SKKN Một số giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 lựa chọn cách giải phù hợp năng lực tư duy đối với các bài toán về H2S và SO2 tác dụng với bazơ giúp học sinh đạt kết quả cao trong ôn luyện học sinh giỏi và thi THPT Quốc gia

SKKN Một số giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 lựa chọn cách giải phù hợp năng lực tư duy đối với các bài toán về H2S và SO2 tác dụng với bazơ giúp học sinh đạt kết quả cao trong ôn luyện học sinh giỏi và thi THPT Quốc gia

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ môn Hóa học nói riêng đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó người thầy tổ chức và hướng dẫn để học sinh chủ động, tích cực tìm lại những kiến thức đã có, suy luận tìm tòi và phát hiện kiến thức mới trên cơ sở khái quát hóa, quy lạ thành quen từ đó hình thành ở học sinh năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo trong học tập và các hoạt động thực tiễn.

Đối với Hóa học lớp 10 có nhiều điểm mới dựa trên sự kế thừa và phát triển nội dung chương trình Hóa học THCS. Tuy nhiên học sinh vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và chiếm lĩnh kiến thức. Một trong những vấn đề đó có bài toán về axit, oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ. Tuy học sinh đã được tiếp cận nhưng nó chỉ là những bài tập đơn giản việc mở rộng kiến thức với dạng này trở nên khó khăn và lúng túng thậm chí không làm được nên việc ôn luyện, củng cố không đạt hiệu quả cao.

 Từ những lí do trên, cùng với kinh nghiệm giảng dạy của mình tôi đưa ra đề tài “Một số giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 lựa chọn cách giải phù hợp năng lực tư duy đối với các bài toán về H2S và SO2 tác dụng với bazơ giúp học sinh đạt kết quả cao trong ôn luyện HSG và thi THPT Quốc gia” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân trong năm học 2018 – 2019. Rất mong được sự ủng hộ và đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.

 

doc 19 trang thuychi01 5860
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 lựa chọn cách giải phù hợp năng lực tư duy đối với các bài toán về H2S và SO2 tác dụng với bazơ giúp học sinh đạt kết quả cao trong ôn luyện học sinh giỏi và thi THPT Quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU	
1.1. Lý do chọn đề tài
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ môn Hóa học nói riêng đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó người thầy tổ chức và hướng dẫn để học sinh chủ động, tích cực tìm lại những kiến thức đã có, suy luận tìm tòi và phát hiện kiến thức mới trên cơ sở khái quát hóa, quy lạ thành quen từ đó hình thành ở học sinh năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo trong học tập và các hoạt động thực tiễn.
Đối với Hóa học lớp 10 có nhiều điểm mới dựa trên sự kế thừa và phát triển nội dung chương trình Hóa học THCS. Tuy nhiên học sinh vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và chiếm lĩnh kiến thức. Một trong những vấn đề đó có bài toán về axit, oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ. Tuy học sinh đã được tiếp cận nhưng nó chỉ là những bài tập đơn giản việc mở rộng kiến thức với dạng này trở nên khó khăn và lúng túng thậm chí không làm được nên việc ôn luyện, củng cố không đạt hiệu quả cao. 
