SKKN Một số giải pháp nâgn cao hiệu quả việc lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong dạy học môn Ngữ văn THCS

SKKN Một số giải pháp nâgn cao hiệu quả việc lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong dạy học môn Ngữ văn THCS

Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần phải có sức mạnh tổng hợp. Một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh đó là phải xây dựng được nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh. Điều đó chỉ có được khi mọi công dân, mọi tổ chức, mọi lực lượng, mọi cấp, mọi ngành có ý thức đầy đủ được nghĩa vụ, trách nhiệm đối với việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

 Trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố khó lường. Đối với nước ta, các thế lực thù địch vẫn ráo riết chống phá, chủ yếu bằng chiến lược diễn biến hoà bình nhằm xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chuyển hoá cách mạng nước ta đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Để xây dựng và bảo vệ vững chắc nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần xây dựng một thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trong đó có học sinh, sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng, THPT, THCS. là một lực lượng hùng hậu, có sức khoẻ, có trình độ học vấn, có tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học kỹ thuật hiện đại, chủ nhân tương lai của đất nước.

 

doc 22 trang thuychi01 445810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâgn cao hiệu quả việc lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong dạy học môn Ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1. 
Mở đầu
1.1.
Lý do chọn đề tài
1-2
1.2.
Mục đích nghiên cứu
2
1.3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2
1.4.
Phương pháp nghiên cứu
2
2.
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 
2.1.
Cơ sở lý luận
3
2.2.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN 
4-5
2.3. 
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết đề tài 
5
2.3.1
Giải pháp chung
5
2.3.2
Giải pháp cụ thể
5-7
2.3.3.
Một số giáo án lồng ghép giáo dục QPAN trong môn Ngữ văn ở trường THCS. 
8 - 13
2.4.
Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
15-18
3. 
Kết luận, kiến nghị
3.1.
Kết luận 
18
3.2.
Kiến nghị
19,20
	1. Phần mở đầu
	1.1. Lý do chọn đề tài
	Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần phải có sức mạnh tổng hợp. Một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh đó là phải xây dựng được nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh. Điều đó chỉ có được khi mọi công dân, mọi tổ chức, mọi lực lượng, mọi cấp, mọi ngành có ý thức đầy đủ được nghĩa vụ, trách nhiệm đối với việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. 
	Trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố khó lường. Đối với nước ta, các thế lực thù địch vẫn ráo riết chống phá, chủ yếu bằng chiến lược diễn biến hoà bình nhằm xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chuyển hoá cách mạng nước ta đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Để xây dựng và bảo vệ vững chắc nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần xây dựng một thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trong đó có học sinh, sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng, THPT, THCS... là một lực lượng hùng hậu, có sức khoẻ, có trình độ học vấn, có tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học kỹ thuật hiện đại, chủ nhân tương lai của đất nước. 
	Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục quốc phòng "Là bộ phận của nền giáo dục toàn dân, an ninh nhân dân", việc học tập, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh là quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, công chức và của toàn dân. Ở bậc THPT, giáo dục quốc phòng được xem là một môn học chính khoá. Việc học tập, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đã thực sự đi vào cuộc sống, trở thành một nội dung quan trọng để công dân phát huy trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc. Ngày 19/06/2013, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành "Luật giáo dục quốc phòng và an ninh" khẳng định cơ sở pháp lý và tầm quan trọng của công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều 4 của Luật giáo dục quốc phòng và an ninh xác định mục tiêu "Giáo dục cho công dân kiến thức về quốc phòng và an ninh, để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa"(1). Giáo dục quốc phòng và an ninh trong nhà trường với mục tiêu, yêu cầu xây dựng, phát triển tư duy, bồi dưỡng phát triển kỹ năng sống, nhân cách con người Việt Nam, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, có ý thức tổ chức kỷ luật tinh thần đoàn kết, yêu Tổ quốc và yêu đồng bào. Việc giáo dục quốc phòng và an ninh trong Trường Tiểu học, THCS phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, được thực hiện lồng ghép qua nội dung các bài học đã có trong chương trình, sách giáo khoa và thông qua các hoạt động ngoại khoá: Tham quan di tích lịch sử, bảo tàng, nhà truyền thống, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức trại hè, đọc sách, nghe, thi kể chuyện truyền thống, các hội thi tìm hiểu và quốc phòng và an ninh.
