SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trường Trung học Phổ thông Trần Hưng Đạo – huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc

SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trường Trung học Phổ thông Trần Hưng Đạo – huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc

Mục đích nghiên cứu của đề tài.

 Qua đề tài này, tôi muốn đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh. Tìm hiểu, nghiên cứu cách thức tuyên truyền tốt nhất để học sinh nắm được vai trò của pháp luật trong cuộc sống, đồng thời nắm được trách nhiệm pháp lí mà các em phải gánh chịu từ những hành vi vi phạm pháp luật gây ra. Thay đổi phương pháp tuyên truyền, góp phần nâng cao hứng thú và năng lực tư duy, năng lực điều chỉnh hành vi của học sinh, góp phần hướng các em sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Bản thân mỗi học sinh trở thành những tuyên truyền viên đối với gia đình và những người xung quanh. Xây dựng môi học tập, làm việc, phát triển tuân thủ Hiến pháp, pháp luật.

 

doc 40 trang cucnguyen11 25326
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trường Trung học Phổ thông Trần Hưng Đạo – huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh THPT có vai trò rất quan trọng, góp phần nâng cao ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của công dân từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo tinh thần của Nghị quyết số 29/NQ-TW thì giáo dục pháp luật với vị trí là một bộ phận của giáo dục đào tạo cần phải được đổi mới nội dung, chương trình phù hợp để thực hiện được mục tiêu làm cho giáo dục Việt Nam phát triển toàn diện.
Thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021, tiếp tục triển khai Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” và Quyết định 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) đến năm 2021 nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động, người học trong nhà trường. Đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, góp phần bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công dân.
Mặc dù công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường đến nay đã đạt được nhiều chuyển biến xong vẫn chưa đồng bộ, đôi khi còn làm theo kiểu chống đối nên kết quả chưa cao. Thậm chí hiện nay, hiện tượng học sinh vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng. 
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn nâng cao hiệu quả của việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật cho học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, tôi lựa chọn nội dung: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2. Tên sáng kiến: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc. 
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Đinh Thị Thanh Minh
- Địa chỉ: Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0977587585
Email:dinhthanhminh.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đinh Thị Thanh Minh
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
- Môn GDCD
-Trong phạm vi đề tài này, tôi thực hiện nghiên cứu đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc. 
 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
 Ngày 23 tháng 9 năm 2017
7. Mô tả sáng kiến: 
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định:“Nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật”. Nhiệm vụ đầu tiên là phải ban hành pháp luật, tiếp đến là tổ chức thực hiện pháp luật, trong đó, nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được xem là cầu nối giữa đưa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân. Mục đích của nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là nhằm xây dựng ý thức pháp luật, làm cho nhân dân, cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên có lòng tin vào pháp luật, có thói quen, động cơ tích cực trong thực hiện pháp luật. 
Sinh thời, V.I.Lênin từng chỉ rõ:“Tuyên truyền là cần thiết và chúng ta không nên sợ phải lặp đi lặp lại Và nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã quá chú ý nhiều đến việc tuyên truyền, thì cần nói rằng chúng ta còn phải làm việc đó nhiều hơn gấp trăm lần nữa”. Điều đó có nghĩa là, hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục, thực hiện càng nhiều nội dung, phong phú về hình thức, không chỉ bằng lời nói mà bằng hình ảnh minh họa, thực hiện càng nhiều càng tốt, khi nào hoạt động tuyên truyền đến với đối tượng được tuyên truyền biến thành hành động trong thực tế thì hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật mới thực sự có hiệu quả. 
Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã đặc biệt coi trọng công tác giáo dục pháp luật, ngay từ Đại hội VI Đảng ta đã nhấn mạnh: “phải coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật. Đưa việc giáo dục pháp luật vào hệ thống các trường của Đảng, của Nhà nước (kể cả các trường phổ thông, đại học), của các đoàn thể nhân dân. Cán bộ quản lý các cấp từ trung ương đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết pháp luật”.
Mục tiêu giáo dục toàn diện của chúng ta hiện nay là:“Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Để thực hiện đào tạo phát triển toàn diện con người Việt Nam mới, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một nội dung không thể thiếu trong chương trình giáo dục ở các cấp học trong các nhà trường phổ thông và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay. 
