SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng trường trung học cơ sở chuẩn Quốc gia chất lượng cao trên địa bàn huyện Thọ Xuân

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng trường trung học cơ sở chuẩn Quốc gia chất lượng cao trên địa bàn huyện Thọ Xuân

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Chúng ta phải có những con người mới để đáp ứng được đòi hỏi của xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Đó là những con người thông minh, nhạy bén, có khả năng làm việc tập thể, có sức sáng tạo và chủ động trong công việc. Trước yêu cầu đó, ngành giáo dục đã và đang gánh vác một trọng trách lớn lao đó là đào tạo nguồn nhân lực mới, có chất lượng cho xã hội.

Trong những năm qua việc đổi mới giáo dục tuy đã được tiến hành, nhưng thiếu đồng bộ, còn chắp vá và chưa tương xứng với yêu cầu. Không phải không có những lúc tồn tại bất cập lớn giữa yêu cầu phải đổi mới với năng lực tiến hành đổi mới của ngành Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó, nhiều chính sách, cơ chế, giải pháp về giáo dục đã từng có hiệu quả, thì nay đã không còn phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước, rất cần được điều chỉnh, bổ sung. Mặt khác, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đặc biệt là yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao, cũng đòi hỏi giáo dục phải đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân, nhanh chóng góp phần tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Nếu không đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thì tình trạng vừa thiếu vừa yếu về nhân lực sẽ là yếu tố cản trở sự phát triển của đất nước Đó là những vấn đề thực tiễn đặt ra và cũng chính vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế” và “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân”.

Giáo dục và Đạo tạo huyện Thọ Xuân trong những năm qua đã không ngừng phát triển, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục từng bước được nâng cao. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, bất cập trong việc nâng cao chất lượng mũi nhọn đối với đội ngũ giáo viên, học sinh và cơ sở vật chất phục vụ dạy và học.

 

doc 26 trang thuychi01 6191
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng trường trung học cơ sở chuẩn Quốc gia chất lượng cao trên địa bàn huyện Thọ Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài. 
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Chúng ta phải có những con người mới để đáp ứng được đòi hỏi của xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Đó là những con người thông minh, nhạy bén, có khả năng làm việc tập thể, có sức sáng tạo và chủ động trong công việc. Trước yêu cầu đó, ngành giáo dục đã và đang gánh vác một trọng trách lớn lao đó là đào tạo nguồn nhân lực mới, có chất lượng cho xã hội.
Trong những năm qua việc đổi mới giáo dục tuy đã được tiến hành, nhưng thiếu đồng bộ, còn chắp vá và chưa tương xứng với yêu cầu. Không phải không có những lúc tồn tại bất cập lớn giữa yêu cầu phải đổi mới với năng lực tiến hành đổi mới của ngành Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó, nhiều chính sách, cơ chế, giải pháp về giáo dục đã từng có hiệu quả, thì nay đã không còn phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước, rất cần được điều chỉnh, bổ sung. Mặt khác, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đặc biệt là yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao, cũng đòi hỏi giáo dục phải đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân, nhanh chóng góp phần tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. 
Nếu không đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thì tình trạng vừa thiếu vừa yếu về nhân lực sẽ là yếu tố cản trở sự phát triển của đất nướcĐó là những vấn đề thực tiễn đặt ra và cũng chính vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế” và “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân”.
Giáo dục và Đạo tạo huyện Thọ Xuân trong những năm qua đã không ngừng phát triển, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục từng bước được nâng cao. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, bất cập trong việc nâng cao chất lượng mũi nhọn đối với đội ngũ giáo viên, học sinh và cơ sở vật chất phục vụ dạy và học.
Riêng đối với trường THCS Lê Thánh Tông (Mô hình trường THCS chuẩn Quốc gia chất lượng cao của huyện) 
Do điều kiện địa lý và môi trường sinh hoạt, học tập, hiện nay vẫn còn nhiều cán bộ, giáo viên, học sinh chưa có đủ điều kiện tham gia giảng dạy và học tập tại trường; mặt khác, do một số qui định ràng buộc, hiện nay trường THCS Lê Thánh Tông mới chỉ đạt các tiêu chí của một trường THCS chuẩn quốc gia; chưa hội tụ đầy đủ các yếu tố của một trường THCS chuẩn Quốc gia chất lượng cao của huyện. 
Chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng học sinh giỏi chưa ổn định, chưa có cơ chế, chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác tại trường. 
Từ thực tế nêu trên, để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, mũi nhọn, góp phần đào tạo nhân tài cho quê hương, đất nước, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Với chức năng của Phòng GD&ĐT là tham mưu cho UBND huyện quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo; Tháng 12 năm 2011 Phòng GD&ĐT tham mưu cho UBND huyện đề xuất Đề án “xây dựng trường THCS chuẩn Quốc gia chất lượng cao giai đoạn 2011-2015”, trình HĐND huyện xem xét;
Ngày 21 tháng 12 năm 2011 Hội đồng nhân huyện Thọ Xuân khoá XVII đã phê chuẩn đề án: “Xây dựng trường THCS chuẩn quốc gia chất lượng cao trên địa bàn huyện Thọ Xuân, giai đoạn 2011-2015” tại Nghị quyết số: 15/2011/NQ-HĐND. 
Bản thân tôi là một chuyên viên toán được lãnh đạo Phòng phân công nhiệm vụ chỉ đạo Bậc học THCS, được UBND huyện giao nhiệm vụ thư ký cho Ban chỉ đạo đề án. Sau 4 năm thực hiện đề án 2011-2015 đề án bước đầu đã gặt hái được những thành công đáng khích lệ; Chất lượng mũi nhọn, thi HSG lớp 9 cấp tỉnh xếp toàn đoàn hàng năm có sự chuyển biến rõ rệt. Đội ngũ giáo viên nhà trường tâm huyết, say mê nghề nghiệp.
Tuy nhiên chất lượng mũi nhọn HSG chưa bền vững, đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập, Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học chưa đáp ứng với trường THCS chuẩn Quốc gia chất lượng cao. 
Với chức năng tham mưu cho UBND huyện quản lý nhà nước về lĩnh vực GD&ĐT chúng tôi đưa ra đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng trường trung học cơ sở chuẩn Quốc gia chất lượng cao trên địa bàn huyện Thọ Xuân”
2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng trường trung học cơ sở chuẩn Quốc gia chất lượng cao trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
3. Đối tượng nghiên cứu: Đề án “ Xây dựng trường THCS chuẩn Quốc gia chất lượng cao trên địa bàn huyện Thọ Xuân giai đoạn 2011-2016” 
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề án xây dựng trường THCS chuẩn Quốc gia chất lượng cao trên địa bàn huyện Thọ Xuân giai đoạn 2011-2015;
Thông tư 47/TT-BGDĐT, ngày 07/12/2012 của Bộ trưởng, Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia;
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế và thu thập thông tin qua 4 năm thực hiện đề án.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng
 1. Giải thích một số khái niệm:
Trường THCS:
Trường THCS là cơ sở giáo dục bậc trung học - bậc học nối tiếp bậc học tiểu học của hệ thống gíao dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông. Trường trung học có tư cách pháp nhân và con dấu riêng. Trường trung học cơ sở có từ lớp 6 đến lớp 9.
Trường THCS chuẩn Quốc gia:
Trường THCS chuẩn Quốc gia là trường THCS đạt 5 tiêu chuẩn của Quy chế công nhận trường trung học đạt chuẩn Quốc gia theo thông tư 47/TT-BGDĐT, ngày 07/12/2012 của Bộ trưởng, Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia.
Trường THCS chuẩn Quốc gia chất lượng cao:
Trường THCS chuẩn Quốc gia chất lượng cao là trường THCS chuẩn Quốc gia và 5 tiêu chuẩn được đề cao hơn, đặc biệt là tiêu chuẩn 3: Chất lượng giáo dục.
2. Các yếu tố tác động đến nâng cao chất lượng trường THCS chuẩn Quốc gia chất lượng cao trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
2.1. Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên:
	Tổng số: 46; Trong đó:
	- CBQL: 03.
	- Giáo viên văn hóa, ngoại ngữ: Tổng: 29; Gồm: Văn: 06; Toán: 06; Lý: 02; Hóa: 02; Sinh: 02; Sử: 02; Địa: 02; GDCD: 02; Công nghệ: 01; Ngoại ngữ: 04; 
	- Giáo viên các môn còn lại: Tổng: 06; Gồm: Thể dục: 02; Nhạc: 01; Mỹ thuật: 01; Tin học: 01; Tổng phụ trách Đội: 01.
