SKKN Sử dụng phương pháp giá trị trung bình để phát triễn tư duy học sinh thông qua bài tập Hiđrocacbon

SKKN Sử dụng phương pháp giá trị trung bình để phát triễn tư duy học sinh thông qua bài tập Hiđrocacbon

Với xu thế phát triển của xã hội nói chung và sự phát triển khoa học nói riêng, con người cần phải có một tri thức, một tư duy nhạy bén để nắm bắt và sử dụng những tri thức đó trong cuộc sống hàng ngày. Muốn chiếm lĩnh những tri thức đó con người cần phải học và nhà trường là một trong những nơi cung cấp cho ta những hành trang đó.

 Hóa học là bộ môn khoa học quan trọng trong nhà trường phổ thông. Môn hóa học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản và thiết thực. Giáo viên bộ môn hóa học cần hình thành ở các em một kỹ năng và thói quen học tập khoa học để làm nền tảng cho việc giáo dục và phát triển năng lực nhận thức, năng lực tư duy. Qua đó giáo dục cho học sinh những đức tính cần thiết như: tính cẩn thận, kiên trì trung thực, chính xác, yêu chân lí khoa học , có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội

 Trong dạy học hóa học, việc giải bài tập có một ý nghĩa rất quan trọng. Thực tế cho ta thấy ngoài việc rèn luyện kỹ năng vận dụng, đào sâu và mở rộng kiến thức đã học bài tập hóa học còn là phương tiện cơ bản để rèn luyện các thao tác tư duy một số kỹ năng về hóa học. Thông qua giải bài tập, giúp học sinh rèn luyện tính tích cực, trí thông minh, sáng tạo, nâng cao hứng thú trong học tập.

 Hiện nay việc sử dụng thi trắc nghiệm khách quan (TNKQ) trong các kì thi THPT quốc gia đòi hỏi người giáo viên dạy hóa học cần có những phương pháp giải phù hợp với từng dạng toán để làm sao phát triển được tối đa tư duy của học sinh thông qua những bài tập rèn luyện khả năng suy luận giúp cho các em đạt được kết quả tốt nhất trong các kì thi.

 

doc 18 trang thuychi01 6400
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp giá trị trung bình để phát triễn tư duy học sinh thông qua bài tập Hiđrocacbon", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
 	1.1. Lí do chọn đề tài 
	 Với xu thế phát triển của xã hội nói chung và sự phát triển khoa học nói riêng, con người cần phải có một tri thức, một tư duy nhạy bén để nắm bắt và sử dụng những tri thức đó trong cuộc sống hàng ngày. Muốn chiếm lĩnh những tri thức đó con người cần phải học và nhà trường là một trong những nơi cung cấp cho ta những hành trang đó. 
 Hóa học là bộ môn khoa học quan trọng trong nhà trường phổ thông. Môn hóa học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản và thiết thực. Giáo viên bộ môn hóa học cần hình thành ở các em một kỹ năng và thói quen học tập khoa học để làm nền tảng cho việc giáo dục và phát triển năng lực nhận thức, năng lực tư duy. Qua đó giáo dục cho học sinh những đức tính cần thiết như: tính cẩn thận, kiên trì trung thực, chính xác, yêu chân lí khoa học , có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội 
 Trong dạy học hóa học, việc giải bài tập có một ý nghĩa rất quan trọng. Thực tế cho ta thấy ngoài việc rèn luyện kỹ năng vận dụng, đào sâu và mở rộng kiến thức đã học bài tập hóa học còn là phương tiện cơ bản để rèn luyện các thao tác tư duy một số kỹ năng về hóa học. Thông qua giải bài tập, giúp học sinh rèn luyện tính tích cực, trí thông minh, sáng tạo, nâng cao hứng thú trong học tập.
 Hiện nay việc sử dụng thi trắc nghiệm khách quan (TNKQ) trong các kì thi THPT quốc gia đòi hỏi người giáo viên dạy hóa học cần có những phương pháp giải phù hợp với từng dạng toán để làm sao phát triển được tối đa tư duy của học sinh thông qua những bài tập rèn luyện khả năng suy luận giúp cho các em đạt được kết quả tốt nhất trong các kì thi. 
