SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học Đông Hòa

SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học Đông Hòa

 Mỗi môn học ở Tiểu học đều có tầm quan trọng riêng của nó. Thông qua quá trình dạy học các phân môn để hình thành những cơ sở ban đầu nhằm phát triển con người toàn diện cho học sinh. Cùng với môn Tiếng Việt, Đạo đức, TNXH, Nghệ thuật, Thể dục, môn Toán có vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ Toán học không những cung cấp cho học sinh những kiến thức kỹ năng cần thiết để học lên các lớp trên hay áp dụng vào cuộc sống, mà Toán học còn góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách ở học sinh, và hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu giáo dục toàn diện cho các em. Vì thế trong quá trình dạy học người giáo viên phải luôn biết vận dụng việc đổi mới phương pháp vào thực tiễn giảng dạy sao cho hiệu quả. Song việc đổi mới như thế nào, bắt đầu từ đâu, thực hiện ra sao thì quả là không dễ dàng chút nào. Muốn làm được việc đó đòi hỏi người giáo viên phải dày công nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo.

 Trong trường Tiểu học hịên nay, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán là môn có thời lượng giảng dạy cao hơn hẳn các môn học khác. Điều đó cho thấy môn Toán hết sức quan trọng trong việc dạy học.

 Chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu mà tất cả học sinh cần phải đạt được sau từng giai đoạn học tập. Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán đối với từng lớp ở Tiểu học đã được quy định tại Chương trình sách giáo dục phổ thông cấp Tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006 QĐ-BGDDT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Vì vậy, để giúp học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng làm nền tảng cho việc học tốt môn Toán là một vấn đề hết sức quan trọng đòi hỏi người làm công tác giáo dục phải nghiên cứu, tìm những biện pháp giảng dạy hay, giúp học sinh dễ hiểu, phù hợp để hình thành kiến thức, kĩ năng nhằm giúp học sinh học “Hoàn thành tốt” môn Toán. Thấm nhuần tinh thần đó, thời gian qua bản thân tôi đã không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, chủ động nắm bắt để giảng dạy đạt kết quả. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là thành công bước đầu.

 Chính vì vậy tôi lựa chọn nghiên cứu và đưa ra "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học Đông Hòa"

 

doc 20 trang thuychi01 24596
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học Đông Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC:
ĐỀ MỤC
Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
2
1. Lí do chọn đề tài.
2
2. Mục đích nghiên cứu.
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
2
4. Phương pháp nghiên cứu.
3
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3
1. Cơ sở lí luận.
3
2. Thực trạng của việc dạy Toán lớp 3 ở trường tiểu học Đông Hòa.
4
3. Các giải pháp thực hiện chủ yếu.
Giải pháp 1: Luyện cho Học sinh thuộc bảng nhân, chia.
Giải pháp 2: Hướng dẫn đọc, viết, so sánh các số tự nhiên.
Giải pháp 3: Hướng dẫn cách đặt tính, thực hiện phép tính (cộng, trừ, nhân, chia cột dọc).
Giải pháp 4: Hướng dẫn giải Toán có lời văn.
Giải pháp 5: Giúp học sinh năm, thuộc các quy tắc đã học.
Giải pháp 6: Sự chuẩn bị bài dạy của giáo viên.
a) Chuẩn bị thiết kế bài dạy.
b) Điều kiện tiến hành một tiết dạy đạt hiệu quả.
c) Những yêu cầu chung của một tiết dạy trên lớp.
d) Thực hiện lập kế hoạch bài dạy.
5
6
7
9
13
15
16
16
16
16
17 
4. Hiệu quả việc áp dụng các biện pháp vào dạy học.
17
III. KẾT LUẬN
18
1. Bài học kinh nghiệm.
18
2. Kết luận.
19
3. Đề xuất.