	- Nhân viên HCVP: Tổng: 08; Gồm: Kế toán: 01; Thủ quĩ: 01; Thiết bị - Thí nghiệm: 02; Thư viện: 01; Nhân viên phục vụ: 02; Y tế học đường: 01.
* Tiêu chuẩn chung:
- Đối với CBQL: 
+ Có trình độ đào tạo chuẩn trở lên.
+ Có phẩm chất chính trị tốt, chuyên môn giỏi, năng lực quản lý tốt.
- Đối với giáo viên văn hóa và ngoại ngữ:
+ Có trình độ đào tạo chuẩn trở lên.
+ Có phẩm chất chính trị tốt, chuyên môn giỏi, năng lực bồi dưỡng học sinh giỏi tốt.
- Đối với giáo viên khác:
+ Có trình độ đào tạo chuẩn trở lên.
+ Có phẩm chất chính trị tốt, chuyên môn giỏi, năng lực công tác tốt.
- Đối với nhân viên HCVP:
+ Có phẩm chất chính trị tốt, chuyên môn giỏi, năng lực công tác tốt.
2.2. Đối với học sinh:
	Qui mô trường, lớp, học sinh: (trường chuẩn chất lượng cao) 
	- Số lớp: 12; Trong đó: Khối 6: 3; Khối 7: 3; Khối 8: 3; Khối 9: 3.
	- Số học sinh: Tối đa: 480 HS; (Mỗi khối tối đa 120 HS).
	- Bình quân học sinh/lớp: Không quá 40 HS/lớp.
	- Số lượng học sinh ở mỗi môn/01 khối: Văn, Toán: Mỗi môn không quá 15 HS, các môn: Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, GDCD, Ngoại ngữ mỗi môn 10-13 HS.
- Hàng năm, học sinh được kiểm tra, đánh giá, sắp xếp lại (Bổ sung từ trường khác đến, chuyển từ trường chất lượng cao về trường cũ).
- Học sinh được tuyển vào trường THCS trọng điểm chất lượng cao bằng hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển. 
Việc thi tuyển hoặc xét tuyển được áp dụng các văn bản sau đây:
Quyết định số 52/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của BGD&ĐT ban hành Qui chế thi chọn học sinh giỏi.
Thông tư số 04/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của BGD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Qui chế thi chọn học sinh giỏi ban hành theo Quyết định số 52/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2006.
Quyết định số 68/2007/QĐ-BGDĐT ngày 06 tháng 11 năm 2007 về việc sửa đổi bổ sung khoản 3 điều 34 của Qui chế thi chọn học sinh giỏi ban hành theo Quyết định số 52/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2006. 
- Việc tạo điều kiện về nơi sinh hoạt cho học sinh: Quan tâm tạo điều kiện nơi sinh hoạt cho học sinh ở xa không có điều kiện đi buổi đến trường.
- Chế độ hỗ trợ, khen thưởng: Học sinh giỏi hoặc có thành tích cao được hỗ trợ kinh phí hoặc khen thưởng; Phòng Giáo dục tham mưu UBND huyện có văn bản cụ thể về chế độ hỗ trợ và khen thưởng cho học sinh theo từng thời điểm phù hợp.
2.3. Đối với cơ sở vật chất, thiết bị:
2.3.1. Khuôn viên nhà trường: Là một khu riêng biệt, có tường rào, cổng trường, biển trường, tất cả các khu trong nhà trường được bố trí hợp lý, luôn sạch, đẹp. Đủ diện tích sử dụng để đảm bảo tổ chức tốt các hoạt động quản lý, dạy học và sinh hoạt. 
2.3.2. Có đầy đủ cơ sở vật chất theo quy định tại Điều lệ trường trung học.
Cơ cấu các khối công trình trong trường gồm:
a) Khu phòng học, phòng bộ môn:
- Có đủ số phòng học cho mỗi lớp học (Mỗi lớp 1 phòng riêng); diện tích phòng học, bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, bảng đúng quy cách hiện hành; phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng, an toàn. 
