SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

Lịch sử đã cho thấy mỗi quốc gia muốn phát triển và hưng thịnh đều phải coi trọng công tác Giáo dục và Đào tạo. Đối với nước ta, Giáo dục và Đào tạo luôn được coi là quốc sách hàng đầu, nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Ngày nay, nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo là một tất yếu khách quan trước xu thế hội nhập quốc tế và cũng là yếu tố mang tính quyết định đối với các cơ sở giáo dục. Việt Nam đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao để kịp thời nắm bắt những tiến bộ khoa học kĩ thuật trên thế giới. Nếu không có những giải pháp để nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo thì trước hết, các cơ sở Giáo dục và Đào tạo sẽ không theo kịp sự phát triển của xã hội, không nhận được sự tín nhiệm của các lực lượng xã hội và xa hơn nữa không hoàn thành được mục tiêu hiện đại hóa đất nước. Nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo chính là nâng cao chất lượng và trình độ của nguồn nhân lực lao động, một nhân tố quyết định mọi quá trình sản xuất, cung ứng và dịch vụ. Như vậy, một quốc gia muốn có được một nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững và chất lượng hàng hóa, dịch vụ có khả năng cạnh tranh cao thì Giáo dục và Đào tạo của quốc gia đó phải đạt chất lượng và hiệu quả cao.

Việc nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo từ xưa đến nay luôn là nhiệm vụ cơ bản, quan trọng hàng đầu của mỗi nhà trường. Chất lượng Giáo dục và Đào tạo là cơ sở cho quá trình hình thành, phát triển đội ngũ tri thức, nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước và đây cũng chính là động lực tạo đà cho đất nước phát triển, phát triển nhanh và bền vững. Chất lượng Giáo dục và Đào tạo là kết quả hoạt động phối hợp của nhiều yếu tố, như quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo, quản lý của người hiệu trưởng, quyết định đối với hoạt động giáo dục của nhà trường .

Những vấn đề về nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều nhà khoa học, nhiều nhà quản lý giáo dục nghiên cứu và đã đưa ra được hệ thống lý luận làm cơ sở cho những đề tài nghiên cứu khác nhau trong lĩnh vực quản lý giáo dục, giúp cho các cán bộ quản lý giáo dục có tư duy và cách nhìn nhận vấn đề một cách đầy đủ, hệ thống, có cơ sở khoa học để giải quyết nhiều vấn đề của thực tiễn trong hoạt động quản lý giáo dục. Tuy nhiên, chưa có một sáng kiến kinh nghiệm nào nghiên cứu về nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay một cách đầy đủ và hệ thống. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa”.

 

doc 22 trang thuychi01 7760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
I. MỞ ĐẦU
1
1. Lí do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
1
3. Đối tượng nghiên cứu, áp dụng
2
4. Về thời gian
2
II. NỘI DUNG
3
1. Cơ sở lý luận
3
2. Thực trạng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Đinh, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay
6
3. Những giải pháp pháp nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo của huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
8
4. Kết quả Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa trong những năm gần đây
13
III. KẾT LUẬN
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
23
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 
Lịch sử đã cho thấy mỗi quốc gia muốn phát triển và hưng thịnh đều phải coi trọng công tác Giáo dục và Đào tạo. Đối với nước ta, Giáo dục và Đào tạo luôn được coi là quốc sách hàng đầu, nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Ngày nay, nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo là một tất yếu khách quan trước xu thế hội nhập quốc tế và cũng là yếu tố mang tính quyết định đối với các cơ sở giáo dục. Việt Nam đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao để kịp thời nắm bắt những tiến bộ khoa học kĩ thuật trên thế giới. Nếu không có những giải pháp để nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo thì trước hết, các cơ sở Giáo dục và Đào tạo sẽ không theo kịp sự phát triển của xã hội, không nhận được sự tín nhiệm của các lực lượng xã hội và xa hơn nữa không hoàn thành được mục tiêu hiện đại hóa đất nước. Nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo chính là nâng cao chất lượng và trình độ của nguồn nhân lực lao động, một nhân tố quyết định mọi quá trình sản xuất, cung ứng và dịch vụ. Như vậy, một quốc gia muốn có được một nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững và chất lượng hàng hóa, dịch vụ có khả năng cạnh tranh cao thì Giáo dục và Đào tạo của quốc gia đó phải đạt chất lượng và hiệu quả cao.
