SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 11 - 12 thông qua dạy học hướng nghiệp tại trường THPT Quỳnh Lưu 4

SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 11 - 12 thông qua dạy học hướng nghiệp tại trường THPT Quỳnh Lưu 4

Sinh thời thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”. Nhà giáo Đàm Lê Đức cũng từng phát biểu “Giáo viên không phải là một nghề mà là một sứ mạng. Đó là trọng trách cao cả để dìu dắt học sinh mở rộng tầm nhìn, đánh thức tâm hồn, định hướng tương lai, giúp những công dân tương lai ngày càng hoàn thiện về trí tuệ, tâm hồn và nhân cách”. Tôi luôn tự hào về nghề nhà giáo tôi yêu. Nhiệm vụ của người giáo viên không chỉ là phát huy trí tuệ của học sinh mà còn vun đắp tâm hồn và giúp các em từng bước hoàn thiện nhân cách và cũng là người có vai trò quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Điều này không thể phủ nhận được vai trò của giáo viên chủ nhiệm (GVCN).

Định hướng nghề nghiệp là một vấn đề quan trọng đối với mỗi người đặc biệt là đối với nhóm học sinh (HS) chuẩn bị kết thúc chương trình học phổ thông. Bởi lý do tuổi này các em bắt đầu nhận thức và suy nghĩ về ngành nghề sẽ theo học, mong muốn về công việc, nơi làm việc và môi trường làm việc trong tương lai. Trong những năm qua Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm tới hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho HS, coi GDHN là một bộ phận của GDPT toàn diện. Ngành giáo dục nước ta đã ban hành nhiều văn bản nêu rõ mục đích, nhiệm vụ, nội dung hình thức GDHN trong trường phổ thông. Tuy nhiên thực tế cho thấy chương trình GDHN cho học sinh trung học phổ thông vẫn còn nhiều bất cập, tình trạng học sinh lúng túng không định hướng rõ được ngành nghề. Với đối tượng học sinh khá giỏi sẽ đổ xô vào những nhóm ngành nghề “hot”, nhóm học sinh trung bình thì không định hướng được tương lai sẽ làm gì. Đây là thách thức lớn đối với nhóm, HS THPT ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa nơi điều kiện kinh tế nghèo và hoạt động hướng nghiệp chưa thật sự hiệu quả.

Trong suốt hơn 10 năm đi dạy và làm công tác chủ nhiệm bản thân tôi luôn đau đáu về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp tương lai của học sinh. Ở độ tuổi của các em để thấy rõ được đam mê thật sự của bản thân là gì, năng lực thật sự của cá nhân ra sao và nhu cầu của xã hội như thế nào là rất khó. Các em lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn con đường tương lai của mình rất mơ hồ và cũng không ít em nuối tiếc vì những gì mình đã chọn. Bên cạnh những học sinh thỏa mãn với lựa chọn của mình thì cũng có những học sinh phải bỏ dở giữa đường vì đi sai hướng. Mặc dù việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh là một vấn đề được các nhà giáo dục hết sức quan tâm thế nhưng để làm hết vai trò của một GVCN trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh thì chưa hẳn. Thấy rõ được điều đó nên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 11 – 12 thông qua dạy học hướng nghiệp tại trường THPT Quỳnh Lưu 4”. Quá trình thực hiện chúng tôi đã đạt được những kết quả như ý muốn và bên cạnh vẫn còn những thiếu sót cần bổ sung và thayđổi.

docx 32 trang Thu Kiều 22/09/2024 1060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 11 - 12 thông qua dạy học hướng nghiệp tại trường THPT Quỳnh Lưu 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 ĐỀ TÀI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỊNH HƯỚNG 
NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 11 - 12 THÔNG QUA DẠY HỌC 
 HƯỚNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4
 Lĩnh vực: Chủ nhiệm
 Năm học: 2022 – 2023 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1 Lý do chọn đề tài
 Sinh thời thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao 
quý nhất trong các nghề cao quý. Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý 
hơn nghề dạy học”. Nhà giáo Đàm Lê Đức cũng từng phát biểu “Giáo viên không 
phải là một nghề mà là một sứ mạng. Đó là trọng trách cao cả để dìu dắt học sinh 
mở rộng tầm nhìn, đánh thức tâm hồn, định hướng tương lai, giúp những công dân 
tương lai ngày càng hoàn thiện về trí tuệ, tâm hồn và nhân cách”. Tôi luôn tự hào 
về nghề nhà giáo tôi yêu. Nhiệm vụ của người giáo viên không chỉ là phát huy trí 
tuệ của học sinh mà còn vun đắp tâm hồn và giúp các em từng bước hoàn thiện 
nhân cách và cũng là người có vai trò quan trọng trong việc định hướng nghề 
nghiệp cho học sinh. Điều này không thể phủ nhận được vai trò của giáo viên chủ 
nhiệm (GVCN).
