SKKN Kinh nghiệm giáo dục học sinh hướng về cội nguồn truyền thống dân tộc qua việc đưa s ca khúc Cách mạng vào phần Đọc hiểu trong đề thi môn văn ở trường THPT Quảng Xương 4

SKKN Kinh nghiệm giáo dục học sinh hướng về cội nguồn truyền thống dân tộc qua việc đưa s ca khúc Cách mạng vào phần Đọc hiểu trong đề thi môn văn ở trường THPT Quảng Xương 4

 Âm nhạc là con đường ngắn nhất để con người tìm đến với con người, để cảm thông, sẻ chia, thấu hiểu và yêu thương. Âm nhạc còn là nơi để con người bộc lộ tâm trạng buồn, vui, cô đơn, hờn giận.Với thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên âm nhạc là phương tiện quan trọng, ý nghĩa giáo dục các em cách sống làm người trong cuộc sống hôm nay.

 Sự phát triển của xã hội, sự bùng nổ của công nghệ thông tin khiến học sinh bây giờ có điều kiện tiếp xúc với nhiều luồng Văn hóa thông tin, đặc biệt là âm nhạc. Nhu cầu thưởn thức âm nhạc trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của các em. Sau những giờ học căng thẳng , áp lực cuộc sống, các em tìm đến âm nhạc để giảm stress, thư giãn.là điều rất cần thiết và bổ ích, khiến tâm hồn các em được thoải mái thư thái.tiếp thu bài tốt hơn và yêu đời hơn. Như vậy không thể phủ nhận vai tò của âm nhạc đối với đời sống tâm hồn của các em học sinh.

Tuy nhiên, các em học sinh hiện nay đang nghe loại nhạc gì và thưởng thức âm nhạc như thế nào lại là điều thầy cô và các bậc phụ huynh đáng bàn và quan tâm. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy đại đa số các em chỉ thích nhạc trẻ, nhạc hip hop, những bài hát thất tình rên rỉ, lời lẽ phản giáo dục.gieo vào đầu các em tư tưởng bi quan, thiếu niềm tin vào tình yêu, vào cuộc sống. Hầu hết các em ngơ ngác nhìn nhau khi nghe tên một ca khúc Cách mạng. Các ca khúc Cách mạng tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc, ca ngợi con người Việt Nam thủy chung, kiên cường, nhân hậu. các em không hề biết đến. Vậy làm thế nào để thế hệ học sinh hôm nay qua con đường âm nhạc được giáo dục tình yêu Tổ quốc, quê hương, luôn hướng về cội nguồn dân tộc qua các ca khúc Cách mạng là điều mà chúng tôi trăn trở.

 Kho tàng các ca khúc Cách mạng Việt Nam giàu giá trị, ý nghĩa giáo dục lâu nay chúng ta chưa khai thác hết trong giáo dục nhà trường. Một vài tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tìm hiểu truyền thống cách mạng qua các bài hát cách mạng là quá ít. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Kinh nghiệm giáo dục học sinh hướng về cội nguồn truyền thống dân tộc qua việc đưa s ca khúc Cách mạng vào phần Đọc hiểu trong đề thi môn văn ở trường THPT Quảng Xương 4”.

doc 25 trang thuychi01 6421
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm giáo dục học sinh hướng về cội nguồn truyền thống dân tộc qua việc đưa s ca khúc Cách mạng vào phần Đọc hiểu trong đề thi môn văn ở trường THPT Quảng Xương 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
 Âm nhạc là con đường ngắn nhất để con người tìm đến với con người, để cảm thông, sẻ chia, thấu hiểu và yêu thương. Âm nhạc còn là nơi để con người bộc lộ tâm trạng buồn, vui, cô đơn, hờn giận....Với thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên âm nhạc là phương tiện quan trọng, ý nghĩa giáo dục các em cách sống làm người trong cuộc sống hôm nay.