19
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lí do chọn đề tài:
 Mỗi môn học ở Tiểu học đều có tầm quan trọng riêng của nó. Thông qua quá trình dạy học các phân môn để hình thành những cơ sở ban đầu nhằm phát triển con người toàn diện cho học sinh. Cùng với môn Tiếng Việt, Đạo đức, TNXH, Nghệ thuật, Thể dục, môn Toán có vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ Toán học không những cung cấp cho học sinh những kiến thức kỹ năng cần thiết để học lên các lớp trên hay áp dụng vào cuộc sống, mà Toán học còn góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách ở học sinh, và hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu giáo dục toàn diện cho các em. Vì thế trong quá trình dạy học người giáo viên phải luôn biết vận dụng việc đổi mới phương pháp vào thực tiễn giảng dạy sao cho hiệu quả. Song việc đổi mới như thế nào, bắt đầu từ đâu, thực hiện ra sao thì quả là không dễ dàng chút nào. Muốn làm được việc đó đòi hỏi người giáo viên phải dày công nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo. 
 Trong trường Tiểu học hịên nay, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán là môn có thời lượng giảng dạy cao hơn hẳn các môn học khác. Điều đó cho thấy môn Toán hết sức quan trọng trong việc dạy học.
 Chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu mà tất cả học sinh cần phải đạt được sau từng giai đoạn học tập. Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán đối với từng lớp ở Tiểu học đã được quy định tại Chương trình sách giáo dục phổ thông cấp Tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006 QĐ-BGDDT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Vì vậy, để giúp học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng làm nền tảng cho việc học tốt môn Toán là một vấn đề hết sức quan trọng đòi hỏi người làm công tác giáo dục phải nghiên cứu, tìm những biện pháp giảng dạy hay, giúp học sinh dễ hiểu, phù hợp để hình thành kiến thức, kĩ năng nhằm giúp học sinh học “Hoàn thành tốt” môn Toán. Thấm nhuần tinh thần đó, thời gian qua bản thân tôi đã không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, chủ động nắm bắt để giảng dạy đạt kết quả. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là thành công bước đầu.
 Chính vì vậy tôi lựa chọn nghiên cứu và đưa ra "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học Đông Hòa".
2. Mục đích nghiên cứu: 
 Nghiên cứu đề tài này nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học Đông Hòa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu nội dung chương trình sách Toán lớp 3.
- Nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến học sinh lớp 3B chưa hoàn thành môn Toán.
- Nghiên cứu những giải pháp, phương pháp giáo dục hay, phù hợp để khắc sâu kiến thức, hình thành thói quen, giúp học sinh nắm và học tốt môn Toán, để nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán lớp 3.
4. Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp đàm thoại, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, với học sinh lớp 3B.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê.
- Phương pháp thực hành luyện tập.
- Phương pháp thực nghiệm, đối chiếu, so sánh.
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận.
 Dạy Toán là dạy cho học sinh cách sáng tạo, là rèn luyện các kỹ năng, trau dồi phẩm chất đạo đức, tính siêng năng, cần cù, chịu khó. Đó là phẩm chất vốn có của con người. Thông qua học Toán các đức tính đó được thường xuyên phát huy và ngày càng hoàn thiện. Chương trình Toán Tiểu học là một công trình khoa học mang tính truyền thống và hiện đại. Việc dạy Toán tiểu học phải được đổi mới một cách mạnh mẽ về phương pháp, về cung cách lên lớp, về chấm chữa và đánh giá học sinh. Nghiên cứu chương trình Toán lớp 3 ta thấy đó là một nội dung hoàn chỉnh sắp xếp từ dễ đến khó, từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm nhận thức của trẻ. Nghiên cứu để thấy rõ nội hàm của nó, bản chất của nó mới có phương pháp giảng dạy hợp lí. Sáng kiến kinh nghiệm là một tập hợp về nhận thức, cách nhận định, đánh giá, phân tích tình hình để tìm ra con đường đi mang lại kết quả theo mong muốn. Nếu chỉ dựa vào các văn bản của trên, dựa vào thiết kế bài dạy và sách giáo khoa để giảng dạy theo lối áp đặt thì quả là phản khoa học, không mang tính sư phạm. Dễ cho người dạy, song khó cho người học. Vai trò của người thầy không rõ, tính sáng tạo cũng không có. Dạy Toán là dạy sáng tạo là dạy cách suy luận lôgíc thì phải mở rộng ngoài sách giáo viên, sách giáo khoa, sách thiết kế của Bộ. Dạy Toán là dạy cách làm việc sáng tạo, cách suy luận, cách sống nhân văn thời hiện đại. Thế nên, người giáo viên phải có tầm nhìn. Tầm nhìn đó vừa xa vừa thực tế, phải nắm được lý thuyết, song phải có kỹ năng khái quát vừa hết sức cụ thể. Như vậy phải đọc nhiều, tích luỹ nhiều, và phải rút ra được những điều cần thiết để tận dụng.
