SKKN Một số giải pháp giúp học sinh tiếp thu nhanh và nhớ lâu khi giảng dạy môn sinh học ở trường trung học phổ thông Lê Lai

SKKN Một số giải pháp giúp học sinh tiếp thu nhanh và nhớ lâu khi giảng dạy môn sinh học ở trường trung học phổ thông Lê Lai

Trong quá trình giảng dạy nhiều năm ở trường THPT Lê Lai, tôi thấy việc học bài của nhiều HS chưa tốt, các em mau quên và dẫn đến kết quả thi chưa cao. Trao đổi với HS tôi tìm ra nguyên nhân là do em không hiểu bài, không có thời gian học bài cũ, do lượng kiến thức lớn, dàn trải ở nhiều môn học khác nhau, thậm chí nhiều HS không học bài là do không thích môn học, không xác định được mục tiêu, động lực của việc học và một phần do người dạy chưa có phương pháp lôi cuốn HS.

Thực tế cho thấy, những HS có kết quả học tập tốt chưa hẳn là do các em có trí thông minh, phần nhiều là do khả năng ghi nhớ tốt do có phương pháp rèn luyện khả năng ghi nhớ tốt. Mặt khác, một HS có kết quả học tập không tốt không hẳn là do em đó lười học mà có thể do em chưa có phương pháp học hiệu quả, người dạy học chưa khơi gợi, đánh thức được tiềm năng ghi nhớ của HS.

Kiến thức ở các cấp học luôn có sự đổi mới nhưng cũng thể hiện tính kế thừa, đồng tâm, xoắn ốc nối tiếp các năm học với nhau. Để tiếp thu kiến mới, HS phải dựa vào nền tảng kiến thức cũ. Sẽ là vô cùng khó khăn nếu HS cứ trăn trở làm sao để có thể dung nạp kiến thức thêm vào bộ nhớ của mình? Tại sao mình rất chăm chỉ học mà vẫn cứ “chữ thầy trả lại cho thầy” .?

Môn SH trong trường THPT là một môn khoa học tự nhiên nhưng có đặc điểm là lượng kiến thức lý thuyết rất nhiều, trừu tượng để nhớ được kiến thức đa số HS chọn phương pháp học thuộc lòng. Cách học của phần lớn HS hiện nay là học vẹt, tức là đọc bài nhiều lần cho đến khi thuộc thì thôi. Cách này làm mất nhiều thời gian, HS không hiểu rõ bản chất của vấn đề, chỉ cần quên một từ thôi là có thể quên cả đoạn, khi gặp câu hỏi ở mức độ thông hiểu hoặc vận dụng HS sẽ lúng túng, không trả lời được. Cách học này làm kiến thức sẽ bị lãng quên chỉ trong một thời gian ngắn. Mặt khác, để làm các bài tập vận dụng trong SH thì HS không những cần nắm chắc kiến thức mà còn phải hiểu rõ nội dung vấn đề, đây là điều mà với cách học vẹt HS không thể làm được.

 

doc 34 trang thuychi01 10261
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp học sinh tiếp thu nhanh và nhớ lâu khi giảng dạy môn sinh học ở trường trung học phổ thông Lê Lai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT LÊ LAI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH TIẾP THU NHANH VÀ NHỚ LÂU KHI GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ LAI
Người thực hiện: Hòa Thị Loan
Chức vụ: Giáo viên 
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh học
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ
Tên viết tắt
Tên đầy đủ
 GV
Giáo viên
 HS
Học sinh
 KT
Kiểm tra
 SGK
Sách giáo khoa
 THPT
Trung học phổ thông
 NST
Nhiễm sắc thể
 SH
Sinh học
 TN
Thí nghiệm
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong quá trình giảng dạy nhiều năm ở trường THPT Lê Lai, tôi thấy việc học bài của nhiều HS chưa tốt, các em mau quên và dẫn đến kết quả thi chưa cao. Trao đổi với HS tôi tìm ra nguyên nhân là do em không hiểu bài, không có thời gian học bài cũ, do lượng kiến thức lớn, dàn trải ở nhiều môn học khác nhau, thậm chí nhiều HS không học bài là do không thích môn học, không xác định được mục tiêu, động lực của việc học và một phần do người dạy chưa có phương pháp lôi cuốn HS.
