SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy hát dân ca cho học sinh trung học cơ sở

SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy hát dân ca cho học sinh trung học cơ sở

 Mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng biệt mà khi nghe thấy, nhìn thấy. người ta sẽ biết ngay đây là văn hóa của nước nào, dân tộc nào. Ví dụ như khi thấy bộ Kimono thì đó là văn hóa đặc trưng của Nhật Bản, khi thấy ẩm thực Kim chi đó chính là nét riêng của đất nước Hàn Quốc. Hay khi nghe Kachiusa đó chính là văn hóa nước Nga. Với đất nước Việt Nam chúng ta bản sắc văn hóa dân tộc rất phong phú: Từ chiếc nón lá xinh xắn tới tà áo dài duyên dáng hay các làn điệu dân ca ngọt ngào .Nét văn hóa rất riêng ấy nếu là người con đất Việt yêu quê hương đất nước thì không có ai là không biết, không yêu. Chính vì vậy mà khi đang hoạt động cách mạng nơi đất khách, quê người, với nỗi nhớ thương quê nhà da diết chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam mong muốn được nghe một khúc “ Dân ca ” và ngay cả khi sắp về cõi vĩnh hằng Bác còn căn dặn chúng ta: “ rằng đã yêu tổ quốc mình, phải yêu thắm thiết những khúc hát dân ca.”. Một nhà văn hóa kiệt xuất như Bác vẫn luôn muốn nghe dân ca của quê hương đất Việt, bởi dân ca là hồn cốt dân tộc, là di sản phi vật thể vô cùng quý giá mà ông cha ta đã để lại. Là công dân của đất Việt chúng ta phải biết yêu quý, biết nghe, biết hát các làn điệu dân ca của nước mình và phải có trách nhiệm giữ gìn, phát triển các làn điệu dân ca đó. Song thực tế hiện nay cho thấy do ảnh hưởng của các nền văn hóa phương tây nên phần lớn giới trẻ hiện nay chỉ thích Dicsco, Roc, Rap, Bibop, cha cha cha. còn các làn điệu dân ca đang có phần bị xem nhẹ, bị lãng quên. Điều này không chỉ diễn ra ở thành thị mà ngay cả khi về với các làng quê nông thôn chúng ta cũng ít được nghe, được nhìn thấy những hình ảnh các bà, các mẹ ngồi đưa võng ru con, ru cháu bằng những câu dân ca mộc mạc và thắm đượm tình người, càng khó tìm thấy hình ảnh các em thiếu niên, nhi đồng tụm 5 tụm 3 để chơi và hát các bài đồng dao, dí dỏm đầy tính âm nhạc, tính nhân văn.

doc 17 trang thuychi01 19124
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy hát dân ca cho học sinh trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ 
DẠY HÁT DÂN CA CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Người thực hiện: Lê Thị Hồng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Xuân Phú-Thọ Xuân
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Âm Nhạc
THANH HOÁ NĂM 2016
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I .LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
 Mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng biệt mà khi nghe thấy, nhìn thấy.. người ta sẽ biết ngay đây là văn hóa của nước nào, dân tộc nào. Ví dụ như khi thấy bộ Kimono thì đó là văn hóa đặc trưng của Nhật Bản, khi thấy ẩm thực Kim chi đó chính là nét riêng của đất nước Hàn Quốc. Hay khi nghe Kachiusa đó chính là văn hóa nước Nga. Với đất nước Việt Nam chúng ta bản sắc văn hóa dân tộc rất phong phú: Từ chiếc nón lá xinh xắn tới tà áo dài duyên dáng hay các làn điệu dân ca ngọt ngào.Nét văn hóa rất riêng ấy nếu là người con đất Việt yêu quê hương đất nước thì không có ai là không biết, không yêu. Chính vì vậy mà khi đang hoạt động cách mạng nơi đất khách, quê người, với nỗi nhớ thương quê nhà da diết chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam mong muốn được nghe một khúc “ Dân ca ” và ngay cả khi sắp về cõi vĩnh hằng Bác còn căn dặn chúng ta: “ rằng đã yêu tổ quốc mình, phải yêu thắm thiết những khúc hát dân ca..”