 Trong quá trình dạy học Toán ở phổ thông nói chung, ở Tiểu học nói riêng, môn Toán là một trong những môn học quan trọng nhất trong chương trình học ở tiểu học.
 Môn Toán có hệ thống kiến thức cơ bản cung cấp những kiến thức cần thiết, ứng dụng vào đời sống sinh hoạt và lao động. Những kiến thức kĩ năng Toán học là công cụ cần thiết để học các môn học khác và ứng dụng trong thực tế đời sống. Toán học có khả năng to lớn trong giáo dục học sinh nhiều mặt như: Phát triển tư duy lôgic, bồi dưỡng những năng lực trí tuệ (Trừu tượng hoá, khái quát hoá, phân tích, tổng hợp, chứng minh, so sánh, ...). Nó giúp học sinh biết tư duy suy nghĩ, làm việc góp phần giáo dục những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của người lao động.
 Giáo dục Toán học là một bộ phận của giáo dục tiểu học. Do đó, môn Toán có nhiệm vụ góp phần vào thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu của bậc học, đó là: 
 Trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức và kĩ năng cơ bản, cần thiết cho việc học tập tiếp hoặc đi vào cuộc sống. Giúp học sinh biết vận dụng kiến thức vào hoạt động thiết thực trong đời sống, từng bước hình thành, rèn luyện thói quen phương pháp và tác phong làm việc khoa học, phát triển phù hợp với tâm lí của từng lứa tuổi. Tạo tiền đề cho học sinh học tốt các môn học còn lại.
 2. Thực trạng của việc dạy học Toán lớp 3 ở Trường Tiểu học Đông Hòa.
 Trường Tiểu học Đông Hòa là trường thuộc vùng xa trung tâm huyện, đa số các em đều là con các gia đình làm nông nghiệp. Đời sống của đa số gia đình còn rất khó khăn về điều kiện kinh tế nên ảnh hưởng không ít đến việc học tập của các em. Một số em môn Toán còn chưa hoàn thành, phương pháp học tập chưa rõ ràng, còn thụ động trong việc tiếp thu bài. Điều đáng nói ở đây là trình độ nhận thức của phụ huynh còn nhiều hạn chế. Hơn phần nửa số học sinh là con nhà nghèo, cận nghèo và có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Ngoài giờ học ở trường, về nhà các em còn phụ giúp gia đình để kiếm sống. Một số học sinh cha mẹ phải đi làm ăn xa không trực tiếp dạy dỗ, chăm sóc, giao phó cho ông bà, thầy cô giáo ... Vì vậy, các em còn mải chơi chưa chú ý về học tập. Những bài học, bài tập cô giao còn xao lãng. Trách nhiệm nặng nề thuộc về người giáo viên trực tiếp đứng lớp.
 Trong thực tiễn có nhiều điều không sách vở nào nói hết. Toán học cũng vậy, sách vở không nói hết mới cần đến vai trò của người thầy. Trong thực tiễn sách học không lường hết những tình huống xảy ra trong quá trình dạy học. Bởi vậy sách dạy chúng ta phương pháp truyền thụ kiến thức. Song chúng ta cũng có thể giúp người viết sách hoàn thiện phương pháp giảng dạy một cách tốt hơn. Chưa nói đối tượng học sinh ở mỗi địa phương lại có sự khác nhau. Nhận thức của các em có sự chênh lệch, do đó người giáo viên tuỳ theo học sinh của lớp mình, của địa phương mình để có cách dạy thích hợp. 
