SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học Mĩ thuật cho học khối lớp 3

SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học Mĩ thuật cho học khối lớp 3

 Mĩ thuật là môn học có tính chất năng khiếu nghệ thuật, nhằm giáo dục tính thẩm mĩ cho học sinh và hình thành một trong những yếu tố cơ bản của giáo dục tính thẩm mĩ. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, môn Mĩ thuật đã chính thức đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông và là một trong các môn học bắt buộc ở trường Tiểu học. Mục tiêu của môn Mĩ thuật trong trường tiểu học là:

* Mục tiêu dạy-học mĩ thuật ở trường tiểu học

 - Giáo dục thẩm mĩ, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, của đời sống và của các sản phẩm mĩ thuật.

 - Cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu về môn mĩ thuật, hình thành và củng cố các kĩ năng cần thiết để học sinh hoàn thành bài tập trong chương trình.

 - Bồi dưỡng năng lực quan sát, phân tích, phát triển trí tuệ, phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo, góp phần hình thành nhân cách người lao động mới.

 - Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu mĩ thuật của học sinh.

* Nhiệm vụ dạy-học mĩ thuật ở trường tiểu học

- Giáo dục thẩm mĩ là chính.

- Giúp học sinh tiếp xúc, làm quen, cảm nhận, thưởng thức và bằng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân thể hiện cái hay, cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống. Bước đầu hiểu cái đẹp và tạo ra cái đẹp theo khả năng và cảm nhận riêng của chính mình, đồng thời vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào sinh hoạt, học tập hàng ngày.

 

doc 22 trang thuychi01 58715
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học Mĩ thuật cho học khối lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
 Mĩ thuật là môn học có tính chất năng khiếu nghệ thuật, nhằm giáo dục tính thẩm mĩ cho học sinh và hình thành một trong những yếu tố cơ bản của giáo dục tính thẩm mĩ. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, môn Mĩ thuật đã chính thức đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông và là một trong các môn học bắt buộc ở trường Tiểu học. Mục tiêu của môn Mĩ thuật trong trường tiểu học là: 
* Mục tiêu dạy-học mĩ thuật ở trường tiểu học
 - Giáo dục thẩm mĩ, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, của đời sống và của các sản phẩm mĩ thuật.
 - Cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu về môn mĩ thuật, hình thành và củng cố các kĩ năng cần thiết để học sinh hoàn thành bài tập trong chương trình.
 - Bồi dưỡng năng lực quan sát, phân tích, phát triển trí tuệ, phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo, góp phần hình thành nhân cách người lao động mới. 
 - Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu mĩ thuật của học sinh.
* Nhiệm vụ dạy-học mĩ thuật ở trường tiểu học 
- Giáo dục thẩm mĩ là chính. 
- Giúp học sinh tiếp xúc, làm quen, cảm nhận, thưởng thức và bằng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân thể hiện cái hay, cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống. Bước đầu hiểu cái đẹp và tạo ra cái đẹp theo khả năng và cảm nhận riêng của chính mình, đồng thời vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào sinh hoạt, học tập hàng ngày. 
- Góp phần tạo dựng môi trường thẩm mĩ cho xã hội.
- Lấy giáo dục thẩm mĩ cho học sinh làm nhiệm vụ chủ yếu.
- Lấy người học làm trung tâm.
- Khuyến khích sự tương tác
- Kích thích tư duy sáng tạo
- Kích thích phát triển nhận thức thông qua hoạt động thực tế.
- Giúp học sinh tiểu học thêm yêu thích môn học thông qua các hoạt động học tập.
- Giúp học sinh phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo, khả năng tư duy, rèn luyện cho các em có khả năng biểu đạt, phân tích và tăng cường kỹ năng giao tiếp. 
- Rèn cho học sinh có thói quen học tập chủ động, thoải mái, nhẹ nhàng nhưng 
vẫn đảm bảo kỷ luật lớp học.
- Giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực: 
+ Năng lực trải nghiệm: Cho các em được làm việc với những chủ đề liên quan đến kinh nghiệm đã có của bản thân.
+ Năng lực kỹ năng và kỹ thuật thông qua các hoạt động : Vẽ cùng nhau, 
chân dung biểu đạt, vẽ theo nhạc, tạo hình từ vật tìm được, nặn hoặc uốn tạo dáng, xây dựng cốt truyện(xây dựng bối cảnh câu chuyện).
+ Năng lực biểu đạt: Có nghĩa là học sinh ứng dụng ngôn ngữ mĩ thuật để diễn đạt sự trải nghiệm và thái độ của bản thân.
+ Năng lực phân tích và trình bày: Thông qua các hoạt động trình bày về tác 
phẩm của mình, tham gia giải thích, phân tích, nhận xét về nghệ thuật, kỹ thuật thể hiện tác phẩm.
+ Năng lực giao tiếp và đánh giá: Học sinh tham gia giao tiếp, thảo luận và đánh giá tất cả các hoạt động trong tiết Mĩ thuật, đánh giá những gì đã làm được, có 
như mong muốn hay không?...
 Đối với học sinh khối lớp 3 mục tiêu chính là là cung cấp cho các em những kiến thức ban đầu về Mĩ thuật, bước đầu hình thành các kĩ năng cần thiết để các em hoàn thành được các bài tập theo chương trình. Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, giúp các em cảm nhận và vận dụng cái hay, cái đẹp của mĩ thuật vào học tập và sinh hoạt hằng ngày. Phát triển trí tuệ, phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo, góp phần hình thành nhân cách người lao động mới.
 Là môn học thuộc lĩnh vực nghệ thuật thị giác, mỹ thuật có vai trò chủ yếu trong việc bồi dưỡng, giáo dục thẩm mỹ, góp phần đáp ứng mục tiêu giáo dục hài hòa về đức, trí, thể, mỹ cho học sinh. Giúp học sinh tiếp xúc, làm quen, cảm nhận, thưởng thức và bằng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân thể hiện cái hay, cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống; đồng thời vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào sinh hoạt, học tập hàng ngày. Góp phần tạo dựng môi trường thẩm mĩ cho xã hội. VËy ph¶i lµm thÕ nµo ®Ó c¸c em häc tèt ®­îc m«n häc nµy vµ cßn cã høng thó, yªu thÝch s¸ng t¹o trong c¸c bµi häc. Chính từ những trăn trở này, tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: 
“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học Mĩ thuật cho học khối lớp 3”
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Nghiên cứu để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh khối lớp 3, cách tổ chức các hoạt động dạy học mĩ thuật mới linh hoạt, lôi cuốn để cá thể hóa hoạt động học tập và phát huy sự sáng tạo trong học tập của học sinh, giúp học sinh yêu thích học tập sáng tạo hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Một số phương pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh tiểu học 
- Học sinh Trường Tiểu học Yên Thái huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa
1.4. Phương pháp nghiên cứu
* Các phương pháp cơ bản được sử dụng vào nghiên cứu đề tài bao gồm:
- Sưu tầm tài liệu có liên quan - Phương pháp tạo tình huống
-Phương pháp quan sát - Phương pháp thực nghiệm
-Phương pháp khảo sát thực tiễn - Phương pháp phân tích, tổng hợp
-Phương pháp vấn đáp, gợi mở 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
	Luật Giáo dục đã nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục Tiểu học nhằm giúp cho học sinh những cơ sở ban đầu nhưng rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân cách một con người, chuẩn bị tốt cho các em về các mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và lao động để học sinh tiếp tục học lên trung học hoặc đi vào cuộc sống tùy theo nhu cầu và nguyện vọng bằng những hình thức thích hợp”. Điều này khẳng định giáo dục thẩm mĩ trong trường Tiểu học là một nội dung có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với các mặt giáo dục khác, tạo nên sự hoàn thiện trong việc phát triển nhân cách của học sinh. Chính vì vậy việc giáo dục và bồi dưỡng cho học sinh có trình độ văn hoá thẩm mĩ phổ thông là hết sức cần thiết. 