	Năm học 2018 - 2019 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa chương trình lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong Trường Tiểu học, THCS. Ở bậc THCS, được thực hiện lồng ghép nội dung các môn học: Ngữ văn, Địa lý, GDCD, Âm nhạc, Mỹ thuật; tập trung vào tinh thần đoàn kết, yêu nước của các thế hệ người Việt Nam trong dựng nước và giữ nước qua các thời kỳ cách mạng; bước đầu hiểu biết về phòng chống cháy nổ, an toàn cá nhân. Pháp luật Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyền lợi, trách nhiệm của công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
	Sau gần một năm học thực hiện việc lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh ở môn Ngữ văn qua một số tiết học từ lớp 6 đến lớp 9 đã cho thấy sự cần thiết của việc lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong nhà trường. Bằng sự say mê, tìm tòi nghiên cứu nội dung lồng ghép quốc phòng và an ninh ở một số tiết Ngữ văn THCS, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: "Một số giải pháp nâgn cao hiệu quả việc lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong dạy học môn Ngữ văn THCS". Với mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình cùng các đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dạy học. 
	1.2. Mục đích nghiên cứu
	+ Xây dựng, phát triển tư duy, bồi dưỡng nhân cách con người Việt Nam, yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam; có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
	+ Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường THCS được tiến hành lồng ghép thông qua nội dung các bài học có trong chương trình, sách giáo khoa và thông qua các hoạt động ngoại khoá.
	+ Làm cho tiết học bớt khô khan, nặng nề mà trở nên nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn, hiệu quả đồng thời tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học.
	1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
	1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 
	- Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong dạy học môn Ngữ văn THCS.
	1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 
	- Áp dụng các tiết học có lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh trong môn Ngữ văn THCS..
	1.4. Phương pháp nghiên cứu 
	- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
	- Phương pháp tham vấn. 
	- Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan.
	- Phương pháp thực nghiệm. 
	- Phương pháp đối sánh.
	- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
	2. Nội dung sáng kiến
	2.1. Cơ sở lý luận
	Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. 
	Khoản 1, điều 3, Luật An ninh Quốc gia năm 2004 nêu: "An ninh Quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc"(2). 
	Quốc phòng toàn dân là nền quốc phòng mang tính chất "Vì dân, do dân, của dân", phát triển theo hướng toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường và ngày càng hiện đại, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và an ninh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước, do nhân dân làm chủ, nhằm giữ vững hoà bình, ổn định của đất nước, sẵn sàng đánh bại mọi hành động xâm lược và bạo loạn lật đổ của các thế lực đế quốc, phản động, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
	An ninh và quốc phòng là hai thành tố biểu trưng cho sức mạnh của Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu đánh thắng thù trong, giặc ngoài, giữ vững ổn định chính trị, môi trường hoà bình để xây dựng và phát triển đất nước. 
	Thực hiện Chỉ thị 12 - CT/TW ngày 03/05/2007 của Bộ Chính trị và Nghị định 116/2007/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về giáo dục quốc phòng và an ninh. Nội dung giáo dục quốc phòng, an ninh phải toàn diện, coi trọng giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; âm mưu, thủ đoạn của địch; đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh. Làm cho mọi người, mọi tổ chức biết tự bảo vệ trước sự chống phá của các thế lực thù địch. Phải vận dụng hình thức, phương pháp giáo dục, tuyên truyền để nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục quốc phòng và an ninh.
	Giáo dục quốc phòng và an ninh được Đảng và Nhà nước ta xây dựng là một nội dung của nền giáo dục Quốc gia, là nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa. 
	Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Với nhà trường, trong giai đoạn cách mạng hiện nay, nhiệm vụ chính của giáo dục quốc phòng và an ninh là trang bị cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, hiểu được công sức, sự nghiệp của các thế hệ ông cha để lại cho con cháu; từ đó sẵn sàng tham gia thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đồng thời, giáo dục quốc phòng và an ninh cũng được xây dựng là môn học chính khoá trong các trường, lớp đào tạo bậc Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp dạy nghề, THPT thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, các trường Chính trị, hành chính và đoàn thể. Gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư số: 01/2017/TT - BGDĐT hướng dẫn giáo dục quốc phòng và an ninh trong Trường Tiểu học, THCS. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 01/03/2017: "Đối với bậc THCS, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu trên cơ sở mục tiêu và nội dung bài học, kinh nghiệm thực tế, giáo viên cấp THCS lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh vào bài giảng, tập trung vào các kiến thức nâng cao kỹ năng sống thông qua hình ảnh lịch sử, các hiện vật mang tính giáo dục, tham quan bảo tàng, nhà truyền thống, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức hội thi, hội thao tìm hiểu kiến thức quốc phòng và an ninh. Phương pháp giảng dạy truyền cảm, ngắn gọn, súc tích, phát huy được tính sáng tạo và kỹ năng sống cho học sinh"(3). 
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
	Thực trạng chung: Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của nhà trường THCS, là hình thành những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu, quý trọng gia đình, bè bạn; có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, biết tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, căm ghét cái xấu, ác... Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị Chân - Thiện - Mỹ trong nhà trường. Tuy nhiên, tỉ lệ học sinh ham thích học tập bộ môn còn thấp, còn mang tính "đối phó". Để nâng cao chất lượng học văn, giúp học sinh yêu thích, ngoài việc chú trọng rèn kỹ năng cho học sinh một cách toàn diện, thường xuyên. Phát huy tính tích cực, tự giác chủ động cho học sinh. Phân tích hiệu quả, tác dụng của từng loại câu hỏi để lựa chọn phù hợp. Tận dụng được công nghệ mới nhất - ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Tham khảo những bài văn, đoạn văn mẫu, khuyến khích những học sinh có năng khiếu văn được phát huy năng lực của mình... thì việc dạy học ngữ văn lồng ghép nội dung giáo dục QPAN sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và gây hứng thú cho học sinh. 
	2.2.1. Thuận lợi
	* Giáo viên: 
	- Luôn có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của một người giáo viên truyền thụ cho học sinh không chỉ về kiến thức môn học mà còn tích hợp, lồng ghép các nội dung có liên quan đến giáo dục học sinh. 
	- Nghiên cứu học tập và thực hiện áp dụng chuyên đề theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong Trường Tiểu học, THCS ban hành tháng 1/2017.
	- Giáo viên được định hướng địa chỉ lồng ghép giáo dục QPAN theo tài liệu đã được tập huấn. 
	- Có tâm huyết và hứng thú về đề tài mình được chọn ngay từ đầu năm học.
	* Học sinh: 
	- Qua các môn học Ngữ văn, Địa lý, GDCD, Mỹ thuật, bản thân các em đã có nhận thức cơ bản về QPAN.
	- Có ý thức sưu tầm tranh ảnh liên quan đến quốc phòng và an ninh ở từng tiết dạy được giáo viên giao việc.
	- Có tinh thần hợp tác trong học tập.
	2.2.2. Khó khăn 
	- Những năm trước đây trong các giờ dạy Ngữ văn THCS ở một số tiết học, giáo viên bộ môn đã liên hệ với việc giáo dục quốc phòng và an ninh tới học sinh. Song, năm học 2018 - 2019, là năm đầu tiên thực hiện bắt buộc việc lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong môn Ngữ văn và một số môn học khác nên việc soạn giảng, lồng ghép còn gặp không ít những khó khăn.
	- Nguồn tư liệu tham khảo còn hạn hẹp.
	- Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ mới định hướng địa chỉ lồng ghép và một tiết soạn giảng tham khảo. Còn lại, giáo viên bộ môn phải tự đan xen nội dung lồng ghép quốc phòng và an ninh. Vì vậy, chưa có sự thống nhất, đồng bộ.
	- Việc chèn tranh minh hoạ: Giáo viên phải mất nhiều thời gian để tìm tranh, lựa chọn tranh cho phù hợp và hiệu quả với nội dung bài dạy.
	- Thời gian một tiết dạy chỉ 45 phút, nếu giáo viên không biết cân đối thì việc lồng ghép sẽ không gây được hứng thú cho học sinh. 
	- Đặc biệt, nhận thức của một số học sinh về QPAN còn hạn chế. 