 Qua nhiều năm đứng dạy lớp 3 và thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa môn Toán 3. Bản thân đã có tinh thần trách nhiệm, có ý thức về chuyên môn trong việc tiếp cận với phương pháp giảng dạy Toán 3. Tôi nhận thấy đối tượng học sinh không đồng đều, số học sinh Hoàn thành, chưa hoàn thành phần nhiều chưa nắm vững chắc những kiến thức cơ bản về Toán như:
+ Chưa thuộc bảng nhân, chia.
+ Chưa nắm vững cách đọc, viết và so sánh số tự nhiên (đến hàng nghìn, chục).
+ Chưa biết đặt tính, thực hiện phép tính (cộng, trừ, nhân, chia cột dọc).
+ Đặc biệt các em còn rất chậm trong việc giải Toán có lời văn.
+ Chưa hiểu và nắm chắc được bản chất các quy tắc đã học trong giải Toán.
 Ngay từ đầu năm học được phân công giảng dạy lớp 3B. Sau khi khảo sát chất lượng đầu năm và qua các tiết ôn tập Toán đầu năm, tôi đã phân loại các đối tượng học sinh trong lớp cụ thể như sau: 
Tổng số
Chưa thuộc bảng nhân, chia lớp 2
Chưa nắm vững đoc, viết, so sánh số tự nhiên.
Chưa đặt 
tính và 
thực hiện 
tính đúng.
Giải toán 
có lời văn chưa được
Chưa thuộc 
các quy tắc đã học trong giải toán
 30
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8
26,7
6
20
4
13,3
8
26,7
7
23,3
 Tìm hiểu điều kiện hoàn cảnh học sinh tôi được biết: Lớp 3B có 30 em trong đó có 4 em thuộc hộ nghèo, 6 em thuộc hộ cận nghèo, 4 em có bố mẹ đã ly hôn, 
1 em mồ côi cả cha lẫn mẹ thật sự khó khăn, 10 học sinh cha mẹ đi làm ăn xa nên không có thời gian thường xuyên chăm sóc.
 Đứng trước thực trạng trên, là giáo viên chủ nhiệm lớp 3B tôi thật sự băn khoăn và đặt ra nhiệm vụ là làm thế nào để bồi dưỡng, hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản giúp học sinh học Hoàn thành tốt môn Toán. Chính vì thế nên tôi chọn đề tài: "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán cho học sinh học lớp 3 ở trường Tiểu học Đông Hòa".
3. Các giải pháp thực hiện chủ yếu:
 Để rèn luyện và bồi dưỡng học sinh học tốt môn Toán. Việc đầu tiên tôi tìm hiểu về gia đình, điều kiện sống, sự chăm lo của phụ huynh đối với con em. Tổ chức họp phụ huynh học sinh ngay từ đầu năm. Thông qua cuộc họp tôi báo cáo lại tình hình học tập của từng học sinh đặc biệt là học sinh “Chưa hoàn thành” môn Toán.
 Động viên phụ huynh mua đầy đủ dụng cụ học tập cho học sinh. Nhắc nhở phụ huynh tạo điều kiện cho con em có góc học tập ở nhà. Đặc biệt là nhắc nhở việc học tập của các em và học thuộc các bảng nhân, chia. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp.
 Để lớp đủ dụng cụ học tập tôi liên hệ thư viện mượn sách giáo khoa và vở bài tập cho học sinh, nên lớp tôi có 30/ 30 học sinh có đầy đủ dụng cụ học tập.
Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến các em “Chưa hoàn thành” môn Toán.
 Từ đó tôi suy nghĩ tìm hiểu, lựa chọn các phương pháp, biện pháp mới, để giúp học sinh có kĩ năng, thói quen và căn bản trong quá trình học Toán. Cụ thể như sau:
* Giải pháp 1: Luyện cho học sinh thuộc bảng nhân, chia.