 Dạy học Mĩ thuật giúp hỗ trợ học sinh phát triển khả năng tiếp thu thẩm mĩ và sáng tạo, bằng cách khuyến khích các em trải nghiệm, sáng tạo, bày tỏ, hợp tác và giao tiếp với nhau qua các hoạt động mĩ thuật thực tế. Thông qua hoạt động thực tế, học sinh tự mình làm giàu cách biểu đạt, phân tích, đánh giá, lựa chọn và nhận thức để hình thành, phát triển những năng lực ở cá nhân.Cùng lúc với việc phát triển những năng lực này, học sinh cũng có thể phát triển các giác quan, các kĩ năng sống, kinh nghiệm và khả năng giải quyết vấn đề, các năng lực hợp tác, khả năng tự học và tự đánh giá. Cái đẹp trong hội hoạ vô cùng đa dạng. Có thể là giống hoàn toàn như thực, hoặc có thể giản lược, ước lệ đi nhiều. Cũng có nhiều tranh diễn tả không gian hư cấu song vẫn gợi sự liên tưởng về thực tế. Vì vậy đối với việc dạy học Mĩ thuật chúng ta cần cho các em hiểu sự sáng tạo, cách vẽ và nét vẽ cần tự nhiên thoải mái ,đôi khi cần méo mó một chút để tạo sự mềm mại cho nét vẽ, sự hài hoà cho bức tranh.Việc học môn mỹ thuật ở trường tiểu học không nhằm đào tạo các em trở thành hoạ sĩ mà chỉ mong muốn các em tiếp nhận được những kiến thức cơ bản để hiểu biết và phục vụ đời sống hàng ngày. Vậy phải làm thế nào để giúp học sinh học tốt môn mĩ thuật đó là điều mà người giáo viên phải suy nghĩ.
 Qua việc đúc kết những kinh nghiệm cũng chính là một trong những cách để ghi nhận và xem xét lại quá trình thực hành giảng - dạy, để hoàn thiện kỹ năng sư phạm của bản thân, để chọn lọc ra những gì đã làm tốt và chưa tốt, cái gì cần phải làm tốt hơn và nghĩ cách khắc phục những gì chưa tốt. Việc tự phân tích thiết yếu này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nghề nghiệp của mỗi giáo viên, đồng thời giúp cho mỗi giáo viên có cơ hội để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nhằm hướng tới mục tiêu giáo dục đạt kết quả cao hơn. 
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Thực tế quá trình giảng dạy bộ môn Mĩ thuật cho học sinh ở trường diễn ra như thế nào? Có đạt mục tiêu giáo dục môn học như đã đề ra hay không? Qua quá trình dạy học,quan sát và tìm hiểu hoạt động học tập của học sinh khối lớp 3 tôi nhận thấy một số thực trạng như sau: 
2.2.1.Khi dạy học mĩ thuật, giáo viên vẫn chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để cá thể hóa hoạt động học tập và phát huy sự sáng tạo trong học tập của học sinh. 
 Do trong quy trình dạy học giáo viên vẫn quen dạy theo phương pháp truyền thống: Giáo viên hướng dẫn -> vẽ mẫu ->học sinh quan sát làm theo.
2.2.2.Học sinh chưa chủ động tích cực lĩnh hội kiến thức và số ít còn trông chờ ỉ lại khi thực hành.
 Do tâm lí học sinh, các em đang ở độ tuổi hiếu động, chưa có sự tập trung, chưa mạnh dạn tự tin phát huy sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động học tập.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
* 2.3.1. Giáo viên mạnh dạn đổi mới hình thức tổ chức dạy học đảm bảo cá thể hóa hoạt động học tập của học sinh, phát huy được tính sáng tạo chủ động của học sinh trong qúa trình dạy học.