	Từ những lí do trên, cùng với kinh nghiệm giảng dạy của mình tôi đưa ra đề tài “Một số giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 lựa chọn cách giải phù hợp năng lực tư duy đối với các bài toán về H2S và SO2 tác dụng với bazơ giúp học sinh đạt kết quả cao trong ôn luyện HSG và thi THPT Quốc gia” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân trong năm học 2018 – 2019. Rất mong được sự ủng hộ và đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
	1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu phản ứng giữa H2S và SO2 với dung dịch bazơ từ đó định hướng giúp học sinh tìm ra các quy luật giải nhanh, chính xác và hiệu quả, phù hợp với yêu cầu với năng lực tư duy của học sinh và hình thức thi TNKQ. Đồng thời qua đó giúp học sinh rèn luyện một số kĩ năng, định hướng phát triển các năng lực sau:
- Năng lực tư duy logic, năng lực tự học và năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài trên cơ sở lý thuyết hướng dẫn học sinh lớp 10 tìm ra mối liên hệ thông qua các phản ứng giữa H2S và SO2 với dung dịch bazơ với các dạng khác nhau từ đó giúp học sinh quy về các dạng quen thuộc, dễ hiểu giúp học sinh rèn kĩ năng tính toán và tư duy logic.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu trong đề tài bao gồm:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng lý thuyết: Dựa vào kiến thức sách giáo khoa Hóa học 10 – Cơ bản và Nâng cao; Sách bài tập Hóa học 10 – Cơ bản và Nâng cao; thông qua nguồn enternet.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Thống kê và xử lí số liệu giữa lớp đối chứng với lớp thực nghiệm nhằm rút ra hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Trong quá trình học tập, nghiên cứu và lao động, việc tìm ra phương pháp, giải pháp hiệu quả để đạt kết quả cao là điều bất kì ai cũng mong muốn. Trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đòi hỏi người giáo viên tổ chức, hướng dẫn cho học sinh hoạt động củng cố kiến thức đã có và tìm tòi, phát hiện, xây dựng kiến thức mới từ đó hình thành các kĩ năng, năng lực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.	
	Trong sách giáo khoa, sách bài tập Hóa học 10 – Cơ bản và Nâng cao chưa đưa ra phương pháp giải cụ thể đối với trường hợp cho H2S và SO2 tác dụng với bazơ nên học sinh gặp khó khăn trong giải quyết các dạng bài tập này. Chính vì vậy, tôi đưa ra kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh nhận diện và giải quyết nhanh các dạng bài tập trên.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Thực tế chất lượng đầu vào của học sinh trường THPT Triệu Sơn 3 thấp hơn so với các trường khác trong địa bàn huyện; đặc thù của địa bàn dân cư thuộc vùng trung du miền núi nên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả học tập.
	Kỹ năng giải toán hóa học còn chậm, khả năng khái quát hóa, phát hiện vấn đề nảy sinh trên cơ sở cái đã có cũng như khả năng quy lạ thành quen của học sinh còn nhiều hạn chế. Do đó, học sinh gặp nhiều lúng túng, sai lầm khi gặp các bài toán có sự thay đổi về dạng.
	2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề
	2.3.1. Tìm hiểu bài toán H2S tác dụng với dung dịch kiềm
Bài toán : Giả sử dẫn a mol khí H2S vào dung dịch chứa b mol ROH.
Cơ sở lý thuyết:
Các phản ứng có thể xảy ra:
H2S + 2ROH š R2S + 2H2O 	 (1)
H2S + ROH š RHS + H2O	(2)
Căn cứ vào tỉ lệ mol mà có thể tạo ra các sản phẩm khác nhau, cụ thể:	
Giá trị của T
Sản phẩm
T < 1
RHS và dư H2S
T =1
RHS
1 < T < 2
Gồm RHS và R2S
T = 2
R2S
T > 2
Gồm R2S và ROH dư
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào căn cứ trên thì việc giải bài tập cũng chưa nhanh và hiệu quả. Vậy để hiệu quả tốt hơn tôi đã định hướng học sinh nhìn nhận 2 phản ứng trên dựa vào tỉ lệ phản ứng rút ra các nhận xét cụ thể sau để hiệu quả hơn trong giải quyết bài tập.
Nhận xét: 
- Ta nhận thấy với các trường hợp xảy ra phản ứng ở trên (trừ T > 2) luôn có . Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
- Khi bài toán yêu cầu tính cụ thể khối lượng từng muối (trường hợp 1< T < 2) ta nhận thấy: 
Vậy khi gặp dạng này chỉ cần làm theo 2 bước:
	- Bước 1: Tìm giá trị của T để xác định trường hợp xảy ra.
	- Bước 2: Vận dụng nhận xét để tìm ra yêu cầu của đề bài.
	Các ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí H2S (đktc) vào 500 ml dung dịch KOH 0,9M. Khối lượng muối thu được là
A. 33 g.	B. 24,75 g.	C. 21,6 g.	D. 27,3 g.
Hướng dẫn giải: 
Xét thấy 
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng :
 Đáp án D. 
