SKKN Kỹ năng vẽ một số biểu đồ địa lí cơ bản trong excel

SKKN Kỹ năng vẽ một số biểu đồ địa lí cơ bản trong excel

Đối với người giáo viên giảng dạy môn Địa Lí, kỹnăng vẽ biểu đồ là hết sức quan. Đặc biệt, với việc đổi mới thi THPT quốc gia của Bộ GD &ĐT, trong đề thi THPT quốc gia môn Địa Lí có các câu hỏi về biểu đồ. Điều đó càng đòi hỏi mỗi giáo viên dạy bộ môn cần phải biết vẽ biều đồ trên máy tính để nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy, kiểm tra đánh giá.

 Tuy nhiên, trên thực tế giáo viên giảng dạy môn Địa Lí chưa được học về kỹ năng vẽ biểu đồ trên máy tính. Theo khảo sát của bản thân đối với các giáo viên đồng môn tôi nhận thấy: có tới trên 80% giáo viên môn Địa Lí không biết vẽ biểu đồ trên máy tính. Hầu hết giáo viên đều mong muốn được học về vẽ biểu đồ trên máy tính, nhưng việc tự học cũng hết sức khó khăn do các tài liệu hướng dẫn trên mạng không theo đặc trưng của bộ môn. Hiện nay, chưa có tài liệu hoặc đề tài nghiên cứu về việc vẽ biểu đồ trên máy tính dành riêng cho môn Địa Lí. Đa phần giáo viên đều tự mày mò nghiên cứu nhưng hiệu quả không cao. Mặt khác trình độ tin học, ngoại ngữ của giáo viên còn hạn chế nên cũng gây khó khăn cho việc tự học của giáo viên, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của hoạt động dạy và học.

 Với lí do trên, tôi nhận thấy vấn đề “Kỹ năng vẽ một số biểu đồ Địa Lí cơ bản trên Excel” là vấn đề cấp thiết. Trước hết là trang bị thêm cho giáo viên những kỹ năng cần thiết, đáp ứng yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, nâng cao kết quả giáo dục. Mặt khác, tôi cũng mong muốn tài liệu này sẽ là tư liệu tham khảo cần thiết của giáo viên Địa Lí khi vẽ biểu đồ.

 

docx 27 trang thuychi01 6381
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kỹ năng vẽ một số biểu đồ địa lí cơ bản trong excel", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
KỸ NĂNG VẼ MỘT SỐ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ CƠ BẢN 
TRONG EXCEL
Người thực hiện: Trương Thị Hân
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Hoàng Lệ Kha
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Địa Lí
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
Trang
Mục lục 1
1. Mở đầu 2
	1.1. Lí do chọn đề tài. 2
	1.2. Mục đích nghiên cứu. 2
	1.3. Đối tượng nghiên cứu. 2
	1.4. Phương pháp nghiên cứu. 2
2. Nội dung sáng kiến. 3
	2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 3
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 3
	2.3. Giải pháp. 3
	2.2.1. Các loại biểu đồ cơ bản. 3
	2.2.2. Biểu đồ cột. 4
	2.2.3. Biểu đồ tròn. 11
	2.2.4. Biểu đồ đường. 13
	2.2.5. Biểu đồ miền. 15
	2.2.6. Biểu đồ kết hợp giữa cột và đường. 16
	2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với bản thân, 
 đồng nghiệp và nhà trường. 18
3. Kết luận và kiến nghị. 18
	- Kết luận. 18
	- Kiến nghị. 18
Tài liệu nghiên cứu. 20
Danh mục sáng kiến đã được xếp loại 21
Phụ lục 22
1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài.
	Đối với người giáo viên giảng dạy môn Địa Lí, kỹnăng vẽ biểu đồ là hết sức quan. Đặc biệt, với việc đổi mới thi THPT quốc gia của Bộ GD &ĐT, trong đề thi THPT quốc gia môn Địa Lí có các câu hỏi về biểu đồ. Điều đó càng đòi hỏi mỗi giáo viên dạy bộ môn cần phải biết vẽ biều đồ trên máy tính để nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy, kiểm tra đánh giá. 