- Có phòng y tế trường học đảm bảo theo quy định hiện hành về hoạt động y tế trong các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
- Có các phòng học bộ môn đảm bảo Quy định về phòng học bộ môn tại Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Khu phục vụ học tập:
- Có thư viện đúng theo tiêu chuẩn quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện trường học; chú trọng phát triển nguồn tư liệu điện tử gồm: Tài liệu, sách giáo khoa, giáo án, câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, đề thi; cập nhật thông tin về giáo dục trong và ngoài nước;... đáp ứng yêu cầu tham khảo của giáo viên và học sinh
- Có phòng truyền thống, khu luyện tập thể dục thể thao, phòng làm việc của Công đoàn, phòng hoạt động của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
c) Khu văn phòng:
 Có đủ phòng làm việc của Hiệu trưởng, phòng làm việc của từng Phó Hiệu trưởng, văn phòng nhà trường, phòng họp từng tổ bộ môn, phòng thường trực, kho.
d) Khu sân chơi: Sạch, đảm bảo vệ sinh và có cây bóng mát.
e) Khu vệ sinh: Được bố trí hợp lý, riêng cho giáo viên, học sinh nam, học sinh nữ, không làm ô nhiễm môi trường ở trong và ngoài nhà trường.
g) Có khu để xe: Cho giáo viên, cho từng lớp trong khuôn viên nhà trường, đảm bảo trật tự, an toàn.
h) Có đủ nước sạch: cho các hoạt động dạy - học, các hoạt động giáo dục và nước sử dụng cho giáo viên, học sinh; có hệ thống thoát nước hợp vệ sinh.
 	2.3.3. Hệ thống công nghệ thông tin: Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học; có Website thông tin trên mạng internet hoạt động thường xuyên, hỗ trợ có hiệu quả cho công tác dạy học và quản lý nhà trường.
2.4. Kinh phí thực hiện đề án: 
Giao phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Giáo dục tham mưu cụ thể. Gồm:
2.4.1. Nguồn từ ngân sách Nhà nước.
2.4.2. Nguồn từ xã hội hóa. Kêu gọi từ:
	+ Các tổ chức, cá nhân từ thiện, khuyến học;
	+ Các Hội đồng hương;
	+ Các Hội Doanh nhân là người Thọ Xuân;
	+ Hội CMHS của trường;
2.5. Nguồn lực tài chính.
	Là giải pháp điều kiện để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên.
+ Ưu tiên Ngân sách theo chương trình mục tiêu như: Kinh phí bồi dưỡng giáo viên dạy chương trình và sách giáo khoa mới, chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ tin học vào trường phổ thông. Kinh phí tổ chức cho CB, GV đi tham quan học hỏi các điển hình tiên tiến về chất lượng giáo dục trong và ngoài tỉnh.
	+ Ngân sách chi cho nhiệm vụ đào tạo trên chuẩn, bồi dưỡng giáo viên trong hè và trong năm học.
	+ Đầu tư cho các trường học về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học theo yêu cầu xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu dạy và học theo chương trình và sách giáo khoa mới và hỗ trợ cho việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên.
	2.6. Công tác xã hội hóa giáo dục: 
	Kêu gọi các tổ chức từ thiện, các Hội đồng hương, Hội Doanh nhân Thọ Xuân trên phạm vi cả nước, Hội cha mẹ học sinh, cựu học sinh trường THCS Lê Thánh Tông... tham gia ủng hộ xây dựng CSVC, trang thiết bị, xây dựng quỹ khuyến học của nhà trường.
II. Thực trạng về nâng cao chất lượng trường trung học cơ sở chuẩn Quốc gia chất lượng cao trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
	1. Đặc điểm tình hình địa phương
Thọ Xuân là một huyện của tỉnh Thanh Hóa. Nằm ở phía tây tỉnh Thanh Hoá, Thọ Xuân là vùng đất "địa linh nhân kiệt" có vị thế chiến lược trọng yếu trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Huyện lỵ Thọ Xuân - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, cách thành phố Thanh Hoá (đi theo quốc lộ 47) 36 km về phía tây và nằm ngay bên hữu ngạn sông Chu - con sông lớn thứ hai của tỉnh Thanh Hoá, hàm chứa nhiều huyền thoại đẹp về lịch sử, văn hoá...
Huyện Thọ Xuân có diện tích tự nhiên 295,885 km², dân số năm 2009 là 233.752 người, phía đông giáp huyện Thiệu Hóa, phía đông nam và phía nam giáp huyện Triệu Sơn, phía tây nam giáp huyện Thường Xuân, phía tây bắc giáp huyện Ngọc Lạc, phía đông bắc giáp huyện Yên Định.