 - Điều kiện tiên quyết để quá tình giảng dạy có hiệu quả, bao gồm: Tạo điều kiện để học sinh học qua nhiều kênh; chú ý khả năng, phong cách học của từng học sinh; kết hợp kiến thức của bản thân học sinh và chiến lược học tập của giáo viên cho học sinh khối lớp 3; xây dựng môi trường học tập thân thiện, truyền cảm hứng cho các em.
 - Môi trường học tập: Có thể học tại lớp, học ở phòng chức năng hay sân trường nhưng môi trường học tập thoải mái sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình dạy và học.
 - Hình thức tổ chức lớp học: Tùy theo từng chủ đề mà giáo viên chọn và tổ 
chức các hoạt động vẽ nào cho phù hợp và hiệu quả. Sản phẩm của học sinh không còn đơn thuần chỉ là tạo hình 2D, mà là 3D, 4D, xây dựng thành câu chuyện bằng hình ảnh.
Ví dụ:+ Chủ đề Con vật quen thuộc: Có thể tổ chức hoạt động vẽ cùng nhau, tạo hình từ vật dụng tìm được.
	+ Chủ đề Mặt nạ con thú: Tổ chức vẽ biểu đạt hoặc vẽ theo nhạc.
	+ Chủ đề Lễ hội quê em: Tổ chức hoạt động vẽ cùng nhau, tạo hình bằng dây thép, đất nặn, vật dụng tìm được
 + Chủ đề Trái cây bốn mùa: Tổ chức hoạt động vẽ cùng nhau hoặc vẽ theo nhạc, tạo hình 3D từ đất nặn.....
 - Quá trình học: Mỗi quá trình học là một sâu chuỗi các hoạt động diễn ra.
+ Hoạt động tìm hiểu.
+ Hoạt động hướng dẫn thực hiện. 
+ Hoạt động hướng dẫn thực hành.
+ Hoạt động tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm.
+ Tổng kết chủ đề 
 - Đáng giá: Đánh giá từng giai đoạn và đánh giá cả quá trình thực hiện theo tiêu chí lấy động viên khích lệ là chính.
 - Môn Mĩ thuật là môn học dành thời gian chủ yếu cho học sinh thực hành, do vậy giáo viên cần thiết kế tổ chức các hoạt động trải nghiệm phong phú, đa dạng giúp học sinh chủ động tích cực tìm hiểu và tham gia vào quá trình tranh luận, thảo luận, bàn bạc khi làm việc cùng các bạn nhưng không quá dài, mất nhiều thời gian. Môn mĩ thuật ở lớp 3 có 13 chủ đề, mỗi chủ đề có thể áp dụng nhiều quy trình dạy học khác nhau mà mỗi giai đoạn của một quy trình đều có những hoạt động và mục tiêu giáo dục khác nhau, do đó đòi hỏi giáo viên phải xây dựng và đề ra những nội dung công việc cụ thể, hình thức học tập, cách thực hiện... Giáo viên cần tạo hứng thú cho học sinh bằng cách lập nên các quy trình dạy - học mĩ thuật tích hợp, linh hoạt theo chủ đề liên quan đến kinh nghiệm cá nhân, tâm lý lứa tuổi và kiến thức của học sinh. Tùy điều kiện cơ sở vật chất mà giáo viên tổ chức các hoạt động học tập vận dụng linh hoạt 7 quy trình Mĩ thuật mới. Khi thực hiện tích hợp các quy trình dạy - học giáo viên cần chú ý:
- Xây dựng dựa trên những gì học sinh đã biết và những gì liên quan đến sở thích, mối quan tâm của các em nhưng phải phù hợp với chủ đề.
- Để học sinh chủ động trong quá trình học tập.
- Tạo điều kiện cho học sinh sáng tạo, giao tiếp và thể hiện.
- Hình thành cho học sinh những kĩ năng cần thiết như: nói, trình bày và làm 
việc cùng nhau.
- Giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh thích học và học thực sự thông qua việc học sinh tự làm và thích làm, bởi vì quy trình dạy - học mĩ thuật đó có liên hệ và gắn với cuộc sống hàng ngày và quá trình học tập của các em, sẽ phát triển thêm những kỹ năng sống mới cho các em. 