	Tuy nhiên, trên thực tế giáo viên giảng dạy môn Địa Lí chưa được học về kỹ năng vẽ biểu đồ trên máy tính. Theo khảo sát của bản thân đối với các giáo viên đồng môn tôi nhận thấy: có tới trên 80% giáo viên môn Địa Lí không biết vẽ biểu đồ trên máy tính. Hầu hết giáo viên đều mong muốn được học về vẽ biểu đồ trên máy tính, nhưng việc tự học cũng hết sức khó khăn do các tài liệu hướng dẫn trên mạng không theo đặc trưng của bộ môn. Hiện nay, chưa có tài liệu hoặc đề tài nghiên cứu về việc vẽ biểu đồ trên máy tính dành riêng cho môn Địa Lí. Đa phần giáo viên đều tự mày mò nghiên cứu nhưng hiệu quả không cao. Mặt khác trình độ tin học, ngoại ngữ của giáo viên còn hạn chế nên cũng gây khó khăn cho việc tự học của giáo viên, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của hoạt động dạy và học. 
	Với lí do trên, tôi nhận thấy vấn đề “Kỹ năng vẽ một số biểu đồ Địa Lí cơ bản trên Excel” là vấn đề cấp thiết. Trước hết là trang bị thêm cho giáo viên những kỹ năng cần thiết, đáp ứng yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, nâng cao kết quả giáo dục. Mặt khác, tôi cũng mong muốn tài liệu này sẽ là tư liệu tham khảo cần thiết của giáo viên Địa Lí khi vẽ biểu đồ. 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Với việc chọn vấn đề “Kỹ năng vẽ một số biểu đồ Địa Lí cơ bản trên Excel”, bản thân tôi mong muốn sẽ nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn của mình, là công cụ đắc lực trong giảng dạy, kiểm tra đánh giá. Nhất là trong chuyển hóa các bảng số liệu trong các bài giảng điện tử thành biểu đồ để tăng tính hiệu quả khi sử dụng phương tiên trực quan. Xây dựng các biểu đồ dùng trong kiểm tra, đánh giá của môn Địa Lí. 
	Mặc khác, tôi mong muốn tài liệu của mình sẽ giúp đỡ được các giáo viên đồng môn phần nào trong việc vẽ biểu đồ trên Excel.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Đề tài của mình , tôi sẽ trình bày cụ thể cách vẽ 5 dạng biểu đồ Địa Lí cơ bản như: biểu đồ tròn, biểu đồ miền, biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ kết hợp giữa cột và đường trên Excel. Với các bước cơ bản như chọn biểu đồ, nhập số liệu, trình bày và chỉnh sửa biểu đồ cho phù hợp với đặc trưng của bộ môn, đáp ứng yêu cầu của thi THPT Quốc Gia môn Địa Lí.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
	- Phương pháp phân tích, xử lí, đánh giá tài liệu.
	- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	Một cách chung nhất, biểu đồ (chart, graph, diagram) được xem là hình vẽ thể hiện trực quan mối tương quan giữa các số liệu hoặc các đại lượng trong địa lí. Biểu đồ là hình vẽ dùng để thể hiện các sự vật, hiện tượng địa lí về quy mô, độ lớn, cơ cấu, quá trình thay đổi.