Thực tế cho thấy, những HS có kết quả học tập tốt chưa hẳn là do các em có trí thông minh, phần nhiều là do khả năng ghi nhớ tốt do có phương pháp rèn luyện khả năng ghi nhớ tốt. Mặt khác, một HS có kết quả học tập không tốt không hẳn là do em đó lười học mà có thể do em chưa có phương pháp học hiệu quả, người dạy học chưa khơi gợi, đánh thức được tiềm năng ghi nhớ của HS.
Kiến thức ở các cấp học luôn có sự đổi mới nhưng cũng thể hiện tính kế thừa, đồng tâm, xoắn ốc nối tiếp các năm học với nhau. Để tiếp thu kiến mới, HS phải dựa vào nền tảng kiến thức cũ. Sẽ là vô cùng khó khăn nếu HS cứ trăn trở làm sao để có thể dung nạp kiến thức thêm vào bộ nhớ của mình? Tại sao mình rất chăm chỉ học mà vẫn cứ “chữ thầy trả lại cho thầy”.?
Môn SH trong trường THPT là một môn khoa học tự nhiên nhưng có đặc điểm là lượng kiến thức lý thuyết rất nhiều, trừu tượngđể nhớ được kiến thức đa số HS chọn phương pháp học thuộc lòng. Cách học của phần lớn HS hiện nay là học vẹt, tức là đọc bài nhiều lần cho đến khi thuộc thì thôi. Cách này làm mất nhiều thời gian, HS không hiểu rõ bản chất của vấn đề, chỉ cần quên một từ thôi là có thể quên cả đoạn, khi gặp câu hỏi ở mức độ thông hiểu hoặc vận dụng HS sẽ lúng túng, không trả lời được. Cách học này làm kiến thức sẽ bị lãng quên chỉ trong một thời gian ngắn. Mặt khác, để làm các bài tập vận dụng trong SH thì HS không những cần nắm chắc kiến thức mà còn phải hiểu rõ nội dung vấn đề, đây là điều mà với cách học vẹt HS không thể làm được.
Việc ghi nhớ kém một phần do HS chưa có phương pháp học phù hợp, song phần còn lại cũng cần đề cập đến vai trò của người dạy. Trong hoạt động giáo dục, GV chính là người dẫn dắt, định hướng để HS tiếp cận được kiến thức mới. Như vậy, hiệu quả học tập của HS phụ thuộc vào phương thức, đường đi mà người thầy đã vạch ra. Trong quá trình dạy học môn SH hiện nay nói riêng và nhiều môn khác nói chung, nhiều GV chỉ lo truyền tải hết nội dung kiến thức bài học mà chưa tìm biện pháp để HS hiểu bài, nhớ nội dung bài học nhanh hơn, hiệu quả hơn. 
Việc tiếp thu kiến thức ngay trên lớp của HS rất quan trọng, nếu GV có phương pháp làm cho kiến thức đơn giản, gần gũi, sinh động hơn hay nói cách khác là cách thức làm cho bài học trở nên dễ nhớ, dễ hiểu hơn thì HS có thể ghi nhớ ngay tại lớp. Sau vài lần củng cố, kiến thức đã nằm tương đối chắc chắn trong bộ nhớ của HS.
Từ những vấn đề được nêu ở trên, với mong muốn nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn SH, tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp giúp học sinh tiếp thu bài nhanh và nhớ lâu khi giảng dạy môn SH ở trường THPT Lê Lai”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tổng hợp được một số kinh nghiệm dạy học làm tăng khả năng ghi nhớ cho HS khi dạy môn SH lớp ở trường THPT Lê Lai.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số kinh nghiệm dạy học làm tăng khả năng ghi nhớ cho HS khi dạy môn SH lớp ở trường THPT Lê Lai.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài để làm cơ sở lý luận cho đề tài. 
