SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo luyện nói chuẩn tiếng phổ thông cho giáo viên ở trường tiểu học Điện Biên 1

SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo luyện nói chuẩn tiếng phổ thông cho giáo viên ở trường tiểu học Điện Biên 1

 Ngôn ngữ (tiếng nói) của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc là một thứ tài sản vô cùng quý giá. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện quan trọng trong các hoạt động giao tiếp của con người và xã hội mà đối với mỗi dân tộc, ngôn ngữ còn được ví như một thứ “căn cước” của nền văn hóa. Chính vì lẽ đó mà giữ gìn, bảo vệ ngôn ngữ dân tộc là một việc làm cần thiết và thường trực của mỗi con người, mỗi quốc gia.

 Đối với đất nước ta, Tiếng Việt là tiếng nói chính thống của dân tộc Việt. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước dù đã có biết bao những biến cố, thăng trầm của lịch sử nhưng Tiếng Việt vẫn tồn tại và luôn được mỗi con người đất Việt gìn giữ và phát triển. Khi Cách mạng tháng Tám giành thắng lợi, đất nước bước sang một kỉ nguyên mới – độc lập, tự do – tiếng Việt cũng giành được địa vị xứng đáng. Nó trở thành ngôn ngữ quan trọng trong mọi hoạt động hành chính, xã hội của đất nước. Tiếng Việt trở thành ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam. Và từ đó đến nay, tiếng Việt không ngừng được hoàn thiện và ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu đi lên của xã hội và đất nước.

Sinh thời, chủ tịch Hồ chí Minh đã dạy: “ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó làm cho nó ngày càng phát triển rộng khắp”. Vậy làm thế nào để giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt và làm cho tiếng Việt luôn được sử dụng đúng chuẩn là một vấn đề lớn đặt ra cho toàn xã hội đặc biệt là ngành giáo dục? Hiểu được sự quan trọng và cần thiết của việc giữ gìn và phát huy ngôn ngữ chuẩn của dân tộc, năm học 2015-2016, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Thanh Hóa lần thứ XX nhiệm kỳ 2015-2020, UBND thành phố phối hợp cùng phòng Giáo dục Đào tạo thành phố đã xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện chuyên đề: "Viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thông" trong các nhà trường trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

 

doc 21 trang thuychi01 4630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo luyện nói chuẩn tiếng phổ thông cho giáo viên ở trường tiểu học Điện Biên 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
 PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
 —&œ–
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO
LUYỆN NÓI CHUẨN TIẾNG PHỔ THÔNG CHO GIÁO VIÊN 
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐIỆN BIÊN 1
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Liên
 Chức vụ : Phó Hiệu trưởng
 Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Điện Biên 1
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Quản lí
THANH HÓA NĂM 2016
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
2
1.1
Lí do chọn đề tài:
2
1.2
Mục đích nghiên cứu:
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu.
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu:
3
2
Nội dung 
3
2.1
Cơ sở lý luận
3
2.2
Thực trạng
3
2.3
Giải pháp và tổ chức thực hiện
5
GP1
Xây dựng nghị quyết thực hiện chuyên đề “Nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông”
5
GP2
Tổ chức triển khai nội dung chuyên đề
7
GP3
Xây dựng kế hoạch chuyên đề
9
GP4
Tổ chức nhiều hình thức sinh động, phong phú nhằm tạo môi trường luyện nói chuẩn tiếng phổ thông cho giáo viên
12
1
Đổi mới cách sinh hoạt chuyên môn 
12
2
Tích cực tổ chức các chuyên đề, tăng cường các tiết dạy minh họa mẫu, nâng cao chất lượng các đợt thao giảng giáo viên giỏi.
13
3
Sáng tạo, đổi mới tổ chức nhiều hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp để phát triển kỹ năng nói cho giáo viên.
14
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
18
3
Kết luận và kiến nghị
19
3.1
Kết luận
19
3.2
Kiến nghị
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
    	Ngôn ngữ (tiếng nói) của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc là một thứ tài sản vô cùng quý giá. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện quan trọng trong các hoạt động giao tiếp của con người và xã hội mà đối với mỗi dân tộc, ngôn ngữ còn được ví như một thứ “căn cước” của nền văn hóa. Chính vì lẽ đó mà giữ gìn, bảo vệ ngôn ngữ dân tộc là một việc làm cần thiết và thường trực của mỗi con người, mỗi quốc gia.