. Một nhà văn hóa kiệt xuất như Bác vẫn luôn muốn nghe dân ca của quê hương đất Việt, bởi dân ca là hồn cốt dân tộc, là di sản phi vật thể vô cùng quý giá mà ông cha ta đã để lại. Là công dân của đất Việt chúng ta phải biết yêu quý, biết nghe, biết hát các làn điệu dân ca của nước mình và phải có trách nhiệm giữ gìn, phát triển các làn điệu dân ca đó. Song thực tế hiện nay cho thấy do ảnh hưởng của các nền văn hóa phương tây nên phần lớn giới trẻ hiện nay chỉ thích Dicsco, Roc, Rap, Bibop, cha cha cha.. còn các làn điệu dân ca đang có phần bị xem nhẹ, bị lãng quên. Điều này không chỉ diễn ra ở thành thị mà ngay cả khi về với các làng quê nông thôn chúng ta cũng ít được nghe, được nhìn thấy những hình ảnh các bà, các mẹ ngồi đưa võng ru con, ru cháu bằng những câu dân ca mộc mạc và thắm đượm tình người, càng khó tìm thấy hình ảnh các em thiếu niên, nhi đồng tụm 5 tụm 3 để chơi và hát các bài đồng dao, dí dỏm đầy tính âm nhạc, tính nhân văn. 
 Từ nhận thức phải khôi phục, gìn giữ và tiếp tục phát triển dân ca mà các nhà biên soạn sách giáo khoa Âm nhạc THCS đã đưa một số bài dân ca tiêu biểu của các vùng miền vào giảng dạy. Tuy nhiên qua thực tế trực tiếp giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS tôi nhận thấy học sinh chưa thực sự hứng thú nhiều với việc học các bài hát dân ca. Nhiều em không biết, không thuộc, không hát được một bài dân ca nào trọn vẹn. Từ thực tế đó tôi đã suy nghĩ, tìm tòi “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy hát dân ca cho học sinh trung học cơ sở”. 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 - Nâng cao hiệu quả dạy học hát dân ca trong trường THCS nhằm sử dụng dân ca để giáo dục các giá trị thẩm mỹ, đạo đức, định hướng nhân cách cho học sinh . Thông qua lời ca ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, quê hương, đất nước, tinh thần yêu lao động, tình yêu gia đình.....các em học sinh được giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống, giáo dục tinh thần yêu quê hương, đất nước, tình cảm gia đình,bạn bè. biết tự hào dân tộc. Bên cạnh đó giáo dục các em biết giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, 
 - Ngoài ra còn khơi dạy trong các em niềm đam mê, yêu thích dân ca ,giúp các em phát hiện năng khiếu để bồi dưỡng, góp phần thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng “trường học thân thiện – học sinh tích cực”.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
 Nghiên cứu các biện pháp, sử dụng phương tiện và các nội dung, hình thức tổ chức hoạt động NGLL để bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy hát dân ca cho học sinh trung học cơ sở.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong qua trình nghiên cứu tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Xây dựng cơ sở lí luận. - Sưu tầm tranh ảnh
 - Điều tra, khảo sát. - Trực quan sinh động 
- Thu thập thông tin. - Trãi nghiệm (Qua các hoạt động NGLL)
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
 Như chúng ta đã biết, dân ca là những bài hát do nhân dân lao động sáng tác, đầu tiên do một người nghĩ ra hát rồi chuyền miệng từ người này sang người khác, từ đời này sang đời khác. Nội dung của những bài dân ca thường ngắn gọn, giản dị, mộc mạc. Dân ca phổ biến ở vùng, miền nào thì mang tên vùng, miền ấy, dân ca của mỗi vùng, miền có âm điệu và phong cách riêng biệt. Sự khác nhau này tùy thuộc vào môi trường sống, phong tục tập quán, vị trí địa lí và đặc biệt là ngôn ngữ. Chính vì vậy mà khi nghe dân các tỉnh miền núi phía Bắc sẽ nhận thấy khác hẳn với dân ca Nam Bộ, hay dân ca quan họ khác hẳn với dân ca Tây Nguyên. Dân ca là sản phẩm tinh thần vô giá, của mỗi dân tộc, dân ca mang bản sắc riêng của dân tộc. Dân ca là tấm gương phản chiếu cuộc sống hiện thực, sinh hoạt văn hóa, lao động của cộng đồng mỗi dân tộc. Qua bao đời nay dân ca Việt Nam luôn được gọt giũa, sàng lọc, bổ sung và phát triển do đó dân ca Việt Nam có sức sống vững bền cùng thời gian. 