- Phương pháp điều tra: 
+ Phỏng vấn HS về phương pháp học, về hứng thú đối với bộ môn SH.
+ Thu thập ý kiến của GV dạy môn SH ở các trường THPT Lê lai về thực trạng và những nguyên nhân của việc ghi nhớ kém ở HS.
- Thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm sư phạm nhằm KT giả thuyết đã đưa ra.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1 Trí nhớ và các quá trình cơ bản của trí nhớ:
Trí nhớ là một quá trình sinh lí phản ánh những kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, gìn giữ và sự tái tạo sau đó ở trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động hay suy nghĩ trước đây [1].
Trí nhớ có vai trò rất to lớn trong đời sống và hoạt động của con người:
- Nhờ có ghi nhớ mà chúng ta tích lũy được kinh nghiệm sống. Nếu không có kinh nghiệm sống thì mọi hoạt động của chúng ta sẽ rất khó khăn, mà kinh nghiệm lại là nhờ trí nhớ.
- Nhờ có nhận lại và nhớ lại mà ta có thể đem những kinh nghiệm sống để ứng dụng vào thực tiễn.
- Không có trí nhớ, trong học tập sẽ không tư duy được.
Trí nhớ của con người được hình thành bằng hoạt động quyết định. Mà hoạt động của con người rất đa dạng và phong phú nên trí nhớ cũng có nhiều loại, như: Trí nhớ vận động, cảm xúc, hình ảnh, từ ngữ lôgic; trí nhớ bằng mắt, bằng tay; trí nhớ không chủ định và trí nhớ có chủ định; trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn
Trí nhớ của con người là một hoạt động tích cực, phức tạp bao gồm nhiều quá trình khác nhau và có quan hệ qua lại với nhau:
- Quá trình ghi nhớ: Là giai đoạn đầu tiên của một hoạt động ghi nhớ cụ thể nào đó. Ghi nhớ là quá trình hình thành dấu vết của đối tượng mà ta đang tri giác trên vỏ não. 
+ Ghi nhớ không chủ định: Là loại ghi nhớ không cần đặt ra mục đích từ trước, nó không đòi hỏi sự nỗ lực nào của ý chí mà dường như được thực hiện một cách tự nhiên.
+ Ghi nhớ có chủ định: Là loại ghi nhớ theo mục đích từ trước, có sự cố gắng cũng như thủ thuật và phương pháp ghi nhớ xác định. 
Loại ghi nhớ này được thực hiện:
+) Ghi nhớ máy móc: Là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn giản. Biểu hiện điển hình của loại ghi nhớ này là học vẹt.
+) Ghi nhớ có ý nghĩa: Là sự ghi nhớ được dựa trên sự thông hiểu nội dung tài liệu, trên sự nhận thức được mối liên hệ lôgic giữa các bộ phân của tài liệu đó.
- Quá trình gìn giữ: Là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết đã hình thành được trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ.
- Quá trình nhận lại và nhớ lại: 
Nhận lại là sự nhớ lại một đối tượng nào đó trong điều kiện tri giác lại đối tượng đó.
Nhớ lại là quá trình tái hiện lại sự vật, hiện tượng khi không gặp lại chúng.
Cơ chế sinh lí là quá trình khôi phục lại đường liên hệ thần kinh tạm thời do kích thích trước đây gây ra.
- Quên và cách chống quên:
Quên là biểu hiện sự không nhận lại hay nhớ lại được, hay nhận lại, nhớ lại sai.
Cách chống quên: Thường xuyên củng cố đường dây liên hệ thần kinh tạm thời đã được thành lập. Cụ thể:
+ Tiến hành ôn tập ngay sau khi học.
+ Phải ôn tập thường xuyên.
+ Vận dụng nhiều giác quan tham gia vào ôn tập.
+ Ôn tập phải kết hợp với thực hành, luyện tập.
+ Ôn tập phải kết hợp với nghỉ ngơi.