 Ví dụ 2: Hấp thụ hoàn toàn V lít khí H2S (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch chứa 24,6 gam muối. Giá trị của V là
A. 4,48.	B. 8,96.	C. 6,72.	D. 5,6.
Hướng dẫn giải:
Khi tạo thành muối luôn luôn có 
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
V= 8,96(l). Đáp án B.
Ví dụ 3: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí H2S (đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng các chất thu được sau phản ứng là
A. 7,8 gam.	B. 5,6 gam.	C. 11,6 gam	D. 8,9 gam.
Hướng dẫn giải:
sản phẩm gồm Na2S và NaOH dư.
Khi đó 
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
Đáp án C.
2.3.2. Tìm hiểu bài toán SO2 tác dụng với dung dịch bazơ
	2.3.2.1. Dạng SO2 tác dụng với dung dịch ROH (NaOH, KOH)
	Cơ sở lý thuyết:
Các phương trình phản ứng có thể xảy ra:
	SO2 + 2ROH " R2SO3 + H2O	(1)
	SO2 + ROH " 	RHSO3 	 	 (2)
	Căn cứ vào tỉ lệ mol mà có thể tạo ra các sản phẩm khác nhau, cụ thể:
Giá trị của T
Sản phẩm
T =1
RHSO3
1 < T < 2
Gồm RHSO3 và R2SO3
T = 2
R2SO3
T > 2
Gồm R2SO3 và ROH dư
	aNhận xét: - Ta có: (trừ T>2). 
Thật vậy:
	+ T = 1: Thì ; sản phẩm là RHSO3.
	+ 1< T < 2: Thì sản phẩm gồm:
	+ T = 2: Thì sản phẩm là 
- Áp dụng ĐL bảo toàn khối lượng : 
Dạng 1: Biết số mol SO2, ROH yêu cầu tính khối lượng muối thu được.
	* Bước 1: Tính để xác định trường hợp xảy ra.
	* Bước 2: Áp dụng ĐL bảo toàn khối lượng tính khối lượng muối thu được.
	Các ví dụ minh họa:
	Ví dụ 1: Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào 900 ml dung dịch NaOH 0,5M. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là
A. 24,5 g.	B. 14,5 g.	C. 44,5 g.	D. 34,5 g.
Hướng dẫn giải:
Nhận thấy 	
Áp dụng ĐL bảo toàn khối lượng : 
 Đáp án D.
	Ví dụ 2: Cho 1,792 lít khí SO2 (đktc) hấp thụ hết vào 140 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối thu được là
	A. 9,64g.	B. 8,93g.	C. 8,82g.	D. 8,32g.
	Hướng dẫn giải:
Nhận thấy 	
Áp dụng ĐL bảo toàn khối lượng : 
 Đáp án A.
	Ví dụ 3: Hấp thụ 3,36 lít SO2 (đktc) vào 0,5 lít hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và KOH 0,2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng muối khan là
	A. 9,5 gam.	B. 13,5 gam	.	C. 12,6 gam.	D. 18,3 gam	
	(Đề thi CĐ khối A – 2009)
	Hướng dẫn giải:
	Ta có: .
 Khi đó 
Áp dung ĐL bảo toàn khối lượng:
Đáp án D.
Ví dụ 4: Hấp thụ hoàn toàn 12,8 gam SO2 vào 250ml dung dịch KOH 1M. Khối lượng muối tạo thành là
A. 24g và 7,9g	B. 12g và 7,9g.
C. 23,7g và 6g.	D. 24g và 6g.
Hướng dẫn giải:
Nhận thấy bài toán yêu cầu tính khối lượng từng muối do đó ta sử dung ngay: 
Đáp án B.
Ví dụ 5: Hấp thụ hoàn toàn 1,344 lít SO2 (đktc) vào 13,95 ml dung dịch KOH 28%, có khối lượng riêng là 1,147g/ml. Hãy tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau phản ứng.( Trích “đề thi HSG lớp 10 năm hcoj 2011-2012- Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc”)
Hướng dẫn giải:
Ta có: nKOH = 0,08 mol; , tạo hỗn hợp 2 muối:
Khối lượng dung dịch: mdd = 0,06.64 + 13,95.1,147 = 19,84 gam
 Nồng độ % các chất: C%(K2SO3) = 15,93%; C%(KHSO3) = 24,19%
	Dạng 2: Tính SO2 khi biết khối lượng muối và ROH
- So sánh và với mmuối. Từ đó kết luận trường hợp xảy ra.