	Ý nghĩa chủ yếu của biểu đồ trong dạy học Địa Lí là thể hiện một cách trực quan các bảng số liệu, phản ánh một nhận định, nhận xét và từ đó đưa ra một kết luận cần thiết về sự vật, hiện tượng địa lí. [1]
	Trong môn Địa Lí, biểu đồ biểu đồ là một phần quan trọng không thể thiếu trong kênh hình. Có thể nói biểu đồ là một “ngôn ngữ đặc thù ” của khoa học địa lí. Vì vậy mà kĩ năng thể hiện biểu đồ trở thành một yêu cầu không thể thiếu đối với người dạy và học Địa Lí. [2]
Và đối với việc đổi mới thi hiện nay, người giáo viên môn Địa Lí không những có kỹnăng vẽ biểu đồ trên giấy, mà còn phải thực hiện thành thạo việc vẽ biểu đồ trên Excel để phục vụ đắc lực cho công tác giảng day, kiểm tra đánh giá.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Cho tới hiện nay, không ít các giáo viên Địa Lí gặp khó khăn trong vẽ biểu đồ trên Excel, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy và kiểm tra đánh giá. Tôi lấy ví dụ: Để làm được một đề thị trắc nghiệm môn Địa Lí, trong số 40 câu hỏi của đề thi, đã có 2 – 3 câu biểu đồ. Đa số giáo viên không biết vẽ biểu đồ trên Excel nên thường copy biểu đồ có sẵn của các trang khác. Việc copy này làm cho giáo viên không chủ động được phần kiến thức cần kiểm tra, hơn nữa đa phần các biểu đồ này khi in ra rất khó đọc, nhất là bảng chú giải và số liệu. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học, kết quả của kiểm tra đánh giá. 
	Tuy nhiên, để vẽ được biểu đồ trên Excel là điều không dễ dàng, đòi hỏi giáo viên phải có máy tính, thành thạo kỹ năng trên word, Excel mà đối với giáo viên hiện nay, đó là một khó khăn rất lớn. Mặt khác, các tài liệu tham khảo lại rất hạn chế - hầu như không có tài liệu chính thống về việc hướng dẫn vẽ biểu đồ trên Excel, đặc biệt là các biểu đồ cơ bản, đặc trưng của môn Địa Lí.
	Bản thân tôi, khi mới tiếp cận việc vẽ biểu đồ trên Excel cũng gặp không ít khó khăn do hạn chế về trình độ tin học, ngoại ngữ. Việc tự học, tự mày mò nghiên cứu đòi hỏi phải đầu tư thời gian rất lớn. Tuy nhiên, bằng lòng nhiệt huyết, bằng sức trẻ của mình tôi đã làm được phần nào. Tuy nhiên, tôi nhận thấy kỹ năng vẽ biểu đồ của mình trên Excel cũng còn yếu và mong muốn Sở GD&ĐT sẽ có những đợt chuyên đề, bồi dưỡng cho giáo viên bộ môn Địa Lí riêng về kỹ năng này. Đối với yêu cầu hiện nay, đó là điều cấp thiết. 
2.3. Giải pháp.
2.3.1.Các loại biểu đồ cơ bản.
	Excel hiện nay, có rất nhiều các loại biểu đồ khác nhau, nhưng với đặc trưng của bộ môn, tôi chỉ đề cập các loại biểu đồ cơ bản thường dùng trong bộ môn Địa Lí. Để tìm các dạng biểu đồ ta vào Insert/Chart. 
	Xuất hiện hộp thoại Insert Chart, trong đó có rất nhiều dạng biểu đồ tùy với bảng dữ liệu và yêu cầu của đề bài để chúng ta chọn biểu đồ cho phù hợp.Ở đây tôi chỉ trình bày 5 loại biểu đồ cơ bản trong môn Địa Lí.
	- Biểu đồ cột:
	+ Cột đứng - Column: dạng biểu đồ hình cột đứng hiển thị dữ liệu thay đổi theo thời gian hoặc so sánh giữa các đối tượng.
	+ Biểu đồ thanh ngang - Bar: biểu đồ cột ngang, tương tự như Column nhưng đối tượng được thể hiện trên trục tung và giá trị thể hiện trên trục hoành.
	- Biểu đồ đường- Line: biểu đồ đường có thể biểu thị sự phát triển theo thời gian của các đối tượng.
	- Biểu đồ tròn - Pie: biểu đồ hình tròn, thể hiện cơ cấu với số liệu dạng phần trăm.
	- Biểu đồ miền - Area: biểu đồ vùng (miền) được sử dụng để biểu thị cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu.
	- Biểu đồ kết hợp giữa cột và đường: không thể hiện trong Inser Chart, tôi sẽ trình bày cách vẽ biểu đồ kết hợp giữa cột và đường trong phần chi tiết. 
	Trong tất cả các dạng biểu đồ trên, đều có thể vẽ biểu đồ dưới dạng 2D hoặc 3D, tùy mục đích sử dụng và chúng ta chọn cách thể hiện thích hợp. 