 Muốn học sinh học tốt môn Toán thì trước tiên chúng ta phải luyện cho học sinh học thuộc bảng nhân, chia. Bởi lẽ học sinh có thuộc bảng nhân, chia mới vận dụng giải các bài tập có liên quan. Đặc biệt là các phép chia có số bị chia 3, 4 chữ số và giải Toán hợp.
- Để luyện cho học sinh thuộc và khắc sâu các bảng nhân, chia cần làm như sau:
+ Hướng dẫn học sinh lập được bảng nhân, chia và sau khi lập được bảng nhân chia rồi thì chốt lại cho học sinh nắm sâu hơn và dễ nhớ hơn như sau:
 VD: Bảng nhân.
+ Các thừa số thứ nhất trong bảng nhân đều bằng nhau.
+ Các thừa số thứ hai trong bảng nhân là các số theo thứ tự là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Hai thừa số liền nhau hơn kém nhau 1 đơn vị. (trong bảng nhân các thừa số thứ hai nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 10 không có thừa số 0). 
+ Mỗi tích liền nhau hơn kém nhau bằng thừa số thứ nhất. (Tích thứ nhất trong bảng nhân chính là thừa số thứ nhất, tích cuối cùng trong bảng nhân gấp thừa số thứ nhất 10 lần).
VD: Bảng chia 8.
+ Các số bị chia trong bảng chia 8 là các tích của bảng nhân 8, và hơn kém nhau 8 đơn vị.
+ Số chia trong bảng chia 8 là các thừa số thứ nhất của bảng nhân 8 đều là 8.
+ Các thương của bảng chia 8 là thừa số thứ hai của bảng nhân 8.
+ Hàng ngày, đầu giờ học môn Toán, thay vì cho học sinh vui, để khởi động, giáo viên cho cả lớp cùng đọc một bảng nhân hoặc chia và cứ thế lần lượt từ bảng nhân 2, bảng chia 2 đến bảng nhân, chia hiện học.
+ Sau mỗi giờ học Toán giáo viên thường xuyên kiểm tra những học sinh chưa thuộc bảng nhân, chia từ 3 đến 4 em. Việc kiểm tra học sinh có thuộc bảng nhân, chia không? Giáo viên có thể kiểm tra bằng cách in bảng nhân, chia trên giấy A4, nhưng không in kết quả và bỏ trống một số thành phần của phép nhân, chia trong bảng. Vào cuối tuần hoặc cuối các tiết ôn luyện ở buổi hai dành thời gian khoảng 10 phút cho các em ghi đầy đủ và hoàn chỉnh bảng nhân, chia như yêu cầu.
+ Cho học sinh chép bảng nhân nào mà các em chưa thuộc vào vở riêng. Buổi học hôm sau trình bày và đọc cho nhóm trưởng cùng bàn nghe vào đầu giờ, sau đó nhóm trưởng báo cáo cho giáo viên. 
 * Để khắc sâu kiến thức Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi.
 VD: Trò chơi ôn lại bảng nhân 6 (trò chơi: Ai đúng ? Ai sai?).
 Giáo viên chuẩn bị nhiều bảng theo thứ tự đảo ngược như sau:
12
48
60
30
18
42
24
36
54
12
30
24
48
18
36
60
42
54
 Cách chơi:
 Phát cho mỗi em một bảng. Giáo viên yêu cầu HS nối tiếp nhau lần lượt đọc mỗi em 1 phép tính bất kì trong bảng nhân 6 nhưng không nêu kết quả. Học sinh nghe và tự tìm kết quả khoanh tròn vào số trong ô có kết quả đúng. Nếu học sinh nào khoanh đúng, đủ 3 ô hàng ngang hoặc hàng dọc thì em đó thắng. Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh thắng cuộc, khuyến khích động viên học sinh làm chưa tốt. 
 Tiếp tục như những cách làm trên cho đến khi cả lớp đều thuộc từ bảng nhân, chia 2 đến bảng nhân, chia 9. 