 Tuy nhiên việc sử dụng phương pháp giá trị trung bình để phát triển tư duy cho học sinh đang còn hạn chế, các đề tài nghiên cứu về vấn đề này đang còn ít.
 Với các lí do trên cùng với thực tế dạy học hóa học ở trường THPT tôi chọn đề tài: “ Sử dụng phương pháp giá trị trung bình để phát triễn tư duy học sinh thông qua bài tập Hiđrocacbon”.
	1.2. Mục đích nghiên cứu
 	- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn một số dạng toán hay gặp, từ đó đề xuất phương pháp giải phù hợp với tư duy để làm bài tập một cách có hiệu quả.
	- Sử dụng phương pháp giá trị trung bình trong quá trình dạy học một số dạng toán trong chương trình hóa học 11 theo hướng phát triển tư duy cho học sinh. 
	- Đánh giá tính khả thi thông qua khả năng nhận thức của HS và hiệu quả của phương pháp giá trị trung bình thông qua các bài tập hóa học. 
 	1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 	Đối tượng: 
	Một số dạng bài tập hóa hữu cơ trong chương trình hóa học lớp 11.
 	Khách thể: 
	Học sinh lớp 11- THPT.
 	Phạm vi nghiên cứu: 
	Đề tài chỉ nghiên cứu một số dạng toán thuộc chương trình hóa học 11.
	Nghiên cứu và đổi mới một số dạng bài tập và đề xuất phương pháp giải nhằm phát triển khả năng tư duy đạt hiệu quả. 
 	1.4. Phương pháp nghiên cứu
	1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
	Thu thập, nghiên cứu, hệ thống, phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài. 
	1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm sư phạm
	Tìm hiểu , quan sát quá trình học tập , giải BTHH của học sinh.
	Khảo sát tính khả thi của phương pháp giá trị trung bình trong một số dạng bài tập.
	1.4.3. Phương pháp thống kê xử lí số liệu
 	Sử dụng công thức toán thống kê để xử lí số liệu thu thập được nhằm đánh giá kết quả thực nghiệm.
	1.5. Những điểm mới của SKKN
	Tổng hợp lí thuyết phương pháp giá trị trung bình làm cơ sở để giải một số dạng bài tập Hiđrocacbon.
	Hệ thống một số dạng bài tập hóa lớp 11 mà học sinh chưa tìm được cách giải có tính tư duy cao. 
	Đề xuất những cách giải sử dụng phương pháp giá rị trung bình nhằm nâng cao năng lực nhận thức và phát triển tư duy cho học sinh từ đó giúp học sinh yêu thích môn Hóa học.
2. NỘI DUNG
	2.1. Cơ sở lí luận của việc sử dụng phương pháp giá trị trung bình ở trường THPT.
	Đối với dạng bài tập liên quan đến hiđrocacbon, học sinh muốn giải được nhanh các bài tập thì điều đầu tiên là phải hiểu rõ được bản chất của các phản ứng xảy ra như thế nào, xác định đúng chất phản ứng và sản phẩm được sinh ra. Sau đó các em phải xây dựng được cho mình kĩ năng giải toán, tức là phải hình thành cho mình thói quen phân tích đề và định hướng được cách giải . Điều này vô cùng quan trọng với học sinh. Do đó trong quá trình dạy học về hiđrocacbon cần phải day cho hoạc sinh biết vận dụng được phương pháp giá trị trung bình. Muốn sử dụng linh hoạt phương pháp giá trị trung bình để giải toán cần lưu ý các điểm sau: 
	Đối với một hỗn hợp chất bất kì ta luôn có thể biểu diễn chúng qua một đại lượng tương đương, thay thế cho cả hỗn hợp, là giá trị trung bình (như: khối lượng mol trung bình, số nguyên tử trung bình, số nhóm chức trung bình, số liên kết trung bình...) được biểu diễn qua biểu thức:
 = Với: là đại lượng đang xét của chất thứ i trong hỗn hợp. 
 là số mol của chất thứ i trong hỗn hợp.