Thọ Xuân là một huyện bán sơn địa, trên địa bàn huyện có sông Chu chảy theo hướng từ tây sang đông.
Huyện có 3 thị trấn là thị trấn huyện lỵ  cùng với 38 xã nằm dọc hai bờ tả ngạn và hữu ngạn sông Chu.
Con người huyện Thọ Xuân có tinh thần hiếu học, đỗ đạt làm quan nhiều.
Vua Lê Thánh Tông (Lê Tư Thành - cháu đời thứ 4 của vua Lê Lợi) cũng xuất thân từ đất Thọ Xuân. Hiện nay có trường trung học cơ sở Lê Thánh Tông nổi tiếng vì tinh thần hiếu học và chất lượng giáo dục tốt, luôn được giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, quốc gia, cống hiến cho đất nước nhiều nhân tài.
Trãi qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, điều kiện kinh tế hết sức khó khăn, với truyền thống hiếu học, phong trào giáo dục luôn là lá cờ đầu của tỉnh.
Hiện nay huyện Thọ Xuân có 133 trường, trong đó:
42 trường Mầm non; 41 trường Tiểu học; 42 trường THCS; 06 trường THPT; 01 trung tâm GDTX; 01 trung tâm dạy nghề.
Nhìn chung màng lưới trường lớp được sắp xếp một cách tương đối hợp lý, đảm bảo thuận lợi đi lại và tạo điều kiện nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học tương đối đầy đủ và đồng bộ. Đến thời điểm hiện nay Thọ Xuân đã được công nhận 80 trường đạt chuẩn Quốc gia, trong đó: 23 trường Mầm non; 36 trường Tiểu học; 20 trường trung học cơ sở; 01 trường trung học phổ thông.
Thuận lợi: 
+ Sự quan tâm, chăm lo đến sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của BCH Đảng bộ huyện bằng Nghị quyết chuyên đề về Giáo dục số 07- NQ/HU ngày 30/10/2007 của BCH Đảng bộ huyện Thọ Xuân về phát triển Giáo dục và đào tạo giai đoạn 2007-2010 định hướng đến năm 2015.
+ HU- HĐND đã quan tâm chỉ đạo UBND huyện xây dựng đề án "Xây dựng trường THCS chuẩn Quốc gia chất lượng cao trên địa bàn huyện Thọ Xuân giai đoạn 2011-2015" được phê duyệt tại Nghị quyết số 15/2011/NQ-HĐND ngày 21/12/2011 của HĐND huyện khóa XVIII. 
+ Con người Thọ Xuân có truyền thống lịch sử-văn hóa lâu đời. Vùng đất “Địa linh nhân kiệt” và rất hiếu học.
Khó khăn:
Thọ Xuân là một huyện lớn, dân số gần 24 vạn, gồm 41 xã, thị trấn, có nhiều xã nằm ở xa trung tâm huyện, do khoảng cách địa lí nên khó khăn trong công tác tổ chức cán bộ. 
Cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục và đào tạo. Đặc biệt là theo Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về phòng học bộ môn;
2. Thực trạng việc xây dựng trường trung học cơ sở chuẩn Quốc gia chất lượng cao trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
2.1. Công tác triển khai:
Sau khi có Nghị quyết của HĐND huyện (NQ số15/2011/NQ-HĐND, ngày 21/12/2011) phê duyệt Đề án "Xây dựng trường THCS chuẩn Quốc gia chất lượng cao trên địa bàn huyện Thọ Xuân giai đoạn 2011-2015", UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ngành xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện; giao Phòng GD&ĐT tổ chức cho CBQL khối TH, THCS và cán bộ giáo viên, nhân viên trường THCS Lê Thánh Tông học tập tiếp thu, quán triệt nội dung của Đề án; tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng (Đài Truyền thanh huyện) đến toàn ngành cũng như phụ huynh học sinh trên địa bàn huyện. Mặt khác, trong quá trình thực hiện Đề án, Ban chỉ đạo đã triển khai tốt các văn bản chỉ đạo tới các địa phương, nhà trường trong địa bàn huyện. Cụ thể:
Ngày 05 tháng 01 năm 2012, Chủ tịch UBND huyện đã ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án "Xây dựng trường THCS chuẩn Quốc gia chất lượng cao trên địa bàn huyện Thọ Xuân" giai đoạn 2011-2015. 