Việc nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo từ xưa đến nay luôn là nhiệm vụ cơ bản, quan trọng hàng đầu của mỗi nhà trường. Chất lượng Giáo dục và Đào tạo là cơ sở cho quá trình hình thành, phát triển đội ngũ tri thức, nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước và đây cũng chính là động lực tạo đà cho đất nước phát triển, phát triển nhanh và bền vững. Chất lượng Giáo dục và Đào tạo là kết quả hoạt động phối hợp của nhiều yếu tố, như quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo, quản lý của người hiệu trưởng, quyết định đối với hoạt động giáo dục của nhà trường ...
Những vấn đề về nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều nhà khoa học, nhiều nhà quản lý giáo dục nghiên cứu và đã đưa ra được hệ thống lý luận làm cơ sở cho những đề tài nghiên cứu khác nhau trong lĩnh vực quản lý giáo dục, giúp cho các cán bộ quản lý giáo dục có tư duy và cách nhìn nhận vấn đề một cách đầy đủ, hệ thống, có cơ sở khoa học để giải quyết nhiều vấn đề của thực tiễn trong hoạt động quản lý giáo dục. Tuy nhiên, chưa có một sáng kiến kinh nghiệm nào nghiên cứu về nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay một cách đầy đủ và hệ thống. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đảm bảo thành công tiến trình thực đổi căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam theo nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Giáo dục và Đào tạo chính là yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực. Chất lượng giáo dục đào tạo tốt sẽ tạo được nguồn nhân lực cao cho đất nước. Vì vậy, nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo được Ngành GD&ĐT Yên Định đặt lên hàng đầu và đặt mục tiêu cụ thể cho từng năm phải đứng trong tốp các đơn vị dẫn đầu của tỉnh Thanh Hóa.
Nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn huyện một cách toàn diện trên tất cả các phương diện như: Cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, nội dung chương trình, phương pháp dạy học, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ... 
3. Đối tượng nghiên cứu, áp dụng: 
Giáo dục bậc Mầm non và giáo dục Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung tâm giáo dục thường xuyên; đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ, giáo viên, các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
4. Về thời gian: Giai đoạn từ 2013-2016
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1. Quan niệm về Giáo dục và Đào tạo 
Có nhiều cách hiểu khác nhau về giáo dục, chẳng hạn:
Giáo dục là sự hoàn thiện của mỗi cá nhân, đây cũng là mục tiêu sâu xa của giáo dục; người giáo dục, hay có thể gọi là thế hệ trước có nghĩa vụ phải dẫn dắt, chỉ hướng, phải truyền tải lại cho thế hệ sau tất cả những gì có thể để làm cho thế hệ sau trở nên phát triển hơn, hoàn thiện hơn. Với ý nghĩa đó, giáo dục đã ra đời từ khi xã hội loài người mới hình thành, do nhu cầu của xã hội và trở thành một yếu tố cơ bản để làm phát triển loài người, phát triển xã hội. Giáo dục là một hoạt động có ý thức của con người nhằm vào mục đích phát triển con người và phát triển xã hội.
Giáo dục cũng được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách dưới ảnh hưởng của tất cả các hoạt động từ bên ngoài, được thực hiện một cách có ý thức của con người trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội. Ví dụ: Ảnh hưởng của các hoạt động đa dạng nội khóa, ngoại khóa của nhà trường; ảnh hưởng của phong cách dạy học, nếp sống trong gia đình; ảnh hưởng của sách vở, tạp chí; ảnh hưởng của truyền thống gia đình, địa phương, ảnh hưởng bởi những tấm lòng nhân từ của người khác
Phân biệt giữa giáo dục với đào tạo:
Giáo dục là khả năng truyền thụ tri thức mới cho đối tượng được giáo dục; còn đào tạo là khả năng huấn luyện, truyền thụ những phương pháp, kỹ năng, kỹ xảo cho đối tượng, thực ra thì trong giáo dục có đào tạo và ngược lại.
Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát về Giáo dục và Đào tạo, đó là: Giáo dục và Đào tạo là hiện tượng xã hội đặc biệt, đây là một quá trình tổ chức có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp thông qua các hoạt động, các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm mục đích truyền đạt đến người được giáo dục để lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử – xã hội của các thế hệ loài người. 