* Giải pháp2: Hướng dẫn đọc, viết, so sánh các số tự nhiên.
 Học sinh biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên là chuỗi kiến thức rất quan trọng trong chương trình Toán 3.
- Chuỗi kiến thức này nhằm giúp học sinh nắm được cách đọc, viết và so sánh các số tự nhiên vận dụng vào cộng, trừ, nhân, chia, số thứ tự và giải bài toán hợp.
- Dạy chuỗi kiến thức này người giáo viên cần hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản sau:
 * Giúp học sinh hiểu các số tự nhiên.
- Các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, ... là các số tự nhiên.
- Số 0 là số tự nhiên bé nhất, không có số tự nhiên lớn nhất.
- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị.
- Số 0, 2, 4, 6 ... là các số tự nhiên chẵn, số 1, 3, 5,7, 9, 11,13,... là các số tự nhiên lẻ. Hai số chẵn (hoặc lẻ) liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị.
- Nắm được tên và vị trí của các hàng (hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn).
- Biết qui tắc các giá trị theo vị trí của các chữ số trong cách viết số.
 VD: Dạy cho học sinh:
- Các số có bốn chữ số gồm hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. 
Giáo viên cần giải thích cho học sinh là: hàng nghìn bao giờ cũng là các chữ số lớn hơn 0.
 VD: 1235; 2475; 5431; .... hàng nghìn là: 1, 2, 5 nghìn. Không thể có hàng nghìn là 0 như: 0235, 0475, 0431,.... Vậy số có bốn chữ số có hàng nghìn nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 9.
* Hướng dẫn đọc, viết.
- Hướng dẫn phân hàng: 
VD số: 6931.
+ Hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
+ Số 6931: Có 6 nghìn, 9 trăm, 3 chục, 1 đơn vị.
+ Đọc số 6931: sáu nghìn, chín trăm ba mươi mốt.
 Giáo viên viết: 6931.
 Phân tích: 6 9 3 1
 6 nghìn 9 trăm 3 chục 1 đơn vị.
 Hoặc: lớp nghìn lớp đơn vị.
+ Khi viết, ta viết từ hàng cao đến hàng thấp (viết từ trái sang phải).
+ Khi đọc lớp nào ta kèm theo đơn vị lớp đó.
+ Học sinh đọc: Sáu nghìn, chín trăm ba mươi mốt.
- Hơn thế nữa người giáo viên còn hướng dẫn thêm cho học sinh cách đọc như sau:
 VD: Số 6931 và 6911.
+ Số 6931 đọc là: Sáu nghìn, chín trăm ba mươi mốt.
+ Số 6911 đọc là: Sáu nghìn, chín trăm mười một.
- Từ hai số trên cho học sinh nhận ra được cách đọc ở cùng hàng đơn vị của hai số là khác nhau chỗ mốt và một. Nghĩa là số 6931, hàng đơn vị đọc là mốt, còn số 6911 hàng đơn vị đọc là một. Tuy cùng hàng và đều là số “1” nhưng tên gọi lại khác nhau. Giúp học sinh phát hiện và đọc và nhận ra cách đọc của một vài số lại có cách đọc tương tự trên:
 VD: Số 4105 và 4125 cùng hàng đơn vị là số “5” nhưng lại đọc là “năm” và “lăm”.
 VD: Số 3010: Học sinh nhiều em đọc là “Ba nghìn không trăm linh mười”. Giáo viên hướng dẫn các em. Trong số tự nhiên chỉ được đọc“linh một, linh hai,.... linh chín, không có đọc là linh mười” vậy số 3010 đọc là: Ba nghìn không trăm mười.
* Hướng dẫn so sánh.
 Trong qui tắc là: Khi ta so sánh trong hai số thì: Số nào có ít chữ số hơn thì số đó bé hơn và ngược lại. VD: 999 9999. 