+ Giảng dạy chống nhồi nhét, ghi nhớ có điểm tựa [1]
2.1.2. Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ của học sinh trung học phổ thông
- Đặc điểm của hoạt động học tập: Ở trường THPT, việc học tập của các em phức tạp hơn một cách đáng kể. Muốn lĩnh hội sâu sắc môn học, HS phải có trình độ tư duy. Đòi hỏi phải có tính năng động và độc lập ở lứa tuổi này. Thái độ học tập cũng có sự thay đổi, HS bắt đầu đánh giá hoạt động chủ yếu theo quan điểm tương lai của mình. Có thái độ lựa chọn đối với từng môn học và đôi khi chỉ chăm học những môn học được cho là quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai. Ở lứa tuổi này, các hứng thú và khuynh hướng học tập đã trở nên xác định và rõ ràng hơn, điều này kích thích nguyện vọng muốn mở rộng và đào sâu các tri thức trong các lĩnh vực tương ứng. [2]
- Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ: Do cơ thể được hoàn thiện nên tạo điều kiện cho sự phát triển trí tuệ. Cảm giác và tri giác lứa tuổi này đã đạt mức độ của người lớn. Điều này làm cho năng lực cảm thụ được nâng cao. Trí nhớ cũng được phát triển rõ rệt, HS đã biết sử dụng nhiều phương pháp ghi nhớ chứ không chỉ ghi nhớ một cách máy móc (học thuộc). Sự chú ý của HS THPT cũng phát triển. Hoạt động tư duy của HS THPT phát triển mạnh, thời kỳ này HS có khả năng tư duy lý luận, trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo. Những năng lực như phân tích, tổng hợp, so sánh cũng được phát triển. [3]
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Về phía giáo viên
Trong những năm gần đây, thực hiện theo quan điểm chỉ đạo đã được nêu trong nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đội ngũ GV nói chung và GV dạy môn SH nói riêng đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học [4]. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học vẫn còn một số hạn chế:
- Một bộ phận GV vẫn còn sử dụng lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. HS bị động học theo những nội dung mà GV truyền tải nên kiến thức thu nhận được ít và nhanh chóng bị lãng quên.
- Hình thức tổ chức hoạt động học tập trong nhiều giờ học trên lớp còn nghèo nàn, ít gây được hứng thú học tập cho HS do đó làm giảm đi sự chú ý của các em đối với bài học.
- Việc sử dụng các phương tiện dạy học còn hạn chế. Nhiều GV còn chưa thật tích cực sử dụng chúng như một kênh khai thác và giúp HS khắc sâu kiến thức, ngay cả hệ thống kênh hình trong SGK đôi khi còn bị “bỏ quên” hoặc sử dụng hời hợt. 
- GV chưa làm tốt công tác hướng dẫn HS tự làm việc với SGK. Có điều này là do GV chưa chú ý đến công tác độc lập của HS với SGK, chưa định hướng cho HS thấy rõ vai trò của việc đọc sách hoặc những câu hỏi cho HS còn chung chung, thiếu địa chỉ cụ thể để các em tập trung nghiên cứu.
- Việc gây ấn tượng chưa hiệu quả: Ấn tượng để lại dấu vết rất lâu trên vỏ não. Nếu tận dụng được quy luật ấn tượng thì HS sẽ có thể ghi nhớ thông tin nhanh và lâu hơn. Tuy nhiên, việc tạo ấn tượng trong các giờ học chưa được nhiều GV quan tâm, làm “lãng phí” cơ hội ghi nhớ của HS.
- Công tác ôn tập, củng cố kiến thức chưa hiệu quả.
- Chưa chú trọng đến việc làm thí nghiệm, thực hành và hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm, thực hành.
2.2.2. Về phía học sinh
Với những kiến thức đã học, khả năng ghi nhớ của nhiều HS chưa tốt do những nguyên nhân:
- Chưa có thói quen ghi chú, hệ thống những kiến thức chính của mỗi bài, mỗi chương đã học.
Nhiều HS hiện nay đang duy trì cách học rập khuôn theo những gì được thầy cô cho ghi lại trong sách vở. Cách học này làm mất nhiều thời gian trong khi kiến thức không được hệ thống lại một cách đầy đủ, chỉ một bên bán cầu đại não được sử dụng nên hiệu quả ghi nhớ không cao. 