       	Đối với đất nước ta, Tiếng Việt là tiếng nói chính thống của dân tộc Việt. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước dù đã có biết bao những biến cố, thăng trầm của lịch sử nhưng Tiếng Việt vẫn tồn tại và luôn được mỗi  con người đất Việt gìn giữ và phát triển. Khi Cách mạng tháng Tám giành thắng lợi, đất nước bước sang một kỉ nguyên mới – độc lập, tự do – tiếng Việt cũng giành được địa vị xứng đáng. Nó trở thành ngôn ngữ quan trọng trong mọi hoạt động hành chính, xã hội của đất nước. Tiếng Việt trở thành ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam. Và từ đó đến nay, tiếng Việt không ngừng được hoàn thiện và ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu đi lên của xã hội và đất nước. 
Sinh thời, chủ tịch Hồ chí Minh đã dạy: “ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó làm cho nó ngày càng phát triển rộng khắp”. Vậy làm thế nào để giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt và làm cho tiếng Việt luôn được sử dụng đúng chuẩn là một vấn đề lớn đặt ra cho toàn xã hội đặc biệt là ngành giáo dục? Hiểu được sự quan trọng và cần thiết của việc giữ gìn và phát huy ngôn ngữ chuẩn của dân tộc, năm học 2015-2016, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Thanh Hóa lần thứ XX nhiệm kỳ 2015-2020, UBND thành phố phối hợp cùng phòng Giáo dục Đào tạo thành phố đã xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện chuyên đề: "Viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thông" trong các nhà trường trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. 
Là một phó Hiệu trưởng – một người quản lý giáo dục, phụ trách công tác Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, bản thân tôi hết sức băn khoăn và trăn trở: Làm thế nào để giúp giáo viên nói chuẩn tiếng phổ thông trong giảng dạy và giao tiếp? 
 Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Hiệu trưởng nhà trường, tôi đã bắt tay vào thực hiện chuyên đề “ Viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thông” trong đó đặc biệt chú trọng vào phần luyện nói chuẩn tiếng phổ thông cho giáo viên trong trường. Sau một năm thực hiện hiệu quả, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm “ Một số kinh nghiệm chỉ đạo luyện nói chuẩn tiếng phổ thông cho giáo viên ở trường Tiểu học Điện Biên 1” nhằm nhận được sự góp ý của đồng nghiệp với mong muốn tất cả giáo viên trong các nhà trường đều nói chuẩn tiếng phổ thông, làm tăng thêm vẻ đẹp của Tiếng Việt, góp phần hoàn thành mục tiêu trồng người của ngành giáo dục.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi nhằm mục đích:
- Giúp giáo viên có ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp. Rèn cho giáo viên có kĩ năng nói lưu loát, diễn đạt rõ ràng, trong sáng, làm chủ tiếng nói và chữ viết của mình.
- Giúp giáo viên ứng xử tình huống khi giao tiếp một cách nhạy bén, thông minh, ngôn ngữ và giọng nói chuẩn tiếng phổ thông.
- Đưa ra những biện pháp thiết thực trong việc rèn kĩ năng nói cho giáo viên.
- Tạo cơ hội cho giáo viên tự tin thể hiện bản thân trong công việc và giao tiếp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Những yêu cầu chuẩn của ngôn ngữ Tiếng Việt.
- Giải pháp giúp giáo viên trường tiểu học Điện Biên 1 nói chuẩn tiếng phổ thông trong giảng dạy, giao tiếp và rèn luyện phong cách sư phạm chuẩn mực.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, bản thân tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế 
- Phương pháp trò chuyện – đàm thoại.
- Phương pháp trực quan; phương pháp quan sát; Phương pháp giảng giải để giải quyết vấn đề.
