối rộng. 
Vì hầu hết con em của địa phương đều từ mái trường này lớn lên và trưởng 
thành (Nhà trường được thành lập từ năm 1964). Các thế hệ học sinh ra trường 
8 
trưởng thành hôm nay sẽ tiếp tục tiếp nối truyền thống của các thế hệ đi trước. 
Khi sử dụng cụm từ “Cựu học sinh của nhà trường” để kêu gọi ủng hộ, ít nhiều 
cũng đã khơi dậy được ở mỗi người niềm tự hào của bản thân, của quê hương và 
đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Tôn sư trọng đạo”. Xét về lâu dài, đây là một 
nguồn lực đáng kể nếu chúng ta tạo được niềm tin đối với họ và khơi dậy được ở 
họ tình yêu đối với quê hương và mái trường. 
Viết thư kêu gọi: Thư kêu gọi phải thể hiện được chủ trương đúng đắn của 
nhà trường, khái quát được nhu cầu thiết thực trong giai đoạn hiện nay, đồng 
thời nêu bật được tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục. 
THƯ NGỎ 
 "KÊU GỌI ỦNG HỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA" 
 Kính gửi: Quý lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các tập thể, cá nhân và 
những thế hệ học sinh Trường THCS Đông Nam. 
Lời đầu tiên thay mặt Chi bộ, Ban giám hiệu Trường THCS Đông Nam, chúng tôi 
chân thành gửi đến quý vị lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống 
cũng như trong công tác! 
 Kính thưa quý vị! 
Trường THCS Đông Nam, đóng trên địa bàn thôn Tân Chính, xã Đông Nam, huyện 
Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, được thành lập năm 1964. Hơn 50 năm qua, nhà trường luôn 
nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, HĐND, UBND xã Đông 
Nam, của Phòng GD&ĐT Đông Sơn; Sự ủng hộ, tạo điều kiện giúp đỡ của các cơ quan, ban 
ngành, đoàn thể, các tập thể, cá nhân, những người hảo tâm; Của các đồng chí lãnh đạo và 
toàn thể nhân dân trong xã. Tập thể sư phạm nhà trường đã không ngừng phấn đấu vươn lên 
đưa nhà trường từng bước phát triển về mọi mặt. Hiện nay, cơ sở vật chất của nhà trường 
đang trong giai đoạn hoàn thiện, đặc biệt là đang trong giai đoạn hoàn thiện khu nhà Hiệu bộ 
và các phòng chức năng. Tuy nhiên về cảnh quan khuôn viên nhà trường, về trang thiết bị, đồ 
dùng phục vụ cho công tác giảng dạy vẫn chưa đáp ứng các tiêu chuẩn của trường chuẩn 
quốc gia. Để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục của nhà trường, đáp ứng tốt 
hơn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân 
trong xã cùng với nhà trường đang nổ lực phấn đấu về mọi mặt để trường THCS Đông Nam 
được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia trong năm học 2016-2017. 
 Kính thưa quý vị! 
 Dù ở xã hội nào thì tiêu chí lớn nhất vẫn là sự phát triển của cộng đồng, đặc biệt là 
chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Trao tặng sự học vấn là trao tặng một tương lai tươi sáng 
hơn, là giúp đỡ lâu dài cho con người vượt khó, sẽ gây dựng được những con người đạo đức 
cho tương lai. Những ánh mắt khao khát học tập... những nụ cười rạng rỡ niềm tin... đã thôi 
thúc ban vận động chúng tôi phát động chương trình kêu gọi toàn thể quý các cơ quan, ban 
ngành, đoàn thể, các tập thể, cá nhân, những học sinh của nhà trường qua các thế hệ, chung 
tay góp sức xây dựng Trường THCS Đông Nam đạt trường chuẩn quốc gia trong năm học 2016-
2017, với tinh thần: “Một người vì mọi người, mọi người vì quê hương". 
 Với tinh thần đó, Ban vận động của nhà trường tha thiết kêu gọi các quý cơ quan, ban 
ngành, đoàn thể, các tập thể, cá nhân, học sinh của nhà trường qua các thế hệ, những người 
9 
hảo tâm trong và ngoài địa phương với tấm lòng nhân ái, yêu thương mọi người, chung tay 
với cộng đồng, các quý cơ quan, các tập thể, cá nhân mỗi người hãy tích cực đóng góp bằng 
khả năng của mình ủng hộ cho Trường THCS Đông Nam đạt được các tiêu chí của trường 
chuẩn quốc gia, để con em xã nhà hôm nay và mai sau được hưởng một nền giáo dục tiên 
tiến, một sự phát triển ổn định sánh vai cùng sự phát triển của đất nước. 
Quý vị có thể đóng góp cho nhà trường dưới những hình thức sau: 
- Trang thiết bị dùng chung (thiết bị văn phòng, thiết bị học tập, thiết bị làm sạch nước, thiết 
bị điện, điện tử, cây cảnh ...). 
- Hiện vật (đồ dùng học tập, bàn ghế HS, sách, truyện, laptop, máy tính để bàn, máy chiếu ...). 
- Tiền mặt, ngày công, dự án đầu tư, chương trình hỗ trợ... 