- Hoạt động củng cố, ôn tập và vận dụng kiến thức chưa thường xuyên.
- Thói quen học vẹt.
Nhiều HS thường có thói quen học thuộc lòng theo những nội dung đã được học nhưng lại không hiểu gì về các nội dung đó. Chính điều này dẫn đến kiến thức không thể lưu giữ được lâu trong trí nhớ và hiệu quả vận dụng kiến thức rất thấp.
- HS chưa tạo thành thói quen đọc bài mới trước khi đến lớp. Học bài cũ là công việc thường xuyên đối với HS, song nhiều em lại không có thói quen đọc bài mới trước khi đến lớp. 
- Kĩ năng đọc của HS chưa tốt, lúng túng trong việc xác định trọng tâm của bài. Nhiều HS chưa rèn luyện được cho mình kĩ năng đọc, điều này dẫn đến mất nhiều thời gian mà hiệu quả lại không cao. 
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1.Yêu cầu HS nghiên cứu trước nội dung bài học
* Yêu cầu HS nghiên cứu trước sách giáo khoa
Để HS có thể tiếp thu bài nhanh và nhớ bài lâu hơn, GV nên yêu cầu HS nghiên cứu trước nội dung bài học ở nhà bằng cách nghiên cứu trước SGK. Tuy nhiên, không hẳn cứ đọc là sẽ lĩnh hội được những thông tin cần thiết. Trong quá trình giảng dạy, GV cần hướng dẫn phương pháp để HS đọc sách có hiệu quả hơn. Để làm được điều này, GV cần chú ý đặt ra những câu hỏi rõ ràng về yêu cầu để HS tìm kiếm, khai thác thông tin; quan sát hình ảnh, sơ đồ trong sách. Bên cạnh đó GV cần lưu ý HS một số kĩ năng:
	- Đầu tiên, hãy đọc mỗi bài từ phần tóm tắt cuối bài, qua đó HS có thể hình dung ra những nội dung chính của mỗi bài, thuận lợi cho quá trình đọc chi tiết sau này.
	- Thứ hai, nên đọc nội dung theo từng cụm 5 – 7 từ để cải thiện tốc độ và nắm được các ý cơ bản của bài học.
	- Thứ ba, tập trung vào những từ khóa có liên quan đến chủ đề của bài 
học, tiêu đề của từng mục.
	Ví dụ: Khi dạy bài 36 – Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, mục I. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể, trong SGK có viết:
“Quá trình hình thành một quần thể sinh vật thường trải qua các giai đoạn chủ yếu sau: Đầu tiên, một số cá thể cùng loài phát tán tới một môi trường sống mới. Những cá thể nào không thích nghi được với điều kiện sống của môi trường sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đi nơi khác. Những cá thể còn lại thích nghi dần với điều kiện sống. Giữa các cá thể cùng loài gắn bó chặt chẽ với nhau qua các mối quan hệ sinh thái và dần dần hình thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh”.[8]
Để ghi nhớ hết những thông tin trong đoạn văn trên sẽ khó khăn hơn việc ghi nhớ những từ khóa. Hãy thử KT bằng đoạn thông tin ở dưới:
“, hình thành quần thể ... một số cá thể  phát tánmôi trường mới không thích nghitiêu diệt di cư . Thích nghi.. quần thể mới”.
	- Đánh dấu vào những thông tin chính có trong mỗi đoạn để tránh mất thời gian trong quá trình xem lại sau này.
	Việc đọc bài mới nên được thực hiện trước mỗi buổi học, được vậy sẽ giúp HS biết được vấn đề mà bản thân còn chưa rõ trong nội dung của bài để tập trung sự chú ý, làm cho tốc độ thu nhận kiến thức được nhanh hơn.
Đối với hoạt động trên lớp, để nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu của HS với SGK thì điều quan trọng là GV cần giao nhiệm vụ cụ thể cho các em tìm kiếm. Đó có thể là câu hỏi cần trả lời, bảng biểu cần hoàn thành và thông tin có được từ SGK qua đó HS xác định được nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể của việc đọc thông tin trong sách. Cần lưu ý các câu hỏi trong sách, ở mỗi mục vì những câu hỏi này thường đòi hỏi HS phải làm việc nhiều hơn với SGK, qua đó sự ghi nhớ cũng tốt hơn.