- Phương pháp thực nghiệm, thực hành luyện tập.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG
 2.1. Cơ sở lý luận: 
        Hình thành và phát triển toàn diện các kĩ năng sử dụng Tiếng việt : nghe, nói, đọc, viết là một trong những mục tiêu quan trọng trong dạy học. Cả bốn kĩ năng đều hết sức quan trọng với mỗi con người, song kĩ năng nói đang ngày càng khẳng định vị trí của nó. Bởi trong thực tế cuộc sống, kĩ năng nói đóng vai trò như một công cụ vô cùng cần thiết và hết sức quan trọng với tất cả mọi người. Sở hữu kĩ năng nói tốt, thực hiện giao tiếp hiệu quả sẽ giúp con người có cơ hội thể hiện ý tưởng của bản thân trong các tình huống giao tiếp bằng lời. Với giáo viên, đặc biệt là giáo viên tiểu học, việc rèn kĩ năng nói càng trở nên cần thiết. Bởi như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “ Tiểu học có trách nhiệm lớn lao trong việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Phải làm cho thế hệ trẻ nói và viết tốt hơn chúng ta”. Muốn thực hiện được trách nhiệm lớn lao ấy, điều đầu tiên hết sức quan trọng là người giáo viên phải nói chuẩn tiếng phổ thông. Bởi dạy học chính là quá trình giao tiếp giữa giáo viên và học sinh nhằm đạt mục tiêu giáo dục. Giáo viên phải thường xuyên sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt nội dung dạy học, trao đổi, dẫn dắt học sinh nắm vững kiến thức, phát triển kĩ năng, hình thành năng lực. Vì vậy, việc sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả, giàu sức thuyết phục tạo nên những tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới lí trí và tình cảm của học sinh, giúp giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
	Do đặc thù của nghề nghiệp, giáo viên không chỉ làm việc với học sinh mà cần phải thường xuyên cộng tác với đồng nghiệp trong hoặc ngoài nhà trường, gặp gỡ phụ huynh và tham gia các hoạt động ngoài cộng đồng Với mỗi đối tượng, giáo viên phải linh hoạt trong giao tiếp, thể hiện qua lời nói, hành động và cử chỉ đúng mực, phù hợp hướng tới mục tiêu giáo dục cần đạt. Nói tốt sẽ giúp chúng ta chiếm được cảm tình của nhiều người, giúp chúng ta tự tin hơn khi diễn đạt một vấn đề nào đó trước tập thể, trước đám đông. Trong dạy học và trong giao tiếp, kĩ năng nói là một phần rất quan trọng trong kĩ năng giao tiếp, là một kĩ năng sống rất cần cho mỗi giáo viên. Vì vậy bên cạnh năng lực chuyên môn thì năng lực sử dụng ngôn ngữ (trong đó có kĩ năng nói) cũng trở thành yêu cầu hết sức quan trọng đối với mỗi giáo viên.
Kĩ năng nói của giáo viên có một số yêu cầu riêng gắn với đặc thù nghề nghiệp. Trong dạy học và giao tiếp với học sinh, lời nói của giáo viên phải thể hiện được tính mô phạm (chuẩn mực), vừa phải rõ ràng, gần gũi giúp học sinh dễ dàng nắm bắt được toàn bộ thông tin; ngữ điệu giọng nói phải phù hợp thể hiện cảm xúc tương ứng với nội dung truyền tải; âm điệu giọng nói thích hợp, tốc độ giọng nói thích hợp, tốc độ vừa phải Các biểu biện phi ngôn ngữ trong giao tiếp của giáo viên cần mang lại những cảm xúc tích cực đối với học sinh.
2.2. Thực trạng:
Tình hình đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Điện Biên 1 năm học 2015 – 2016 như sau:
* Đặc điểm về đội ngũ:
Số lượng CB, GV, NV
Trình độ đội ngũ CBQL
Trình độ đội ngũ giáo viên
Tổng số CB, GV, NV
Cán bộ QL
Giáo viên
Nhân viên
Thạc sỹ
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Thạc sỹ
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
33
3
27
3
0
3
0
0
0
25
4
1
*Những thuận lợi và khó khăn về đội ngũ
+ Thuận lợi: 
- Đội ngũ giáo viên nhà trường có tỉ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn cao. Kiến thức về Tiếng Việt của giáo viên tốt, thuận lợi cho việc nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông.
- Trường tiểu học Điện biên 1 là một trường nằm ở trung tâm thành phố, giáo viên đều là người thành phố, sinh sống trên địa bàn thành phố nên kĩ năng nói của giáo viên khá tốt.
+ Khó khăn: 
Đối chiếu với các yêu cầu chuẩn của tiếng phổ thông thì thực tế một số giáo viên nhà trường nói chưa thật chuẩn tiếng phổ thông. Do đặc điểm của phương ngữ Thanh Hóa, một số giáo viên chưa chú ý phát âm đúng các âm s,r,tr.. phát âm sai thanh hỏi /ngã, vẫn sử dụng từ địa phương trong giao tiếp, ngữ điệu và âm điệu còn nặng tiếng địa phương. Trong giao tiếp, đôi khi còn phát âm chưa chính xác nguyên âm đôi. Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thật sự tự tin khi giao tiếp, còn rụt rè, thiếu thuyết phục, xử lí các tình huống chưa linh hoạt.