- Khi đó gọi 
- Áp dụng ĐL bảo toàn khối lượng :
	Các ví dụ minh họa:
	Ví dụ 1: Sục khí SO2 dư vào dung dịch KOH thu được 6 gam muối. Thể tích SO2 (đktc) đã tham gia phản ứng là
	A. 1,12 lít.	B. 2,24 lít.	C. 3,36 lít.	D. 1,68 lít.
	Hướng dẫn giải:
	Nhận thấy khi dùng dư SO2 thì sản phẩm là KHSO3 
	Đáp án A.
	Ví dụ 2: Hấp thụ hoàn toàn V lít khí SO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch KOH 1M sau phản ứng kết thúc thu được 27,8 gam muối. Giá trị của V là
A. 2,24.	B. 4,48.	C. 3,36.	D. 6,72.
Hướng dẫn giải:
Xét thấy . Vậy sản phẩm gồm 2 muối.
Khi đó gọi số mol của SO2 là x mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng : 
Vậy V = 4,48 (lít).Đáp án B.
	Ví dụ 3: Dẫn V lít khí SO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch chứa 29,3 gam muối. Giá trị của V là
	A. 5,6.	B. 6,72.	C. 3,36.	D.4,48.
	Hướng dẫn giải:
	Ta thấy . Vậy sản phẩm có hai muối.
	Áp dụng định luật BTKL ta có: (Với ) x =0,25 mol.
	 V =5,6 lít. Đáp án A.
	2.3.2.2. Dạng SO2 tác dụng với dung dịch M(OH)2
	Các phản ứng có thể xảy ra:
	SO2 + M(OH)2 " MSO3 + H2O	(1)
	2SO2 + M(OH)2 " 	M(HSO3)2 	 (2)
Khi xét giá trị hoặc học sinh khó xác định sản phẩm tạo ra, để đơn giản hơn ta quy M(OH)2 về dạng ROH với (bảo toàn nhóm OH) lúc này xét bài toán quy về dạng SO2 tác dụng với ROH quen thuộc xét như ở trên.
	- Nhận xét: Có kết tủa xuất hiện khi xảy ra một trong các trường hợp:
	+ Trường hợp 1 < T < 2 : hay 
	+ Trường hợp T 2: ( bảo toàn nguyên tố S)
	 Dạng 1: Biết số mol SO2, M(OH)2 tính khối lượng kết tủa thu được
	Với dạng này ta chỉ cần xác định được xảy ra trường hợp nào ta tính kết tủa theo trường hợp đó.
	Các ví dụ minh họa:
	Ví dụ 1: Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M , sau phản ứng kết thúc thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 65,1.	B. 21,7.	C. 43,4.	D. 86,8.
Hướng dẫn giải: 
Quy đổi Ba(OH)2 về dạng ROH (với ), xét thấy nên 
 mkết tủa = 217. 0,1 =21,7 gam. 
Đáp án B.
	Ví dụ 2: Hấp thụ hoàn toàn 11,2 lít khí SO2 (đktc) vào 3,5 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M. Khối lượng kết tủa thu được là
	A. 43,4g.	B. 21,7g.	C. 86,8g.	D. 32,55g.
	Hướng dẫn giải:
Quy đổi Ba(OH)2 về dạng ROH (với ), xét thấy nên 
 mkết tủa = 217. 0,2 =43,4 gam. 
Đáp án A.
	Ví dụ 3: Hấp thụ hết 3,36 lít khí SO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Khối lượng kết tủa thu được là
	A. 30g.	B. 24g.	C. 18g.	D. 6g.
	Hướng dẫn giải:
	Quy đổi Ba(OH)2 về dạng ROH với . Do nên 
Đáp án C.
	Dạng 2: Bài toán cho biết M(OH)2 (hoặc SO2) và khối lượng kết tủa MSO3 yêu cầu tính SO2 (hoặc M(OH)2)
	Ở dạng này cần hướng dẫn học sinh so sánh (hoặc ) với .
	- Khi 
	- Khi xảy ra 2 trường hợp:
	+ Trường hợp 1: bazơ dư nên .
