SKKN Sử dụng phương pháp trò chơi để phát triển sức bền cho học sinh Trung học cơ sở

SKKN Sử dụng phương pháp trò chơi để phát triển sức bền cho học sinh Trung học cơ sở

Thể dục thể thao ra đời và phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người. Lao động sản xuất là nguồn gốc của thể dục thể thao và cũng là nguồn gốc sinh tồn của mọi hoạt động. Mầm mống của thể dục thể thao đã được nảy sinh chính từ thực tế mang tính tự nhiên ngay trong quá trình lao động.

 Ngày nay đang trên đà phát triển của đất nước, nền kinh tế của nước nhà đang đi lên một cách nhanh chóng. Chúng ta đang ở thế kỷ XXI, một thế kỷ của nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bởi vậy Đảng và Nhà nước rất chú trọng đến việc bồi dưỡng, đào tạo con người mới XHCN, phát triển toàn diện về mặt thể chất và tinh thần. Học tập lao động sản xuất và khi cần có thể chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Nên nhân tố con người có ý nghĩa quyết định “Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”

Trong những năm gần đây, thể dục thể thao (TDTT) đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được đối với đời sống con người và xã hội. TDTT là một bộ phận của nền văn hoá chung của nhân loại là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do xã hội sáng tạo nên. Đây là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế chính trị, xã hội và là phương tiện giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa các cá nhân, đơn vị, tập thể và các quốc gia trong cộng đồng. Từ đó thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hoà bình giữa các nước và các dân tộc.

 

doc 11 trang thuychi01 5351
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp trò chơi để phát triển sức bền cho học sinh Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Thể dục thể thao ra đời và phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người. Lao động sản xuất là nguồn gốc của thể dục thể thao và cũng là nguồn gốc sinh tồn của mọi hoạt động. Mầm mống của thể dục thể thao đã được nảy sinh chính từ thực tế mang tính tự nhiên ngay trong quá trình lao động. 
 Ngày nay đang trên đà phát triển của đất nước, nền kinh tế của nước nhà đang đi lên một cách nhanh chóng. Chúng ta đang ở thế kỷ XXI, một thế kỷ của nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bởi vậy Đảng và Nhà nước rất chú trọng đến việc bồi dưỡng, đào tạo con người mới XHCN, phát triển toàn diện về mặt thể chất và tinh thần. Học tập lao động sản xuất và khi cần có thể chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Nên nhân tố con người có ý nghĩa quyết định “Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”
Trong những năm gần đây, thể dục thể thao (TDTT) đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được đối với đời sống con người và xã hội. TDTT là một bộ phận của nền văn hoá chung của nhân loại là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do xã hội sáng tạo nên. Đây là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế chính trị, xã hội và là phương tiện giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa các cá nhân, đơn vị, tập thể và các quốc gia trong cộng đồng. Từ đó thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hoà bình giữa các nước và các dân tộc.
Xuất phát từ yêu cầu đó nhiệm vụ của TDTT trong thời kỳ mới phát triển phong trào TDTT quần chúng đặc biệt là trong các trường học, đào tạo các em trở thành những người lành mạnh về thể chất, trong sáng về tinh thần. Trang bị cho các em những tri thức, những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để các em vững bước đi vào cuộc sống, để trở thành những người công dân tốt. Đặc biệt trong đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã mở đầu cho sự nghiệp đổi mới ở Việt nam “Nhân tố con người” được xác định quan trọng nhất trong toàn bộ sự nghiệp đổi mới, có tính chất quyết định tới nền kinh tế. Xác định con người là nguồn lực to lớn nhất, quý báu nhất, đặt con người vào chiến lược trung tâm của việc xây dựng đất nước. Đặc biệt là lớp học sinh, sinh viên là nhân vật trung tâm, là người kế tục sự nghiệp đất nước mai sau. Nói về vấn đề con người Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Con người là vốn quý nhất, muốn có lời to phải có vốn to. Ta còn nghèo nhưng phải cố gắng đầu tư vào sự nghiệp đào tạo ra con người, ta phải chắt chiu từng đồng xu nhưng không được bủn xỉn trong công việc này.”