 Định hướng nghề nghiệp là một vấn đề quan trọng đối với mỗi người đặc 
biệt là đối với nhóm học sinh (HS) chuẩn bị kết thúc chương trình học phổ thông. 
Bởi lý do tuổi này các em bắt đầu nhận thức và suy nghĩ về ngành nghề sẽ theo 
học, mong muốn về công việc, nơi làm việc và môi trường làm việc trong tương 
lai. Trong những năm qua Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm tới hoạt động giáo 
dục hướng nghiệp cho HS, coi GDHN là một bộ phận của GDPT toàn diện. Ngành 
giáo dục nước ta đã ban hành nhiều văn bản nêu rõ mục đích, nhiệm vụ, nội dung 
hình thức GDHN trong trường phổ thông. Tuy nhiên thực tế cho thấy chương trình 
GDHN cho học sinh trung học phổ thông vẫn còn nhiều bất cập, tình trạng học 
sinh lúng túng không định hướng rõ được ngành nghề. Với đối tượng học sinh khá 
giỏi sẽ đổ xô vào những nhóm ngành nghề “hot”, nhóm học sinh trung bình thì 
không định hướng được tương lai sẽ làm gì. Đây là thách thức lớn đối với nhóm, 
HS THPT ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa nơi điều kiện kinh tế nghèo và 
hoạt động hướng nghiệp chưa thật sự hiệu quả.
 Trong suốt hơn 10 năm đi dạy và làm công tác chủ nhiệm bản thân tôi luôn 
đau đáu về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp tương lai của học sinh. Ở độ tuổi của các 
em để thấy rõ được đam mê thật sự của bản thân là gì, năng lực thật sự của cá nhân 
ra sao và nhu cầu của xã hội như thế nào là rất khó. Các em lựa chọn nghề nghiệp, 
lựa chọn con đường tương lai của mình rất mơ hồ và cũng không ít em nuối tiếc vì 
những gì mình đã chọn. Bên cạnh những học sinh thỏa mãn với lựa chọn của mình 
thì cũng có những học sinh phải bỏ dở giữa đường vì đi sai hướng. Mặc dù việc 
định hướng nghề nghiệp cho học sinh là một vấn đề được các nhà giáo dục hết sức 
quan tâm thế nhưng để làm hết vai trò của một GVCN trong việc định hướng nghề 
nghiệp cho học sinh thì chưa hẳn. Thấy rõ được điều đó nên chúng tôi đã tiến hành 
nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác định
 1 PHẦN II. NỘI DUNG
 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
 1. Cơ sở lý luận
 1.1. Cơ sở lý luận
 * Khái niệm
 “Hướng nghiệp là một hệ thống các biện pháp tác động của gia đình nhà 
trường và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng nhằm 
hướng dẫn và cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động ở các ngành nghề tại những 
nơi xã hội đnag cần phát triển, đồng thời lại phù hợp với hứng thú và năng lực đặc 
biệt của cá nhân. Giáo dục hướng nghiệp (GDHN) là hệ thống các biện pháp giáo 
dục của nhà trường , gia đình và xã hội nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ tư tưởng, tâm 
lý tri thức, kĩ năng để họ có thể sẵn sàng đi vào ngành nghề, vào lao động sản xuất 
và cuộc sống. GDHN gớp phần phát huy năng lực, sở trường của từng người đồng 
thời gớp phần điều chỉnh nguyện vọng cá nhân sao cho phù hợp với nhu cầu phân 
công lao động trong xã hội. Từ đó cá nhân tự quyết định chọn lấy một nghề phù 
hợp đảm bảo cho họ thành đạt trong công việc và hạnh phúc trong lao động nghề 
nghiệp sau này”.