1.2. Vai trò của Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục và Đào tạo có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá nền văn minh nhân loại. Việc truyền thụ kinh nghiệm cho các thế hệ sau mà người ta gọi là hoạt động giáo dục và đào tạo là điều kiện quyết định sự tồn tại và phát triển của loài người. Vì vậy, đây là công việc quan trọng hàng đầu của con người trong mọi thời đại, là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Giáo dục và Đào tạo là sự định hướng, dẫn dắt hình thành nhân cách con người bằng nhiều hoạt động mẫu mực thường xuyên. Trong tất cả các hoạt động truyền đạt, lĩnh hội, hoạt động học tập, hay nói cách khác là giáo dục ở môi trường nhà trường là chủ đạo, khoa học nhất và căn bản nhất. Do vậy, trong công tác dạy học ở nhà trường phải luôn được đánh giá, tổng kết bởi các tiêu chí đã được đặt ra trên cơ sở khoa học và đảm bảo tính định lượng để phản ánh hiệu quả dạy học. Sự phản ánh đó chính là chất lượng Giáo dục và Đào tạo. Trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh, thực trạng chất lượng dù tốt nhất, hoặc tồi nhất thì chất lượng Giáo dục và Đào tạo luôn được thúc đẩy và tìm cách nâng cao. Đó chính là sứ mệnh của Giáo dục và Đào tạo hướng tới tạo ra những con người mẫu mực, tạo nguồn lực cho sự phát triển của đất nước. Như vậy, có thể khẳng định Giáo dục và Đào tạo có vị trí và vai trò rất quan trọng trong xã hội và đây là một hiện tượng xã hội đặc biệt.
1.3. Mục tiêu của giáo dục
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (trích điều 2, Luật giáo dục năm 2005).
1.4. Chất lượng Giáo dục và Đào tạo
Chất lượng Giáo dục và Đào tạo là khả năng làm biến đổi người học theo hướng tích cực và phải đảm bảo được các tiêu chuẩn quy định, trong đó việc học tập của học sinh phải được sự quan tâm sâu sát và giúp đỡ từ quá trình dạy học, kiểm tra, đánh giá cũng như tất cả những yếu tố khác trong trường (cơ sở vật chất, môi trường, tác phong làm việc). Phương pháp dạy học phải làm sao tạo được sự kích thích khả năng ham hiểu biết, tìm tòi, sáng tạo để làm thỏa mãn về những điều chưa biết. Cách kiểm tra, đánh giá không phải để kết thúc môn học hay chỉ để quyết định về điểm số mà nên là một kênh thông tin để học sinh hiểu năng lực và kiến thức của mình ở đạt đến mức nào, để có biện pháp khắc phục và bổ sung kịp thời, các yếu tố khác trong trường tạo tiền đề cho việc học tập của học sinh được diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất.
1.5. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng Giáo dục và Đào tạo
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng Giáo dục và Đào tạo trường Mầm non phải căn cứ vào thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên phải căn cứ vào thông tư 42/2012/TT-BGDĐT, ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Có 5 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng Giáo dục và Đào tạo trường Mầm non bao gồm: Tổ chức và quản lý nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ; cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; Kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Đối với giáo dục trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên có 5 tiêu chuẩn đánh giá bao gồm: Tổ chức và quản lý nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh; cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Tiêu chuẩn chất lượng Giáo dục và Đào tạo đánh giá trên 3 cấp: độ cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3 (trích điều 22 của thông tư 25 đối với trường mầm non và 31 của thông tư 42 đối với giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên), chẳng hạn :
Đối với trường Mầm non được đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng Giáo dục và Đào tạo theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng Giáo dục và Đào tạo trường Mầm non quy định tại Chương II của Quy định này với 3 cấp độ:
a) Cấp độ 1: Trường mầm non có ít nhất 60% tiêu chí đạt yêu cầu;
b) Cấp độ 2: Trường mầm non có từ 70% đến dưới 85% tiêu chí đạt yêu cầu, trong đó phải đạt được các tiêu chí sau:
Tiêu chuẩn 1 gồm các tiêu chí: 1, 2, 4, 7.
Tiêu chuẩn 2 gồm các tiêu chí: 1, 2, 5.
Tiêu chuẩn 3 gồm các tiêu chí: 3, 6.
Tiêu chuẩn 4 gồm tiêu chí: 1.
Tiêu chuẩn 5 gồm các tiêu chí: 1, 2, 3, 4, 5.
c) Cấp độ 3: Trường Mầm non có ít nhất 85% tiêu chí đạt yêu cầu, trong đó phải đạt được các tiêu chí quy định ở cấp độ 2.