Đúng như vậy nhân tố cón người là nhân tố quan trọng là tiền đề cần thiết cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Đây cũng là vấn đề mà Đảng ta đưa vào nhiệm vụ chiến lược, có sự đầu tư thích đáng cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện về các mặt: Đức - Trí - Thể - Mỹ - Lao động. Bác Hồ luôn là tấm gương sáng trong việc rèn luyện TDTT, Bác tự giác luyện tập TDTT hàng ngày và kêu gọi mọi người cùng tham gia luyện tập. Trong hội nghị bàn về sức khoẻ năm 1964 Bác đã khẳng định: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, xây dựng đời sống mới việc gì cũng cần tới sức khoẻ”. Bác còn nói: “Luyện tập thể dục, bồi dưỡng sức khoẻ là bổn phận của mỗi người công dân yêu nước”. Chính vì vậy, giáo dục thể chất trong nhà trường được đổi mới cả về chương trình và cấu trúc của giờ học từ cấp học mầm non cho đến trung học phổ thông. Trong đó chú trọng đến việc nâng cao sức khoẻ cho học sinh thông qua các bài tập thể dục, đặc biệt các trò chơi vận động và một số môn thể thao tự chọn nhằm phát triển các tố chất thể lực như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sức khéo léo Bởi vậy mà đề tài được mang tên “Sử dụng phương pháp trò chơi để phát triển sức bền cho học sinh Trung học cơ sở” với mục đích để nâng cao thể chất cho các em nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục đề ra.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài thì không ai khác đó chính là các nhà giáo dục thể chất, các thầy cô giáo cùng với sự quan tâm của Đảng, nhà nước và toàn xã hội để hình thành các kỹ năng kỹ xảo vận động cần thiết cho các em, để các em biết vận dụng chúng vào cuộc sống học tập hàng ngày, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì chính họ là chủ nhân tương lai của đất nước.
Tập luyện và thi đòi hỏi các em phải có đủ tố chất vận động như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mền dẻo và khéo léo phối hợp động tác, trong đó sức mạnh là một trong những nhân tố quan trọng, nó không những nâng cao thành tích tập luyện và thi đấu mà nó còn tạo điều kiện cho các em bước vào học các môn thực hành đạt kết quả cao. Đó là cơ sở để giúp cho các cơ quan nội tạng, cơ thể của các em được phát triển tốt hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu sách và giáo trình hướng dẫn thể dục.
- Học sinh lớp 7 - lớp 8 Trường Trung học cơ sở Thị trấn - Triệu sơn.
- Các giờ học thể dục.
- Các buổi dự giờ.
- Các đợt tập huấn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra của đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây :
- Phương pháp đọc và phân tích tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài.
- Điều tra khảo sát thực tế, thu thập tin tức
- Thống kê xử lí số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận:
Biết và xác định các trò chơi, các bài tập ảnh hưởng đến việc phát triển sức bền. Sức bền là khả năng làm việc trong một thời gian tương đối dài mà không bị giảm sút về cường độ và ý trí. Hay nói một cách khác sức bền là khả năng của cơ thể chống lại mệt mỏi khi hoạt động lao động hay tập luyện thể dục thể thao kéo dài. Trong mỗi tiết học chạy bền thường được học sau các nội dung của buổi học khi học sinh đã mệt mỏi nên người giáo viên phải tạo ra niềm hứng thú trong tập luyện để học sinh phát huy tính tự giác tích cực, chủ động trong tập luyện thì mới đạt được kết quả giao.
Cũng như giáo dục nói chung, TDTT xuất hiện cùng với xã hội và phát triển theo các quy luật của sự phát triển xã hội loài người. Ngay từ khi xã hội chưa có sự phân chia giai cấp và từ đặc điểm con người sống thành bầy đàn, sinh hoạt lao động tập thể kiếm ăn và chống chọi với thiên nhiên cuộc sống đã thúc đẩy mạnh mẽ mọi hoạt động của cơ bắp (đi, chạy, nhảy, leo trèo) đã hình thành cho con người năng lực vận động và khả năng phối hợp vận động cũng tăng lên.
Nhưng đại bộ phận học sinh chưa thấy hết tác dụng của TDTT nên trong các giờ học chính nhiều em còn lơ là với việc tập luyện của mình, hoặc tập luyện dưới hình thức đối phó nên kết quả rèn luyện sức bền của các học sinh trong trường chưa cao: loại khá giỏi 58%, trung bình 32%, yếu kém 10%.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
Khi học sinh tham gia các hoạt động kéo dài dẫn đến mệt mỏi về thể lực, trí óc, tâm lý.