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo toàn diện của các nhà trường, từ yêu cầu tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngay từ đầu những năm 80, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường. Các Nghị quyết quan trọng của Đảng từ Nghị quyết số 14/TƯ ngày 11/01/1979 về cải cách giáo dục đến các nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, VI, VII đều đã thể hiện nhất quán chủ trương đó và nhấn mạnh vai trò của phổ biến giáo dục pháp luật trong quá trình xây dựng con người Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V, khẳng định: “ Các cấp uỷ Đảng, các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể phải thường xuyên giải thích pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, đưa việc giáo dục pháp luật vào các trường học, các cấp học, xây dựng ý thức sống có pháp luật và tôn trọng pháp luật”. 
Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII nhấn mạnh : “Coi trọng công tác giáo dục tuyên truyền, giải thích pháp luật, đưa việc dạy pháp luật vào hệ thống các trường của đảng, của Nhà nước (kể cả các trường phổ thông, đại học) của các đoàn thể nhân dân. Cán bộ quản lý các cấp từ trung ương đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật, cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân”. 
“ Điều quan trọng để phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, nâng cao trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân. Thường xuyên giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luật trong nhân dân.” (Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII, nhà xuất bản Sự thật Hà nội - 1991)
 Quyết định số 705/QĐ-TTg, (ngày 25/5/2017) về việc Ban hành chương trình phổ biến pháp luật giai đoạn 2017 – 2021 đề ra mục tiêu cụ thể để “Phấn đấu 100% các nhà trường đều triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật theo chương trình giáo dục chính khóa và hoạt động ngoại khóa, có giáo viên, giảng viên dạy môn giáo dục công dân và môn pháp luật theo quy định”
Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt là giáo dục pháp luật cho học sinh trong các nhà trường phổ thông hiện nay là giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục ý thức chấp hành qui định của pháp luật, ý thức công dân, ý thức làm người... Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật thể chế hoá các Nghị quyết của Đảng, khẳng định vai trò chiến lược của công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
Là một giáo viên trẻ, đang trực tiếp giảng dạy môn Giáo dục công dân trong nhà trường suốt hơn mười năm qua, tôi nhận thấy đạo đức, lối sống của một bộ phận giới trẻ hiện nay đã và đang đặt ra cho xã hội nhiều vấn đề bức thiết đáng quan tâm. Đó là, lối sống buông thả, ăn chơi, đua đòi, lún sâu vào tệ nạn xã hội, sống ảo, sống không có lí tưởng, sống chưa thực sự hữu ích... Điều đó cho thấy, đã đến lúc chúng ta cần thiết phải tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với nhóm đối tượng này.
 	Với ý nghĩa to lớn đó, tôi tập trung nghiên cứu và đưa ra sáng kiến kinh nghiệm về “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc”, để nâng cao hiểu biết, và ý thức chấp hành pháp luật cho các em học sinh của trường THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc, trang bị cho các em những kiến thức có thể tự bảo vệ mình đồng thời không xâm phạm tới quyền và lợi ích của người khác và của xã hội.
 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
	Qua đề tài này, tôi muốn đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh. Tìm hiểu, nghiên cứu cách thức tuyên truyền tốt nhất để học sinh nắm được vai trò của pháp luật trong cuộc sống, đồng thời nắm được trách nhiệm pháp lí mà các em phải gánh chịu từ những hành vi vi phạm pháp luật gây ra. Thay đổi phương pháp tuyên truyền, góp phần nâng cao hứng thú và năng lực tư duy, năng lực điều chỉnh hành vi của học sinh, góp phần hướng các em sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Bản thân mỗi học sinh trở thành những tuyên truyền viên đối với gia đình và những người xung quanh. Xây dựng môi học tập, làm việc, phát triển tuân thủ Hiến pháp, pháp luật.
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu: 
- Đối tượng nghiên cứu: giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Khách thể nghiên cứu: học sinh trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Phương pháp nghiên cứu: 
Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng phương pháp biện chứng, đặc biệt là quan điểm khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể, thống nhất giữa lí luận và thực tiễn, lịch sử và lôgic cùng những tư liệu từ các văn kiện Đại hội Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước. Những tư liệu này giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quát về đối tượng nghiên cứu, từ đó có kế hoạch và định hướng cho việc nghiên cứu đề tài sáng kiến.