 * Nhiệm vụ của GDHN
 GDHN giáo dục thái độ và ý thức đúng đắn của người học đối với nghề 
nghiệp. Tổ chức cho học sinh làm quen với một số nghề phổ biến trong xã hội và 
một số nghề truyền thống của địa phương. Tìm iểu năng khiếu, khuynh hướng 
nghề nghiệp của từng học sinh trợ giúp cá nhân lựa chọn một lĩnh vừa nghề nghiệp 
để theo đuổi, qua đó vừa phát triển được sự nghiệp cá nhân vừa đóng góp chung 
cho định hướng phát triển của nền kinh tế - xã hội.
 *Đặc điểm – nội dung của GDHN
 Hoạt động hướng nghiệp là một hoạt động nhỏ nằm trong chuỗi hoạt động 
trải nghiệm hướng nghiệp dành cho HS THPT. Đây là một hoạt động được xây 
dựng trong chương trình GDPT 2018 tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể 
nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động 
tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện nhưng nhiệm vụ được 
giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã 
hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó chuyển hóa những kinh nghiệm đã trải qua 
thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng 
tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp trong tương 
lai. Thông qua các hoạt động hướng nghiệp học sinh được đánh giá và tự đánh giá 
về năng lực, sở trường, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp, làm cơ sở để lựa chọn
 3 đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản 
thân. Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, 
kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại.
 Hoạt động hướng nghiệp ở cấp THPT giúp HS phát triển các phẩm chất 
năng lực đã được hình thành ở cấp tiểu học và THCS. Giúp HS có khả năng thích 
ứng với các điều kiện sống học tập và làm việc khác nhau, thích ứng với những 
thay đổi của xã hội hiện đại, có khả năng tổ chức cuộc sống công việc và quản lý 
bản thân có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lự chọn 
được nghề nghiệp tương lai Xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu 
nghề nghiệp và trở thành công dân có ích.
 Thông qua hoạt động hướng nghiệp, học sinh được giáo dục tinh thần yêu 
lao động, suy nghĩ về nghề nghiệp một cách chín chắn. Từ đó, hình thành nên ở 
học sinh những động cơ, sự hứng thú với những nghề nghiệp ở trong tương lai.
 Hoạt động hướng nghiệp còn có ý nghĩa kinh tế hết sức quan trọng, đó là 
phân luồng lao động để giúp Nhà nước phát huy được tối đa tiềm năng lao động 
trong cả nước, góp phần nâng cao năng suất xã hội, giúp Nhà nước quản lý một 
cách có hiệu quả mọi nguồn lực.
 Giáo dục hướng nghiệp còn có vai trò chiến lược trong trong sự nghiệp xây 
dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, từ sự phân luồng học sinh các cấp, phát 
hiện những nhân tố quan trọng góp phần phát triển nguồn nhân lực theo đúng 
định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và theo từng giai đoạn cụ thể của 
đất nước.
 Nếu được hướng nghiệp một cách đúng đắn, thế hệ thanh, thiếu niên Việt 
Nam sẽ tham gia vào hoạt động lao động một cách có định hướng và hiệu quả, 
tránh những thời gian nhàn rỗi, làm hao hụt lực lượng lao động xã hội, góp phần 
làm cho xã hội ngày càng ổn định và phát triển.
 Hiện nay, giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông được thực hiện 
thông qua các môn khoa học cơ bản; chương trình giáo dục hướng nghiệp chính 
khóa; môn công nghệ và lao động sản xuất; tham quan, sinh hoạt ngoại khóa, tư 
vấn hướng nghiệp. Song, dù bằng hình thức nào cũng đều hướng tới mục đích 
chung là hình thành sự hứng thú, khuynh hướng và năng lực nghề cho học sinh. 