+ Còn các số có cùng chữ số thì sao? Ngoài việc làm theo qui tắc thì người giáo viên cần làm như sau:
 VD: Bài tập 3a trang 100: 
 Để tìm số lớn nhất trong các số: 4375 ; 4735 ; 4537 ; 4753. Giáo viên hướng dẫn học sinh như sau:
 - Xếp theo cột dọc, sao cho thẳng hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị với nhau. Cụ thể trên bảng phần được xoá là: 
 4 3 7 5 
 4 7 3 5 4 7 3 5
 4 5 3 7 
 4 7 5 3 4 7 5 3 Số lớn nhất 4753.
 4 7 4 7 5 
 - Phân theo hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị.
 VD: Bài tập 3b trang 100: 
 Để tìm số bé nhất trong các số: 6091 ; 6190 ; 6901 ; 6019. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm tương tự bài tập 3a:
 - Xếp theo cột dọc, sao cho thẳng hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị với nhau. Cụ thể trên bảng phần được xoá là: 
 6 0 9 1 
 6 1 9 0 6 0 9 1
 6 9 0 1 
 6 0 1 9 6 0 1 9 Số bé nhất 6019.
 6 0 6 0 1 
 - Phân theo hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị.
 - So sánh từng hàng để chọn ra số lớn nhất trong hàng như: hàng nghìn đều bằng nhau là 4. Đến hàng trăm chọn được hai số lớn là 7 có trong 4735 và 4753. Sau đó yêu cầu các em chỉ so sánh hai số này và tìm được số lớn nhất là 4753.
* Giải pháp 3: Hướng dẫn cách đặt tính, thực hiện phép tính (cộng, trừ, nhân, chia cột dọc).
 Đặt tính cũng là một việc hết sức quan trọng trong quá trình làm tính. Nếu học sinh không biết cách đặt tính hoặc tính sai sẽ dẫn đến kết quả sai. Vì thế để học sinh khi thực hiện phép tính tính đúng kết quả phải nắm vững cách đặt tính, các thành phần của phép tính cũng như mối quan hệ giữa các thành phần của phép tính trong khi tính cộng trừ, nhân chia.
 * Đối với phép cộng, trừ: (giúp học sinh nhớ và áp dụng)
 - Phép cộng:
 VD: 5341 + 1488 = 6829
 Số hạng số hạng Tổng
+ Nếu ta thay đổi chỗ các số hạng của tổng thì tổng không thay đổi.
 5341 + 1488 = 1488 + 5341 = 6829
+ Muốn tìm tổng ta lấy số hạng thứ nhất cộng với số hạng thứ hai.
 5341 + 1488 = 6829
+ Muốn tìm số hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
5341 + x = 6829
 x = 6829 – 5341
 x = 1488
+ Bất kì số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó.
 3 + 0 = 3; 6 + 0 = 6 
- Phép trừ: VD: 8652 - 3917 = 4735
 Số bị trừ số trừ hiệu
+ Muốn tìm hiệu ta lấy số bị trừ, trừ đi số trừ.
 8652 - 3917 = 4735
+ Muốn tìm số bị trừ chưa biết, ta lấy hiệu cộng với số trừ.
x - 3917 = 4735
 x = 4735 + 3917
 x = 8652
+ Muốn tìm số trừ chưa biết, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
	8652 - 	x = 4735
 x = 8265 - 4735 
 x = 3917
+ Bất kì số nào trừ 0 cũng bằng chính số đó.
 4 - 0 = 4 ; 5 - 0 = 5
- Đặt tính và tính:
 Cần hướng dẫn học sinh kĩ là phải đặt tính thẳng hàng (hàng đơn vị theo hàng đơn vị, hàng chục theo hàng chục, hàng trăm theo hàng trăm, hàng nghìn theo hàng nghìn). Hướng dẫn học sinh bắt đầu cộng từ hàng đơn vị (hoặc từ phải sang trái). Nên lưu ý học sinh đối với phép trừ có nhớ, cần bớt ra khi trừ hàng kế tiếp. 
VD: Phép cộng có nhớ một lần.
6 cộ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_mon_toan_cho.doc