SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỉ luật tích cực cho học sinh THPT thông qua công tác chủ nhiệm lớp

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỉ luật tích cực cho học sinh THPT thông qua công tác chủ nhiệm lớp

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” hay “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Điều đó cho thấy Người rất coi trọng công tác giáo dục toàn diện đặc biệt là giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước.

Thực hiện lời dạy của Bác, hiện nay các nhà trường đang rất quan tâm đến việc giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Trong nhà trường, chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh không chỉ phụ thuộc vào kết quả học tập các bộ môn văn hóa mà còn phụ thuộc vào rất nhiều các hoạt động giáo dục khác. Trong đó có vai trò giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp quản lí lớp học, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi; là người quán xuyến tất cả các hoạt động của lớp, định hướng và đưa ra các phong trào thi đua học tập rèn luyện cho lớp.

Tuy nhiên, quá trình học tập và tu dưỡng đạo đức của học sinh còn chịu tác động mạnh mẽ từ môi trường xã hội. Mặt trái của nền kinh tế thị trường và môi trường xã hội với những tác động tiêu cực đang xâm nhập vào đạo đức lối sống của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ học sinh. Đối với học sinh THPT ở độ tuổi phát triển mạnh về cả thể chất và tinh thần, đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn, các em thường thích thể hiện bản thân, thích khẳng định mình, có tính hiếu động, nông nổi và cảm tính… Trong khi đó hiểu biết xã hội, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, do đó các em chưa có trách nhiệm với hành vi của mình nên dễ sa ngã, dẫn đến những hành vi tiêu cực, thiếu tập trung trong học tập, vi phạm nội quy nhà trường, ý thức học tập ngày càng, nhiều học sinh trở nên bướng bỉnh, ham chơi... Đứng trước hiện tượng học sinh phạm lỗi, một số giáo viên chủ nhiệm đã dùng những hình thức xử phạt chưa tích cực như trừng phạt thân thể (đánh, véo, kéo tai, bắt học sinh quỳ, đuổi học sinh ra khỏi lớp...) hoặc trừng phạt về tinh thần (la mắng, quát tháo, phê bình gay gắt trước lớp...). Điều đó gây ra những hậu quả lâu dài về tâm lí, khiến học sinh dễ nổi nóng dẫn đến những hành vi bạo lực đối với người khác, tạo ra một số hành vi không tốt, có khả năng bị trầm cảm, tự ti, thiếu hòa đồng với tập thể, giảm ý thức kỉ luật, giảm động lực trong học tập, không thích đến lớp, để lại những “vết sẹo’’ trong tâm hồn khiến học sinh luôn có thái độ chốngđối.

Trên thực tế hiện nay, để xây dựng được một môi trường học tập tích cực thì nó đòi hỏi sự phối hợp từ phía nhà trường, giáo viên và học sinh. Qua hoạt động giảng dạy hàng ngày tại các lớp và qua công tác chủ nhiệm của mình,chúng tôi nhận thấy còn nhiều học sinh chấp hành không tốt các nội quy, quy định của trường đề ra dẫn đến những vi phạm không đáng có và những hình thức xử phạt của thầy côgiáo bộ môn cũng như một số giáo viên chủ nhiệm còn mang tính chất khô khan, không có điểm mới... làm cho mối quan hệ giữa thầy cô và học sinh luôn có một rào cản vô hình nào đó tồn tại. Là giáo viên chủ nhiệm lớp, chứng kiến trực tiếp các hành vi của học sinh, hiểu về tính cách của học sinh lớp mình chủ nhiệm, chúng tôi thấy mình cần có biện pháp giáo dục kỉ luật học sinh tích cực hơn, hiệu quả hơn và mang tính nhân văn hơn, góp phần cải thiện mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh, giảm tình trạng học sinh vi phạm nội quy của nhà trường, xây dựng lớp học hạnh phúc, thân thiện nên chúng tôi chọn đề tài "Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỉ luật tích cực cho học sinh THPT thông qua công tác chủ nhiệm lớp" làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. Thực hiện đề tài này chúng tôi mong muốn đưa ra các hình thức kỉ luật học sinh tích cực hơn, góp phần xây dựng môi trườnghọc đường lành mạnh, nói không với bạo lực học đường.