- Quy trình vẽ cùng nhau: Học sinh biến những quan sát của mình thành các bức vẽ cá nhân. Tất cả các bài vẽ cá nhân sẽ là ngân hàng hình ảnh của nhóm để các em lựa chọn, sắp xếp theo một câu chuyện và vẽ cùng nhau, tạo thành một tác 
phẩm lớn hơn.
- Vẽ theo nhạc: Học sinh đứng xung quanh mép bàn theo từng nhóm (có từ 5 em trở lẹn). Trước mỗi học sinh là một bảng màu. Giáo viên lựa chọn nhạc (nhạc không lời, nhạc thiếu nhi..). Tuy nhiên tùy theo tình hình thực tế có thể dùng nhạc có lời, tiếng vỗ tay, nghe háttừ nhẹ nhàng chuyển sang nhanh, mạnh, sôi nổi. Học sinh lắng nghe và cảm nhận giai điệu, vẽ theo hướng dẫn của giáo viên: thứ tự các màu từ sáng sang đậm. Ví dụ:Theo thứ tự vàng, đỏ, cam, xanh và kết thúc bằng màu đen. Sau khi hoàn thành bức tranh lớn, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và tưởng tượng theo mức độ cảm nhận: Em nhìn thấy gì trong tranh? Em nghĩ đến đề tài nào? Từ đó giáo viên gợi ý học sinh sáng tạo từ thế giới tưởng tượng của mình để bắt đầu quy trình: lựa chọn một phần tranh trong bức tranh lớn làm tác phẩm của mình. Học sinh có thể vẽ thêm vào để làm nổi bật nội dung chủ đề hoặc bỏ bớt các chi tiết, để cuối cùng tác phẩm đạt được có thể là: bưu thiếp, thiệp mừng, bìa sách, họa tiết trang trí đồ vật, tranh đề tài
- Vẽ biểu đạt: Bao gồm vẽ không nhìn giấy và vẽ theo trí nhớ, cảm nhận của cá nhân. Vẽ không nhìn giấy là học sinh quan sát người đối diện hoặc đồ vật trước mặt và vẽ, không nhìn xuống giấy, nét vẽ liền mạch, không nhấc tay lên.
- Tạo hình bằng dây thép và vật dụng tìm được: Khuyến khích học sinh tạo hình bằng lắp ghép, trang trí từ những vật liệu phế thải thông qua sự liên tưởng về thế giới xung quanh để tạo thành các tác phẩm biểu đạt 2 chiều hoặc 3 chiều.
* Chúng ta cùng tìm hiểu phương pháp, hình thức tổ chức dạy học qua quy trình “ Vẽ theo nhạc ”
VÍ DỤ: Khi sử dụng quy trình “ Vẽ theo nhạc ” chúng ta có thể áp dụng đối với một số chủ đề: Những chữ cái đáng yêu, trái cây bốn mùa, Bưu thiếp tặng mẹ và cô, cửa hàng gốm sứ, trang phục của em.....
 - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân- hoạt động nhóm
 - Mục tiêu của dạng bài này nhằm giúp học sinh:
• Biết lắng nghe và vận động, di chuyển theo giai điệu của âm nhạc
• Chuyển âm thanh và giai điệu thành những đường nét từ sự hứng khởi
• Phát triển trí tưởng tượng trong quá trình tạo ra sản phẩm 
• Sáng tạo những sản phẩm mới từ bức tranh nhiều màu sắc được tạo ra theo giai điệu của âm nhạc 
• Biết chọn lọc và sử dụng hình ảnh từ bức tranh lớn để trang trí, giao tiếp
 * Đối với dạng bài này, nên thực hiện các bước dạy học như sau:
- Âm nhạc: Vẽ khi có âm nhạc, băng, đĩa hát. Trong trường hợp không có băng, đĩa hát, giáo viên hướng dẫn học sinh tự chuẩn bị bài hát tập thể. 