	Ngoài làm việc với SGK ở trên lớp vào mỗi buổi học, GV cũng có thể giao nhiệm vụ liên quan đến bài mới để HS thực hiện tại nhà. GV có thể thiết kế nhiệm vụ cho nhóm hoặc từng cá nhân, nêu rõ địa chỉ cụ thể để HS tìm kiếm thông tin. Làm được việc này thì tốc độ của các hoạt động trên lớp sẽ nhanh hơn, GV có thêm thời gian giải đáp những thắc mắc, đưa ra những tình huống mới giúp HS hiểu rõ hơn nội dung của bài.
	Ví dụ: Khi dạy bài về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, GV có thể thiết kế bảng theo mẫu và giao cho HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm về chuẩn bị trước:
	? Hãy nghiên cứu thông tin ở mục II SGK bài 36, hoàn thành bảng:
Nội dung
Quan hệ hỗ trợ
Quan hệ canh tranh
Khái niệm
Điều kiện
Ý nghĩa
Mức độ phổ biến
Ví dụ
	Hoặc khi dạy về các quá trình tự nhân đôi ADN hay phiên mã, dịch mã, GV có thể yêu cầu HS nghiên cứu thông tin ở các mục tương ứng trong SGK để hoàn thành bảng:
Đặc điểm
Nội dung
Thời điểm và nơi xảy ra
Diễn biến
Kết quả
Nguyên tắc tổng hợp
	* Yêu cầu học sinh nghiên cứu các nguồn tài liệu khác:
	Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã mở ra nhiều cánh cửa giúp HS tiếp cận nhiều nguồn tri thức. Việc tìm kiếm thông tin không còn bó hẹp trong phạm vi quyển SGK mà có thể từ nhiều nguồn khác nhau như: máy tính, điện thoại, ti vi, báo chí
	Để làm tốt việc này, GV cần thiết kế và giao nhiệm vụ liên quan đến nội dung của bài nhưng là những vấn đề mở rộng, bổ sung hay làm rõ hơn cho các kiến thức đã có sẵn trong SGK. GV cần giám sát quá trình thực hiện của HS để tránh hiện tượng các em bị sa đà vào những vấn đề khác không liên quan. Như vậy, nội dung kiến thức được tìm hiểu và đem ra trao đổi, thảo luận nhiều lần, các em sẽ ghi nhớ kiến thức tốt hơn, hứng thú học tập hơn, phát triển thêm nhiều kĩ năng khác. 
	Ví dụ: Trước khi dạy bài 6 – ĐB số lượng NST, GV có thể giao nhiệm vụ cho các nhóm HS tiến hành tìm kiếm thông tin trên sách báo, internet để thực hiện yêu cầu:
Nhóm
Nhiệm vụ
1
Thế nào là ĐB số lượng NST? ĐB lệch bội và đa bội có gì giống và khác nhau?
2
Nguyên nhân và cơ chế phát sinh ĐB số lượng NST là gì?
3
Nêu các bệnh ở người liên quan đến ĐB số lượng NST. Sưu tầm hình ảnh minh họa
4
ĐB số lượng NST có ý nghĩa như thế nào? 
(Gợi ý tìm kiếm: Sách báo, Internet – từ khóa: ĐB số lượng NST; lệch bội, đa bội; nguyên nhân ĐB số lượng NST, hội chứng Đao, tớc nơ, claiphento, dưa hấu không hạt, nho không hạt)
2.3.2. Tạo cho học sinh ấn tượng với bài học 
	Trí nhớ hoạt động tuân theo quy luật “Ấn tượng mạnh mẽ” tức là sức mạnh của ấn tượng đầu tiên về một cái gì đều tồn tại trong trí nhớ, ấn tượng càng mạnh thì khả năng ghi nhớ càng tốt.