Là một Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, phụ trách công tác Bồi dưỡng thường xuyên của nhà trường, tôi luôn trăn trở: làm thế nào để giúp giáo viên nói chuẩn tiếng phổ thông, giúp giáo viên có ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, rèn cho giáo viên nói lưu loát, diễn đạt rõ ràng, trong sáng, làm chủ tiếng nói của mình nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và giúp giáo viên ứng xử các tình huống khi giao tiếp một cách nhạy bén, thông minh; tạo cơ hội cho giáo viên tự tin thể hiện bản thân, thành công trong công việc. Tiến tới xây dựng môi trường ngôn ngữ chuẩn mực, thân thiện và thanh lịch (ngôn từ, giọng điệu) trong nhà trường. Tôi đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp thực hiện sau:
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
Giải pháp 1: Xây dựng nghị quyết thực hiện chuyên đề “Nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông”:
Hiểu được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc nói chuẩn tiếng phổ thông trong nhà trường, ngay sau khi Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trực tiếp tiếp thu chuyên đề Nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông do phòng giáo dục triển khai, hiệu trưởng( Bí thư chi bộ) đã triệu tập toàn bộ đảng viên để triển khai nội dung chuyên đề và ra nghị quyết thực hiện chuyên đề, nhằm tạo được sự nhất trí, quyết tâm và đồng thuận cao, hiệu quả lớn trong việc tổ chức thực hiện chuyên đề trong nhà trường. Chi bộ đã nhất trí cao đưa ra nghị quyết như sau:
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Thanh Hóa, ngày 17 tháng 10 năm 2015
NGHỊ QUYẾT CHI BỘ TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐIỆN BIÊN 1
Về việc thực hiện chuyên đề Viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thông
 Năm học : 2015 - 2016
Chi bộ Trường Tiểu học Điện Biên 1 triển khai kế hoạch việc thực hiện chuyên đề Viết chuẩn, nói chuẩn khai mạc vào hồi 7giờ 30 ngày 17 tháng 10 năm 2015.
* Hội nghị có mặt : 26/26 đ/c Đảng viên
* Chủ tọa Hội nghị: Đ/c Phạm Thị Mai Hoa - Bí thư Chi bộ- Hiệu trưởng 
* Thư ký: Đ/c Nguyễn Thị Thủy
Các đ/c Đảng viên đã được nghe đồng chí Bí thư Chi bộ- Hiệu trưởng báo cáo kế hoạch thực hiện chuyên đề: "Viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thông" trong các nhà trường trên địa bàn thành phố Thanh Hóa và những nội dung cơ bản trong việc thực hiện chuyên đề.
Sau một thời gian làm việc và tiến hành thảo luận với tinh thần đoàn kết, phát huy dân chủ, trí tuệ và trách nhiệm cao của các đồng chí Đảng viên trong Chi bộ. Chi bộ trường Tiểu học Điện Biên 1
 QUYẾT NGHỊ: 
Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phát huy hiệu quả, tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Tập trung chỉ đạo việc quản lí, tổ chức bồi dưỡng cán bộ, giáo viên trau dồi ngôn ngữ rèn kĩ năng viết chuẩn, nói chuẩn trong giao tiếp, giảng dạy không những chuẩn tiếng phổ thông mà còn mẫu mực, thân thiện và thanh lịch. Tuyên dương những GV có lời nói và giọng nói chuẩn mực, thân thiện, thanh lịch và khích lệ những người có tiến bộ nhanh ngay trong học kì I của năm học 2015- 2016
I. NHIỆM VỤ CỤ THỂ.
Nhiệm vụ 1: Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” 
- Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo; ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo.
- Tiếp tục triển khai các biện pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu, học sinh bỏ học, bàn giao chất lượng giáo dục, không để học sinh ngồi sai lớp; tổ chức hoạt động nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu.
- Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học. Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng cùng tham gia chăm sóc giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh. 
- Đẩy mạnh phong trào xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp. 
Nhiệm vụ 2: Thực hiện kế hoạch chuyên đề Viết chuẩn, nói chuẩn trong năm học
- Thực hiện kế hoạch chuyên đề vào kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên trong từng tháng, từng kì và cả năm học.