2.3.2 Biểu đồ cột.
	Muốn vẽ biểu đồ cột, trong Insert Chart ta chọn Chart column và chọn biểu đồ cột phù hợp: Cột đơn, cột ghép, cột chồng...
Ví dụ 1: Biểu đồ cột đơn.
Cho bảng số liệu:
Sản lượng lúa cả năm của nước ta, giai đoạn 2005 – 2015
 (Đơn vị: nghìn tấn)
Năm
2005
2010
2014
2015
Sản lượng
35832,9
40005,6
44974,6
45215,6
(Nguồn: Trắc nghiệm Địa Lí 12 – NXB ĐHQG Hà Nội) [3]
- Bước 1: Chọn biểu đồ - Muốn vẽ biểu đồ cột đơn, ta và Inser Chart và chọn biểu đồ cột (column). 
- Bước 2. Nhập bảng số liệu: nhập số liệu trong Excel hoặc copy bảng số liệu có sẵn. Ở đây, ta vẽ biểu đồ cột đơn nên xóa bớt seres 2 và 3 và nhập số liệu như hình sau:
- Bước 3. Chỉnh sửa biểu đồ: Để đáp ứng yêu cầu của bộ môn Địa Lí, nhất là trong việc làm câu hỏi kiểm tra, đánh giá, ta cần chỉnh sửa biểu đồ để bản in được rõ nét và đầy đủ hơn. 
+ Thứ nhất: Xóa lưới ngang.
	 Kích chuột trái vào biểu đồ, vào phần công cụ chỉnh sửa biểu đồ Chart Tools/layout/Gridlines/none như hình sau:
+ Thứ hai: Thêm mũi tên vào trục tung và trục hoành.
	Kích chuột vào trục cần thêm mũi tên, vào Format Axit/Line Styte và chọn mũi tên muốn hiển thị như hình sau: 
+ Thứ ba: Thay đổi kí hiệu của biểu đồ.
	Để biểu đồ in ra được đẹp và rõ nét hơn, nhất là trong kiểm tra đánh giá, ta cần thay đổi kí hiệu của biểu đồ bằng cách: kích chuột trái vào cột cần thay kí hiệu, vào Format Data Series/ Fill/Pattern fill và chọn kí hiệu mốn thay như hình sau:
+ Thứ tư: Tên biểu đồ và chú giải.
	Về chú giải: Vì biểu đồ này chỉ thể hiện 1 đối tượng nên ta không cần bảng chú giải, bỏ chú giải bằng cách nhấp chuột vào khung chú giải trong biểu đồ, nhấn Delete.
	Về tên biểu đồ: Để thêm tên biểu đồ ta kích chuột vào biểu đồ vào Chart Tool/Layout/Chart Title và chọn vị trí muốn hiển thị như hình sau:
+ Thứ năm: Thêm tiêu đề ở trục tung và trục hoành.
 	Kích chuột vào biểu đồ/ Chart Tool/ layout/Axit Titles và chọn vị trí hiển thị tiêu đề. Trong đó Primary Horizontal Axis Title (trục hoành) và Primary Vertical Axis Title (trục tung).
+ Thứ sáu: Thêm số liệu trong các cột.
 	Nhập chuột vào cột sau đó vào phần công cụ chỉnh sửa Chart Tool/Layout/Data Labels và chọn vị trí muốn hiển thị số liệu.
+ Thứ bảy: Bỏ khung của biểu.
 Nhấp chuột vào khung của biểu đồ, vào Format chart Area/ No line.
+ Thứ tám: Khoảng cách năm.
	Ta thấy bài này khoảng cách năm không đều, cụ thể là 5 năm/4 năm/1 năm. Như vậy khoảng cách như biểu đồ trên là chưa chính xác. Để chỉnh khoảng cách năm ta có 2 cách: 
	Cách 1: nhấp chuột và trục hiển thị năm, vào Format Axit/Data axit.
Đến đây ta cần xóa bớt các năm thừa bằng cách copy biểu đồ và chỉnh sửa trong công cụ paint.