 Sự phát triển của xã hội, sự bùng nổ của công nghệ thông tin khiến học sinh bây giờ có điều kiện tiếp xúc với nhiều luồng Văn hóa thông tin, đặc biệt là âm nhạc. Nhu cầu thưởn thức âm nhạc trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của các em. Sau những giờ học căng thẳng , áp lực cuộc sống, các em tìm đến âm nhạc để giảm stress, thư giãn....là điều rất cần thiết và bổ ích, khiến tâm hồn các em được thoải mái thư thái...tiếp thu bài tốt hơn và yêu đời hơn. Như vậy không thể phủ nhận vai tò của âm nhạc đối với đời sống tâm hồn của các em học sinh.
Tuy nhiên, các em học sinh hiện nay đang nghe loại nhạc gì và thưởng thức âm nhạc như thế nào lại là điều thầy cô và các bậc phụ huynh đáng bàn và quan tâm. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy đại đa số các em chỉ thích nhạc trẻ, nhạc hip hop, những bài hát thất tình rên rỉ, lời lẽ phản giáo dục....gieo vào đầu các em tư tưởng bi quan, thiếu niềm tin vào tình yêu, vào cuộc sống... Hầu hết các em ngơ ngác nhìn nhau khi nghe tên một ca khúc Cách mạng. Các ca khúc Cách mạng tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc, ca ngợi con người Việt Nam thủy chung, kiên cường, nhân hậu... các em không hề biết đến. Vậy làm thế nào để thế hệ học sinh hôm nay qua con đường âm nhạc được giáo dục tình yêu Tổ quốc, quê hương, luôn hướng về cội nguồn dân tộc qua các ca khúc Cách mạng là điều mà chúng tôi trăn trở. 
 Kho tàng các ca khúc Cách mạng Việt Nam giàu giá trị, ý nghĩa giáo dục lâu nay chúng ta chưa khai thác hết trong giáo dục nhà trường. Một vài tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tìm hiểu truyền thống cách mạng qua các bài hát cách mạng là quá ít. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Kinh nghiệm giáo dục học sinh hướng về cội nguồn truyền thống dân tộc qua việc đưa s ca khúc Cách mạng vào phần Đọc hiểu trong đề thi môn văn ở trường THPT Quảng Xương 4”. Thông qua việc làm hết sức thiết thực này, chúng tôi hy vọng sẽ giúp các em có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với các ca khúc cách mạng, hướng các em luôn nhớ về truyền thống dân tộc Việt. Hy vọng sự nỗ lực nhỏ nhoi này sẽ góp phần có ích trong việc giáo dục nhân cách của học sinh.
2. Mục đích của đề tài.
- Giúp các em nhận thức đầy đủ về một thời hào hùng của dân tộc, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc qua các ca khúc Cách mạng.
- Từ đó, gợi sự đồng cảm của các em với những hy sinh, mất mát của cha anh thưở trước, giúp các em sống tốt hơn, hướng thiện, sống có ý nghĩa
- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản.
3. Đối tượng nghiên cứu.
- Ý nghĩa của một số ca khúc cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
- Đi sâu tìm hiểu giá trị giáo dục nhân cách sống, lối sống cho học sinh THPT qua việc tìm hiểu phần lời của một số ca khúc thời chống Pháp và chống Mỹ
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Thu thập tư liệu về các ca khúc thời chống Pháp và chống Mỹ : phần lời, nhạc sĩ, xuất xứ...
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu....
B. PHẦN NỘI DUNG
 I. Cơ sở lí luận.
Vai trò của âm nhạc nói chung.
 Như đã nói vai trò của âm nhạc đối với đời sống của mỗi con người là vô cùng quan trọng. Âm nhạc  là biểu hiện sự vui vẻ của con người, khi người ta vui, người ta ca hát. Vì âm nhạc là phương tiện biểu lộ cảm xúc của con người mà con người thì không phải lúc nào cũng vui, vì thế người ta lại chế ra loại nhạc để hát trong lúc buồn. Vậy là âm không những xuất hiện khi người ta vui mà còn có mặt khi người ta buồn. Âm nhạc lại trở thành một phương tiện nữa để con người bộc lộ sự đau khổ, tuyệt vọng, cô đơn, hờn giận, than phận, trách thân
 Trong thời bình, âm nhạc ca ngợi đời sống hòa bình, ca ngợi đất nước, một mảng khác thì ca ngợi tình yêu trong sáng, ca ngợi quê hương tươi đẹp. Một mảng khác lại phản ảnh tâm tư nguyện vọng của con người, thở than cho tình yêu đau khổ, thân thân trách phận, biểu hiện sự rụt rè, tuyệt vọng.  Âm nhạc  là suối nguồn của văn hóa xã hội cũng như quan hệ huyết thống. Ai lớn lên mà chẳng đã từng nghe những lời ru ngọt ngào của mẹ. Những lời ru đó là âm nhạc tri thức, là phương triện truyền dẫn mối giao cảm giữa tình mẫu tử thiêng liêng, cô đọng. 
 Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc âm nhạc có vai trò quan trọng thúc giục đồng bào tiến lên chiến đấu và chiến thắng “tiếng hát át tiếng bom”.
Âm nhạc đã gắn liền mọi khoảnh khắc, mọi giai đoạn của đời người, từ lúc chào đời đến khi giã từ cuộc sống. Đó là những khúc hát ru thuở ban đầu; những bài đồng dao khi khôn lớn, những bài hát vui, dí dỏm trong các trò chơi trẻ thơ; những bài hát giao duyên, tỏ tình khi trưởng thành; những bài ca sinh hoạt; những bài nhạc hiệu xuất trận; những bài hát trong lao động học tập và những khúc hát tiễn đưa con người trở về với cát bụi
 Âm nhạc là hiện tượng không thể thiếu trong đời sống cộng thể, từ xóm thôn đến làng xã. Từ xa xưa, khi biết lao động con người thường hợp sức nhau lại để cùng nhau xây dựng nhà cửa, bảo vệ bộ tộc và phát triển đời sống. Để giúp nhau đạt hiệu quả trong đời sống lao động vui chơi giải trí, những câu hò điệu hát phát sinh với ý nghĩa giáo dục tinh thần tập thể tương trợ, gắn bó với nhau, khích lệ nhau vượt qua những khó khăn, để tạo nên tình đoàn kết. Tiếng đàn tiếng hát còn vang dội trong những ngày hội gia đình, những ngày lễ tết chung của dân tộc.
Âm nhạc đối với người xưa đã vậy, còn trong thời đại chúng ta đang sống, tâm hồn chúng ta phong phú gấp bội thì nhu cầu âm nhạc lại lớn lao biết bao nhiêu. Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, đặc biệt là việc nâng cao nhận thức về các mối quan hệ xã hội, quan hệ huyết thống và luân lý đạo đức đời thường. Âm nhạc là nguồn cảm hứng nội tâm, có khả năng tạo ra sự sung mãn về tâm hồn, nâng cao ý chí nghị lực trong cuộc sống. Điều đáng nói là âm nhạc tạo nên những cung bậc tình cảm rất tinh tế, thuần hóa tâm thức, đưa con người về với nhân cách vốn có của mình. Nói về vai trò này của âm nhạc, một bài viết được đăng trên  như sau: “Nghệ thuật âm nhạc ngoài khả năng đem lại niềm vui, sự sảng khoái và nguồn nghị lực cho con người trong cuộc sống còn có tác dụng thức tỉnh tình cảm của họ qua những cung bậc hết sức tinh tế. Sức mạnh cảm hoá của âm nhạc tiến bộ, lành mạnh sẽ giúp con người vươn tới một nhân cách toàn vẹn.”
 Ngay thời cổ đại, ở Trung Quốc, Khổng Tử đã cho rằng âm nhạc có tác dụng làm thay đổi đạo đức và tập quán xã hội. Tuân Tử trong cuốn “Luận về âm nhạc” có viết: “Âm nhạc nhập vào lòng người rất sâu, cảm hoá người rất nhanh. Nhạc mà bình thì dân hoà không bị dục vọng lôi cuốn. Nhạc nghiêm trang thì dân tề nhất mà không loạn. Trái lại, nhạc mà bất nghiêm và hiểm hóc thì dân sa đà, bi tiện”. Như vậy, bản chất của âm nhạc và nghệ thuật nói chung là cái đẹp và cái thiện. 
Vai trò của các ca khúc Cách mạng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. 