	Một phần không nhỏ học sinh chỉ học đối phó, nếu có chỉ nắm sơ sài, lơ mơ và chưa đạt yêu cầu, một phần do cơ sở vật chất còn thiếu thốn chưa đáp ứng được nhu cầu cho quá trình dạy và học. Thực trạng về chất lượng của nhũng năm học trước khá, giỏi đạt 60%, trung bình đạt 30% và yếu kém 10%.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của sức bền.
- Sự phát triển sức bền phần lớn phụ thuộc vào quá trình sinh hoá đảm bảo cho việc hoạt động lâu dài và ổn định của hệ thần kinh. Do đó cần kết hợp việc tăng sức bền với việc rèn luyện ý trí.
- Khi hoạt động kéo dài dẫn đến mệt mỏi về thể lực, trí óc, tâm lý nhưng trong lĩnh vực giáo dục thể chất mệt mỏi thể lực do hoạt động cơ bắp gây nên chiếm vị trí chủ yếu.
- Sức bền được biểu hiện ở hai hình thức:
+ Sức bền chung.
+ Sức bền chuyên môn
a, Phát triển sức bền chung:
Nguyên tắc chung là nâng cao khả năng ưa khí của cơ thể, tức là nâng cao sức hấp thu ô xi tối đa, duy trì khả năng đó trong thời gian kéo dài, bài tập có hiệu quả nhất là bài tập có nhiều nhóm cơ tham gia.
Phương pháp tập đồng đều, liên tục, lặp lại và biến đổi là những phương pháp chủ yếu để nâng cao khả năng ưa khí của cơ thể.
b, Phương pháp phát triển sức bền chuyên môn.
Nguyên tắc chung là nâng cao khả năng yếm khí của cơ thể, các bài tập nhằm hoàn thiện cơ chế này có đặc điểm cường độ hoạt động gần mức giới hạn 95%. Thời gian mỗi lần hoạt động từ 3 – 10 giây (chạy khoảng 20-60m). Khoảng cách nghỉ ngơi từ 2 - 3 phút. Số lần lặp lại được xác định trong đợt luyện tập của học sinh.
Hoàn thiện cơ chế Glucopher: cường độ vận động được xác định thời gian mỗi lần vận động thường biến đổi trong khoảng 20 giây đến 2 phút (chạy từ 200m đến 600m), thời gian nghỉ ngơi theo hình thức giảm dần.
Vấn đề phát triển sức bền đối với học sinh ở lứa tuổi 11 đến 12 có thể phát triển sức bền chung qua các bài tập phát triển toàn diện, đặc biệt là các trò chơi vận động, trò chơi linh hoạt. Ở lứa tuổi 13 - 15 có thể sử dụng các bài tập chuyên môn ở mức độ phù hợp, các bài tập bền - mạnh, bền - tốc độ đều có thể sử dụng một cách hợp lý để phát triển sức bền:
- 12 đến 13 tuổi chạy từ 200 – 400 m luân phiên đi bộ nhẹ nhàng, chạy chậm từ 1 đến 3 phút.
- Đối với học sinh 14 - 15 tuổi: chạy 400 đến 800 m đối với các em học sinh nam, 300 đến 600 m đối với học sinh nữ.
2.3.2. Nghiên cứu cơ sở lý luận của phát triển trò chơi.
Trước hết ta phải hiểu được trò chơi là một hiện tượng của đời sống xã hội, được ra đời trong giai đoạn sớm nhất của lịch sử. Trò chơi đã và đang thoả mãn nhu cầu nào đó của con người về vui chơi, giải trí, nhận thức, và phát triển thể chất cũng như tinh thần. Song ý nghĩa cơ bản của trò chơi có ý nghĩa Sư phạm rất lớn và từ lâu nó đã là một trong những phương tiện và phương pháp cơ bản của giáo dục thể chất.