	+ Trường hợp 2: sản phẩm gồm MSO3 và M(HSO3)2. Khi đó
Bảo toàn nguyên tố(BTNT) M, S ta có: 
- Khi cho xảy ra trường hợp tạo 2 muối, tính toán như trên.
Các ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Hấp thụ hoàn toàn V lít khí SO2 (đktc) vào 750 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Giá trị tối thiểu của V là
A. 2,24.	B. 3,36.	C. 4,48.	D. 6,72.
Hướng dẫn giải:
Để lượng SO2 cần dùng tối thiểu tạo ra kết tủa trên thì xảy ra trường hợp bazơ dư. Khi đó V=2,24 lít.
 Đáp án A.
Ví dụ 2: Hấp thụ hết V lít khí SO2 (đktc) vào 4 lít dung dịch Ba(OH)2 0,05M thu được 32,55 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
A. 3,36.	B. 4,48.	C. 5,6.	D. 6,72.
Hướng dẫn giải:
Dễ thấy . Để thể tích SO2 lớn nhất khi xảy ra 2 phản ứng, do đó sản phẩm gồm BaSO3 và Ba(HSO3)2.
Bảo toàn nguyên tố Ba, S ta có: 
Vậy V = 0,25 . 22,4 = 5,6 lít.
 Đáp án C. 
Ví dụ 3: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí SO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch Ca(OH)2 xM thu được 9,6 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 0,6.	B. 0,5.	C. 0,3.	D. 0,4.
Hướng dẫn giải:
 Do nên sản phẩm gồm CaSO3 và Ca(HSO3)2.
Bảo toàn nguyên tố S
Bảo toàn nguyên tố Ca 
 x = 0,4 M Đáp án D.
	Ví dụ 4: Hấp thụ hoàn toàn V (lít) SO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M thì thu được 1,2g kết tủa. Tìm V?
	( Trích “Đề thi chọn HSG Hóa học lớp 11 lần 8 năm học 2018-2019 trường THPT Yên Định 2- Thanh Hóa”)
	Hướng dẫn giải:
	Dễ thấy nên có 2 trường hợp xảy ra:
	- Trường hợp 1: sản phẩm gồm CaSO3 và Ca(OH)2 dư. Khi đó V = 0,224 lít.
	- Trường hợp 2: sản phẩm gồm CaSO3 và Ca(HSO3)2.
Bảo toàn nguyên tố Ca, S ta có: 
Vậy V = 0,672 lít.
2.3.2.3. Dạng SO2 tác dụng với dung dịch chứa (AOH và M(OH)2)
	Ta nhận thấy với dạng này mà học sinh tiến hành viết các phương trình phản ứng xảy ra và làm theo phản ứng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Cũng do mới là lớp 10 nên các em chưa được tiếp cận với chương sự điện li của Hóa học lớp 11 nên không thể hướng dẫn học sinh giải theo bản chất của phản ứng (phương trình ion rút gọn). Vì vậy để làm được dạng này cần dẫn dắt học sinh quy về dạng ROH quen thuộc. Cụ thể:
Quy đổi 
Lúc này bài toán trở về cho SO2 tác dụng với dung dịch ROH và xét 
Dạng 1: Cho biết số mol SO2 và số mol bazơ tính khối lượng kết tủa thu được.
	Cần nhấn mạnh cho học sinh hiểu kết tủa là MSO3. Khi đó ta sử dụng lại biểu thức và vấn đề còn lại là so sánh giữa :
Các ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Hấp thụ 1,344 lít khí SO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch gồm NaOH 0,04M và Ca(OH)2 0,02 M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 2,4.	B. 7,2.	C. 4,8.	D. 9,6.
Hướng dẫn giải:
 	Quy đổi 
. Vậy sản phẩm gồm 
Ta có 
 Đáp án B. 
Ví dụ 2: Hấp thụ hoàn toàn 0,448 lít khí SO2 (đktc) vào 600 ml dung dịch X chứa KOH 0,01M và Ca(OH)2 0,02M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 1,2.	B. 2,4.	C.0,72.	D.4,8.
Hướng dẫn giải:
Quy đổi 
Xét thấy sản phẩm gồm 
Do 
. Vậy m = 1,2 gam.
 Đáp án A.