 Tuy nhiên do thời kỳ hội nhập hiện nay nên các em thường xuyên được tiếp xúc với các dòng âm nhạc hiện đại đặc biệt là âm nhạc phương tây các loại băng đĩa dòng âm nhạc hiện đại mua chỗ nào cũng có, nhưng băng đĩa dòng âm nhạc dân ca Việt Nam lại rất ít thịnh hành. Mặt khác không có nhiều học sinh thích thưởng thức nền âm nhạc dân gian này. Song hiện nay đã có nhiều làn điệu dân ca đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể thế giới, cần được bảo vệ như: Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Ca Trù, hát Xoan Phú Thọ và sắp tới là dân ca xứ Nghệ. Bên cạnh đó Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ văn hóa thể thao và du lịch đã đưa ra những giải pháp để bảo tồn và phát triển di sản đưa dân ca, trò chơi dân gian vào trường học trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”
 Trước yêu cầu đó là giáo viên đã có 25 năm trực tiếp giảng dạy âm nhạc ở trường THCS tôi luôn băn khoăn trăn trở phải tìm ra những phương pháp có hiệu quả để có thể truyền thụ lòng yêu thích dân ca đến với đông đảo học sinh Khi đã yêu thích các em sẽ tò mò muốn tìm hiểu, muốn được học và biết hát nhiều bài hát dân ca. Có như vậy các em sẽ ngày càng trân trọng những giá trị văn hóa dân gian của ông cha để lại nói chung và dân ca nói riêng, từ đó các em có thêm lòng tự hào dân tộc và nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước đó cũng chính là động lực giúp các em học tập tốt hơn. 
II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
1. Thực trạng chung 
 Trong xã hội hiện nay những giá trị văn hóa truyền thống (trong đó có dân ca) đang có nguy cơ ngày càng phai nhạt trong giới trẻ. Giới trẻ hiện nay đang đi theo trào lưu của lối sống mới, lối sống hiện đại hơn, đậm chất “Tây” hơn vì vậy những giá trị văn hóa truyền thống, cùng với lối sống mang đậm đà bản sắc dân 
tộc Việt đang ngày càng bị lãng quên bởi sự hời hợt của giới trẻ.
 Trường THCS nơi tôi đang công tác là một xã miền núi, trình độ dân trí, kinh tế những năm gần đây đã có nhiều chuyển biết tốt song vẫn chưa đồng đều và còn thấp so với các vùng lân cận như: Thị trấn Sao Vàng, Thị trấn Lam Sơn, ... . Nhiều em học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn: như mồ côi, bố mẹ đi làm ăn ở xã phải ở với ông bà, chú, bác các em không có điều kiện để phát triển năng khiếu, thẩm mỹ Âm nhạc đặc biệt là dân ca. Các em ngại thưởng thức nền âm nhạc dân gian
 2. Về phía giáo viên: 
 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc hơn ai hết tôi nhận thức rõ về trách nhiệm của mình không chỉ dạy các em biết những kiến thức về nhạc lí, về âm nhạc thường thức, đọc nhạc hay biết hát một bài hát, mà điều quan trọng là phải dạy các em biết yêu quý cái đẹp, biết yêu quý và gìn giữ văn hóa dân tộc và chính điều đó sẽ góp phần giúp cho học sinh phát triển toàn diện, hướng tới “Cái chân, cái thiện, cái mỹ”. Vì vậy trong quá trình công tác tôi luôn tự học tập, bồi dưỡng để nâng chuyên môn nghiệp vụ, tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học để đem lại hiệu quả tốt nhất, đó cũng chính là niềm đam mê của tôi đặc biệt mỗi khi tìm hiểu, nghiên cứu về dân ca của các vùng miền trên đất nước Việt Nam.