Đối với trường Tiểu học được đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng Giáo dục và Đào tạo theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng Giáo dục và Đào tạo trường Tiểu học quy định tại Mục 1, Chương II với 3 cấp độ:
a) Cấp độ 1: Trường tiểu học có từ 60% tiêu chí trở lên đạt yêu cầu;
b) Cấp độ 2: Trường Tiểu học có từ 70% đến dưới 85% tiêu chí đạt yêu cầu, trong đó phải đạt được các tiêu chí sau:
Tiêu chuẩn 1 gồm các tiêu chí: 1, 2, 4, 6;
Tiêu chuẩn 2 gồm các tiêu chí: 1, 2, 3, 5;
Tiêu chuẩn 3 gồm tiêu chí: 6;
Tiêu chuẩn 4 gồm tiêu chí: 1;
Tiêu chuẩn 5 gồm các tiêu chí: 1, 2, 4, 6, 7;
c) Cấp độ 3: Trường Tiểu học có ít nhất 85% tiêu chí đạt yêu cầu, trong đó phải đạt được các tiêu chí quy định ở cấp độ 2.
Đối với trường trung học được đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng Giáo dục và Đào tạo theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng Giáo dục và Đào tạo trường trung học quy định tại Mục 2, Chương II với ba cấp độ:
a) Cấp độ 1: Trường trung học có từ 60% tiêu chí trở lên đạt yêu cầu;
b) Cấp độ 2: Trường trung học có từ 70% đến dưới 85% tiêu chí đạt yêu cầu, trong đó phải đạt được các tiêu chí sau:
Tiêu chuẩn 1 gồm các tiêu chí: 1, 2, 4, 6, 8, 9;
Tiêu chuẩn 2 gồm các tiêu chí: 1, 3, 5;
Tiêu chuẩn 3 gồm tiêu chí: 6;
Tiêu chuẩn 4 gồm tiêu chí: 2;
Tiêu chuẩn 5 gồm các tiêu chí: 1, 2, 4, 7, 9, 10, 12;
c) Cấp độ 3: Trường trung học có ít nhất 85% tiêu chí đạt yêu cầu, trong đó phải đạt được các tiêu chí quy định ở cấp độ 2.
Đối với Trung tâm giáo dục thường xuyên được đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng Giáo dục và Đào tạo theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trung tâm giáo dục thường xuyên quy định tại Mục 3, Chương II của văn bản này với ba cấp độ:
a) Cấp độ 1: Trung tâm Giáo dục thường xuyên có từ 60% đến dưới 70% tiêu chí đạt yêu cầu;
b) Cấp độ 2: Trung tâm Giáo dục thường xuyên có từ 70% đến dưới 85% tiêu chí đạt yêu cầu;
c) Cấp độ 3: Trung tâm Giáo dục thường xuyên có ít nhất 85% tiêu chí đạt yêu cầu.
Tiêu chí được công nhận đạt yêu cầu khi tất cả các chỉ số trong tiêu chí đạt yêu cầu.
2. Thực trạng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay
2.1. Sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương trong công tác Giáo dục và Đào tạo
Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Định luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá; các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong huyện luôn tạo điều kiện giúp đỡ về nhiều mặt, quan tâm và chăm lo để phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo. 
2.2. Công tác quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với hoạt động giáo dục ở các nhà trường
Về đội ngũ lãnh đạo, chuyên viên, nhân viên phòng Giáo dục và Đào tạo có tổng số 15 người, trong đó: trình độ tiến sỹ 1/15, thạc sỹ 2/15, còn lại là trình độ đại học. 
Phòng Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện tốt chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ, bảo đảm chất lượng Giáo dục và Đào tạo.
Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Phòng Nội vụ tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại và miễn nhiệm cán bộ quản lý thực hiện theo đúng qui trình hướng dẫn tại Qui chế bổ nhiệm công chức viên chức lãnh đạo.
Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Phòng Tài chính – Kế hoạch đã thực hiện tốt chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chế độ, chính sách kịp thời và đúng quy định đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, thực hiện tốt chế độ bảo hiểm xã hội và công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, công tác xây dựng cơ vật chất của các nhà trường cơ bản kịp thời và hợp lý.
Phòng Giáo dục và Đào tạo đã triển khai và chỉ đạo các nhà trường thực hiện nghiêm tốt nhiệm vụ các năm học đối với các bậc học Mần non, Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung tâm giáo dục thường xuyên.