 Trong nhiều phương tiện giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ hôm nay, âm nhạc truyền thống là một phương tiện tối ưu. Cần đẩy mạnh những công việc hoàn toàn khả thi này, điều mà chúng ta đã nghĩ tới nhưng làm chưa mạnh.
 Khái niệm âm nhạc truyền thống ở đây trước hết cần được hiểu là những tác phẩm âm nhạc chính thống, phản ánh sinh động, sâu sắc hiện thực cách mạng và đời sống tinh thần phong phú cuả quần chúng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những bài ca cách mạng của Lưu Hữu Phước, Đỗ Nhuận, Văn Cao, Nguyễn Đình Thi ra đời trước Cách mạng tháng Tám, những bài hát thời kháng chiến chống Pháp, rồi sau đó là xây dựng hoà bình ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất giải phóng miền Nam, dựng xây Tổ quốc XHCN chính là âm nhạc truyền thống. Lùi về quá khứ trước khi có Đảng ra đời, cũng có thể coi kho tàng dân ca là âm nhạc truyền thống - theo tôi - vì có thể tìm thấy trong kho tàng đó tất cả mọi khía cạnh tinh tế, phong phú, sinh động của tâm hồn người Việt Nam. Những phẩm chất tốt đẹp nhất 
 Trong những phương sách giáo dục thế hệ trẻ, có lẽ không có gì hiệu nghiệm hơn văn học nghệ thuật, trong đó âm nhạc là loại hình được họ rất ưa thích, nếu không nói là ưa thích nhất và dễ dàng đến nhất.
Nói đến giáo dục con người tức là giáo dục nhân cách, mà nhân cách hoàn chỉnh là những phẩm chất đẹp của tư tưởng, tình cảm cộng với khả năng cảm thụ cái đẹp. Ba khái niệm chân, thiện, mỹ tạo nên sự hoàn chỉnh đó. Con người chân và thiện sẽ có tư tưởng đạo đức tốt. Thêm yếu tố mỹ, con người sẽ biết thưởng thức, cảm thụ cái đẹp khiến tâm hồn phong phú, trái tim tinh tế.
 Âm nhạc truyền thống- và chỉ có âm nhạc này mới có đầy đủ những yếu tố để có thể bồi dưỡng giáo dục sự hoàn chỉnh nhân cách như vừa nói. Trước hết nhân cách lớn nhất của mỗi con người phải là tình yêu, sự trung thành với Tổ Quốc. Sau đó mới đến tình cảm, phẩm chất khác. Xem xét trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam thấy rõ chủ đề Tổ Quốc luôn được biểu hiện sâu sắc, nổi rõ dưới mọi góc độ, khía cạnh, bằng mọi khai thác, thể hiện của người sáng tác là tình yêu Tổ Quốc, niềm tự hào dân tộc, tôn vinh xứ sở luôn là một chủ đề lớn bao trùm lên nhiều tác phẩm lớn xuyên suốt chiều dài lịch sử. Chính chủ đề này đã làm nên giá trị lớn lao của âm nhạc truyền thống. Những bài hát ra đời ở thời kháng chiến như “Tự nguyện” của Trương Quốc Khánh, “Cô gái mở đường’ của Xuân Giao, “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” của Huy Thục sở dĩ tồn tại lâu trong trái tim nhiều thế hệ người dân Việt Nam chính vì đã khơi đúng mạch luồng tình cảm yêu nước của mỗi người dân nô lệ đã cháy bỏng khát vọng giải phóng, dành độc lập tự do. Bất cứ lúc nào, ở đâu, Tổ Quốc cũng phải được đặt lên trên hết. Không có Tổ Quốc sẽ không có cuộc sống riêng của mỗi người và quyền làm người chỉ có thể được bảo toàn khi Tổ Quốc nguyên vẹn, không bị đe doạ vận mạng. Bởi vậy khi Tổ Quốc lâm nguy, trước nguy cơ bị xâm lược, nhân cách đẹp nhất của mỗi con người phải là sự lo lắng biến thành hành động thiết thực, đóng góp lớn nhất trong phạm vi có thể khả năng của mình cho công cuộc bảo vệ Tổ Quốc. Hàng loạt bài hát biểu hiện lòng yêu quê hương, căm thù giặc, quyết chiến quyết thắng trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ chính là những minh chứng rõ nhất trong việc thể hiện phẩm chất công dân của mỗi người Việt Nam. Tuổi trẻ hôm nay cần luôn được nghe những tác phẩm âm nhạc ấy để hiểu cha ông mình từng sống giản dị mà cao đẹp như thế nào trong quá khứ. Cuộc sống thanh bình no đủ, hạnh phúc dễ khiến người ta quên mọi thứ, nhất là những người bỗng nhiên được thừa hưởng những thành quả do người khác, thế hệ khác đem lại chứ không phải do chính họ làm ra. Sẽ vô cùng nguy hiểm khi con người ta không biết cội nguồn, không biết mình sinh ra từ đâu và khôn lớn nhờ ai.
