SKKN Một số giải pháp Nâng cao chất lượng tổ chức dạy học 2 buổi / ngày cho học sinh Tiểu học

SKKN Một số giải pháp Nâng cao chất lượng tổ chức dạy học 2 buổi / ngày cho học sinh Tiểu học

Tổ chức dạy hai buổi trên ngày, tăng cường thời gian học trên lớp cho học sinh từ lâu đã là giải pháp quan trọng để cải thiện chất lượng giáo dục của nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta vấn đề này đã được triển khai và thực hiện. Việc tổ chức học 2 buổi/ngày đã đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng học tập của xã hội hiện nay, khắc phục được tình trạng quá tải trong mỗi buổi học, là cơ hội để đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học cũng như các hoạt động học tập trong nhà trường, nhà trường có điều kiện tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ, giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh.

Qua hội nghị trực tuyến Tổng kết năm học 2015 – 2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 vào sáng ngày 5 tháng 8 năm 2017 Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam đã nói: “Ở các nước tiên tiến, học sinh có điều kiện học 2 buổi/ngày. Học sinh nước ta học 1 buổi/ngày. Chúng ta có thông minh mấy cũng không theo được họ” ( GDVN)

Việc học sinh học 2 buổi/ngày không còn là vấn đề mới, nó đã được nhiều tỉnh thành triển khai thực hiện. Học 2 buổi/ngày đã mang lại hiệu quả tích cực, nâng cao được chất lượng học tập và giáo dục rõ rệt, nhà trường có điều kiện tăng tiết để ôn tập, củng cố chuẩn kiến thức và kỹ năng cho học sinh, chống lại việc học thêm, dạy thêm không đúng quy định, hạn chế học sinh “ngồi nhầm lớp”, nhưng vẫn chưa thực hiện được trọn vẹn mục đích của ngành đề ra là đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy và học, cũng như các hoạt động học tập trong nhà trường, hướng đến mục tiêu giáo dục toàn diện.

Ở buổi 2, giáo viên (GV) có cơ hội tốt nhất để thực hiện việc dạy phân hoá HS, có thời gian bù đắp lỗ hổng kiến thức cho HS yếu, có điều kiện tốt nhất để phát triển năng lực tư duy cho HS khá giỏi. Ngoài ra, ở buổi 2, ta có thể tạo những sân chơi thật bổ ích cho việc phát triển toàn diện nhân cách học sinh.

 

doc 18 trang thuychi01 25221
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp Nâng cao chất lượng tổ chức dạy học 2 buổi / ngày cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
	1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Tổ chức dạy hai buổi trên ngày, tăng cường thời gian học trên lớp cho học sinh từ lâu đã là giải pháp quan trọng để cải thiện chất lượng giáo dục của nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta vấn đề này đã được triển khai và thực hiện. Việc tổ chức học 2 buổi/ngày đã đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng học tập của xã hội hiện nay, khắc phục được tình trạng quá tải trong mỗi buổi học, là cơ hội để đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học cũng như các hoạt động học tập trong nhà trường, nhà trường có điều kiện tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ, giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh.
Qua hội nghị trực tuyến Tổng kết năm học 2015 – 2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 vào sáng ngày 5 tháng 8 năm 2017 Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam đã nói: “Ở các nước tiên tiến, học sinh có điều kiện học 2 buổi/ngày. Học sinh nước ta học 1 buổi/ngày. Chúng ta có thông minh mấy cũng không theo được họ” ( GDVN)
Việc học sinh học 2 buổi/ngày không còn là vấn đề mới, nó đã được nhiều tỉnh thành triển khai thực hiện. Học 2 buổi/ngày đã mang lại hiệu quả tích cực, nâng cao được chất lượng học tập và giáo dục rõ rệt, nhà trường có điều kiện tăng tiết để ôn tập, củng cố chuẩn kiến thức và kỹ năng cho học sinh, chống lại việc học thêm, dạy thêm không đúng quy định, hạn chế học sinh “ngồi nhầm lớp”, nhưng vẫn chưa thực hiện được trọn vẹn mục đích của ngành đề ra là đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy và học, cũng như các hoạt động học tập trong nhà trường, hướng đến mục tiêu giáo dục toàn diện. 
Ở buổi 2, giáo viên (GV) có cơ hội tốt nhất để thực hiện việc dạy phân hoá HS, có thời gian bù đắp lỗ hổng kiến thức cho HS yếu, có điều kiện tốt nhất để phát triển năng lực tư duy cho HS khá giỏi. Ngoài ra, ở buổi 2, ta có thể tạo những sân chơi thật bổ ích cho việc phát triển toàn diện nhân cách học sinh. 