- Dựa vào tính chất của giá trị trung bình: < < để tìm các chất, kết hợp với giữ kiện của bài toán (chẳng hạn như: hai chất là đồng đẳng liên tiếp...; hoặc dựa vào số mol của các chất) để tìm chính xác và .
- Các giá trị trung bình thường gặp trong giải toán hóa học là:
 + Khối lượng phân tử, nguyên tử trung bình. Kí hiệu là :
 = 
 Với: là khối lượng phân tử, hoặc nguyên tử của các chất.
 là số mol tương ứng của các chất.
 + Gốc hiđrocacbon trung bình. Kí hiệu là :
 = 
 Với: là khối lượng phân tử của các gốc hiđrocacbon.
	 là số mol tương ứng của các chất.
 + Số nguyên tử cacbon trung bình. Kí hiệu là :
 = 
 Với: là số nguyên tử cacbon của các chất.
 là số mol tương ứng của các chất.
 + Số nguyên tử hiđro trung bình. Kí hiệu là :
 = 
 Với: là số nguyên tử hiđro của các chất.
	 là số mol tương ứng của các chất.
Ngoài ra còn có thể gặp :
 Số liên kết trung bình, số nhóm chức trung bình, 
	2.2. Thực trạng của vấn đề
	Qua thực tế trực tiếp giảng dạy ở trường THPT Lê Hoàn cho thấy rằng HS thường gặp lúng túng và không giải được các bài tập hữu cơ phức tạp. Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ nhiều phía :
	* Về phía HS : Nhiều HS chưa tự giác tích cực, chưa phát huy được khả năng tư duy sáng tạo.
	* Về phía GV : GV không thể cung cấp hết kiến thức, phương pháp giải bài tập cho HS được trong thời gian ngắn trên lớp.
	* Về phía phụ huynh : Sự quan tâm của một số phụ huynh đến việc học tập của con em mình còn hạn chế.
	2.3. Sử dụng phương pháp giá trị trung bình vào một số dạng toán
Dạng 1. Sử dụng giá trị trung bình để tìm CTPT của hidrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng
* Phương pháp giải.
tác nhân cộng
hh
n
n
=
- Đặt công thức chung (chứa giá trị trung bình) cho hai hợp chất X và Y.
- Tìm giá trị trung bình qua các biểu thức:; ; 	...	
- Tìm ra X và Y:
* Bài tập mẫu.
Ví dụ 1: Hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng liên tiếp có thể tích 4,48 lít (đktc). Nếu cho X qua bình đựng nước brom tăng 9,8 gam. Tính phần trăm thể tích của từng anken trong hỗn hợp.
Hướng dẫn giải
Đặt công thức chung cho X và Y là ( )
PTHH: + Br2 Br2
Số mol của hỗn hợp anken: 0,2 mol 
 Khối lượng của hỗn hợp anken : 9,8 gam => = 49 
=> 2 anken thõa mãn là : C3H6 ( M = 42) và C4H8 ( M = 56) đặt số mol lần lượt là a và b mol => a + b = 0,2 => a = 0,1
 42 a + 56 b = 9,8 b = 0,1 
=> phần trăm thể tích của các an ken đều là : 50%
► Nhận xét các phương pháp giải: 
 - Ta thấy ngay rằng khi giải theo phương pháp giá trị trung bình thì bài toán trở nên đơn giản khi đó giáo viên có thể phát huy tối đa tư duy của học sinh. 
Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp 2 anken liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được (m + 39) gam CO2 và m gam nước. Xác định CTPT của của 2 anken.
Hướng dẫn giải
Khi đốt cháy anken thu được số mol CO2 và nước bằng nhau
=> = => m = 27
=> = = 3,75
=> Vậy 2 anken là: C3H6 và C4H8
► Nhận xét các phương pháp giải: 
	Ta thấy ngay rằng khi khi kết hợp phương pháp giá trị trung bình thì bài toán có thể giải ra đáp số một cách dễ dàng nên giáo viên có thể phát huy tối đa tư duy của học sinh đồng thời giúp học sinh giải nhanh bài toán trắc nghiệm. 