 Tôi đã cố gắng tập để có thể hát được tiếng của các dân tộc khi minh họa, làm phong phú thêm cho tiết dạy và cũng chỉ mới biết hát thêm tiếng dân tộc Mường
Bên cạnh đó trong quá trinh giảng dạy tôi luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi từ phía chi bộ, nhà trường và sự giúp đỡ của đồng nghiệp và ủng hộ của phụ huynh. 
3. Về phía học sinh: 
 Các em chưa nhận thức được vai trò của dân ca trong đời sống xã hội. Dân ca 
là sản phẩm tinh thần vô giá mà cha ông chúng ta đã sáng tạo và truyền lại đến ngày nay. Chúng ta phải quyết tâm bảo tồn và tiếp tục phát triển vốn quý ấy. Các em chưa nhìn thấy hết tác dụng của dân ca đối với sự trong sáng của mỗi tâm hồn người Việt. Tìm hiểu và học hát các làn điệu dân ca Việt Nam sẽ giúp cho các em càng thêm yêu mến, tự hòa về nhân dân ta, đất nước ta.
 Mặt khác chất lượng chung của môn âm nhạc được xem là cao so với các môn khác, nhưng tỷ lệ học sinh biết và hát được dân ca của các vùng miền còn ít.
 Số lượng các bài hát dân ca trong trường THCS cũng rất ít không phong phú. 
 Cụ thể: Các bài hát dân ca trong chương trình THCS:
STT
 Tên bài 
 Dân ca
Lớp
01
Học hát bài : “Đi cấy” 
Dân ca Thanh Hoá.
6
02
Học hát bài : Hô la hê, Hô la hô”
Dân ca Đức.
6
03
Học hát bài : “Lý cây đa”
Dân ca Quan học Bắc Ninh.
7
04
Học hát bài : “Đi cắt lúa”
Dân ca Hrê (Tây nguyên).
7
05
Học hát bài: “Lí dĩa bánh bò”
Dân ca Nam Bộ.
8
06
Học hát : “Hò ba lí””
Dân ca Quãng Nam.
8
07
Học hát : “Lí kéo chài”
Dân ca Nam Bộ
9
 Để có phương pháp dạy hiệu quả tôi đã tiến hành điều tra khảo sát bằng thực tế về khả năng yêu thích hát dân ca và nhạc trẻ của học sinh các khối lớp qua các buổi sinh hoạt 15 phút, hoạt động ngoài giờ, qua các buổi lao động...
* Kết quả điều tra, khảo sát : 
Khối
Tổng số học sinh
số HS biết hát dân ca
số HS không biết hát dân ca
Số Lượng
Tỷ lệ%
Số Lượng
Tỷ lệ%
K6 
128
40
31,8
88
68,7
K7 
93
30
32,2
63
68,8
K8 
72
27
37,5
45
62,5
K9 
93
25
26,8
68
73,2
Tổng
386
122
31,6
264
68,4
Tổng số HS
số HS biết hát nhạc trẻ
số HS không biết hát nhạc trẻ
tỉ lệ
 %
Tỉ lệ
%
386
291
75,4
95
24,6
 Với tỉ lệ 68,4% học sinh không biết hát dân ca Việt nam đây là một con số rất đáng lo ngại. Vì vậy trong đề án “Bảo tồn phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” mà Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt cũng đã đề cập đến vấn đề bảo tồn và phát triển dân ca..“Mỗi huyện vùng dân tộc thiểu số được hỗ trợ phát triển ít nhất 01 nghề truyền thống, dân ca, dân vũ hoặc hoạt động du lịch đặc trưng góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội.”.