docx 72 trang Thu Kiều 29/09/2024 861
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỉ luật tích cực cho học sinh THPT thông qua công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 3
 ----------  ----------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC CHO HỌC SINH THPT
 THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP. 
 LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM
 TÁC GIẢ:
 - TRẦN THỊ LIÊN THANH - TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 3.
 - NGUYỄN VĂN CỬU - TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 3.
 - NGUYỄN QUỐC SƠN - TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 3.
 Năm thực hiện: 2022- 2023
 1 học sinh, hiểu về tính cách của học sinh lớp mình chủ nhiệm, chúng tôi thấy mình 
cần có biện pháp giáo dục kỉ luật học sinh tích cực hơn, hiệu quả hơn và mang tính 
nhân văn hơn, góp phần cải thiện mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh, giảm tình 
trạng học sinh vi phạm nội quy của nhà trường, xây dựng lớp học hạnh phúc, thân 
thiện nên chúng tôi chọn đề tài "Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỉ 
luật tích cực cho học sinh THPT thông qua công tác chủ nhiệm lớp" làm đề tài 
sáng kiến kinh nghiệm của mình. Thực hiện đề tài này chúng tôi mong muốn đưa ra 
các hình thức kỉ luật học sinh tích cực hơn, góp phần xây dựng môi trường học đường 
lành mạnh, nói không với bạo lực học đường.
2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài
 Đề tài nghiên cứu nhằm giúp giáo viên thấy rõ hơn vai trò, ý nghĩa của công 
tác kỉ luật tích cực. Đưa ra các biện pháp kỉ luật tích cực, thích hợp trong công tác 
chủ nhiệm để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh.
 Giúp học sinh cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hạnh phúc mỗi khi đến trường, từ 
đó học sinh tích cực học tập và rèn luyện.
 Giúp cho mục tiêu xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tiến 
tới xây dựng “lớp học hạnh phúc” thành công, nâng cao chất lượng giáo dục toàn 
diện cho học sinh.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
 Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá một cách khách quan các hình thức kỉ 
luật chủ yếu hiện có trong công tác chủ nhiệm lớp tại một số lớp học ở trường THPT 
Đô Lương 3, tác động của các hình thức kỉ luật tới học sinh. Từ đó đưa ra một số 
biện pháp kỉ luật tích cực nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng “trường học thân thiện, 
học sinh tích cực”, “lớp học hạnh phúc”, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho 
học sinh, ổn định nề nếp kỉ cương của nhà trường.
3. Phạm vi nghiên cứu
 - Về mặt nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về 
các hình thức kỉ luật. Một số hình thức kỉ luật chủ yếu hiện có trong công tác chủ 
nhiệm tại trường THPT Đô Lương 3. Tác động của các hình thức kỉ luật tới học sinh. 
Đề tài đưa ra một số biện pháp kỉ luật tích cực áp dụng đối với lớp chủ nhiệm và vận 
động một số giáo viên chủ nhiệm các lớp khác trong trường THPT Đô Lương 3 áp 
dụng nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nội quy trường lớp của học sinh, cải thiện 
mối quan hệ giữa giáo viên và HS, giúp HS nhận ra được lỗi lầm của mình và từ đó 
có ý thức sữa chữa.
 - Không gian nghiên cứu: Đề tài được triển khai nghiên cứu với các lớp học 
tại trường THPT Đô Lương 3, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
 - Thời gian nghiên cứu: Đề tại thực hiện trong năm học 2022 - 2023.
 3 quanh, về quan điểm của bạn bè, tâm sự, chia sẻ những suy nghĩ, vướng mắc của bản 
thân với thầy cô), trách nhiệm (có trách nhiệm góp ý cho bạn và hoàn thiện bản thân, 
thấy rõ vai trò của bản thân đối với các vấn đề đang diễn ra), chăm chỉ (các em tự 
tìm hiểu, tìm kiếm thông tin về các vấn đề cần giải quyết, lắng nghe ý kiến của thầy 
cô, bạn bè).