 Hình ảnh những con người bình thường nhưng rất đỗi cao cả, đẹp đẽ được biểu hiện trong những bài ca về chiến đấu, lao động sản xuất , dựng xây cuộc sống mới sẽ luôn có tác dụng cảnh tỉnh những tư tưởng hạn hẹp, tầm thường của những người luôn chỉ biết đến cá nhân mình. Những chiến sỹ lạc quan yêu đời đi chiến đấu như đi làm một việc đẹp đẽ, ý nghĩa nhất trong Nhạc rừng của Hoàng Việt, cô thôn nữ và chàng du kích vừa sản xuất vừa chiến đấu để góp phần gìn giữ quê hương trong Ngày mùa của Văn Cao, những cô gái vui tươi hồn nhiên sâu nặng nghĩa tình với bộ đội luôn là nguồn động viên cổ vũ lớn cho các anh trong Quê em của Nguyễn Đức Toàn sẽ là những bài học sâu sắc cho tuổi trẻ ngày nay về một lối sống, một nhân cách của mỗi con người trước hiện thực đất nước.
Lần theo lịch sử, đi suốt chiều dài cách mạng kháng chiến, xây dựng Tổ Quốc của dân tộc, khối lượng các tác phẩm âm nhạc truyền thống cứ đồ sộ thêm. Và phẩm chất công dân của mỗi người Việt Nam được thể hiện trong các tác phẩm âm nhạc không chỉ ở ý thức chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc mà còn ở rất nhiều khía cạnh khác: Lao động, xây dựng công cuộc đổi mới, hoàn thiện các mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội.
 Ngoài tình cảm đối với Tổ quốc, với ý nghĩa những công dân có ý thức, âm nhạc truyền thống còn giáo dục nhiều tình cảm tốt đẹp khác như tình mẫu tử, tình bạn, tình đồng loại và đặc biệt là tình yêu lứa đôi. Điểm khác biệt chủ yếu giữa các bài hát đề cập đến thứ tình cảm nhiệm màu này trong âm nhạc truyền thống với những bài ngoài phạm vi (thời “Tiền chiến”, vùng Mỹ-Nguỵ kiểm soát sau này, hoặc hải ngoại) là một đằng vươn tới những tình yêu cao thượng, trong sáng, đầy niềm tự tin, tự trọng và một đằng thì não nề ủ dột bi quan, yếm thế hoài nghi, có khi tuyệt vọng.
 Ngoài những giá trị về tư tưởng, tình cảm, âm nhạc truyền thống còn có giá trị nghệ thuật cao. Đó là liều thuốc bổ giúp tuổi trẻ có được những khả năng tiếp cận, hấp thụ những chân giá trị đích thực, những cái đẹp cao sang mà điều này không thể thiếu trong việc hoàn chỉnh nhân cách như đã nói. Những làn điệu dân ca các vùng đất nước thắm đượm hồn dân tộc được các nhạc sĩ xử lý tài tình nhào nặn khéo léo để tạo nên những tác phẩm hiện đại nhưng lại thuần chất Việt Nam, đã tạo nên những vẻ lung linh như những viên ngọc cho nền ca khúc cách mạng. Những giai điệu được chắt lọc khó tính, những ngôn ngữ âm nhạc được lựa chọn công phu với những thủ pháp mang tính nghệ thuật cao đã tạo nên những vẻ đẹp độc đáo cho nhiều ca khúc truyền thống. Nghe những tác phẩm này, tuổi trẻ sẽ thêm phong phú, giàu có thêm mỹ cảm.