Ngày 27/6/2012 Ban chỉ đạo tham mưu Chủ tịch UBND huyện ban hành Công văn số 735/UBND-GD về việc hướng dẫn thực hiện Đề án trường THCS chuẩn QG chất lượng cao tại trường THCS Lê Thánh Tông.
Ngày 28/6/2012, Ban chỉ đạo đã chỉ đạo PGD&ĐT ban hành Công văn số 90/PGD&ĐT về việc triển khai thực hiện Công văn số 735/UBND-GD ngày 27/6/2012 của Chủ tịch UBND huyện.
Ban chỉ đạo đã chỉ đạo PGD&ĐT ban hành các Công văn hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án theo năm học.
Để tổ chức tốt việc dạy đội tuyển, Ban chỉ đạo đã tham mưu Chủ tịch UBND huyện hàng năm vào đầu năm học ban hành các Quyết định cử cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi; 
Ngoài các văn bản chỉ đạo của huyện, của phòng, Ban chỉ đạo yêu cầu Phòng giáo dục đưa vào tiêu chí đánh giá thi đua cuối năm để động viên các trường THCS có học sinh giỏi tham gia nhập học vào Trường THCS Lê Thánh Tông, tham gia tập huấn đội tuyển thi tỉnh, học sinh đạt giải trong kỳ thi HSG cấp tỉnh.
2.2. Kết quả đạt được sau 4 năm thực hiện đề án:
2.2.1. Công tác tuyển sinh:
 Thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong các nhà trường, phụ huynh và học sinh về mục tiêu, nhiệm vụ của đề án được tổ chức thực hiện tại trường THCS Lê Thánh Tông nên công tác tuyển sinh đầu vào lớp 6 đã thu hút ngày càng nhiều HSG cấp huyện, cấp tỉnh về học, cụ thể:
Năm học 2012-2013 (Năm đầu tiên thực hiện đề án) chỉ tuyển được 2 lớp 6 với 73 học sinh (chiếm khoảng 30% số học sinh đạt giải HSG cấp huyện, cấp tỉnh của Tiểu học). 
Năm học 2013-2014 tuyển sinh được 3 lớp 6 với 92 học sinh. Trong đó số học sinh đạt giải là 62/207 em đạt giải HSG cấp huyện, cấp tỉnh của Tiểu học) 
Năm học 2014-2015 tuyển sinh được 3 lớp 6 với 112 học sinh. Trong đó số học sinh đạt giải là 112/259 học sinh đạt giải HSG cấp huyện, cấp tỉnh của Tiểu học; Hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh lớp 6 theo mục tiêu của đề án. 
Năm học 2015-2016 tuyển sinh được 3 lớp với 110 học sinh. Do năm học 2014-2015 Bộ GD&ĐT không tổ chức thi học sinh giỏi cấp Tiểu học nên công tác tuyển sinh của nhà trường gặp nhiều khó khăn so với những năm học trước.
Đánh giá chung công tác tuyển sinh:
Trong các năm triển khai Đề án, UBND huyện và Phòng GD&ĐT quan tâm chỉ đạo, triển khai nên công tác tuyển sinh thuận lợi hơn. Nhà trường đã tuyển sinh được nhiều học sinh giỏi của toàn huyện. So với những năm học trước chỉ tuyển được khoảng 18% đến 23% số học sinh đạt giải thi học sinh giỏi của Tiểu học. 
Tuy nhiên vẫn còn nhiều HS có năng lực học tốt, đạt giải cao ở các kì thi cấp huyện, cấp tỉnh của Tiểu học không đến học tại trường.
2.2.2. Chất lượng đội ngũ:
Quản lý: 3 đồng chí đều có trình độ đại học; đã tham gia học lớp QLGD và TCLL-HC. Cán bộ quản lý đều là những đồng chí có năng lực chuyên môn tốt, nhiệt tình trong công tác, tổ chức, thực hiện tốt công tác quản lý nhà trường.
Nhân viên: 03 (1 CĐ Kế toán, 1 CĐ Thiết bị Thí nghiệm, 1 TC VHNT)
 Nhìn 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_truong_trung_hoc_c.doc