	Cách 2: Kích chuột vào biểu đồ, vào lại bảng số liệu trong Excel, chèn thêm các năm giả định như hình sau: 
Đến đây, ta đã có một biểu đồ cột hoàn chỉnh.
Ví dụ 2: Biểu đồ cột ghép.
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hằng năm và lâu năm của nước ta,
giai đoạn 1990 – 2010
 (Đơn vị: nghìn ha)
Năm
Cây công nghiệp hằng năm
Cây công nghiệp lâu năm
1990
542,0
657,3
1995
715,7
902,3
2000
778,1
1454,3
2005
861,5
1633,6
2010
797,6
2010,5
(Nguồn: Bồi dưỡng HSG Địa Lí 12 – NXB DDHQG Hà Nội) [4]
	Các bước tiến hành tương tự biểu đồ cột đơn, ta được biểu đồ như sau:
Ví dụ 3: Biểu đồ cột chồng.
Cho bảng số liệu sau:
Tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng của nước ta giai đoạn 1943 – 2015
 (Đơn vị: nghìn ha)
Năm
1943
1983
2005
2015
Tổng diện tích rừng
14,3
7,2
12,7
14,1
Rừng tự nhiên
14,3
6,8
10,2
10,7
Rừng trồng
0
0,4
2,5
3,4
	(Nguồn:22 Đề thi trắc nghiệm môn Địa Lí – NXB ĐHQG Hà Nội) [7]
	Để vẽ biểu đồ cột chồng, chúng ta làm tương tự biểu đồ cột đơn ta được biểu đồ như sau:
2.3.3. Biểu đồ tròn.
Cho bảng số liệu sau: 
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) phân theo ngành của nước ta năm 2000 và năm 2010
 (Đơn vị %)
Thành phần
2000
2010
Công nghiệp khai thác mỏ
15,8
8,5
Công nghiệp chế biến
78,7
86,5
Công nghiệp sản xuất và phân phôi điện, khí đốt, nước
5,5
5,0
Tổng số
100,0
100,0
(nguồn: Bồi dưỡng HSG Địa Lí 12 – NXB ĐHQG Hà Nội ) [4]
- Bước 1: Lựa chọn biểu đồ trong Insert Chart ta chọn biểu đồ tròn (Pie).
- Bước 2: nhập bảng số liệu. 
 	Đối với hình tròn, chúng ta không thể vẽ cùng một lúc nhiều hình tròn mà phải nhập từng năm một. Ta sẽ nhập số liệu lần lượt từng năm như sau: 
	Tiếp đến chúng ta sẽ chỉnh sửa biểu đồ như biếu đồ cột và được biểu đồ như sau: 
Biểu đồ thế hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) phân theo ngành của nước ta năm 2000 và năm 2010
2.3.4. Biểu đồ đường. 
Cho bảng số liệu sau:
Dân số thành thị và dân số nông thôn của nước ta giai đoạn 2005 – 2011
 (Đơn vị: triệu người)
Năm
2005
2007
2009
2011
Thành thị
22,3
23,7
25,6
27,7
Nông thôn
60,0
60,5
60,4
60,1
(Nguồn: Bộ đề thi THPT Quốc Gia môn Địa Lí NXB ĐHQG Hà Nội) [5]
	Phần vẽ biểu đồ đường cũng tương tự như với biểu đồ cột, tuy nhiên trong chỉnh sửa biểu đồ có một vài điểm khác.
+ Thứ nhất: Để thay đổi kí hiệu của đường.
	 Để bản in được đep hơn, ta cần thay đổi kí hiệu của đường bằng cách: vào Format Data Series/ marker Line style và chọn kí hiệu phù hợp
+ Thứ hai: Đưa năm đầu vào trục tung.
	Năm đầu tiên của biểu đồ đường nên đưa vào trục tung, ta làm như sau: Vào Format Axit/ chọn On tick marks
+ Thứ ba: Chỉnh đường biểu diễn. 
	Đường biểu diễn ta nên chỉnh nhỏ hơn để bản in được đẹp bằng cách: kích chuột vào đường/ Theme colors. Ta nên chon cỡ phù hợp và thay đổi luôn màu sắc của đường. 