 Trong nhiều phương tiện giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ hôm nay, âm nhạc truyền thống là một phương tiện tối ưu. Cần đẩy mạnh những công việc hoàn toàn khả thi mà chúng ta đã nghĩ tới nhưng làm chưa mạnh. Trước mắt cần phổ cập hoá trình độ âm nhạc phổ thông ở các cấp học. Đưa việc giáo dục âm nhạc truyền thống vào trường phổ thông như một bộ môn chính thức bằng việc phổ biến, phân tích, phẩm bình những bài hát cụ thể chứ không chỉ là dạy nhạc lý, ký xướng âm. Cần nắn chỉnh lại việc tuyên truyền âm nhạc trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là phát thanh truyền hình. Hạn chế bớt âm nhạc giải trí, thay vì hãy gia tăng âm nhạc giáo dục. Những chương trình ca nhạc vô thưởng vô phạt đang có khuynh hướng chen lấn những chương trình âm nhạc truyền thống là điều cần chấm dứt. Cần gia tăng công việc phê bình, lý luận, hướng dẫn thị hiếu âm nhạc cho công chúng, đặc biệt là tuổi trẻ và tất nhiên trên hết là phải tìm đủ mọi cách để gia tăng, nối tiếp kho tàng âm nhạc truyền thống bằng những tác phẩm mới có giá trị cao về nghệ thuật.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1. Thực trạng.
 Thực hiện Nghị quyết 29- NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo, trong những năm gần đây ngành Giáo dục và Đào tạo đã và đang thực hiện đổi mới một cách đồng bộ ở tất cả các khâu. Trong đó chú trọng đến việc đổi mới kiểm tra đánh giá, từ khâu then chốt này sẽ dẫn đến việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Nếu như trước đây việc kiểm tra đánh giá học sinh còn nặng về kiểm tra kiến thức, kĩ năng thì bây giờ việc kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực. Để thực hiện được điều này, Bộ đã thực hiện nhiều phương án trong đó đổi mới thi cử và cách ra đề thi là phương án hữu hiệu nhất. Năm 2014 là năm đầu tiên đổi mới cách ra đề, đề thi ra theo hướng mở nhằm đánh giá năng lực thực sự của người học đã hạn chế tình trạng học sinh “ ăn theo, nói leo” ( nhại lại nguyên si lời của thầy cô). Trong đó đề thi môn Ngữ văn có sự thay đổi mạnh mẽ, đề thi gồm hai phần: đọc hiểu và làm văn. Phần đọc hiểu văn bản là điểm mới nhất của đề thi môn Ngữ văn. Để làm được phần này phải đòi hỏi người học có một năng lực đọc hiểu văn bản nhất định trên một nền tảng kiến thức cơ bản. Năm 2015, Bộ đã sát nhập hai kì thi tốt nghiệp THPT và Đại học- Cao đẳng thành kì thi Quốc gia những thay đổi nói trên tiếp tục được thực hiện. Trong thực tế năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh nói chung và học sinh trường THPT Quảng Xương 4 nói riêng là rất hạn chế. 
 Đọc hiểu văn bản thực ra không quá mới với học sinh bởi lẽ SGK hiện hành đã được thiết kế theo hướng này. Thế nhưng suốt thời gian khá dài thực hiện SGK hiện hành, cho đến khi chuẩn bị thay đổi SGK thì Bộ mới thay đổi cách ra đề và kiểm tra đánh giá theo hướng đánh giá năng lực thực sự của người học. Đề thi đọc hiểu văn bản bắt đầu xuất hiện trong đề thi tốt nghiệp THPT và ĐHCĐ từ năm 2014 cho nên hiện nay dạng đề này vẫn còn tương đối mới và xa lạ với học sinh. Để làm bài tốt phần đọc hiểu văn bản trong cấu trúc đề thi Quốc gia đòi hỏi học sinh phải có một nền tảng kiến thức cơ bản tương đối vững vàng và có năng lực vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết những yêu cầu của đề. Tuy nhiên đối với học sinh THPT chung và học sinh trường THPT Quảng Xương 4 nói riêng năng lực đọc hiểu văn bản là rất hạn chế. Nguyên nhân thì có nhiều trong đó là những kiến thức cơ bản mà các em tích lũy được từ tiểu học đến THCS đã bị mai một rất nhiều. Vì vậy các em cần phải được trang bị lại một cách có hệ thống và bài bản những kiến thức, kĩ năng phục vụ cho việc đọc hiểu văn bản của học sinh. 