Mọi đóng góp, ủng hộ xin gửi về Ban vận động xây dựng trường chuẩn quốc gia 
Trường THCS Đông Nam, thôn Tân Chính, xã Đông Nam, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa 
Tài khoản: 3517215016750 tại NH Agribank Chi nhánh Đông Sơn 
Số ĐT Hiệu trưởng: 0949.007.168 hoặc 0982.153.498 
Email nhà trường: thcsdongnam.ds@thanhhoa.edu.vn 
Số ĐT Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh: 01656.328.048 (Bà Tâm) 
Số ĐT Phó Ban đại diện cha mẹ học sinh: 0986.269.299 (Ông Tấn) 
Số ĐT Nhà trường : 0378.786.006 
Mọi đóng góp của quý vị chúng tôi xin ghi nhận trong Sổ vàng truyền thống của Nhà 
trường và niêm yết công khai cho mọi người đều biết. 
Xin trân trọng cảm ơn mọi sự chia sẻ, đóng góp của quý vị! 
Sử dụng mạng xã hội: Đây là yếu tố hết sức quan trọng trong việc kết nối 
với những người con của quê hương làm việc sinh sống ở những địa phương 
khác. Bên cạnh đó, việc cập nhật kịp thời danh sách những người ủng hộ, hình 
ảnh của nhà trường và đăng tải qua các trang mạng xã hội cũng góp phần khích 
lệ đối với mọi người, đặc biệt là những người ở xa, họ thường xuyên nắm bắt 
những đổi thay của nhà trường trong quá trình thực hiện. 
Tận dụng tối đa các mối quan hệ: Bản thân hiệu trưởng nhà trường không 
thể nắm bắt hết được đại diện các thế hệ học sinh, do đó cần phải cử ra trưởng 
Ban liên lạc của cựu học sinh. Người trưởng ban phải là người có uy tín và tầm 
ảnh hưởng nhất định với cựu học sinh. Rất may mắn cho nhà trường là có một 
cựu học sinh hiện là Phó trưởng Phòng giáo dục tự nguyện đứng ra nhận trách 
nhiệm này. Nhà trường cần tạo mối quan hệ tốt với Hội đồng hương xa quê, có 
thể chỉ cần liên hệ với người có uy tín trong hội và nhờ họ cùng tham gia vận 
động giúp nhà trường. Đối với những trường hợp quan trọng, Hiệu trưởng có thể 
nhờ lãnh đạo địa phương đi cùng để tăng uy tín trong quá trình vận động, đặc 
biệt là đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn của xã. Với những các làm 
đó, nhà trường đã vận động đến khóa học sinh lớn tuổi nhất là khóa học 1972 – 
1975. Những học sinh khóa này đã ở độ tuổi nghỉ hưu, và khóa học sinh trẻ nhất 
là khóa học 1994 – 1998. Đối với khóa học này, mặc dù điều kiện kinh tế không 
thực sự mạnh nhưng họ vẫn tham gia nhiệt tình, phấn khởi. 
10 
Tâm huyết, kiên trì trong quá trình vận động: Trong quá trình vận động sẽ 
có nhiều đối tượng với nhiều mức độ tâm lí, tình cảm và điều kiện kinh tế khác 
nhau. Có những đối tượng sau khi tiếp nhận thông tin thì sẵn sàng ủng hộ ngay, 
nhưng có những đối tượng thì cũng cần có thời gian để họ kiểm chứng thông tin 
và chờ xem các bạn cùng khóa học có ý kiến như thế nào. Trong những trường 
hợp như thế, đòi hỏi những người trong Ban vận động phải thực sự tâm huyết, 
kiên trì trên quan điểm mình làm vì nhà trường, vì các thế hệ học sinh hôm nay 
và mai sau. 
4. Thực hiện dân chủ, công khai tài chính 
4.1. Mục tiêu của giải pháp 
Tạo niềm tin cho các đối tượng huy động, để họ biết được đồng tiền mà họ 
ủng hộ có được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả hay không. 
4.2. Nội dung 
Sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả đối với nguồn vốn huy động được. 
Điều này được kiểm định qua hạng mục công trình đã hoàn thành và hồ sơ thanh 
- quyết toán tài chính. Việc công khai tài chính thể hiện được sự dân chủ, khách 
quan và minh bạch. Có như vậy mới tạo được niềm tin với những người ủng hộ. 
4.3. Cách thức thực hiện 
Nhà trường xin chủ trương, xây dựng kế hoạch, công khai kế hoạch và 
công khai dự toán, thiết kế công trình. 
Thành lập các Ban trong quá trình triển khai kế hoạch: Ban vận động; Ban 
thi công; Ban giám sát và Ban nghiệm thu công trình. Trong mỗi Ban cần bố trí 
có các thành phần: Đại diện nhà trường, đại diện UBND xã, đại diện cựu học 
sinh, đại diện Hội CMHS nhà trường. 
Giám sát thi công công trình 
11 
5. Đúc rút kinh nghiệm và công tác tri ân 
5.1. Mục tiêu của giải pháp 
Giải pháp nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai 
thực hiện, đồng thời duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà trường với các đối 
tượng huy động, thể hi

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_xa_hoi.pdf