Ví dụ 3: Hỗn hợp khí A gồm Hiđro và 2 anken là đồng đẳng liên tiếp. Cho 19,04 lít hỗn hợp A (đktc) qua bột Ni nung nóng ta được hỗn hợp B. Giả sử H = 100% và tốc độ phản ứng bằng nhau. Cho một ít hỗn hợp B qua nước brom dư thấy brom bị nhạt màu. Mặt khác đốt cháy 1/2 hỗn hợp B thu được 43,56 gam CO2 và 20,43 gam nước. Xác định CTPT, CTCT các khí trong hỗn hợp A. 
Hướng dẫn giải 
Ta có : Số mol CO2 = = 0,99 mol
Số mol H2O = = 1,135 mol
Theo Bảo toàn nguyên tố C : 
Số mol C (trong anken) = 1,98 mol
Số mol H (trong hỗn hợp A) = 4.nHO = 4,54 mol 
mà trong anken () ta có : nH(anken) = 2nC = 3,96 mol
=> Số mol H = 4,54 - 3,96 = 0,58 mol => Số mol H2 = 0,29 mol 
=> Số mol anken : 0,85 - 0,29 = 0,56 mol
=> Số = = 3,53 
=> 2 anken là C3H6 và C4H8 Từ đó viết CTCT 
CH2 = CH- CH3 ;
 CH2 = CH- CH2- CH3 ; CH3 - CH= CH- CH3 ; CH2 = C - CH3
 CH3
1 Trong mục 2.3 dạng 1 : Các ví dụ 1, ví dụ 2 và ví dụ 3 được tham khảo từ TLTK số 1.
►Nhận xét phương pháp giải: 
	Với bài toán này nếu giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh đặt công thức chung để giải theo phương pháp giá trị trung bình để tư duy nhanh lấy được CTPT của 2 anken. 
* Bài tập tự luyện: 
Bài tập 1: Dẫn 3,36 lít hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng liên tiếp vào bình đựng nước brom dư khối lượng bình tăng 7,7 gam. Công thức phân tử của 2 anken là
A. C2H4 và C3H6 	 	B. C3H6 và C4H8 
C. C4H8 và C5H10 	D. C3H4 và C4H8 
Bài tập 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,896 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng liên tiếp thấy khối lượng CO2 lớn hơn khối lượng của nước là 39 gam. Công thức phân tử của 2 anken là
A. C3H6 và C4H8 	B. C2H4 và C3H6 
C. C3H4 và C4H8 	D. C4H8 và C5H10 
 Bài tập 3: Hỗn hợp khí A gồm hiđro và 2 anken là đồng đẳng liên tiếp. Cho 19,04 lít hỗn hợp A (đktc) qua bột Ni ken đun nóng ta được hỗn hợp B. Giả sử hiệu suất bằng 100% và tốc độ phản ứng bằng nhau. Cho một ít hỗn hợp B qua nước brom dư thấy nước brom bị nhạt màu. Mặt khác đốt cháy 1/2 hỗn hợp B thu được 43,56 gam CO2 và 20,43 gam nước. CTPTcủa các khí trong hỗn hợp A là
A. C2H4 và C3H6 	B. C3H6 và C4H8 
C. C4H8 và C5H10 	D. C3H4 và C4H8
Bài tập 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm C2H4, C3H6, C4H8 và C5H10 thu được 1,8 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là
A. 10,5 gam. 	 	B. 8,5 gam. 
C. 10,0 gam. 	D, 7,5 gam.
Bài tập 5: Đốt cháy hoàn toàn 2 hiđrocacbon X, Y là đồng đẳng liên tiếp nhau thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. CTPT của X, Y là
A. C2H2 và C3H4 	B. C3H4 và C4H6 
C. C4H8 và C5H10 	D. C3H8 và C4H10
Bài tập 6: Dẫn 4,48 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng liên tiếp 
vào bình nước brom dư khối lượng bình tăng 9,8 gam. CTPT của 2 anken là 
A. C2H và C3H6 	 	B. C3H6 và C4H8 	 
C. C4H8 và C5H10 	D. C2H4 và C4H8
Bài tập 7: Đốt cháy hoàn toàn 3 lít hỗn hợp X gồm 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng cần vừa đủ 10,5 lít O2 (các thể tích khí đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Hiđrat hóa hoàn toàn X trong điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp ancol Y, trong đó khối lượng ancol bậc hai bằng 6/13 lần tổng khối lượng các ancol bậc một. Phần trăm khối lượng của ancol bậc một (có số nguyên tử cacbon lớn hơn) trong Y là bao nhiêu? 