	2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
	2.3.1. Giải pháp chung
	Để nâng cao chất lượng của việc lồng ghép nội dung quốc phòng và an ninh vào các tiết học, tôi đã áp dụng các giải pháp, biện pháp: Nắm vững nội dung chuyên đề được tiếp thu. Bên cạnh đó, đề xuất tổ chuyên môn thảo luận phương pháp, cách thức lồng ghép. Sau khi đã thống nhất cách thức, phương thức lồng ghép nội dung giáo dục QPAN, giáo viên tiến hành sưu tầm, phân loại hệ thống tranh ảnh, nguồn tư liệu có liên quan. Đồng thời phân công học sinh chuẩn bị nguồn tư liệu có nội dung liên quan đến lồng ghép QPAN trong tiết học Ngữ văn. Tổ chức hoạt động ngoại khoá cho học sinh. Cuối cùng giáo viên tiến hành tổng kết, đánh giá.
	2.3.2. Giải pháp cụ thể
	1. Nắm vững nội dung chuyên đề đã được tiếp thu: Tập huấn phương pháp giảng lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường Tiểu học, THCS. Đặc biệt là nghiên cứu thông tư số: 01/2017/TT-BGD ĐT: Thông tư hướng dẫn giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường Tiểu học, THCS trong đó tập trung nghiên cứu các địa chỉ được hướng dẫn lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh trong môn Ngữ văn THCS. Tham khảo một số mẫu giáo án có nội dung lồng ghép ở tài liệu được tập huấn.
	2. Đề xuất tổ chuyên môn thảo luận phương pháp, cách thức lồng ghép: 
	+ Trong các buổi sinh hoạt nhóm chuyên môn, bản thân tôi cùng với các đồng nghiệp đã tập trung thảo luận và thống nhất những phương pháp và các thức lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh trong những địa chỉ đã được gợi ý một cách hợp lý.
	+ Căn cứ vào từng nội dung bài học để chọn cách thức lồng ghép cho phù hợp. Tổ chuyên môn chúng tôi đã thống nhất một số cách thức lồng ghép như: 
	- Có thể lồng ghép ở phần khởi động.
	- Đưa nội dung lồng ghép vào phần tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
	- Trong phần phân tích, tìm hiểu chi tiết tác phẩm tuỳ theo đề tài gắn với nội dung lồng ghép, giáo viên vận dụng một cách hợp lý, tránh làm loãng trọng tâm kiến thức bài giảng.
	- Có thể lồng ghép ở phần tổng kết rút ra ý nghĩa văn bản.
	+ Trong quá trình lồng ghép, cần có sự linh hoạt về cách thức, cụ thể: Bằng ngôn ngữ, bằng các tài liệu, tư liệu, tranh ảnh, kênh hình minh hoạ, video... 
	+ Lồng ghép trong các tiết học chính khoá và lồng ghép ở các hoạt động ngoại khoá.
	3. Sau khi đã thống nhất các thức, phương pháp lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh, tôi tiến hành sưu tầm, phân loại hệ thống tranh ảnh, nguồn tư liệu có liên quan và đã thực hiện giải pháp này như sau:
	- Bản thân sưu tầm.
	- Phối hợp đồng nghiệp trong tổ chuyên môn cùng sưu tầm.
	- Hướng dẫn học sinh sưu tầm.
	- Sau khi đã sưu tầm được các nguồn ngữ liệu, tôi tiến hành phân loại (có trao đổi, thảo luận, thống nhất trong tổ chuyên môn).
	4. Phân công học sinh chuẩn bị nguồn tư liệu có nội dung liên quan đến lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong tiết học Ngữ văn.
	- Căn cứ vào những nội dung quốc phòng an ninh lồng ghép trong mỗi tiết học cụ thể, trước 1 - 2 ngày tôi liên kế hoạch, dự kiến phân công cho học sinh chuẩn bị những nội dung trong phạm vi kiến thức của các em như: Tìm đọc bài thơ, câu chuyện, bài hát, clip, phóng sự... về những tấm gương anh dũng hy sinh trong các cuộc kháng chiến, ca ngợi hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ, bảo vệ biển đảo quê hương v.v.... 
	- Tìm và sắp xếp tranh ảnh, hiện vật... có liên quan đến nội dung lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh đã được sưu tầm.