Lâu nay, trong dạy học GV đã thực sự đổi mới từ việc chọn nội dung, hình thức, thời lượng, đồ dùng dạy học, cách đánh giá, cho phù hợp với đối tượng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục (GD). Song hầu như GV đã giành hết thời gian và tâm huyết cho dạy học buổi 1- buổi dạy học các tiết được cơ cấu sẵn trong chương trình. Còn vấn đề dạy học buổi 2 chưa được nhiều GV quan tâm, không ít GV xem nhẹ hình thức dạy học buổi 2, nhiều GV xem buổi 2 như là giờ tự học, tự làm bài tập, tự kiểm tra kiến thức, kỹ năng của HS. Bên cạnh một số tiết dạy học buổi 2 thực sự có hiệu quả thì có không ít những tiết dạy ở buổi 2 GV giao cho HS một số bài tập đồng loạt HS giải quyết hết các bài tập đó là hết nhiệm vụ của tiết học. Còn trong tiết đó, bao nhiêu HS cần rèn kiến thức, kỹ năng gì? Cần rèn đến đâu? Các em có hứng thú học không? Có nhu cầu học hay không thì GV ít chú ý đến nên phần nào chất lượng dạy học buổi 2 hiệu quả chưa cao.. Chính vì lẽ đó tôi muốn tìm ra một số giải pháp Nâng cao chất lượng tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho học sinh Tiểu học.
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Giáo viên, học sinh trường Tiểu học Xuân Thành huyện Thọ Xuân
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong Đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp ngữ liệu.
- Phương pháp khái quát hóa.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
- Phương pháp thống kê toán học....
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
Giáo dục học sinh trở thành những con người năng động, sáng tạo trong tình hình xã hội và khoa học công nghệ thay đổi nhanh chóng như hiện nay đang trở thành vấn đề bức thiết của các nhà trường. Giáo dục Tiểu học Việt Nam muốn vươn tới ngang tầm các nước trong khu vực, trong khi thời lượng dạy học và hoạt động giáo dục của ta còn hạn chế, hầu hết học sinh chỉ được học 1 buổi/ ngày. Bên cạnh đó thì nhu cầu cho trẻ em được học, vui chơi cả ngày cùng bạn bè, thầy cô để cha mẹ yên tâm làm việc ngày càng trở nên cấp thiết vì nhà trường là địa chỉ an toàn nhất bảo vệ và chăm sóc trẻ em khi cha mẹ đi làm.
Những lí do nêu trên khiến cho việc tổ chức dạy học cả ngày trở thành một trong những giải pháp quan trọng nhất nhằm bảo đảm cho học sinh Tiểu học được thụ hưởng một nền giáo dục toàn diện với chất lượng vững chắc. 
Việc thực hiện dạy học cả ngày nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục Tiểu học, đó là: nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ, và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở (Luật Giáo dục 2005).
Dạy học 2 buổi/ngày giúp nhà trường thực hiện hiệu quả hơn mục tiêu giáo dục toàn diện, giáo dục phân hóa nhằm can thiệp sớm quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Đặc biệt giúp các em phát triển toàn diện, hài hòa đức - trí - thể - mỹ, đồng thời phát triển tốt nhất năng khiếu riêng của mình.
2. Thực trạng của vấn đề:
2.1. Đặc điểm tình hình địa phương và nhà trường:
    	a. Tình hình địa phương:
    	 Trường Tiểu học Xuân Thành nằm trung tâm trên địa bàn xã Xuân Thành huyện Thọ Xuân, là một trường luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương quan tâm và đầu tư lớn cho sự nghiệp giáo dục. Đặc biệt là phần đông các bậc cha mẹ phụ huynh học sinh đã đầu tư đúng mức về tinh thần lẫn vật chất cho con em đi học. Họ sẵn sàng tạo mọi điều kiện cho con em học tập. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số gia đình đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, một số phụ huynh đi làm ăn xa gửi con cho ông bà nên việc quan tâm đến việc học hành của con em, còn phó thác cho nhà trường làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh.
     	b. Tình hình nhà trường :
     	Về đội ngũ: 
     	Năm học 2016 – 2017, trường có tỉ lệ giáo viên 1,5/lớp, đủ giáo viên dạy các môn đặc thù, các môn Tự chọn; 100% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn. ( Trong đó CĐ: 2; ĐH: 13, có 5 giáo viên đã được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 7 giáo viên được công nhận giáo viên giỏi cấp huyện). Trong năm học trường có 2 GV đạt GV dạy giỏi cấp tỉnh, 2 SKKN đạt giải cấp tỉnh, 6 SKKN đạt giải cấp huyện (trong đó 3 bản được gửi đi tỉnh).