 Trước thực trạng đó tôi lựa chọn một số giải pháp để nâng cao hiệu quả dạy hát dân ca trong trường THCS như sau: 
III. GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 
 * Bồi dưỡng nhận thức cho học sinh về giá trị của các bài hát dân ca:
 * Lưa chọn các bài hát dân ca cho phù hợp với học sinh từng khối lớp
 * Lựa chọn phương tiện bổ trợ trong dạy hát dân ca
 * Tổ chức một số hoạt động bổ trợ ngoài giờ lên lớp.
 1. Bồi dưỡng nhận thức cho học sinh về giá trị của các bài hát dân ca: 
 Là giáo viên dạy môn Âm nhạc lâu năm tôi rất yêu nghề của mình và luôn tâm đắc về dân ca của các dân tộc Việt Nam. Tôi có suy nghĩ phải làm sao để nhóm lên ngọn lửu về tình yêu dân ca Việt cho các em học sinh. sau các tiết dạy - học căng thẳng trên lớp, tôi lại ngồi bên các em để nói về những cái hay, cái đẹp của dân ca cho các em nghe và hát cho các em nghe những làn điệu dân ca mà tôi đã sưu tầm được, hay các buổi dã ngoại, sinh hoạt tập thể tôi thường xuyên lồng ghép những câu nói vần nói vè phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, tổ chức cho các em các trò chơi dân gian mà ngôn ngữ phục vụ cho trò chơi là các bài đồng giao, hát vè mang đầy tính âm nhạc: 
 Rồi thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp tôi thường xuyên tuyên truyền cho các em học sinh hiểu : Dân ca là các bài hát thuộc các thể loại như : Hát ru, Hát trẻ em hay Đồng dao, Ngâm thơ,Nói thơ, các điệu Hò, điệu Lý, các điệu Hát khúc như Hát Quan họ, Hát Trống quân, Hát phường vải, Hát Xoan, Hát xẩm, Hát Ghẹo, Hát Ví dặm Bên cạnh đó tôi giải thích cho các em dân ca là thể loại hát dân gian, chủ yếu xuất phát từ môi trường nông, ngư nghiệp, là những bài hát do nhân dân lao động sáng tác nên rất gần gũi với người dân, cũng chính vì lẽ đó mà dân ca rất dễ hát, dễ thuộc. ngoài ra dân ca có rất nhiều tác dụng trong cuộc sống của nhân dân đó là : Hỗ trợ các thao tác lao động, thúc đẩy nhịp độ lao động, cổ vũ động viên trong khi lao động, giúp thư giãn thể xác, giải tỏa tinh thần lúc nghỉ ngơi, tạo cơ hội cho nam nữ trao đổi tâm tình hoặc bày tỏ nỗi niềm, giúp con người tương quan với thế giới “Siêu nhiên” (Chẳng hạn với ông, bà tổ tiên, thánh hiền quá cố, hay với ông trời). Vì vậy dân ca là một kho tàng vô giá về văn chương, nhất là về âm nhạc cho bất cứ người Việt nam nào yêu thích và mong muốn phát triển tài năng trong lĩnh vực âm nhạc. 
 Cùng với những kiến thức đó tôi đã giới thiệu cho các em một số hình ảnh và những làn điệu dân ca Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể thế giới như : Quan họ Bắc Ninh, Hát Xoan Phú Thọ, sắp tới là dân ca Xứ Nghệ.
Dân ca quan họ Bắc Ninh di sản phi vật thể thế giới
 Hát Xoan Phú Thọ được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể
 Dân ca xứ Nghệ sắp trở thành di sản phi vật thể thế giới
 Qua đó các em nhận ra rằng dân ca không phải là khó hát, khó thuộc từ đó các em sẽ yêu thích dân ca, và cũng từ đó để khơi dậy trí tò mò và phát huy tính tích cực của các em. Các em sẽ đi tìm hiểu về dân ca, thích được nghe, được tập hát các bài hát dân ca. Từ việc làm ấy mà số học sinh của trường THCS nơi tôi đang công tác yêu thích và hát các bài hát dân ca ngày càng đông, khả năng biểu diễn và thưởng thức âm nhạc dân gian nói chung và dân ca nói riêng của các em ngày càng cao.