.Hoạt động 1: Nghe Nhạc hoặc các Nhịp Điệu, tiết tấu và vẽ theo Giai Điệu 
GV tạo nhóm sao cho phù hợp với điều kiện của lớp học. khoảng 8-10HS/nhóm. - Khởi động: GV bật nhạc nhẹ nhàng, HS lắng nghe và cảm nhận giai điệu của âm nhạc. HS bắt đầu vẽ những nét màu trên giấy theo thứ tự các màu từ sáng đến đậm. (Nếu sử dụng màu bột nghiền hoặc màu nước thì chú ý hạn chế màu đen vì màu này dễ làm cho bức tranh bị xỉn màu). Âm nhạc tăng dần sang tiết tấu nhanh tạo cảm xúc mạnh mẽ cho Hs. Các em chuyển động cơ thể và vẽ theo 
giai điệu của âm nhạc. 
Hoạt động này kéo dài khoảng 5 đến 7 phút. Thực hiện quy trình này cần linh hoạt và sáng tạo với nhiều chất liệu màu, kích cỡ giấy, âm nhạc theo điều kiện của trường / địa phương mình. Có thể thay nhạc bằng bài hát hoặc tiết tấu gõ đệm nhẹ nhàng, từ tiết tấu chậm đến nhanh, sôi nổi, mạnh mẽ
* Với hoạt động này giáo viên sẽ khuyến khích học sinh: 
• Tập trung và nghe nhạc ; 
• Sử dụng âm nhạc, xúc giác và các giác quan thẩm mỹ; 
• Trải nghiệm âm nhạc và giai điệu tạo cảm xúc; 
• Trải nghiệm mối liên hệ giữa giai điêu, hoạt động cơ thể và hình ảnh; 
• Yêu thích quy trình dạy - học mĩ thuật hợp tác. 
* Cuối hoạt động này học sinh có khả năng: 
• Nghe nhạc; 
• sử dụng tất cả các giác quan để học tập; 
• Vẽ màu sắc, đường nét và các mảng màu dựa trên nền nhạc; 
• kết nối âm nhạc, hội họa và hoạt động cơ thể; 
• Hợp tác trong suốt quy trình dạy - học mĩ thuật. 
* Khi kết thúc hoạt động, học sinh trưng bày và thưởng thức bức tranh mình vừa tạo ra từ khổ giấy lớn (vẽ theo nhóm) hoặc giấy nhỏ (vẽ cá nhân).
Quy trình nên được thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo khi lựa chọn màu sắc, cỡ giấy và thể loại âm nhạc. Điều quan trọng là giáo viên xây dựng kế hoạch, thực hiện và đánh giá quy trình dạy - học mĩ thuật này tùy vào khả năng của học sinh, vật liệu sẵn có và tùy vào từng địa phương. Vì vậy, giáo viên có thể tổ chức hoạt động tiếp theo tùy vào độ tuổi, thời gian và khả năng của học sinh.
. Hoạt động 2: Từ vẽ tranh đến thưởng thức, cảm nhận về màu sắc:
a.Mục tiêu: Giáo viên sẽ khuyến khích học sinh:
 • Chia sẻ kinh nghiệm từ ý kiến cá nhân; 
• Tập trung, giao tiếp và lắng nghe nhau; 
• Hiểu biết nhiều hơn về màu sắc, đường nét. 
 b.Kết quả: Cuối hoạt động này học sinh có khả năng: 
• Biểu đạt được kinh nghiệm và ý kiến của bản thân; 
• Nghe tập trung vào những bài thuyết trình của bạn;
• Nói về hình mảng, màu sắc và đường nét biểu cảm qua âm nhạc.
HS quan sát bức tranh và suy nghĩ, đưa ra những nhận xét và chia sẻ cảm nhận về hoạt động vừa thực hiện. Các em tưởng tượng ra những hình ảnh/ đề tài từ bức tranh lớn đó. 
c. Câu hỏi gợi ý
• Em có cảm nhận như thế nào trong suốt quá trình di chuyển xung quanh bàn và vẽ màu? 