- Luôn có ý thức rèn kĩ năng phát âm chuẩn tiếng phổ thông ở mọi lúc, mọi nơi.
- Cán bộ, giáo viên trong trường cần tuyên truyền, phố biến đến tất cả học sinh về yêu cầu đọc, viết đúng chuẩn thì mới có thể nói được đúng chuẩn làm đẹp ngôn ngữ Tiếng Việt. 
 - Ban giám hiệu nhà trường tiến hành kiểm tra việc thực hiện kế hoạch vào cuối học kì I và cuối năm học đồng thời lồng ghép vào thực hiện kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ giáo viên đưa vào tiêu chí bình xét thi đua khen thưởng.
II. CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU: 
CB, giáo viên: 37/38 đ/c đạt viết chuẩn, nói chuẩn tỉ lệ 97,4% 
Còn 1 đ/c GV chưa đạt viết chuẩn, nói chuẩn tỉ lệ 2,6% sẽ phấn đấu trong năm học 2016- 2017 xóa bỏ hết các lỗi lệch chuẩn.
	2. Học sinh: HS nói, viết chuẩn tiếng phổ thông: 100 %. 
Chi bộ giao cho Ban giám hiệu nhà trường cùng với công đoàn chịu trách nhiệm tổ chức lãnh đạo và thực hiện thành công nghị quyết của Chi bộ về việc thực hiện chuyên đề Viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thông trong nhà trường.
Nghị quyết được thông qua cuộc họp Chi bộ trường TH Điện Biên 1 ngày 17/10/ 2015
Chủ tọa	Thư ký
 Phạm Thị Mai Hoa	 Nguyễn Thị Thủy
Giải pháp 2: Tổ chức triển khai nội dung chuyên đề “ Nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông”, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nội dung chuyên đề đến toàn thể cán bộ, giáo viên.
Để triển khai chuyên đề một cách hiệu quả, không đơn điệu nhàm chán, giúp giáo viên dễ nhớ, dễ thực hiện các nội dung chuyên đề và để nội dung chuyên đề thực sự đi vào thực tế giảng dạy và giao tiếp, ban giám hiệu nhà trường đã bàn bạc và phối hợp cùng trường tiểu học Minh Khai 1 phối hợp tổ chức chuyên đề trên du thuyền sông Mã kết hợp giao lưu tọa đàm kỉ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Ban giám hiệu 2 trường đã mời cô Bùi Thị Báu – nguyên chuyên viên Tiếng Việt của Sở GD&ĐT về nói chuyện và triển khai chuyên đề. Tập trung triển khai và tuyên truyền đến cán bộ giáo viên các nội dung chính sau:
1. Tiếng Việt phổ thông và một số vấn đề liên quan.
- Ngôn ngữ toàn dân; Ngôn ngữ quốc gia, chuẩn Tiếng Việt phổ thông.
- Phương ngữ (phương ngôn); Thổ âm - thổ ngữ; Tiếng địa phương (giọng địa phương).
- Vai trò, giá trị của phương ngữ, tiếng địa phương trong văn hóa, nghệ thuật và đời sống (tóm tắt).
2. Tiếng địa phương Thanh Hóa và độ lệch chuẩn (thống kê những lệch chuẩn trong từ ngữ, cách phát âm thường gặp của người Thanh Hóa).
2.1. Lớp từ ngữ có tính địa phương Thanh Hóa.
2.2. Cách phát âm địa phương Thanh Hóa và độ lệch chuẩn. 
- Thanh điệu. 
- Phụ âm đầu.
- Phần vần.
 - Phụ âm cuối
3. Tầm quan trọng của việc nói chuẩn tiếng phổ thông
- Tiếng địa phương (từ ngữ và giọng điệu riêng của vùng, miền) thể hiện bản sắc riêng của mỗi vùng và góp phần làm nên sự phong phú của ngôn ngữ, văn hóa dân tộc. Nhưng bên cạnh tinh hoa cần phát huy, tiếng địa phương Thanh Hóa còn nhiều hạn chế về ngôn từ, nhất là trong cách phát âm.
- Trong trường học, nhất thiết mọi hoạt động giao tiếp ngôn ngữ (viết, đọc, nói) dùng để giảng dạy, hội họp, sinh hoạt chuyên môn, nghiêp vụ, chính trị... phải là ngôn ngữ chuẩn Tiếng Việt phổ thông hiện đại (trừ việc biểu đạt bản sắc địa phương trong nghệ thuật). 