Ví dụ 3: Hấp thụ 44,8 lít khí SO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch X chứa KOH 1M và Ba(OH)2 2M, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 195,3.	B. 217.	C. 108,5.	D. 130,2.
Hướng dẫn giải:
Quy đổi 
Xét thấy sản phẩm gồm 
	Do 
. m = 0,5 . 217= 108,5 gam.
 Đáp án C.
Ví dụ 4: Cho 2,688 lít khí SO2 (đktc) hấp thụ bởi 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,78M và Ca(OH)2 0,01M, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 14,4.	B. 4,8.	C. 6,72.	D. 0,24.
Hướng dẫn giải:
Quy đổi 
Xét thấy sản phẩm gồm 
Do 
. Vậy m = 2.10-3.120= 0,24 gam.
 Đáp án D.
	Dạng 2: Cho biết số mol bazơ (hoặc SO2) và khối lượng kết tủa tính SO2 (hoặc bazơ) phản ứng.
	Cái khó khăn của học sinh đó là không xác định được phản ứng xảy ra theo trường hợp nào? Vì vậy cần khắc sâu kiến thức cho học sinh biết: đó là vẫn quy bài toán trở về dạng SO2 tác dụng với bazơ dạng ROH. Khi đã tồn tại kết tủa thì chỉ cần so sánh giữa đồng thời căn cứ vào yêu cầu của đề bài (lớn nhất hay nhỏ nhất) từ đó căn cứ vào nhận xét của dạng tổng quát suy ra kết quả cần tìm.	
	Các ví dụ minh họa:
	Ví dụ 1: Hấp thụ hoàn toàn V lít khí SO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp chứa NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,5M sau khi phản ứng kết thúc thu được 43,4 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
	A. 4,48.	B. 5,6.	C. 3,36.	D. 7,84.
	Hướng dẫn giải:
	Ta thấy: .
. Để thể tích SO2 lớn nhất thì sản phẩm gồm R2SO3 và RHSO3. Khi đó:
	V = 0,35. 22,4 = 7,84 lít. 
Đáp án D.
	Ví dụ 2: 2,688 lít khí SO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp chứa KOH aM và Ba(OH)2 0,02M, sau phản ứng kết thúc thu được 1,085 gam kết tủa. Giá trị của a là
	A. 0,33.	B. 0,23.	C. 0,13.	D. 0,43. 
	Hướng dẫn giải:
	Quy đổi hỗn hợp bazơ thành ROH. Ta thấy:
	sản phẩm gồm 2 muối RHSO3 và R2SO3. Với .
	Ta lại có: 
	a = 0,23.
Đáp án B.
2.3.3. Hệ thống các bài tập minh họa giúp học sinh rèn luyện.
Bài 1: Thể tích KOH 1M tối thiểu để hấp thụ hết 3,36 lít khí SO2 (đktc) là
A. 150ml.	B. 100ml.	C. 200ml.	D. 300ml.
Đáp án A.
Bài 2: Để hấp thụ hết 4,48 lít khí SO2 (đktc) cần tối thiểu V ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Giá trị của V là
A. 100.	B. 200.	C. 300.	D. 400.
Đáp án B.
Bài 3: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí SO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 aM, thu được 17,36 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,04.	B. 0,032.	C. 0,048.	D. 0,06.
Đáp án A.
Bài 4: Cho V lít khí SO2 (đktc) hấp thụ hết vào 500 ml dung dịch Ca(OH)2 0,02M , thu được 0,6 gam kết tủa. Giá trị tối thiểu của V là
A. 0,336.	B. 0,448.	C. 0,224.	D. 0,112.
Đáp án D.
Bài 5: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí SO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch gồm NaOH 0,12M và Ca(OH)2 0,09M. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 5,4g.	B. 6g	C. 12g	D. 18g.
Đáp án B.
Bài 6: Cho V lít khí SO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,015M, thu được 2,17gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
A. 0,224.	B. 0,448.	C. 0,672.	D. 1,12.
Đáp án D.
Bài 7: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí SO2 (đktc) vào 125 ml dung dịch Ca(OH)2 1M, thu được dung dịch A. Nồng độ mol/lít của chất tan trong dung dịch A là
A. 0,4M.	B. 0,6M.	C. 0,2M.	D. 0,1M.
Đáp án C.