• Em có nghĩ là bức tranh này lộn xộn không? Em có hứng thú với hoạt động vừa thực hiện không? 
• Trong khi quan sát tranh em liên tưởng tới hình ảnh gì của đề tài ?
• Từ những hình ảnh đó em nghĩ đến những đề tài nào?
 Giáo viên khuyến khích học sinh phản hồi và ghi chép lại ý kiến thành một bản đồ tư duy ở trên bảng. Giáo viên có thể tập trung vào màu sắc và lần lượt giới thiệu về một số khái niệm màu như: • Sáng tối • Nóng lạnh • Bổ túc • Tương phản • Hòa sắc..
.Hoạt động 3: Lựa chọn hình ảnh trong thế giới tưởng tượng:
a.Mục tiêu: Giáo viên sẽ khuyến khích học sinh: 
• Phát huy trí tưởng tượng của mình; 
• Tự tìm hình ảnh trong bức tranh lớn; 
• khuyến khích các em phát triển câu chuyện từ một mảng nhỏ của cả bức tranh; 
• Thúc đẩy hình thức thuyết trình, tập trung lắng nghe. 
b.Kết quả: Cuối hoạt động này học sinh có khả năng: 
• Chọn được một phần bức tranh dựa theo1chủ đề; 
• Sáng tác câu chuyện liên quan đến phần đã cắt khỏi bức tranh lớn;
• Thuyết trình bức tranh đã chọn và kể câu chuyện sáng tác cho cả lớp.
Mỗi học sinh dùng một khung giấy theo các hình tùy ý được trổ từ khổ giấy A4 và dịch chuyển trên bức tranh lớn để tìm kiếm phần màu sắc, đường nét mình thích rồi dán khung giấy vào vị trí đó trên bức tranh lớn. Học sinh tưởng tượng và lần lượt kể trước lớp về câu chuyện trong bức tranh mình đã lựa chọn. 
Giáo viên sử dụng câu hỏi nhằm gợi ý, phát triển trí tưởng tượng của học sinh. 
 Ví dụ về một câu chuyện tưởng tượng:
 “Ngày xửa ngày xưa có một con chim hiếm sống ở nước ta. Người ta nói rằng nó đã quay lại. Bạn lấy camera là khung tìm hình được trổ ra từ giấy và đi tìm con chim đó, “chụp hình” và kể cho chúng ta nghe về nguồn gốc, đặc điểm, điều kiện sống,.thức ăn, hoàn cảnh khi nó được tìm ra” 
Giáo viên chuẩn bị một khung tìm hình được trổ ra từ giấy cho từng học sinh hoặc để các em tự làm các khung tìm hình của riêng mình tùy vào sở thích của học sinh.
Với ví dụ trên, mỗi học sinh sẽ tìm cho mình con chim đặc biệt đó. Các em suy nghĩ và tự tìm ra cho mình những câu chuyện để kể. Các em sẽ lần lượt kể câu chuyện đó cho cả lớp, khi kết thúc mỗi câu chuyện, người kể sẽ chỉ định bức hình tiếp theo của bạn khác để trình bày và cứ thế tiếp tục, các em đều có cơ hội kể câu chuyện của mình.
.Hoạt động 4: Tạo bức tranh theo tưởng tượng hoặc các sản phẩm trang trí phù hợp với chủ đề.
a.Mục tiêu: Giáo viên sẽ khuyến khích học sinh: 
• Xây dựng ý tưởng từ khung màu, lựa chọn để tạo ra một bức tranh theo tưởng tượng phù hợp với chủ đề.
• Gợi mở và hỗ trợ học sinh thực hiện trang trí bìa sách, thiệp và các sản phẩm ứng dụng theo ý thích
• Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức trang trí vào sản phẩm. 
 b.Kết quả: Cuối hoạt động này học sinh có khả năng:
• Có ý tưởng hay, phù hợp 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_mi_thuat_cho.doc
  • docMỤC LỤC.doc