      	Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên nhà trường nhiệt tình, có trách nhiệm; nhiều cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp dạy học tốt; chất lượng dạy học năm sau cao hơn năm trước.
      	Về cơ sở vật chất:
     	Nhà trường có cơ sở vật chất tương đối tốt, cơ sở vật chất được xây dựng theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa; sân chơi bãi tập, hệ thống công trình vệ sinh, nước sạch đầy đủ, cảnh quan môi trường sư phạm đảm bảo xanh - sạch - đẹp - an toàn.
     	Tổng số phòng học: 10 (cao tầng: 10 phòng), đảm bảo đủ 1 phòng/lớp cho 10 lớp thực hiện chương trình (35 tiết/tuần)
     	Trang thiết bị dạy học: Có 20 máy vi tính bàn, 4 máy tính xách tay, 1 ti vi, 2 máy chiếu, điện thoại, đài catset; các trang thiết bị khác, sân chơi, bãi tập, bồn hoa, thảm cỏ, bàn ghế, bảng chống loá đầy đủ, phục vụ tốt cho  dạy - học 2 buổi/ngày và các hoạt động khác của nhà trường.
	Tuy nhiên, hiện tại nhà trường vẫn còn thiếu 1 số phòng làm việc; phòng học bộ môn, các phòng chức năng phục vụ cho công tác dạy học.
      	Số lượng học sinh: Năm học 2016 - 2017 Trường có 10 lớp, 207 học sinh. Phần lớn các em chăm ngoan, thích đến trường, ham học hỏi, thích tìm tòi, thích khám phá, thích hoạt động, vui chơi ... nhiều em có năng khiếu về Toán, Tiếng Việt, hát, vẽ. Song bên cạnh đó vẫn còn một số em hạn chế về nắm các kiến thức cơ bản các môn học, kĩ năng sống còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong sinh hoạt tập thể. Đặc biệt có 7 em khuyết tật (Trong đó có 5 em thiểu năng về trí tuệ, 2 em vừa thiểu năng trí tuệ, vừa ngôn ngữ).  
2.2 Thực trạng dạy học 2 buổi /ngày ở trường Tiểu học Xuân Thành-Thọ Xuân.
a. Về phía giáo viên:
Trước đây, xuất phát từ quan niệm Sách giáo khoa, phân phối chương trình là “pháp lệnh” cho nên trong quá trình dạy, giáo viên tập trung dạy sao cho hết kiến thức, bài tập ở sách giáo khoa, việc đưa nội dung cho phù hợp với từng đối tượng là rất ít.
Một số GV còn hiểu máy móc tinh thần chỉ đạo theo “Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày” (Công văn số 7632/BGD&ĐT, ngày 29/8/2005) là không đưa thêm nội dung, kiến thức mới vào dạy buổi 2 mà chủ yếu là khai thác kiến thức đã có trong sách giáo khoa, củng cố và rèn luyện các kiến thức kỹ năng đã học. Vậy là trong dạy học buổi 2 giáo viên chưa mạnh dạn đưa các loại bài phù hợp với từng đối tượng HS.
	Trong thực tế dạy học buổi hai nhiều giáo viên còn cảm thấy lúng túng bởi lẽ Ở dạy học buổi 2 không có những thiết kế bài soạn sẵn cho từng tiết để giáo viên tham khảo không có tài liệu cụ thể hướng dẫn cách soạn bài, các tiết dạy buổi hai đa số được soạn theo hướng mở để phù hợp với đối tượng học sinh của từng lớp, nên để thiết kế được những giáo án buổi 2 thực sự phù hợp với các đối tượng và phương pháp, hình thức dạy học phong phú đòi hỏi giáo viên phải thực sự dày công. Trong khi đó, cường độ lao động của giáo viên tương đối nhiều, thời gian hạn chế (giáo viên đi dạy có thể đến 9 buổi/tuần, sinh hoạt chuyên môn, hoạt động công tác đoàn thể, lao động cùng học sinh, phụ đạo học sinh tiếp thu chậm, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu,...). Vì vậy việc tiếp cận thông tin mới, việc nghiên cứu các tài liệu, soạn giáo án có phần hạn chế.
 Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục đã chỉ đạo mạnh mẽ, sát sao về vấn đề tự chủ trong dạy học. GV đã linh hoạt, chủ động chọn nội dung, thời lượng, phương pháp. Thế nhưng không tránh khỏi một số buổi 2, các tiết tự chọn, năng khiếu được cơ cấu cứng nên việc điều chỉnh thời lượng một số tiết không thực hiện được.
Một số GV còn ngại khi lên lớp buổi 2. Do GV chưa tự tin với việc lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp dạy học. Vì vậy hình thức dạy buổi 2 còn nghèo nàn, chưa phong phú, chưa hấp dẫn, chưa tạo cho HS thích học và say mê học. Một số tiết chưa dạy theo nhu cầu của HS, chưa giúp được HS yếu rèn kiến thức, kỹ năng; HS giỏi chưa có nhiệm vụ riêng, HS cá biệt chưa được quan tâm đúng mức nên nề nếp lớp học chưa nghiêm túc, không khí lớp học chưa sôi nổi, HS chán học, hiệu quả không cao. 
 b.Về phía học sinh:
Do đặc thù mỗi lớp học đều có đủ các loại đối tượng HS như (tiếp thu tốt, tiếp thu bài được, tiếp thu chậm, khuyết tật, cá biệt...) nên quá trình tiếp thu bài của các em còn có những bất cập. 
 Còn một bộ phận HS tiếp thu chậm, bố mẹ đi làm ăn xa ở nhà với ông bà nên việc quan tâm của gia đình đến việc học của học sinh còn hạn chế. Những học sinh này rất ngại học chóng chán, ỷ lại, nhiều em làm ảnh hưởng đến nề nếp và không khí lớp học. 
c. Về phía nhà trường:
	Cơ sở vật chất nhà trường chưa thực sự đảm bảo cho việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày như: các phòng chức năng chưa có đủ, phòng máy chưa đảm bảo hư hỏng nhiều, các trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động tập thể còn nghèo nàn.
d. Điều tra thực tế:
	Vào đầu năm học, nhà trường đã tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm 2 môn Toán, Tiếng việt và một số môn năng khiếu, kết quả thu được như sau:
Khối
Số HS
Môn Toán
Môn Tiếng việt
Thích học các môn năng khiếu và tự chọn
HTT
HT
CHT
HTT
HT
CHT
ÂN
MT
TD
Tin
2
41
10
25
6
13
24
4
15
8
10
15
3
43
20
16
7
22
15
6
25
15
15
20
4
42
20
17
5
19
17
6
12
12
14
25
5
39
16
17
6
15
19
5
13
11
13
27
CT
165
66
75
24
69
75
21
65
46
52
87
Qua kết quả khảo sát, tôi đã nắm được chất lượng của từng khối lớp. Đó là chất lượng hai môn Toán, Tiếng việt chưa xứng tầm với trường chuẩn Quốc gia mức độ II, nhiều học sinh chưa thực sự thích học các môn năng khiếu. Đó là do những nguyên nhân sau:
	1. Do sự chỉ đạo của BGH nhà trường chưa thực sự sát xao.
	2. Hình thức tổ chức các buổi ngoại khóa còn hạn chế, chưa phân loại đối tượng học sinh vào các buổi chiều.
	3. Chưa giao nhiệm vụ cho từng giáo viên phụ trách theo từng nhóm đối tượng học sinh.
	4. Xếp Thời khóa biểu buổi thứ hai còn nặng về luyện hai môn Toán, Tiếng việt. Chưa bố trí được tất cả các lớp học 2 buổi/ngày, mới khối đầu cấp và cuối cấp.
	5. Cơ sở vật chất nhà trường chưa đảm bảo (Thiếu phòng chức năng, thiếu trang thiết bị dạy học, thiếu các điều kiện để tổ chức các hoạt động tập thể.
3. Một số giải pháp tổ chức thực hiện chỉ đạo công tác dạy học 2 buổi/ngày ở trường Tiểu học Xuân Thành huyện Thọ Xuân.
     	a. Chỉ đạo thực hiện:
         	Là Hiệu trưởng chỉ đạo tất cả các hoạt động dạy và học trong Nhà trường, bản thân tôi luôn chú trọng mảng chuyên môn và đặt lên hàng đầu nên ngay từ đầu mỗi năm học, tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày trên cơ sở bám sát các yêu cầu về nội dung, kế hoạch giáo dục, thực hiện chương trình sách giáo khoa theo quy định. Nội dung dạy học buổi 2 chú trọng thực hành kiến thức đã học, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương nhằm hỗ trợ cho việc học tập hoặc bồi dưỡng học sinh năng khiếu, dạy học các môn Tự chọn, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. 
Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong hội đồng, lựa chọn giáo viên giảng dạy ở các khối lớp phù hợp với năng lực và chuyên môn để phát huy thế mạnh của từng người. Động viên cán bộ giáo viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong sắp xếp, bố trí giáo viên nhà trường ưu tiên cho những lớp đầu cấp và cuối cấp.
     	Xây dựng cơ cấu các khối, tổ chuyên môn. Giao trách nhiệm cho khối, tổ, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh ở từng khối, từng lớp của mình đang dạy.
b. Hình thức tổ chức:
Cuối mỗi năm học căn cứ vào kết quả thi định kỳ lần 2 của khối 1,2,3 lần 4 của các khối khối 4,5, biên chế các lớp học sinh theo nhóm đối tượng từ cao đến thấp để bàn giao chất lượng cho giáo viên nhận học sinh vào đầu năm học sau. 
Buổi học thứ nhất:
 Chỉ đạo dạy học theo kế hoạch giáo dục và thực hiện chương trình, sách giáo khoa quy định cho mỗi lớp, theo chương trình giáo dục phổ thông được ban hành kèm theo công văn số 4232/BGD&ĐT-GDTH ngày 25/8/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mỗi buổi học không quá 4 tiết, mỗi ngày học không quá 7 tiết. Chỉ đạo giáo viên dạy đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng cơ bản các môn học. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp với trình độ từng nhóm học sinh (Hoàn thành tốt, Hoàn thành, chưa hoàn thành). Lựa chọn phương pháp dạy học linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, không gây áp lực, tạo điều kiện cho học sinh được thể hiện mình, với phương châm nhẹ nhàng, hiệu quả.
Dựa vào kết quả khảo sát chất lượng đầu năm và kết quả kiểm tra của giáo viên chủ nhiệm lớp, nhà trường đã chỉ đạo khối trưởng, giáo viên chủ nhiệm từ khối 2 cho đến khối 5 phân loại học sinh theo nhóm (Hoàn thành tốt, Hoàn thành, chưa hoàn thành) để học vào tất cả các buổi 2 trong tuần.
 	Để việc tổ chức dạy học trên 2 buổi/ngày đạt hiệu quả đòi hỏi cần phải có sự đổi mới về công tác quản lí, vì vậy trách nhiệm của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục. 
Ngoài trách nhiệm quản lí dạy và học 2 buổi/ngày, bản thân tôi (cán bộ quản lí) còn có thêm những trọng trách khác như phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường để tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp (Thực hiện Công văn số 1490/SGD&ĐT – GDTH ngày 11/8/2015 của Giám đốc SGD&ĐT về việc hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Tiểu học). Tuyên truyền cho phụ huynh - học sinh và cộng đồng cách phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, những kiến thức cơ bản, dấu hiệu nhận biết về nạn bắt cóc trẻ em, bạo lực học đường, cách phòng chống đuối nước, kĩ năng thoát hiểm và tự vệ chính đáng. Tham mưu với địa phương bổ sung đầy đủ cơ sở vật chất để đảm bảo việc dạy học cho từng lớp của trường. 
Chỉ đạo giáo viên tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, quản lí học sinh và tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn hướng dẫn giáo viên năng lực tổng hợp các kĩ năng dạy học các môn cụ thể, có khả năng lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp và một số nội dung khác như An toàn giao thông, vệ sinh cá nhân, môi trường, vệ sinh răng miệng, Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phòng chống các bệnh dịch,...
Buổi học thứ hai:
Chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động thực hành cho học sinh. Đối với đối tượng học sinh chưa hoàn thành, giáo viên có biện pháp cụ thể, sát hợp với khả năng để giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Đối với đối tượng học sinh tiếp thu tốt, giáo viên đưa ra các dạng bài tập mở rộng, đào sâu kiến thức và kích thích tư duy của học sinh. Tổ chức các hoạt động nhằm củng cố kiến thức, bồi dưỡng năng khiếu cá nhân, học môn tự chọn theo sở thích và năng lực của học sinh. 