2. Lựa chọn các bài hát dân ca cho phù hợp với học sinh từng khối lớp
 Học hát nói chung và học hát dân ca nói riêng là một môn nghệ thuật đòi 
hỏi người học phải có ít nhiều một chút năng khiếu âm nhạc. Nếu em nào có năng khiếu về âm nhạc thì sẽ hát hay và rễ thuộc các bài hát, trong thực tế thì không phải em nào cũng có năng khiếu, đặc biệt đối với học sinh ở một xã miền núi như ngôi trường nơi tôi đang công tác. Tuy vậy với những em không có năng khiếu các em vẫn có cơ hội hát và tìm hiểu về dân ca nếu như có sự chỉ bảo đúng cách của giáo viên cùng các phương tiện hỗ trợ. Muốn làm cho tất cả học sinh từ có năng khiếu, đến không có năng khiếu đều yêu thích và tìm đến với dân ca bản thân tôi đã trực tiếp rà soát và phân loại đối tượng học sinh thành 2 loại như trên để đưa những phương pháp hạy hát dân ca cho phù hợp.
* Đối với những học sinh có năng khiếu. Với những học sinh này chỉ cần cho các em nghe băng, đĩa nhiều lần là các em cũng có thể hát được cơ bản các bài hát dân ca có tiết tấu và lời ca đơn giản. Vì vậy tôi mở rộng dạy cho các em những bài dân ca khó hơn, yêu cầu các em phải thể hiện được đúng tính chất, sắc thái tình cảm của các bài dân ca đó, và còn hướng dẫn các em những động tác minh họa, hay cùng các em dựng múa phụ họa cho các bài dân ca đó để các em không cảm thấy nhàm chán
 * Đối với những học sinh không có năng khiếu: Tôi cho các em tập những bài 
dễ và ngắn trước. Tôi sẽ giúp các tập và sửa từng câu một theo lối móc xích. bên 
cạnh đấy tôi sẽ gần gũi động viên, khen ngợi các em khi thấy các em đã hát được một bài dân ca (Tuy chưa hay bằng những bạn có năng khiếu). Có như vậy các em mới cảm thấy yêu thích dân cahơn và tích cực sưu tầm những bài dân ca đặc biệt là những bài dân ca của dân tộc mình( Dân tộc Mường, Thái). 
3. Lựa chọn phương tiện và hoạt động bổ trợ trong dạy hát dân ca
Trong quá trình giảng dạy tôi luôn trăn trở làm thế nào để đa số các em học sinh yêu thích, biết thưởng thức và biết hát dân ca và một trong những phương pháp đổi mới mà tôi đã ứng dụng rất thành công đó là : « Sử dụng hợp lí các phương tiện và các hoạt động ngoài giờ hỗ trợ để năng cao chất lượng trong các tiết dạy hát dân ca »
 Từ thực tế cho thấy ngày nay là một giáo viên giảng dạy không chỉ đòi hỏi cần phải có kiến thức tốt, cách truyền thụ hay mà còn phải biết sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị hỗ trợ. Đối với giáo viên dạy môn Âm nhạc trong đó có việc dạy hát các bài hát dân ca cũng vậy. Ngoài kiến thức sâu, giọng hát tốt, cách truyền thu hay thì giáo viên dạy môn Âm nhạc cần phải sử dụng linh hoạt các trang thiết bị hỗ trợ thì tiết dạy mới phong phú, mang lại hiệu quả cao ( Nhất là với những tiết dạy hát dân ca).
 Những phương tiện hỗ trợ cho môn Âm nhạc nói chung và dạy hát các bài hát dân ca nói riêng là mà tôi đang sử dụng đó là : Nhạc cụ (đàn oocgan), Đài sử dụng được cả đĩa CD và băng catsec, máy tính ,máy chiếu . Đây là những trang thiết bị mà hiện nay đa số các trường đã có. Tuy vậy phải dựa vào tính năng của các phương tiện hỗ trợ để sử dụng các phương tiện đó một cách hợp lí.
 Ví dụ  như tôi đã sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để giới thiệu cho học sinh biết những hình ảnh rất sống động mà đôi khi trong sách giáo khoa không có để làm minh họa cho các tiết dạy. 