7. Tính mới của đề tài:
 Đề tài góp phần giúp giáo viên chủ nhiệm cũng như giáo viên bộ môn thay đổi 
cách nhìn, thay đổi các hình thức kỉ luật bằng đòn roi, sự “trừng phạt” một cách nặng 
nề về tinh thần, hay bắt học sinh phải làm các công việc lao động vệ sinh,  bằng 
những lời nói tích cực, những hành động nhẹ nhàng vừa có tính chất giáo dục, vừa 
có tính chất khích lệ động viên tinh thần của HS, khơi gợi cho HS những niềm vui 
sáng tạo, môi trường lành mạnh thân thiện để phát huy các năng kiếu, các khả năng 
tiềm ẩn  Từ đó góp phần xây dựng “trường học hạnh phúc”, “học sinh tích cực” 
làm cho mối quan hệ thầy trò ngày càng trở nên thân thiết, gần gũi; giảm bạo lực học 
đường và quan trọng nhất là không để lại những “vết sẹo’’ trong tâm hồn HS.
 Tính mới của đề tài còn thể hiện ở chỗ: Trong các sáng kiến về công tác chủ 
nhiệm trước đây của các giáo viên trên địa bàn tỉnh nhà mà chung tôi được biết, chưa 
có sáng kiến kinh nghiệm nào đề vấn đề “kỉ luật tích cực” trong công tác giáo dục 
HS mặc dù hàng ngày đã có giáo viên từng áp dụng một số biện pháp kỉ luật tích cực 
nhưng nhiều người vẫn chưa từng biết tới đó là khái niệm “kỉ luật tích cực”.
8. Cấu trúc của đề tài
 Đề tài bao gồm các phần: mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo và 
phụ lục. Phần nội dung của đề tài được cấu trúc thành 3 chương:
 Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về các hình thức kỉ luật trong công tác 
giáo dục học sinh của các nhà trường phổ thông và tác động của nó đến học sinh.
 Chương 2: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỉ luật tích cực đối 
với quá trình hình thành và phát triển của học sinh THPT.
 Chương 3: Kết quả của đề tài.
 5 chiếu các quy định của những hành vi không đúngđể HS nhận ra lỗi của mình để 
điều chỉnh sửa đổi, để bản thân đạt được nhữngtiến bộ nhất định.
1.1.1.3. Khái niệm giáo dục kỉ luật tích cực.
 Theo quan điểm giáo dục kỉ luật tích cực, việc mắc lỗi của học sinh được coi 
như lẽ tự nhiên của quá trình học tập và phát triển. Nhiệm vụ quan trọng của nhà giáo 
dục là làm thế nào để HS tự nhận thức được bản thân, tự kiểm soát hành vi, thái độ 
trên cơ sở các quy định, quy ước được xây dựng, thoả thuận giữa người dạy và người 
học. Khi học sinh mắc lỗi, giáo viên là người bạn, người anh/chị, người bố, người 
mẹ, chỉ cho các em nhận ra lỗi của mình để tự điều chỉnh. Việc tự nhận ra lỗi để điều 
chỉnh bản thân là cơ sở cho sự phát triển hoàn thiện nhân cách. Đôi khi giáo dục dựa 
trên “sai lầm” cũng mang lại tác dụng không nhỏ.
 Giáo dục kỉ luật tích cực là cách giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt 
nhất của học sinh; không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của học sinh; có 
sự thỏa thuận giữa giáo viên- học sinh và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học 
sinh.
Cụ thể là những giải pháp/ biện pháp giáo dục phải có các đặc điểm sau:
- Phải mang tính dài hạn giúp phát huy tính kỉ luật tự giác của học sinh.
- Phải thể hiện rõ ràng những quy tắc và giới hạn mà học sinh phải tuân thủ.
- Được gây dựng mối quan hệ tôn trọng. Và phải tạo dựng mối quan hệ tôn trọng 
giữa giáo viên và học sinh. Phải dạy cho học sinh những kĩ năng sống mà các em sẽ 
cần trong suốt cả cuộc đời. Và làm tăng sự tự tin và khả năng/ kỹ năng xử lý các tình 
huống khó khăn trong học tập và cuộc sống của các em. Dạy cho HS cách cư xử lịch 
sự nhã nhặn, không bạo lực, có sự tôn trọng bản thân, biết cảm thông và tôn trọng 
quyền của người khác.
- Phải động viên, khích lệ người thực hiện các biện pháp kỉ luật thực hiện các hành 
vi tôn trọng HS, có lòng tự trọng và tính trách nhiệm, giúp học sinh phát triển hoàn 
thiện nhân cách, không làm cho các em bị tổn thương.
 Như vậy, giáo dục kỉ luật tích cực là việc dạy và rèn luyện cho HS tính tự giác 
tuân theo các quy định và quy tắc đạo đức ở thời điểm trước mắt cũng như về lâu 