A. 7,89% 	B. 8,79% 
C. 4,25%	 	D. 7,12%
Dạng 2. Sử dụng giá trị trung bình để tìm CTPT của hidrocacbon không thuộc cùng dãy đồng đẳng
* Phương pháp giải.
- Tùy thuộc vào đề bài và sử dụng các giá trị trung bình để đặt công thức chung cho các chất.
- Dựa vào các dữ kiện của bài ra để tìm các giá trị trung bình.
- Từ các giá trị trung bình vừa tìm được để tìm ra công thức của các chất không thuộc cùng dãy đồng đẳng.
* Bài tập mẫu.
Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp khí gồm C2H2 và hiđrocacbon X sinh ra 2 lít CO2 và 2 lít nước ( các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Công thức phân tử của X là
A. C2H6 	B. C2H4 
C. CH4 	D. C3H8
2 Trong mục 2.3 dạng 1 : Các bài tập tự luyện bài tập 1, bài tập 2, bài tập 3 được tham khảo từ TLTK số 2. Các bài tập tự luyện bài tập 4, bài tập 5, bài tập 6 và bài tập 7 được tham khảo từ TLTK số 4.
Hướng dẫn giải: Sử dụng phương pháp giá trị trung bình
Đặt CT chung của hỗn hợp là: CH 
Đốt cháy 1 lít hỗn hợp thu được 2 lít CO2 và 2 lít nước => = 2; = 4
Vì đốt cháy hỗn hợp gồm C2H2 và hiđrocacbon X sinh ra V= V nên X là 
ankan có CT: CH kết hợp với = 2; = 4 => n = 2
=> Vậy ankan X là C2H6. Chọn đáp án A. 
► Nhận xét phương pháp giải: 
	Với bài toán này nếu giáo viên không đặt công thức chung để giải theo phương pháp giá trị trung bình mà giải thông thường thì phải biện luận để lấy được đáp số trong khi sử dụng phương pháp giá trị trung bình thì bài toán trở nên đơn giản. Nên trong quá trình giảng dạy giáo viên cần sử dụng phương pháp giải cho phù hợp.
Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,224 lít hỗn hợp khí ( đktc) gồm hai hiđrocacbon thu được 0,012 mol CO2 và 0,018 mol H2O. Tìm công thức phân tử của hai hiđrocacbon và tính phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.
Hướng dẫn giải
Số mol của hai hiđrocacbon là : 0,01 mol
ta có = = 1,2 => Trong hỗn hợp phải có CH4 
Mặt khác ta lại có = = 3,6 
vì trong hỗn hợp phải có CH4 đã có số H bằng 4 nên chất còn lại phải là C2H2
 Trong hỗn hợp có CH4 : x mol và C2H2 : y mol
=> x+y = 0,01 và x + 2y = 0,012 => x = 0,008 ; y = 0,002
=> % thể tích CH4 : 80% ; 
 C2H2 : 20 % 
► Nhận xét phương pháp giải: 
 Với bài toán này khi giáo viên sử dụng phương pháp giá trị trung bình để giải thì ta thấy bài toán rất đơn giản. Vấn đề là phải dựa vào và giá trịđể kết luận được trong hỗn hợp phải có 1 hiđrocacbon là CH4. Nên trong quá trình giảng dạy giáo viên cần sử dụng phương pháp giải cho phù hợp để phát huy được tối đa tư duy của học sinh. 
Ví dụ 3: Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin, vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là
A. 7,3	 B. 6,6	 	 C. 3,39	 	 D. 5,85
Hướng dẫn giải :
Từ đề bài => Quy đổi hỗn hợp X : => 12 + 4 = 34 => = 2,5 
Áp dụng bảo toàn nguyên tố 
n = 0,2 mol => n = 0,2 mol 
=> m = mC + mH = 7,3 gam => Đáp án A. 