Bài 8: Hấp thụ 2,24 lít khí H2S (đktc) vào 100ml dung dịch NaOH 1,2M, sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 6,04.	B. 6,72.	C. 4,68.	D. 5,6.
Đáp án A.
Bài 9: Cho 150g dung dịch H2S 3,4% tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 8,4.	B. 11,7.	C. 10,6.	D. 14.
Đáp án C.
Bài 10: Dẫn 6,72 ml khí SO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH aM, sau phản ứng thu được muối trung hòa. Giá trị của a và nồng độ mol/l của muối lần lượt là
A. 0,6; 0,6.	B. 1,2; 0,6.	C. 0,6; 1,2	D. 0,6; 0,3.
Đáp án B.
Bài 11: Để hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít khí SO2 (đktc) cần tối thiểu V lít dung dịch A chứa NaOH 1M và KOH 1,5M. Giá trị của V là
A. 0,25.	B. 0,2.	C. 0,1.	D. 0,15.
Đáp án C.
Bài 12: Cho 13,44 lít khí SO2 (đktc) hấp thụ hết vào 1 lít dung dịch A chứa KOH 0,8M và Ca(OH)2 0,1M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 12.	B. 48.	C. 36.	D. 24.
Đáp án A.
Bài 13: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí SO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch chứa NaOH 1M và Ca(OH)2 0,1M. Tổng khối lượng muối thu được là
A. 14,4.	B. 2,4.	C. 15.	D. 9,6.
Đáp án C.
Bài 14: Hấp thụ hoàn toàn V lít khí SO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch chứa KOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sau phản ứng thu được dung dịch A và 17,36 gam kết tủa. Thêm tiếp dung dịch KOH vào dung dịch A lại thấy xuất hiện kết tủa. Giá trị của V là
A. 1,792.	B. 3,808.	C. 3,36.	D. 4,48.
Đáp án B.
	2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
	2.4.1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
	Tôi đã cho 2 lớp làm bài kiểm tra ở hai thời điểm trước tác động và sau khi tác động để thấy được hiệu quả của sáng kiến.
	Kết quả bài kiểm tra khảo sát được thống kê như sau:
	Bảng 1: Lớp thực nghiệm 10A35:
Số bài
Điểm
0-2
3
4
5
6
7
8
9
10
Trước tác động
43
sl
0
5
5
12
8
8
5
0
0
%
0
11,63
11,63
27,91
18,60
18,60
11,63
0
0
Sau tác động
43
sl
0
1
2
7
11
10
8
4
0
%
0
2,33
4,65
16,28
25,58
23,26
18,60
9,30
0
 Bảng 2: Lớp đối chứng 10B35:
Số bài
Điểm
0-2
3
4
5
6
7
8
9
10
Trước tác động
45
sl
0
6
5
11
12
7
4
0
0
%
0
13,33
11,11
24,44
26,67
15,56
8,89
0
0
Sau tác động
45
sl
0
5
5
10
11
8
6
0
0
%
11,11
11,11
22,22
24,44
17,79
13,33
0
0
	Bảng 3: Trước tác động:
Lớp đối chứng
Lớp thực nghiệm
Điểm trung bình
5,22
5,56
Chênh lệch điểm trung bình(SMD)
0,34
Bảng 4: Sau tác động:
Lớp đối chứng
Lớp thực nghiệm
Điểm trung bình
5,67
6,56
Chênh lệch điểm trung bình(SMD)
0,89
	So sánh kết quả: Năm học 2018-2019 tôi đã áp dụng các giải pháp nêu trong đề tài vào thực tiễn giảng dạy, cụ thể:
	Lớp đối chứng 10B35 năm học 2018-2019, sĩ số 45: tôi dạy chủ đề trên nhưng không sử dụng các giải pháp như đã nêu trên.
	Lớp thực nghiệm 10A35 năm học 2018-2019, sĩ số 43: tôi đã dạy chủ đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_huong_dan_hoc_sinh_lop_10_lua_chon_cac.doc
  • docBìa.doc
  • docDanh muc de tai SKKN da duoc xep giai cua tac gia.doc
  • docxMỤC LỤC.docx
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.doc