Tiếp tục chỉ đạo đổi mới công tác quản lý giáo dục, trong đó coi trọng việc đổi mới công tác xây dựng kế hoạch, công tác chỉ đạo điều hành, công tác kiểm tra đánh giá của các cấp quản lý giáo dục. Đây là một nhiệm vụ trọng tâm, là giải pháp để tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. 
Đã tập trung triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo. Nâng cao chất lượng soạn thảo, ban hành văn bản chỉ đạo hướng dẫn của các cấp quản lý giáo dục. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo và học sinh; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, xử lý kịp thời những sai phạm được phát hiện qua công tác kiểm tra, thanh tra.
Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp phòng Nội vụ để xây dựng quy chế luân chuyển, điều động cán bộ quản lý, giáo viên để phù hợp với thực tế phân bố đội ngũ nhà giáo và đặc điểm, tình hình địa phương. 
Tổ chức thanh kiểm tra toàn diện các trường theo kế hoạch hoặc đột xuất, đánh giá chất lượng giáo dục, tổ chức các hội thảo chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn cụm, tổ chức thi giáo viên, học sinh giỏi các cấp về nhiều lĩnh vực; thi giảng, làm đồ dùng dạy học, hoạt động ngoài giờ lên lớp, vẽ tranh...
2.3. Công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với các hoạt động Giáo dục và Đào tạo của nhà trường
Đa số Hiệu trưởng các nhà trường có năng lực quản lý và trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, vẫn còn một số Hiệu trưởng có tinh thần trách nhiệm, năng lực chưa cao; một số đồng chí công tác ở một nơi lâu năm dẫn tới không có hướng phấn đấu và xây dựng. Một số Hiệu trưởng chưa thực sự cố gắng trong công tác quản lý, điều hành công việc, chưa thực sự tự giác trong việc tự bồi dưỡng và nâng cao năng lực quản lý và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chưa tích cực trong việc chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục trong nhà trường; để đáp ứng kịp thời với những yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo.
3. Những giải pháp pháp nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo của huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Để sáng kiến thực hiện một cách có hiệu quả, Ngành Giáo dục và Đào tạo Yên Định đã áp dụng một số giải pháp sau:
3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương trong công tác Giáo dục và Đào tạo.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo để thực sự coi “Giáo dục và Đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân”; “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Phát huy sức mạnh cả hệ thống chính trị để phát triển giáo dục đào tạo. Xây dựng chương trình mục tiêu phát triển giáo dục trong Nghị quyết của cấp ủy, chính quyền, hội đồng nhân dân xã, thị trấn; hàng năm tổng kết đánh giá thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục trên địa bàn.
 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp đối với Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo thực hiện đúng quy định của nhà nước và phù hợp với thực tế của địa phương huyện Yên Định nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền trong quản lý phát triển nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng trên địa bàn. 
Cấp uỷ Đảng quan tâm đến công tác nhân sự, công tác quy hoạch. Đặc biệt, đối với cấp cơ sở, lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền địa phương phải theo dõi đội ngũ lãnh đạo các trường, tham gia ý kiến xây dựng về nguồn nhân sự, tổ chức cán bộ, giáo viên, nhân viên ở các trường. Tình trạng nể nang vẫn diễn ra, do vậy việc xây dựng nguồn cán bộ quản lý các trường, quy hoạch nhân sự và bổ nhiệm vẫn còn nhiều bất cập và lựa chọn chưa đúng, trúng. Cùng với sự quan tâm, lãnh đạo các cấp uỷ cũng phải cương quyết trong việc phối hợp và chỉ đạo xây dựng trường, xây dựng bổ nhiệm cán bộ quản lý giáo dục và cũng như các chương trình mục tiêu tại các nhà trường. 
Cấp ủy, chính quyền các cấp ở địa phương cần tập trung tuyên truyền về vai trò của công tác giáo duc, các chính sách về Giáo dục và Đào tạo, những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo, động viên mọi lực lượng tổ chức, cá nhân tham gia công tác xã hội hoá Giáo dục và Đào tạo và thực hiện phong trào học tập suốt đời. Để từ đó, tạo được nguồn nhân lực tốt góp phần thúc đẩy phát triển Giáo dục và Đào tạo toàn diện tại địa phương nói riêng, đặc biệt góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân, phụ huynh về vị trí, vai trò của Giáo dục và Đào tạo, góp phần nâng ca

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_va_dao_ta.doc