► Nhận xét phương pháp giải: 
	Ta thấy rằng khi giáo viên sử dụng phương pháp giá trị trung bình để đưa 4 chất về 1 chất, từ đó ta thấy rằng việc tìm CTPT của hiđrocacbon không còn là khó khăn với học sinh. Để từ đó học sinh thấy được việc tìm CTPT của những bài toán hỗn hợp hiđrocacbon sẽ không còn là vấn đề nan giải.
Ví dụ 4: Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon vào trong bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn có 4 gam brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít CO2. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là (biết các thể tích khí đều đo ở 
đktc).
A. C2H6 và C3H6	 	B. CH4 và C3H6	 
C. CH4 và C2H4	 	D.CH4 và C3H4
Hướng dẫn giải : Giải theo phương pháp giá trị trung bình.
Đặt công thức chung cho hai hiđrocacbon là ()
PTHH: + O2 CO2 + H2O
 0,075 0,075.
 0,075. = 0,125 = . C1 < < C2 
 C1 = 1 (chỉ có thể là ankan là CH4 0,05 mol). 
 hiđrocacbon còn lại có số mol là 0,025 = (phản ứng). Vậy hiđrocacbon này có dạng CmH2m
 Ta có: C2 = 3 (C3H6). Chọn đáp án B
► Nhận xét phương pháp giải: 
	Khi tôi vận dụng phương pháp giá trị trung bình vào bài toán này tôi thấy học sinh phát triển được năng lực tư duy của mình. Để rồi các em trang bị cho mình những kĩ năng giải toán và từ đó học sinh yêu thích môn hóa học hơn. 
Ví dụ 5: Cho 4,48 lít hỗn hộp X (ở đktc) gồm 2 hiđocacbon mạch hở lội từ từ 
qua bình chứa 1,4 lít dung dịch brom 0,5 M. Sau khi phản ứng hoàn toàn số mol brom giảm đi một nữa và khối lượng bình tăng thêm 6,7 gam. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là
A. C2H2 và C4H6 	B. C2H2 và C4H8 
C. C3H4 và C4H8 	D. C2H2 và C3H8 
Hướng dẫn giải: Giải theo phương pháp giá trị trung bình
Gọi công thức chung của hỗn hợp X là: CH2+2 -2 (: là số liên kết P trung bình)
Ta có : Số mol hỗn hợp X : n =0,2 mol ; Số mol brom phản ứng : 0,35 mol 
=> = 1,75=> cả 2 chất đều có ≥ 1 nên toàn bộ X đã bị hấp thụ hết. 
Loại A, D
=> có : = = 33,5 => Chọn đáp án B. 
► Nhận xét phương pháp giải: 
3 Trong mục 2.3 dạng 2 : Các ví dụ 1, ví dụ 2, ví dụ 3 được tham khảo từ TLTK số 2. Các ví dụ 4, ví dụ 5 được tham khảo từ TLTK số 3.
	Với bài toán này khi giải theo phương pháp giá trị trung bình (đặc biệt là biết sử dụng giá trị ) thì những khó khăn của đề bài cho mới được giải quyết. 
Bài toán không còn phức tạp như ta nghĩ mà nó trở nên đơn giản khi đó giáo viên có thể phát huy tối đa tư duy của học sinh đồng thời giúp học sinh yêu thích môn hóa học.
* Bài tập tự luyện: 
Bài tập 1: Tỉ khối hơi của hỗn hợp X (gồm 2 hiđrocacbon mạch hở) so với H2 là 11,25. Dẫn 1,792 lít X (đktc) đi thật chậm qua bình đựng dung dịch Brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thầy khối lượng bình tăng 0,84 gam. X phải chứa hiđrocacbon nào dưới đây ? 