Củng cố kiến thức, kĩ năng, thực hành kiến thức đã học và tổ chức học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương nhằm hỗ trợ cho việc học tập như: 
Học các môn tự chọn; Phát triển năng khiếu theo các nội dung tự chọn;
Tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tổ chức theo hướng các hoạt động giáo dục phù hợp đối tượng, có thể chia học sinh ở cùng một khối lớp (hoặc khác khối lớp) theo các nhóm hoạt động trên cơ sở phù hợp khả năng và nhu cầu, có thể là thành lập câu lạc bộ:
- Nhóm củng cố kiến thức: ( Câu lạc bộ Toán - Tiếng việt)
- Nhóm bồi dưỡng năng khiếu, sở thích với các hoạt động như: thực hành đo đạc, giải toán nhanh, ứng dụng kiến thức toán vào thực tế, bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp, đọc diễn cảm, đọc thơ, thi kể chuyện, thi hùng biện, viết chữ đẹp, câu lạc bộ,...
 -Nhóm phát triển thể chất: ( Câu lạc bộ TDTT và các sở thích khác).
Các hoạt động như: cờ vua, cầu lông, thể dục nhịp điệu,...
- Nhóm phát triển nghệ thuật với các hoạt động về nhạc dân tộc, đàn oocgan, múa, khiêu vũ, vẽ, nặn, trang trí,...
Nhóm hoạt động xã hội với các hoạt động về tìm hiểu tự nhiên, xã hội, lịch sử, địa lí, văn hoá truyền thống,...
 Chỉ đạo Tổng phụ trách Đội, giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động 1 tiết/ tuần ( 4 tiết/ tháng). Nội dung này được thực hiện tích hợp vào các môn Mĩ thuật, Thủ công, Kĩ thuật, Âm nhạc phù hợp với thực tiễn của địa phương và nhà trường. Ngoài ra, đưa một số luật như luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, luật Bảo vệ môi trường, luật An toàn giao thông,... ;  một số làn điệu dân ca, các trò chơi dân gian vào dạy ở các tiết ngoài giờ lên lớp (NGLL); các buổi chào cờ đầu tuần, hình thành và rèn luyện các kĩ năng sống cho học sinh. Nhất là nay học sinh Tiểu học không được tham gia các kỳ thi học sinh giỏi thì việc hình thành và phát triển những năng lực tự học, tự chủ, tự quản lý, năng lực hợp tác giao tiếp...là rất phù hợp và cần thiết. 
Hàng tháng chỉ đạo Đoàn, Đội phối hợp với bộ phận chuyên môn tổ chức cho các em tham gia nhiều sân chơi: sinh hoạt câu lạc bộ, sân chơi cuối tuần, Rung chuông vàng,... giao lưu tiếng hát dân ca, các trò chơi dân gian, thi tìm hiểu về truyền thống văn hoá, nghề nghiệp, tìm hiểu gương người tốt, việc tốt ở địa phương, tổ chức lao động chăm sóc đài tưởng niệm, tham quan ngoại khoá các di tích lịch sử trong huyện nhằm giáo dục truyền thống cách mạng ở địa phương cho các em.
Phân công các em trong Đội Cờ đỏ, Chữ thập đỏ, lập nhóm học tập, hàng ngày giúp đỡ những học sinh học lực còn yếu, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn bằng cả vật chất lẫn tinh thần để học sinh có điều kiện vươn lên trong học tập, cuộc sống. Đặc biệt là trong buổi sinh hoạt đầu giờ, các em trong Đội cờ đỏ đến các lớp được phân công, hướng dẫn lớp mình phụ trách sinh hoạt, tập hát múa.... các nội dung theo yêu cầu của Tổng phụ trách Đội.
    	Năm học 2016 - 2017 này, nhà trường đã tổ chức cho 100% học sinh học 2 buổi/ ngày Gồm 10 lớp thực hiện chương trình 35 tuần.. Vì vậy, chất lượng học tập cũng như thể lực của các em học sinh ngày càng tốt hơn hẳn về mọi mặt. Chính vì lẽ đó, nhà trường đã tạo được niềm tin lớn đối với các bậc phụ huynh.
c. Phân công giáo viên dạy theo nhóm đối tượng:
     	Dựa theo năng lực của từng giáo viên, tôi đã phân công giáo viên chịu trách nhiệm dạy ở các nhóm phù hợp. Ví dụ: Giáo viên có sở trường môn Toán  được phân công bồi dưỡng môn Toán; giáo viên có sở trường

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_to_chuc_day_hoc_2.doc