- Nói, viết tiếng địa phương lệch chuẩn Tiếng Việt phổ thông hiện đại chính là sai kiến thức của môn học Tiếng Việt được dạy trong các nhà trường. Nói, viết không chuẩn là chưa đạt tính mô phạm chuẩn mực của người làm thầy. Thậm chí có khi làm sai lệch thông tin hoặc gây sự trào lộng, hài hước. 
- Rèn luyện nói, đọc đúng chính âm, viết đúng chính tả (khắc phục sự hạn chế của tiếng địa phương), biết xây dựng phong cách ngôn ngữ thân thiện, thanh lịch chính là xây dựng nét văn hóa trong giao tiếp, là xây dựng nét mô phạm cao quý cho mỗi người thầy, mỗi cơ quan văn hóa. 
- Sự thành bại trong việc rèn luyện ngôn ngữ (ngôn từ, giọng điệu) cơ bản phụ thuộc vào quyết tâm thay đổi một số thói quen trong hoạt động ngôn ngữ của chính bản thân mỗi người. Mỗi CBQL, giáo viên, nhân viên phải tự rèn luyện, rèn luyện liên tục mọi lúc, mọi nơi để đạt tính chuẩn mực mô phạm, thân thiện và thanh lịch về ngôn ngữ nói riêng và phẩm chất người thầy nói chung. Mọi lời nói, viết, đọc của người thầy phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Mặt khác, biết sử dụng, phát huy tinh hoa ngôn ngữ địa phương chính là thể hiện tình yêu quê hương, dân tộc một cách tinh tế.
Nhà trường đã lựa chọn thời điểm tổ chức chuyên đề trong không khí phấn khởi chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam và trong không gian thơ mộng trên du thuyền sông Mã đã mang lại hiệu quả cao: Giáo viên dễ nhớ nội dung chuyên đề và phấn khởi quyết tâm thực hiện. Ở đây, cán bộ giáo viên hai trường không những được tiếp thu, lĩnh hội nội dung chuyên đề mà còn được giao lưu gắn kết tình cảm giữa hai trường : cùng vui văn nghệ, cùng thảo luận các lỗi ngôn ngữ lệch chuẩn, cùng xác định rõ vai trò của giáo viên trong sự kế tiếp nhau giáo dục ngôn ngữ cho thế hệ trẻ.
Ảnh: Cô Bùi Thị Báu – nguyên chuyên viên Tiếng Việt Sở GD&ĐT đang triển khai chuyên đề “ Nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông”.
Giải pháp 3: Xây dựng kế hoạch chuyên đề “ Nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông” trong nhà trường:
Để tổ chức chuyên đề thực sự đạt hiệu quả và chất lượng cao, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, phù hợp với năng lực trình độ của cán bộ, giáo viên trong nhà trường, là người quản lí công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, chỉ đạo tổ chức các chuyên đề, tôi thấy việc lập kế hoạch là công việc rất quan trọng bởi lập kế hoạch công việc hay hoạch định công việc là một quá trình ấn định những mục tiêu và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó. Dựa vào kế hoạch cá nhân của mỗi giáo viên, nhà trường sẽ lập kế hoạch tổ chức đề để thực hiện chuyên đề này một cách có hiệu quả cao nhất.
Ngay sau khi triển khai nội dung chuyên đề, tôi yêu cầu giáo viên nhà trường tự thống kê các lỗi về dùng từ và phát âm lệch chuẩn của bản thân nhằm xác định lỗi nặng nhất của mình để quyết tâm và xây dựng kế hoạch sửa lỗi. Đồng thời thường xuyên nhắc nhở đồng nghiệp, bạn bè, học sinh sửa lỗi. Tích cực tích lũy vốn từ, biết lựa chọn và sử dụng từ ngữ (trong đó có từ địa phương) chuẩn xác, có thẩm mỹ, đồng thời điều chỉnh ngữ điệu cho phù hợp, thân thiện trong giao tiếp.
Từ kế hoạch thực hiện chuyên đề của cá nhân giáo viên và qua thực tế khảo sát kĩ năng nói của giáo viên, tôi thống kê và nắm bắt hết các loại lỗi lệch chuẩn trong nói của giáo viên làm cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề của nhà trường như sau:
Thời gian
Công việc và người thực hiện
Địa điểm
Tháng 10
- Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, GV cốt cán của trường tập huấn chuyên đề theo lịch quy định của PGD

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_luyen_noi_chuan_tieng_pho_th.doc