	Áp dụng quy luật này trong dạy HS học, có thể thực hiện theo các hướng:
	- Tạo ấn tượng bằng phương tiện trực quan
	Như đã nói ở trên, hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh thu nhận được bằng trực quan. Dựa vào đặc điểm này và trên thực tế các phương tiện trực quan phục vụ cho dạy HS học tương đối phong phú, GV có thể sử dụng một cách hợp lí, tăng cường tính trải nghiệm cho HS để các em ghi nhớ kiến thức nhanh hơn và lâu hơn.
	- Gây ấn tượng trong quá trình dẫn dắt vào bài hoặc vào một mục mới của bài:
	Ví dụ: Khi dạy bài 36 – Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, mục II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, GV có thể chiếu 2 đoạn video ngắn về sự hỗ trợ trong đàn trâu rừng và sự cạnh tranh khi tranh giành con cái gây sự chú ý của HS để đặt vấn đề vào mục:
	GV: Các em hãy quan sát hai đoạn video ngắn sau, từ đó hãy trả lời câu hỏi: “Em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa các con trâu trong 2 đoạn video trên?”
	Sau khi HS đã quan sát, nhận xét, các em sẽ cảm thấy tò mò, đặt ra câu hỏi “Tại sao?” thì GV hướng dẫn HS tìm hiểu mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
- Gây ấn tượng trong quá trình tìm hiểu nội dung bài học:
Trong quá trình tìm hiểu nội sung bài học, GV có thể lồng ghép những câu chuyện thực tế, những đoạn video phù hợp, những đoạn thơ, thậm chí phổ nhạc theo bài hát làm cho bài học thêm phần sinh động hơn.
Ví dụ 1: khi dạy bài Nguyên phân – SH 10 tôi đã “chế nhạc” cho bài học dựa trên bài hát “Quê hương” của nhạc sĩ Giáp Văn Thạch như sau:
 thiện Cho ta bước tiếp chặng đường Nguyên phân kỳ ĐẦU xoắn trong 
Nguyªn Ph©n	
	Nh¹c: Gi¸p V¨n Th¹ch
	Lêi : Hßa Loan
động CUỐI ra hai tế bào rồi.
 lại GIỮA kì xoắn tít em ơi Sang SAU tách ở tâm 
 N thành nhiễm thể kép em ơi G 2 là pha hoàn
 thằng S nó nhân đôi Nhân đôi A D en 
 1 S với G 2 G 1 chuẩn bị vật chất Cho 
 gian rồi lại phân chia Trung gian là lâu dài nhất G
 hai tế bào mỗi lần Nguyên phân gồm hai giai đoạn Trung
 Nguyên phân là một quá trình cho
Sau đó cho một “ca sĩ” của lớp trình bày, GV quay video lại và đăng lên nhóm facebook, chia sẻ lên nhóm Messenger. Tiết mục đã được học sinh ủng hộ nhiệt tình.
Ví dụ 2: khi dạy bài “Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen” - SH 12, tôi lồng ghép đoạn thơ sau:
GEN cùng tương tác
Với MÔI TRƯỜNG bình thường
Thành KIỂU HÌNH dễ thương
Trái đất thêm tươi đẹp.
TẬP HỢP CÁC KIỂU HÌNH
Của cùng một kiểu gen
Tuỳ môi trường thân quen
Gọi là MỨC PHẢN ỨNG.
KIỂU HÌNH cũng có thể
Thay đổi theo môi trường
MỀM DẺO thật thân thương
Ta gọi là THƯỜNG BIẾN.
Kiểu gen không thay đổi
Chỉ THAY ĐỔI KIỂU HÌNH
Giúp THÍCH NGHI thật nhanh.
Gián tiếp cho TIẾN HÓA.
Ví dụ 3: khi dạy bài 33, sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất – SH 12 tôi đã chế lời bài hát “Tấm cám, truyện Hậu Hoàng kể” đang rất thịnh hành trong giới trẻ thành bài hát (Phụ lục 7)
Sau đó, tôi sử dụng phần mề

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_tiep_thu_nhanh_va_nho_la.doc