dài. Mục tiêu của giáo dục kỉ luật tích cực là dạy HS tự hiểu hành vi của mình, có 
trách nhiệm đối với sự lựa chọn của mình, biết tôn trọng mình và tôn trọng người 
khác. Nói cách khác, giáo dục kỉ luật tích cực giúp HS phát triển tư duy và có các 
hành vi tích cực có thể ảnh hưởng lâu dài đến cả cuộc đời sau này.
1.1.2. Khác biệt giữa kỉ luật tích cực và trừng phạt 
Khác biệt giữa kỉ luật tích cực và trừng phạt
 Trừng phạt Kỉ luật tích cực
Góc độ Trừng phạt là hành động xử lí Kỉ luật tích cực là hành động xử lí sau 
tiếp cận mà thầy cô phản ứng sau khi học khi học sinh phạm sai lầm và chủ động 
 sinh phạm sai lầm. chỉ dạy chúng về các hành vi đúng,
 phân biệt về lối cư xử đúng sai.
 7 Kết quả - HS trở nên căng thẳng, khó - HS biết được mình cần phải thay đổi 
 chịu, cáu gắt, bướng bỉnh, lo hành vi như thế nào cho đúng, phù hợp 
 lắng, tự ti, nhút nhát, xấu hổ, tội với hoàn cành.
 lỗi. - HS phân biệt được hành vi đúng sai, 
 - HS tuân thủ theo quy tắc do bị biết được hậu quả của mỗi lựa chọn.
 ép buộc, bắt nạt. - HS biết vận dụng việc thương lượng, 
 -Tạo khoảng cách ngày càng lớn tự điều chỉnh và kiểm soát bản thân.
 giữ bố mẹ với con, giữa thầy cô - Xây dựng mối quan hệ thân thiện, 
 với học sinh tích cực và tôn trọng giữa cha mẹ, thầy
 cô và học sinh.
 Qua bảng phân tích trên ta thấy trừng phạt sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát 
triển của trí tuệ và nhân cách của HS; gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa GV, cán 
bộ nhân viên nhà trường với HS. Trừng phạt có thể khiến HS tìm cách chống phá, 
tạo khoảng cách giữa GV và HS, khiến HS hận, xa lánh GV.
 Giáo dục kỉ luật tích cực (GDKLTC) là dạy và rèn luyện cho HS tính tự giác 
tuân theo các quy định và quy tắc đạo đức ở thời điểm trước mắt cũng như lâu dài, 
là những phương pháp mang tính dài hạn giúp phát huy tính kỉ luật tự giác của HS. 
Quá trình này thể hiện rõ những mong đợi, quy tắc và giới hạn mà HS phải tuân thủ, 
xây dựng mối quan hệ tôn trọng giữa GV và HS. Giúp các em có được những kỹ 
năng sống, tăng sự tự tin, khả năng xử lý các tình huống khó khăn trong học tập và 
trong cuộc sống; các em biết cách cư xử lịch sự, nhã nhặn, không bạo lực, biết cảm 
thông và tôn trọng quyền lợi của người khác.
 So với kỉ luật tiêu cực/trường phạt thì GDKLTC làm cho HS chưa ngoan (hoặc 
HS mắc lỗi) cảm thấy được tôn trọng hơn, ít có những phản ứng tiêu cực với bản 
thân, gia đình, bạn bè và xã hội. Tâm lý của các em cũng có những biểu hiện tốt hơn, 
không còn mặc cảm, tự ti, chủ động thay đổi bản thân, phát huy các giá trị tích cực 
của mình.
1.1.3 Ý nghĩa của việc thực hiện các hình thức kỉ luật tích cực trong nhà trường.
1.1.3.1 Kỉ luật tích cực là yếu tố quan trọng chống lại bạo lực học đường, tạo ra 
môi trường học đường an toàn, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc.
 Trong nhà trường kỉ luật là một hình thức duy trì kỉ cương nề nếp của nhà 
trường. Các hình thức kỉ luật trừng phạt thân thể, bằng lời nói có sức “sát thương” 
vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi, nhiều lúc, nhiều trường hợp khác nhau trong nhà trường. 
Đó là một phương pháp kỉ truyền thống khi thầy cô muốn giáo dục HS. Lâu dần nó 
hình thành hành vi bạo lực học đường đối với HS mà GV không hề hay biết, không 
nghĩ đến đó là hành vi bạo lực mà chỉ đơn giản rằng một cách giáo dục HS hiệu quả, 
khiến HS vào nề nếp hơn so với các biện pháp khác và là một biện pháp kỉ luật chứ 
không phải là bạo lực.
 Khác với các hình thức kỉ luật truyền thống, kỉ luật tích cực (KLTC) hiện nay 
đã được sử dụng trong các trường học và nó có khả năng tạo ra môi trường giáo dục
 9

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_ki_luat_t.docx
  • pdfTrần Thị Liên Thanh, Nguyễn Văn Cửu, Nguyễn Quốc Sơn- THPT Đô Lương 3 - Chủ nhiệm.pdf