Các trò chơi thường có các chủ đề lấy từ thực tế cuộc sống lao động sản xuất và chiến đấu như: “Lò cò tiếp sức”, “ Tải đạn ra chiến trường”, “Chạy tiếp sức chuyển vật”, “Bóng chuyền 6”.khi kết thúc trò chơi bao giờ cũng có kẻ thắng người thua. Như vậy để đạt được mục đích chơi người ta phải đi bằng nhiều con đường khác nhau và phải phối hợp các hình thức hoạt động vận động khác nhau như: đi, chạy, nhảy, ném
Thể hiện phẩm chất hoạt động của con người, đặc biệt là phẩm chất khéo léo, nhanh nhẹn, nhanh trí sáng tạo, phản ứng nhanh như trò chơi: “Bóng chuyền 6”, “Người thừa thứ 3”, “Ai nhanh hơn”. trong trò chơi cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các người chơi và yêu cầu mỗi thành viên phải phát huy tính độc lập, sáng tạo nhằm giải quyết nhanh mọi tình huống, động viên mọi khả năng để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Trung học cơ sở là thích hoạt động, các em rất hiếu động nên rất thích trò chơi. Đặc biệt là khi sử dụng phương pháp trò chơi phải đảm bảo mục đích là hỗ trợ cho nội dung giảng dạy động tác, nhằm gây hưng phấn, hứng thú cho các em trong tập luyện. Mặt khác nội dung trò chơi và tổ chức khi chơi phải hợp lý và phù hợp với các đặc điểm của đối tượng – học mà chơi, chơi mà học. Có thể nói thông qua hình thức trò chơi giúp cho giờ Thể dục thêm phong phú về nội dung, tạo hưng phấn và hứng thú cho các em trong tập luyện, qua đó mà các em học sinh bộc lộ tính độc lập, sáng tạo, thể hiện các phẩm chất về thể lực.
2.3.3. Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Trung học cơ sở.
Khi sử dụng phương pháp trò chơi để phát triển sức bền cho học sinh thì chúng ta phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.
a, Đặc điểm sinh lý:
- Hệ thần kinh: Hoạt động của hệ thần kinh chưa ổn định, hưng phấn chiếm ưu thế, dễ tiếp thu nhưng cũng chóng mệt mỏi, dễ phân tán.
- Hệ vận động: Hệ xương đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về chiều dài, hệ cơ phát triển chậm hơn hệ xương.
- Hệ hô hấp: Phổi của các en ở lứa tuổi này phát triển chưa hoàn chỉnh, phế nang còn nhỏ, các cơ hô hấp chưa phát triển, dung lượng phổi còn bé. Vì vậy khi hoạt động các em phải thở nhiều và nhanh nên chóng mệt mỏi.
b, Đặc điểm tâm lý:
- Ở lứa tuổi này các em có ý thức nâng cao trách nhiệm và phát triển sự sáng tạo trong hoạt động.
- Hứng thú của các em xuất hiện thêm nhiều nét mới và được xác định rõ ràng hơn, mang tính bền vững sâu sắc. Chính vì vậy chất lượng giảng dạy và nhân cách của giáo viên có ảnh hưởng mạnh đến việc học tập của các em học sinh.
- Các phẩm chất ý trí của học sinh được phát triểm mạnh hơn nếu giáo viên nắm được tâm lý của các em, nên đánh giá đúng, động viên kịp thời thì sẽ khuyến khích được các em học sinh tích cực trong học tập hơn nữa.
- Dựa vào tình hình thực tế trong học tập tại trường và qua sách vở, khi huấn luyện và giảng dạy ở lứa tuổi 12- 15, muốn phát triển sức bềncác bài tập đưa ra không quá dài, tránh gây căng thẳng cho hệ thần kinh, chú ý đến không khí buổi tập, gây được không khí thoải mái, thời gian nghỉ ngơi giữa quãng hợp lý.
* Nghiên cứu cơ sở lý luận đề ra một số bài tập phát triển sức bền cho học sinh. 
Theo lý luận và phương pháp thể dục thể thao cho ta thấy, sức bền là khả năng làm việc trong thời gian dài nhất mà không bị giảm sút cường độ vận động và ý chí. Tức là khi con người có một hoạt động với cường độ lớn thì sau một thời gian sẽ cảm thấy việc thực hiện các hoạt động đó khó khăn hơn, biểu hiện ra ngoài như mệt mỏi, căng thẳng, mồ hôi thoát ra cùng với sự biến đổi về các chức năng tâm lý, song con người vẫn duy trì được hoạt động nhờ sự nổ lực ý chí mà chống lại mệt mỏi.
Tóm lại: Ở lứa tuổi này do đặc điểm tâm sinh lý đang phát triển, chưa ổn định nên người giáo viên chúng ta phải lựa chọn những trò chơi và lượng vận động phù hợp để phát triển thể chất thể lực cho các em.
2.3.4. Những trò chơi được lựa chọn để phát triển sức bền cho học sinh trung học cơ sở.
- Hai lần hít vào, hai lần thở ra.
- Nhảy dây bền.
- Tâng cầu tối đa.
- Chạy dích dắc tiếp sức.
- Người thừa thứ ba.
- Bóng chuyền 6.