	Đến đây ta chỉnh sửa những phần còn lại tương tự như với biểu đồ cột ta được biểu đồ như sau:
2.3.5. Biểu đồ miền.
Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm ở nước ta, giai đoạn 2000 – 2010
 (Đơn vị: %)
Năm
1995
2000
2005
2010
Cây công nghiệp hàng năm
34,9
34,5
29,9
28,4
Cây công nghiệp lâu năm
65,1
65,5
70,1
71,6
(Nguồn: Bồi dưỡng HSG Địa Lí 12 – NXB ĐHQG Hà Nôi) [4]
	Thực hiện tương tự biểu đồ cột, ta được biểu đồ như sau:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và lâu năm của nước ta, giai đoạn 1995 - 2010
2.3.6. Biểu đồ kết hợp giữa cột và đường.
Cho bảng số liệu sau: 
Diện tích gieo trồng cây công nghiệp và tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp của cả nước, giai đoạn 1990 - 2005
Năm
1990
1995
2000
2005
Diện tích cây công nghiệp (nghìn ha)
1199,3
1619,0
2229,4
2495,1
Tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm (%)
54,8
55,7
65,1
65,5
(Nguồn: Câu hỏi và bài tập kĩ năng Địa Lí 12- NXB ĐHQG Hà Nội) [6]
- Bước 1: chọn biểu đồ, trước hết ta chọn biểu đồ cột và nhập bảng số liệu.
- Bước 2: chuyển một đối tượng từ cột sang đường. 
	Nhấp chuột phải vào cột cần chuyển, vào change series Chart type/Line
- Bước 3: Thêm trục tung thứ 2:
	Nhấp chuột phải vào đối tượng cần thể hiện ở trục tung thứ 2/ Format Data series/Secondary Axit.
- Bước 4: Phần còn lại chỉnh sửa như với biểu đồ cột, ta được biểu đồ như sau:
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Với “Kỹ năng vẽ các loại biểu đồ Địa Lí cơ bản trên Excel”, bản thân tôi đã ứng dụng thành công trong quá trình dạy học. Điển hình là việc xây dựng các bài giảng điện tử, tôi đã chuyển hóa từ bảng số liệu sang biểu đồ, vì vậy tính trực quan của bài giảng được nâng cao rất nhiểu. Học sinh nắm bắt và giải quyết vấn đề nhanh nhạy hơn, kiến thức cần ghi nhớ được khắc sâu hơn. 
Cũng với “Kỹ năng vẽ các loại biểu đồ Địa Lí cơ bản trên Excel”, tôi đã dễ dàng biên soạn được các câu hỏi kiểm tra đánh giá về biểu đồ. Biểu đồ in ra có tính trực quan hơn, nhất là phần chú giải và số liệu của biểu đồ. Vì vậy, học sinh giải quyết vấn đề nhanh chóng và chính xác hơn. 
Nhờ việc thành thạo “Kỹ năng vẽ các loại biểu đồ Địa Lí cơ bản trên Excel”, tôi đã hỗ trợ được các đồng nghiệp rất nhiều trong việc thiết kế biểu đồ trong các bài giảng điện tử và vẽ biểu đồ để sử dụng cho kiểm tra, đánh giá môn Địa Lí ở cả 3 khối lớp 10, 11 và 12. 
Kết quả học tập của học sinh đã được nâng lên rõ rệt. Kết quả năm học 2016 – 2017 các lớp tôi giảng dạy có trên 75% học sinh đạt điểm khá giỏi môn Địa Lí. Trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh tôi có 4 học sinh đạt giải ( Trong đó có 2 giải nhất, 1 giải Ba và 1 giải Khuyến khích). Đặc biệt trong các kì kiểm tra, đánh giá các câu hỏi liên quan đến biểu đồ đều được học sinh giải quyết rất tốt. Điều đó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng bộ môn, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của nhà trường trong năm học 2016 – 2017.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
- Kết luận. 
Để đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay, tôi thiết nghĩ bản thân mỗi cán bộ giáo viên phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Nhất là trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình giảng dạy. 