Trên cơ sở đó mà thực hiện kế hoạch, định hướng phân luồng học sinh tại các 
trường THPT. Có thể nói, hướng nghiệp để phân luồng học sinh sau trung học là 
chìa khóa quan trọng đưa nước ta ngày càng phát triển vững mạnh
 Hoạt động hướng nghiệp giúp hình thành và phát triển ở học sinh các năng 
lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác giải quyết vấn đề và sáng tạo được biểu 
hiện qua các năng lực đặc thù: Năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lựcthiwwts
 5 hướng phát triển trong xã hội. Tuy nhiên, rất tiếc những tài liệu cập nhật tình hình 
hiện nay đang còn thiếu, hầu hết chỉ là những những sách hướng dẫn phương pháp 
giáo dục hướng nghiệp đã xuất bản từ lâu và lạc hậu so với thời đại. Ngược lại, 
nhiều khi các dữ liệu đến từ sự quảng bá của các trường đại học và cao đẳng đã 
khiến cho học sinh sinh “ngụp lặn” trong quá nhiều thông tin, các em trở nên 
hoang mang và bối rối trước sự lựa chọn của mình. Nhiều em vẫn giữ những tư 
duy cũ, đó là học những ngành khoa học - tự nhiên thì khả năng kiếm được một 
công việc sau khi tốt nghiệp sẽ cao hơn nhiều so với học ngành khoa học xã hội, 
mà ít khi tìm hiểu xem những ngành mình đang theo đuổi có còn “hợp thời” hay 
không và có “đầu ra” sau khi tốt nghiệp không? Xét về quy chế chuyên môn, bộ 
môn giáo dục hướng nghiệp hiện nay được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ định giảng 
dạy 1 tiết/tháng, còn nhiều nội dung khác yêu cầu lồng ghép trong nhiều hoạt động 
như hoạt động Đoàn, hoạt động dã ngoại, hoạt động ngoại khóa, giảng dạy chuyên 
môn Tuy nhiên chính vì thời lượng đã giảm đi nhiều (trước đây là 3 tiết/tháng) 
nên sự giáo dục hướng nghiệp đối với học sinh trở nên rời rạc, nhiều bộ môn 
không thực sự coi trọng việc lồng ghép giáo dục hướng nghiệp vào trong giảng dạy 
bộ môn mình, từ đó không thu hút được sự hứng thú học tập của học sinh. Thêm 
một lý do khiến công tác giảng dạy giáo dục hướng nghiệp ở trong nhà trường phổ 
thông chưa đạt hiệu quả như yêu cầu, chưa góp phần cho sự định hướng của học 
sinh sau khi tốt nghiệp và chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của xã hội, đó là do 
bộ phận giáo viên chuyên về giáo dục hướng nghiệp không có nhiều, chủ yếu là 
kiêm nhiệm thêm nên chưa có phương pháp giảng dạy thu hút đối với học sinh.
 2.2 Xu hướng chọn nghề của HS hiện nay
 2.2.1 Số liệu điều tra khảo sát: Sẽ có số liệu cụ thể sau khi hoàn thành
 2.2.2 Phân tích đánh giá:
 Có nhiều nguyên nhân khiến học sinh đánh giá không cao vai trò của nhà 
trường trong việc giúp các em hiểu biết nghề, trong đó có một số nguyên nhân chủ 
yếu sau:
 - Việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp nói chung, tư vấn 
hướng nghiệp nói riêng chưa hiệu quả. Trong những hoạt động hướng nghiệp được 
các trường thực hiện, “Dạy nghề phổ thông” là hoạt động được tiến hành thường 
xuyên nhất. Nhưng có lẽ, việc dạy nghề ở trường phổ thông chỉ mới giúp học sinh 
hình thành những tri thức, kỹ năng cơ bản, sơ đẳng về nghề chứ chưa ảnh hưởng 
nhiều đến quyết định chọn nghề của học sinh (vì học sinh chủ yếu chọn học ở bậc 
đại học và chỉ có số ít chọn học ở các trường nghề). Bên cạnh đó, nhiều học sinh 
học nghề PT chỉ nhằm mục đích được cộng điểm vào kỳ thi tốt nghiệp. Ngoài ra, 
một số biện pháp hướng nghiệp khác cũng rất quan trọng nhưng chưa được các 
trường quan tâm úng mức, như: mời chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, kết hợp với
 7

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_dinh_huong.docx
  • pdfNguyễn Thị Hợi-THPT Quỳnh Lưu 4-Lĩnh vực chủ nhiệm.pdf