* Trò chơi 1: ((Hai lần hít vào, hai lần thở ra)):
Cho các em chạy nhẹ nhàng theo vòng tròn và yêu cầu hai lần liên tiếp hít vào bằng mũi, sau đó hai lần liên tiếp thở ra bằng miệng theo nhịp nhất định.
Mục đích: Rèn luyện cơ quan hô hấp và sức bền.
Yêu cầu ý thức kỷ luật cao, tự giác trong vui chơi.
* Trò chơi 2: ((Nhảy dây bền)):
Mỗi học sinh một dây nhảy ngắn, chia lớp thành 4 nhóm để học sinh tự tập, có cán sự điều khiển. Khi có lệnh của người chỉ huy tất cả các học sinh cùng bắt đầu nhảy và nhảy liên tục với nhịp chậm trong vòng 2 đến 5 phút. Nếu để dây vướng chân thì nhanh chóng điều chỉnh dây để tiếp tục nhảy sao cho liên tục như một hoạt động bền.
Mục đích: Rèn luyện sức bền và sự khéo léo.
Yêu cầu học sinh phải tự giác kiên trì, cố gắng trong khi chơi.
* Trò chơi 3: ((Tâng cầu tối đa)):
Mỗi học sinh chuẩn bị một quả cầu, chia lớp thành bốn nhóm như nhảy dây cá nhân nhưng khoảng cách cần rộng hơn.
Sau lệnh của người chỉ huy tất cả học sinh đồng loạt bắt đầu tâng cầu, có thể tâng cầu bằng đùi, má trong, má ngoài hoặc mu bàn chân nhưng tâng liên tục trong 2 -5 phút (do giáo viên quy định). Nếu để cầu rơi, nhanh chóng nhặt cầu để tiếp tục chơi.
Mục đích: Rèn luyện sự khéo léo, sức bền cho học sinh.
* Trò chơi 4: ((Chạy dích dắc tiếp sức)).
Tập hợp lớp thành 2 hàng dọc sau vạch chuẩn bị, hàng nọ cách hàng kia 6m, mỗi hàng số lượng và tỷ lệ, giới tính như nhau. Em số một của mỗi đội tiến vào sát vạch xuất phát để thực hiện tư thế xuất phát cao. Khi có lệnh, em số 1 chạy theo đường dích dắc qua lần lượt các cờ chuẩn quy định, đến cờ cuối cùng thì chạy dích dắc ngược về vạch xuất phát, đưa tay chạm tay bạn số 2, bạn thứ 2 tiếp tục xuất phát chạy  , trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến hết.
Mục đích: Rèn luyện phản xạ nhanh, bền trong khi chơi.
Yêu cầu chơi nhiệt tình, đúng luật.
* Trò chơi 5: ((Người thừa thứ 3)):
Học sinh xếp thành hai vòng tròn đồng tâm, cách nhau một sải tay, người đứng sau cách người đứng trước một cánh tay. Hai em đứng vào trong vòng tròn, khi nghe tín hiệu còi hai em đứng trong vòng tròn đuổi bắt nhau, em chạy sau đuổi kịp em chạy trước thì đập nhẹ vào người em chạy trước là thắng. Em chạy trước muốn thắng em chạy sau thì phải tìm cách đứng trước bất kỳ em nào ở vòng trong, như vậy em đứng ở vòng ngoài có bạn đứng trước thành 3 người một hàng thì phải đuổi bạn đang chạy. Nếu em sau đuổi kịp vỗ vào vai, lưng em chạy trước và em sau chạy ngược lại và trở thành người chạy đuổi.
Mục đích: Rèn luyện phản xạ nhanh, bền trong khi chơi.
Yêu cầu chơi nhiệt tình, đúng luật.
* Trò chơi 6: ((Bóng chuyền 6)).
Lớp chia thành 2 đội chơi, mỗi đội cử 1 em vào tranh bóng.
Giáo viên tung bóng lên thì hai em của hai đội tranh bóng, bên nào giành được bóng thì tìm cách giữ bóng rồi chuyền cho đồng đội của mình, các em của đội bạn tìm cách tranh bóng, bên nào chuyền bóng cho đội mình liên tục đựơc 6 lần (không để bóng rơi) thì được tính là một điểm và giao bóng cho đội thua và trò chơi lại tiếp tục như vậy. Sau khoảng 6-7 phút đội nào ghi được nhiều điểm thì đội ấy thắng.
Mục đích : Rèn luyện phản xạ nhanh, khéo léo, bền trong khi chơi.
Yêu cầu chơi nhiệt tình, đúng luật.