 Cụ thể: Ở các tiết dạy hát dân ca, trong phần giới thiệu về bài hát trước hết tôi thường đưa bản đồ lên máy chiếu giới thiệu đôi nét về vùng đất đã sinh ra bài dân ca đó.(Khoảng 3 đến 5 phút tùy vào từng bài)
 Ví dụ : Dạy bài hát « Đi cắt lúa » dân ca Hrê Tây Nguyên (Âm nhạc 7) tôi sẽ trình chiếu phần cắt bản đồ hành chính các tỉnh Tây Nguyên dựa vào bản đồ giới thiệu cho học sinh biết : Toàn bộ vùng đất Tây nam trung bộ, trù phú gồm các tỉnh Gia Rai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Đắc Nông gọi là Tây Nguyên. Đây là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc ít người như :Ba- na, Gia rai, Ê-đê, Xơ-đăng, Hrê, Cơ-ho và nhiều tộc người bản địa khác
Tôi giới thiệu cho học sinh biết người dân Tây Nguyên yêu quê hương đất nước, họ cũng rất anh dũng chiến đấu chông giặc ngoại xâm, giữ cho buôn làng được yên vui, sau đó tôi chiếu hình ảnh của anh hùng Núp - anh hùng đầu tiên của Tây Nguyên trong kháng chiến chống pháp)
 Sau đó tôi giới thiệu tiếp cho học sinh biết người dân Tây Nguyên còn rất yêu 
thích ca hát nhảy múa và những bản sắc văn hóa của quê hương mình, vừa giới thiệu tôi vừa chiếu một vài hình ảnh sinh hoạt văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc của đồng bào Tây nguyên
 Lễ hội Cồng - chiêng Tây Nguyên
 Lễ hội Đua voi Tây Nguyên
 Đến phần tìm hiểu bài hát : Tôi chiếu toàn bộ bài hát (cả phần nhạc và lời) để học sinh quan sát và yêu cầu các em tìm hiểu về đặc điểm cần chú ý của bài, những kí hiệu âm nhạc được sử dụng trong bài. Tiếp theo tôi cho các em nghe đĩa có bài hát để các em cảm nhận về phần lời ca của bài hát dân ca đó. Sau đó tôi mới dùng nhạc cụ để dạy cho các em từng câu theo lối móc xích. Như vậy cùng một lúc tôi đã tác động vào cơ quan thính giác và cơ quan thị giác của các em do đó các em sẽ cảm nhận được tiết học thật nhẹ nhàng, các em dễ dàng tiếp thu bài hơn (nói cách khác là các em dễ thuộc bài dân ca đó).
 ví dụ : khi dạy về bài hát: “Lí dĩa bánh bò” (Dân ca Quảng Nam) Âm nhạc 8. Hoặc « Đi Cấy » Dân ca Thanh Hóa (Âm nhạc 6) Thì tôi sẽ cho các em xem một số vi deoclip về các bài hát dân ca này cả phần lời và phần phụ họa.
Hình ảnh trong vi deo clip: Hát múa Lí dĩa bánh bò
Hình ảnh trong vi deo clip hát múa Đi cấy (dân ca Thanh Hóa)
 Trong phần củng cố, dặn dò, của tiết dạy hát dân ca Việt Nam có thể chiếu vài hình ảnh đã có phần dựng múa cho bài hát để các em tham khảo về nhà có thể vận dụng tập theo. Nhắc mỗi em về nhà sưu tầm 2- 3 bài dân ca của các vùng niềm trong cả nước. Tôi luôn khuyến khích khen ngợi các em mỗi khi các em sưu tầm được các bài hát dân ca nhất là với những em sưu tầm được nhiều hơn số bài tôi yêu cầu. Chính vì vậy mà cứ sau mỗi tiết học một bài dân ca thì học sinh của tôi lại biết thêm vài ba bài hát dân ca khác.
 Bên cạnh việc sử dụng hợp lí các phương tiện hỗ trợ để nâng cao chất lượng các tiết dạy hát các bài dân ca tôi còn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_day_hat_dan_ca_cho_h.doc