	- Có thể chọn và định hướng những học sinh có năng khiếu thuyết trình, kể chuyện, hát, ngâm thơ, đóng kịch... để trình bày trước lớp trong phần khởi động hoặc phần tổng kết và rút ra ý nghĩa văn bản. Việc làm này góp phần nâng cao hiệu quả tương tác giữa giáo viên và học sinh. Đồng thời đưa nội dung lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh đi sâu vào nhận thức của các em. Từ đó đưa đến hiệu quả tích cực sau mỗi tiết học lồng ghép.
	5. Tổ chức hoạt động ngoại khoá cho học sinh 
	Cùng với việc lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong các tiết học chính khoá, được sự cộng tác của các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn và tổ chức Đoàn Đội, tôi rất chú trọng đến hoạt động ngoại khoá gắn với nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh. Cụ thể: 
	* Trong thời gian qua, chúng tôi đã tổ chức được một số hoạt động:
	- Mời Cựu chiến binh địa phương nói chuyện truyền thống Anh bộ đội cụ Hồ và truyền thống đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của cha ông nhân dịp 22/12.
	- Tổ chức chuyên đề cho học sinh lớp 9 về mục đích, lý tưởng sống qua buổi Lễ trưởng thành Đội, lớp cảm tình Đoàn.
	- Tổ chức cho học sinh học tập ngoại khoá tại: Khu di tích lịch sử Lam Kinh, thành nhà Hồ, cầu Hàm Rồng.
	* Qua các buổi hoạt động ngoại khoá, giúp học sinh:
	- Có nhận thức sâu sắc về giáo dục quốc phòng và an ninh từ truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông cho đến thời điểm hiện tại.
	- Giáo dục cho các em về ý thức quốc phòng và an ninh đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
	- Đối với học sinh lớp 9: Giáo viên định hướng cho các em về mục đích, lý tưởng sống, nhận thức và hành động đúng đắn.
	- Giúp các em có những hành động thiết thực, cụ thể trong việc kế thừa và phát huy truyền thống của các thế hệ đi trước. Có trách nhiệm trong việc đóng góp sức lực của mình trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.
	6. Tổng kết đánh giá: Tôi thực hiện các bước như sau:
	- Đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy.
	- Đánh giá bằng kết quả thu được của học sinh qua các bài kiểm tra nhận thức. Tôi đã vận dụng hình thức ra đề kiểm tra gắn với nội dung lồng ghép để học sinh thể hiện kết quả sau khi được hướng dẫn lồng ghép đạt được ở mức độ nào?
	- Đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động ngoại khoá về cách thức tổ chức, về nội dung hướng dẫn... để đạt được hiệu quả cao.
	- Đối chiếu, so sánh giữa các tiết dạy học chưa lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh với các tiết đã được lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh. Từ đó, thấy được hiệu quả của việc dạy học lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong môn Ngữ văn THCS có ý nghĩa và thiết thực như thế nào?
	2.3.3. Giáo án minh hoạ lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong môn Ngữ văn THCS.
	Trong phạm vi đề tài này, tôi xin phép được giới thiệu một giáo án mẫu (các giáo án còn lại được thể hiện ở phần phụ lục của SKKN).
Giáo án : 
Tiết 81 - Văn bản: TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
 	(Hồ Chí Minh)
	A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	1. Kiến thức: Học sinh hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền thống quí báu của nhân dân ta, nắm được nghệ thuật nghị luận chặt chẽ, sáng gọn, có tính chất mẫu mực của bài văn .
	2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc tìm hiểu, phân tích bố cục, cách nêu luận điểm, luận chứng trong bài văn nghị luận chứng minh.
	* Kĩ năng sống : 
+ Kĩ năng tự nhận thức giá trị của văn bản trong nền văn học nước nhà. 
+ Kĩ năng lắng nghe tích cực phần mở rộng của cô giáo liên quan đến nội dung bài dạy
+ Kĩ năng tư duy sáng tạo khi chia bố cục và tìm các luận điểm, luận cứ của văn bản.
	 3. Thái độ: Qua bài học giáo dục học sinh lòng yêu nước và tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
	4. Tích hợp: Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh: Tư tưởng độc lập dân tộc; Sự quan tâm của Bác đến giáo dục lòng yêu nước cho mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ.
	* Tích hợp: Kể chuyện về Bác Hồ (Bài 6)- Tài liệu Kể chu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nagn_cao_hieu_qua_viec_long_ghep_giao.doc