A. Propin. 	 	B. Propan.	
C. Propen. 	 	D. Propađien.
Bài tập 2: Đốt cháy hoàn toàn 2 lít hỗn hợp khí gồm ankin X và hiđrocacbon Y cần dùng 4,5 lít khí O2 sinh ra 3 lít khí CO2. Các thể tích khí đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Công thức phân tử của X và Y lần lượt là:
A. C2H2 và CH4 	 	B. C3H4 và CH4 	
C. C2H2 và C2H4 	D. C3H4 và C2H6
Bài tập 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ankan X và Y thu được 24,2 gam CO2 và 16,2 gam H2O. Biết rằng và tỉ lệ mol của X và Y tương ứng là 2,5 : 1. Công thức phân tử của X và Y tương ứng là: 
A. CH4 và C2H6	B. CH4 và C3H8	 
C. C2H6 và C3H8	 	D. C2H6 và C4H10
Bài tập 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon mạch hở có số mol bằng nhau thu được 0,75 mol CO2 và 0,9 mol H2O. Số cặp công thức cấu tạo thõa mãn X là: 
A. 5	 	B. 6	
C. 4	 	D. 3
Bài tập 5: Một bình kín chứa 0,07 mol axetilen; 0,09 mol vinylaxetilen; 0,18 mol H2 và một ít bột Ni. Nung hỗn hợp X thu được hỗn hợp Y gồm 7 
4 Trong mục 2.3 dạng 2 : Các bài tập tự luyện bài tập 1, bài tập 2, bài tập 3 được tham khảo từ TLTK số 2. Các bài tập tự luyện bài tập 4, bài tập 5 được tham khảo từ TLTK số 4.
hiđrocacbon (không có etylaxetilen) có tỉ khối hơi đối với H2 là 21,4375. Cho 
toàn bộ hỗn hợp Y đi qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được m gam kết tủa vàng nhạt và 2,24 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm 5 hiđrocacbon thoát ra khỏi bình. Để làm no hoàn toàn hỗn hợp Z cần vừa đúng 80 ml dung dịch Br2 1M. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với
A. 12,5.	 B. 11,5.	 C. 12,0.	 D. 13,5.
Bài tập 6: Hỗn hợp X gồm một ankan và một anken. Tỉ khối của x so với H2 bằng 11,25. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít X thu được 6,72 lít CO2. Các thể tích đo ở đktc. Công thức của ankan và anken trong X lần lượt là :
A. CH4 và C4H8 	B. C2H6 và C2H4 
C. CH4 và C2H4 	D. CH4 và C3H6
	2.4. Hiệu quả trong việc triển khai đề tài
	Khi triển khai đề tài này được tiến hành trên 02 lớp thuộc trường THPT Lê Hoàn, đó là :
	- Lớp dạy 11A3 (học ban cơ bản A)
	- Lớp dạy 11A7 (học ban cơ bản)
	* Kết quả đạt được
	- Về mặt định tính :
	Khi tôi áp dụng phương pháp giá trị trung bình vào các dạng toán của hiđrocacbon đặc biệt là những bài toán chứa hỗn hợp nhiều hiđrocacbon tôi thấy học sinh của tôi ham học hóa hơn, yêu thích các bài tập về hóa học hữu cơ hơn và không còn thấy lo lắng trong việc tìm CTPT của hiđrocacbon.
	- Về mặt định lượng :
Kết quả điều tra trên các lớp 11A3, 11A7 ở trường THPT Lê Hoàn năm học 2018 - 2019 như sau :
TT
Lớp
Sĩ số
Khi chưa thực hiện đề tài
Khi thực hiện 
đề tài
Ghi chú
Không hiểu
Hiểu
Không hiểu
Hiểu
1
11A3
44
36,5%
63,5%
4,6%
95,4%
Học ban cơ bản A
2
11A5
38
52,3%
47,7%
12,6%
87,4%
Học ban cơ bản 
Khi tôi áp dụng đề tài này vào dạy cho các lớp thì tôi thấy chất lượng HS đều được nâng lên rõ rệt, thể hiện : tỉ lệ phần trăm hiểu bài cao hơn nhiều so với khi tôi chưa áp dụng đề tài.
Từ kết quả trên cho phép tôi nhận định rằng việc áp dụng đề tài vào giảng dạy ch

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_gia_tri_trung_binh_de_phat_trien_tu.doc