 Nguồn ngữ liệu mà lâu nay giáo viên THPT môn ngữ văn đưa vào đề văn phần đọc hiểu cũng khá phong phú. Đó là những truyện ngắn, những bài thơ có ý nghĩa triết lý về cuộc sống Và trong đề tài này chúng tôi mạnh dạn đưa ra ý tưởng đưa một số lời bài hát Cách mạng được sáng tác trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vào đề thi môn văn phần đọc hiểu trong đề thi THPT . Điều này sẽ góp phần khơi dậy ở các em sự hứng thú khi tìm hiểu đề, giúp các em đỡ nhàm chán trong các đề thi. Từ đó giáo dục các em hướng cuộc sống đến những điều tốt đẹp. 
2. Các đề bài cụ thể
2.1. Đề 1. 
a. Đề bài : Đọc lời bài hát sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4.
“ Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng 
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương 
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm 
Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương 
Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm 
Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền 
Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm 
Cùng muôn trái tim ngất ngây hoà bình 
Là mây, theo làn gió tung bay khắp trời 
Nghìn xưa oai hùng đó tôi xin tiếp lời 
Là người, xin một lần khi nằm xuống 
Nhìn anh em đứng lên phất cao ngọn cờ”
( “Tự nguyện” - Trương Quốc Khánh)
1.Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của lời bài hát trên ?(0.5 điểm)
2. Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ nổi bật nhất mà tác giả sử dụng trong văn bản trên ? (0.5 điểm)
3. Câu 3. Vì sao tác giả lại ước muốn được trở thành bồ câu, hoa hướng dương, vầng mây ấm ? (1.0 điểm)
4. Câu 4. Thông điệp ý nghĩa nhất mà tác giả gửi gắm qua lời bài hát ? (1.0 điểm)
b. Gợi ý trả lời :
1. Câu 1 : Phương thức biểu cảm, nghị luận.
2. Câu 2 : - Biện pháp tu từ chủ yếu : Điệp cấu trúc câu “ Nếu là” + danh từ ( chim, hoa, mây, người)
 - Tác dụng : Nhấn mạnh khát khao cháy bỏng được hóa thân, được trở thành chim, hoa, mây. 
 3. Câu 3 : Tác giả ước muốn và “tự nguyện” được trở thành chim bồ câu vì chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình, yên vui và hạnh phúc ; trở thành hoa hướng dương vì hoa hướng dương hay hoa mặt trời là loài hoa có được vẻ đẹp tỏa sáng nhờ sức hút và đóa hoa luôn hướng về ánh nắng mặt trời, là cây hoa vừa có ý nghĩa trong đời sống tâm linh, tinh thần với ý nghĩa của niềm tin, hy vọng và sự an ủi động viên để vươn tới một tương lai tốt đẹp, hạnh phúc trọn vẹn hơn ; trở thành làn mây ấm được thỏa sức bay khắp nơi, thỏa khát vọng khám phá và cống hiến cho đời 
4. Câu 4. “Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng, nếu là hoa tôi sẽ là một đóa hướng dương....”, đó là những câu hát một thời của tuổi trẻ, với những ước mơ đẹp đẽ nhất, thanh khiết và trong sáng nhất. Một ước mơ thật to lớn của mọi người lúc bấy giờ: mơ ước đất nước không còn chiến tranh, mơ ước ngày độc lập. Nếu là loài chim, hay nếu là loài hoa thì cũng xin được làm loài chim tượng trưng cho hòa bình, loài hoa chỉ biết hướng thẳng về ánh mắt trời; nếu là cụm mây thì cũng xin được làm một vầng mây ấm và, hơn tất cả: làm người, tôi sẽ chết cho quê hương.
“Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm, từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_giao_duc_hoc_sinh_huong_ve_coi_nguon_truyen.doc