2.3.5. Đối tượng để áp dụng một số trò chơi vào việc phát triển sức bền là học sinh khối 7 và 8 của trường THCS Thị trấn Triệu sơn.
Khi áp dụng phương pháp này vào việc phát triển sức bền cho học sinh thì phải để trò chơi vận động hấp dẫn và phát huy được tính tích cực học tập của học sinh. Do đó, nên tiến hành phải theo 3 giai đoạn:
- Một : Giáo viên cho học sinh biết và hiểu được tên trò chơi, mục đích ý nghĩa và cách thực hiện trò chơi, những yêu cầu do giáo viên hoặc tập thể lớp đề xuất luật lệ chơi.
- Hai : Học sinh thể hiện trò chơi và cố gắng đảm bảo các yêu cầu đã được thống nhất, công khai trước lớp.
- Ba : Đánh giá việc thực hiện trò chơi của học sinh, khen chê đúng mức, thưởng phạt nghiêm minh.
+ Tổ chức chơi:
Giáo viên phân nhóm, chia tổ cho học sinh cùng nhóm, thảo luận 1- 2 phút, sau đó cho học sinh tự tổ chức theo kế hoạch giáo viên đề ra, giáo viên chỉ đóng vai trò giám sát đánh giá kết quả của các nhóm.
Giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức, điều khiển trò chơi khi cần thiết.
Cần thay đổi hình thức tổ chức, luật lệ, thưởng phạt để tăng tính hấp dẫn khi tiến hành chơi.
Thường xuyên điều chỉnh lượng vận động bằng các hình thức tăng giảm số người, quãng đường, độ khó của trò chơi.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
Qua việc thực hiện trò chơi vào việc phát triển sức bền cho học sinh THCS đóng vai trò hết sức quan trọng, có tính chất quyết định đến hiệu quả của quá trính giảng dạy và thành tích của học sinh. Qua các công trình nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm thực tiễn cho chúng ta thấy khi học sinh có phát huy đựơc tính tự giác tích cực và chủ động trong tập luyện thì sẽ nâng cao hiệu quả của bài tập ảnh hưởng tốt đến các phẩm chất thể lực.
Khi kiểm tra nội dung chạy 500m (nam, nữ) theo tiêu chuẩn rèn luyện thể chất khi chưa sử dụng phương pháp này thì kết quả của học kỳ 1 cho 40 học sinh lớp 8A theo tiêu chuẩn rèn luyện thể chất là:
Xếp loại tiêu chuẩn rèn luyện thể chất
Số lượng
Tỉ lệ
Mức
Nam
Nữ
Giỏi
1’40”
1’52”
7 học sinh
17,5%
Khá
1’50”
1’59”
11 học sinh
27,5%
Đạt
2’
2’12”
15 học sinh
37,5%
Chưa đạt
Dưới mức đạt
7 học sinh
17,5%
- Nhưng sang học kỳ 2 tôi đã sử dụng linh hoạt, đưa phương pháp trò chơi vào việc tăng sức bền cho học sinh thì thu được kết quả khả quan hơn (cũng cho 40 học sinh lớp 8A theo tiêu chuẩn rèn luyện thể chất)
Xếp loại tiêu chuẩn rèn luyện thể chất
Số lượng
Tỉ lệ
Mức
Nam
Nữ
Giỏi
1’40”
1’52”
19 học sinh
47,5%
Khá
1’50”
1’59”
16 học sinh
40%
Đạt
2’
2’12”
5 học sinh
12,5%
Chưa đạt
Dưới mức đạt
0 học sinh
0%
Kết quả kiểm trả 500m (nam, nữ) theo tiêu chuẩn rèn luyện thể chất ở hai học kỳ cho ta thấy khi sử dụng phương pháp trò chơi vào việc phát triển sức bền cho học sinh THCS trong các giờ học thể dục đạt hiệu quả cao, các em chủ động tiếp thu kiến thức làm cho giờ học sôi nổi, gây được sự hưng phấn, hứng thú trong tập luyện của các em do đó năng lực vận động của các em được tăng lên.
3. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT:
3.1. Kết luận:
Trò chơi vận động có lịch sử phát triển lâu dài và nó được coi là phương tiện và là phương pháp cơ bản của giáo dục thể chất nhằm phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh trong giờ học thể dục. Nó không những phát triển thể chất cho người chơi mà còn góp phần giáo dục các phẩm chất đạo đức cá nhân vì đa số trò chơi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_tro_choi_de_phat_trien_suc_ben_cho.doc