5. Phạm vi nghiên cứu: 
- Về không gian: Trường THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc
- Về thời gian nghiên cứu: năm học 2017 – 2019.
 - Về khách thể nghiên cứu: nghiên cứu thực nghiệm trên 623 học sinh của trường Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc.
Về nội dung: Có rất nhiều phương pháp để tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh để đạt hiệu quả. Tuy nhiên trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình bản thân tôi chỉ đi vào nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng học sinh Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc.
6. Điểm mới của đề tài
- Tìm hiểu, nghiên cứu, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng học sinh Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng trong công tác giảng dạy, tuyên truyền và phổ biến pháp luật cho đối tượng học sinh để xây dựng một môi trường học đường với nhứng học sinh hiểu biết, tôn trọng và chấp hành pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục cả về tri thức, đạo đức, tình cảm, thẩm mĩ của nhà trường.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận; Phần nội dung của sáng kiến được cấu tạo thành 3 chương:
 Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong trường phổ thông Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc.
 Chương 2. Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong Trường THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc.
 Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trường THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc.
NỘI DUNG
Chương 1
Cơ sở lí luận và thực tiến của việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong trường THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc.
1. Cơ sở lí luận của việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong trường THPT 
1.1. Một số khái niệm cơ bản về tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
1.1.1. Khái niệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Tuyên truyền là việc đưa ra các thông tin (vấn đề) với mục đích đẩy thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng nào đấy mà người nêu thông tin mong muốn. Tuyên truyền là một trong 3 hình thái của công tác tư tưởng. Khái niệm tuyên truyền là phổ biến, giải thích một học thuyết, một tư tưởng, một quan điểm nào đó nhằm hình thành hoặc củng cố ở đối tượng tuyên truyền truyền một thế giới quan, nhân sinh quan, một lý tưởng, một lối sống, thông qua đó mà ảnh hưởng tới thái độ, tính tích cực của con người trong thực tiễn xã hội.
Người tuyên truyền được gọi là tuyên truyền viên. Tuyên truyền viên có thể chia làm hai loại: Tuyên truyền viên chính trị (tuyên truyền viên) và tuyên truyền viên pháp luật.
Tuyên truyền viên là tên gọi chỉ chung về một chức danh, công việc ở Việt Nam về những người chuyên thực hiện các hoạt động tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam, pháp luật của Nhà nước Việt Nam đến các đối tượng nhân dân. Trong phạm vi của nghiên cứu này tôi tìm hiểu tuyên truyền viên với nghĩa người giáo viên làm công tác tuyên truyền pháp luật cho học sinh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục tiêu đó thì tuyên truyền thất bại”.
Theo từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng năm 1997) hay Từ và ngữ Hán Việt (NXB Từ điển Bách Khoa - 2002) thì "Phổ biến là làm cho đông đảo mọi người biết đến một vấn đề, một tri thức bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông quan hình thức nào đó" hoặc làm cho mọi người đề biết đến".
	So với phổ biến thì tuyên truyền cũng nhằm nâng cao nhận thức, tình cảm song nội dung rộng hơn, phương thức tiến hành chặt chẽ hơn, đối tượng xác định hơn, mục đích lớn hơn. Xét dưới góc độ nhất định thì phổ biến chính là các phương thức giáo dục cụ thể.
Phổ biến theo từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng năm 1997) là làm cho đông đảo mọi người biết đến một vấn đề, một tri thức bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông qua hình thức nào đó 
Giáo dục pháp luật theo Từ điển Từ và ngữ Hán – Việt "Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dưỡng cho con người những phẩm chất đạo đức và những tri thức cần thiết để người ta có khả năng tham gia mọi mặt của đời sống xã hội".
	So với phổ biến thì giáo dục cũng nhằm nâng cao nhận thức, tình cảm song nội dung rộng hơn, phương thức tiến hành chặt chẽ hơn, đối tượng xác định hơn, mục đích lớn hơn. Xét dưới góc độ nhất định thì phổ biến chính là các phương thức giáo dục cụ thể.
	Trong các tài liệu khoa học về pháp luật ở nước ta hiện nay, các tác giả đã khá thống nhất với khái niệm giáo dục pháp luật: Giáo dục pháp luật là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục một cách có hệ thống và thường xuyên nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm pháp lý và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của pháp luật hiện hành.
 Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự chung, do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước.
 Tuyên truyền pháp luật là quá trình đưa thông tin pháp luật đến với người dân. Phổ biến pháp luật vừa mang ý nghĩa xã hội, vừa mang ý nghĩa nhân văn, pháp luật ban hành phải được phổ biến công khai đến tất cả các đối tượng mới đem lại hiệu quả cao. Giáo dục pháp luật là định hướng, trang bị những kiến thức phù hợp với đối tượng cần giáo dục. Ngoài ra, phổ biến pháp luật còn mang tính tác nghiệp, truyền đạt nội dung pháp luật cho những đối tượng cụ thể để hiểu rõ các quy định của pháp luật, từ đó thực hiện đúng pháp luật. Trong thực tiễn, thông qua các buổi tọa đàm, tập huấn, các cuộc hội thảo có lồng ghếp phổ biến pháp luật. 
1.1.2. Vị trí, vai trò của việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong trường THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc.
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống, rèn luyện nề nếp, xây dựng nhân cách cho học sinh tại trường THPT Trần Hưng Đạo. Nhằm tạo ra một lớp công dân sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật được thực hiện lồng ghép thông qua các môn học hay những tiết ngoại khóa đầu năm của nhà trường, các cuộc thi, vẽ tranh cổ động, thi tìm hiểu pháp luật, đóng kịch. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhà trường giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành lối sống, nhân cách sống cho học sinh tại trường Trần Hưng Đạo, để các em có được vốn hiểu biết pháp luật cơ bản trước khi bước chân vào cuộc sống. Giúp các em hiểu biết pháp luật, hình thành nên thói quen pháp luật và sử dụng pháp luật để bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản của bản thân. Tạo điều kiện cho việc học tập, làm việc và phát triển bản thân.
Trường học là môi trường lí tưởng để tuyên truyền và phổ biến pháp luật, bởi học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo là đối tượng rất nhanh nhạy và có khả năng nắm bắt và lan tỏa rất nhanh. Khi các em nắm được luật thì bản thân các em sẽ là một tuyên truyền viên đến gia đình, người thân, làng xóm, bạn bè một cách nhanh chóng, tích cực nhất giúp cho quá trình phổ biến giáo dục đối với nhân dân trở nên đơn giản hơn. Học sinh chỉ có ý thức pháp luật khi đã nắm vững kiến thức pháp luật, nên việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật là một yếu tố quan trọng giúp học sinh chấp hành, tuân thủ pháp luật, có những hành vi phù hợp với qui định pháp luật.
1.1.3. Mục đích của việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Từng bước hình thành tri thức pháp luật cho học sinh.
Trang bị kiến thức pháp luật cơ bản cho học sinh thông qua việc tuyên truyền, giúp học sinh nắm được nội dung, ý nghĩa, vai trò của pháp luật trong cuộc sống. Học sinh tự hình hành thành tình cảm pháp luật, biết tự đánh giá hành vi pháp luật, có thái độ phê phán, đấu tranh trước những hành vi vi phạm pháp luật, hình thành nên thói quen đạo đức cho học sinh.
Hình thành niềm tin đối với pháp luật.
Học sinh chỉ thực hiện và tuân thủ tốt pháp luật khi các em tin tưởng vào nó. Việc hình thành niềm tin pháp luật dựa vào những qui định cụ thể về những điều được làm, những điều không được làm và trách nhiệm pháp lí cũng như việc công dân phảo được bình đẳng trước pháp luật là rất quan trọng. Thông qua việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật giúp cho học sinh có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn.
Giáo dục, răn đe đối với những tư tưởng, lối sống, hành vi thiếu lành mạnh
Việc trang bị cho học sinh một khối lượng kiến thức pháp luật không đơn giản chỉ là cung cấp kiến thức cho các em mà nó còn là công cụ hữu hiệu để các em không vi phạm pháp luật khi mù pháp luật. Hầu hết các vụ vi phạm pháp luật tuổi thành niên chủ yếu là do thiếu hiểu biết pháp luật và không hiểu được những trách nhiệm bản thân phải gánh chịu khi vi phạm pháp luật nên rất nhiều những vi phạm đáng tiếc sảy ra.
1.2. Cơ sở của việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo – Huyện T

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_tuyen.doc
  • docBia.doc