Với đề tài “Kỹ năng vẽ các loại biểu đồ Địa Lí cơ bản trên Excel” tôi nhận thấy, đây là một tài liệu cần thiết cho mỗi giáo viên đặc biệt là giáo viên bộ bôn Địa Lí. Với cách trình bày như trên, đề tài có tính thực tiễn rất cao, bất kì giáo viên nào, kể cả giáo viên yếu về công nghệ thông tin và ngoại ngữ cũng có thể thực hiện được “Kỹ năng vẽ các loại biểu đồ Địa Lí cơ bản trên Excel” như các bước tôi đã trình bày trong phần nội dung của đề tài. 
Ở đề tài này, tôi mới chỉ trình bày 5 loại biểu đồ cơ bản dùng trong môn Địa Lí, còn rất nhiều các dạng biểu đồ khác có thể vẽ được trên Excel. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của sáng kiến có thể mở rộng hơn nữa, trang bị cho giáo viễn kỹ năng vẽ nhiều loại biểu đồ khác trên Excel. Tôi rất mong có thể phát triển đề tài trên quy mô rộng hơn ở các năm học tiếp theo. 
- Kiến nghị.
Để “Kỹ năng vẽ các loại biểu đồ Địa Lí cơ bản trên Excel” được giáo viên bộ môn Địa Lí thực hiện thành công, tôi đề xuất Sở GD&ĐT Thanh Hóa cần tổ chức cho giáo viên môn Địa Lí được học tập trung về chuyên đề này, điều đó sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng bộ môn.
Mặt khác, để ứng dụng thành công công nghệ thông tin trong quá trình dạy học, cần trang bị thêm cơ sở vật chất kĩ thuật cho các trường học. Có chính sách hỗ trợ giáo viên trang bị máy tính xách tay. Vì thực tế hiện nay, còn một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa thể trang bị được cho mình thiết bị này. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc ứng dụng công nghệ thông tin nói riêng và kết quả giáo dục nói chung. 
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 05 tháng 05 năm 2017 
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết, không sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trương Thị Hân
TÀI LIỆU THAM KHẢO
	1. Phân tích bảng số liệu, vẽ biểu đồ, lược đồ Việt Nam – PGS.TS Nguyễn Đức Vũ – NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội – Năm 2015.
	2. Kỹ thuật thể hiện biểu đồ Địa Lí – NGND Trịnh Trúc Lâm – NXB Hà Nội – Năm 2003.
	3. Trắc nghiệm Địa Lí 12 – PGS.TS Nguyễn Đức Vũ - NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội – Năm 2016.
	4. Bồi dưỡng học sinh giỏi Địa Lí 12 – Tác giả Phạm Văn Đông - NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội – Năm 2015.
	5. Bộ đề thi THPT Quốc Gia Địa Lí – PGS.TS Nguyễn Đức Vũ - NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội – Năm 2016.
	6. Câu hỏi và bài tập kĩ năng Địa Lí – PGS.TS Nguyễn Đức Vũ – NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội – Năm 2015.
	7. 22 Đề thi trắc nghiệm môn Địa Lí – Tác giả Nguyễn Hoàng Anh– NXB ĐHQG Hà Nội – Năm 2016.
	8. Vượt vũ môn – Ngân hàng đề thi trắc nghiệm Địa Lí – Tác giả Lê Thí – NXB Thanh Hóa – 3/2017.
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả : Trương Thị Hân
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Hoàng Lệ Kha
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại
Kết quả đánh giá xếp loại
Năm học đánh giá xếp loại
Hướng dẫn học sinh lớp 11 sử dụng biểu đồ trong học Địa Lí.
Cấp tỉnh
C
2007 - 2008
Hướng dẫn học sinh lớp 12 khai thác biểu đồ trong học Địa Lí (chương trình cơ bản).
Cấp tỉnh
C
2010 - 2011
PHỤ LỤC
2.3.3. Biểu đồ tròn.
Biểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau.
Cho bảng số l

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ky_nang_ve_mot_so_bieu_do_dia_li_co_ban_trong_excel.docx