SKKN Áp dụng biện pháp khuyến khích động viên tích cực khi học sinh mắc lỗi ở Trường THPT

SKKN Áp dụng biện pháp khuyến khích động viên tích cực khi học sinh mắc lỗi ở Trường THPT

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII với nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế có ghi: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.

Để đạt được mục tiêu giáo dục hiện đại, không chỉ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học mà còn phải thay đổi quan niệm, nhận thức và hành vi trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong đó có việc thực hiện các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực. [5]1

 

docx 14 trang thuychi01 10680
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Áp dụng biện pháp khuyến khích động viên tích cực khi học sinh mắc lỗi ở Trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT SẦM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHUYẾN KHÍCH ĐỘNG VIÊN TÍCH CỰC KHI HỌC SINH MẮC LỖI Ở TRƯỜNG THPT
Người thực hiện: Ngô Thị Hường
Chức vụ: PTTCM
SKKN thuộc lĩnh vực: Chủ nhiệm
THANH HOÁ, NĂM 2019
	MỤC LỤC	 	 	 Trang
Mục lục	1
Phần I. Mở đầu	2
	1. Lí do chọn đề tài	2
	2. Mục đích nghiên cứu	3
	3. Đối tượng nghiên cứu	3
	4. Phương pháp nghiên cứu	3
Phần II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm	3
	1.Cơ sở lí luận	3
	2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	4
	3. Áp dụng “biện pháp khuyến khích động viên tích khi học sinh mắc lỗi ở trường phổ thông”	6
	4. Hiệu quả của sáng kiến	9
Phần III. Kết luận và đề nghị	9	
Tài liệu tham khảo	12
Một số chữ viết tắt trong sáng kiến kinh nghiệm
Trung học phổ thông: 	THPT
Kỉ luật tích cực: 	 	 KLTC
Giáo dục kỉ luật tích cực: 	 GDKLTC
Phần I. MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII với nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế có ghi: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. 
Để đạt được mục tiêu giáo dục hiện đại, không chỉ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học mà còn phải thay đổi quan niệm, nhận thức và hành vi trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong đó có việc thực hiện các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực. [5]1
Trong quá trình học tập và phát triển việc học sinh mắc lỗi là lẽ đương nhiên. Khi học sinh mắc lỗi, mỗi thầy cô giáo phải là người bạn, người anh/chị, người bố, người mẹ, giúp các em nhận ra lỗi của mình để tự điều chỉnh. Việc nhận ra lỗi để điều chỉnh bản thân là cơ sở cho sự phát triển hoàn thiện nhân cách. Đôi khi giáo dục dựa trên “ sai lầm” cũng mang lại tác dụng không nhỏ. 
Lịch sử đã chứng minh nhiều học sinh thành đạt, xuất chúng đã từng là những học sinh hay mắc lỗi, thậm chí là học sinh “cá biệt” khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và hẳn ai cũng đã từng nghe câu chuyện về nhà bác học Thomas Edison, Khi cậu bé Edison bị thầy giáo buộc thôi học ở trường vì “đần độn”, vi phạm kỉ luật thường xuyên. Người mẹ vĩ đại của ông với phương pháp giáo dục tích cực của mình bà đã làm nên một Edison vĩ đại cho nhân loại. Cuối đời, Edison đã nói: "Mẹ là người tạo ra tôi. Bà khiến tôi cảm thấy có động lực sống, là người khiến tôi luôn cố gắng để không gây thất vọng". 
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và giáo dục, hiểu được lợi ích to lớn của phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực, tôi luôn trăn trở, tìm tòi, học hỏi, thử nghiệm và đúc rút thành chút ít kinh nghiệm cho bản thân, mong muốn được chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp. Trong phạm vi của SKKN này tôi chỉ xin được đề cập “biện pháp khuyến khích động viên tích cực khi học sinh mắc lỗi ở trường THPT” mà tôi đã tiến hành nhiều năm qua ở Trường THPT Sầm Sơn. 
 Trích dẫn từ TLTK số 5
2. Mục đích nghiên cứu
Thay đổi quan niệm, nhận thức, hành vi về kỷ luật học sinh khi phạm lỗi, tích cực sử dụng các biện pháp KLTC trong quá trình dạy học và giáo dục.
3. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp GDKLTC với “biện pháp khuyến khích động viên tích cực khi học sinh mắc lỗi ở trường phổ thông”.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông của Bộ GD và ĐT
- Nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông về giáo dục kỷ luật tích cực của Bộ GD và ĐT
	- Nghiên cứu một số tài liệu trên mạng internet về phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực, Nguồn: 
4.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm giáo dục KLTC ở trường THPT Sầm Sơn để đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu
4.3. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
Phân tích, so sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng, tổng kết thành kinh nghiệm cho đề tài nghiên cứu
Phần II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.Cơ sở lý luận	
1.1. Một số khái niệm cơ bản
- “Kỉ luật” là những quy tắc, quy định, luật lệ mà con người phải thực hiện, chấp hành và tuân theo.
- “Trừng phạt thân thể”
Theo Liên Minh các Tổ chức Cứu trợ trẻ em thì trừng phạt thân thể là hành vi sử dụng vũ lực và để gây ra đau đớn nhưng không gây thương tích. Hành vi này được sử dụng như một hình thức kỷ luật và bao gồm hai hình thức như sau:
- Trừng phạt thể xác có thể bao gồm: việc đánh trẻ bằng tay hay đồ vật (như gậy, thắt lưng, roi, giày...) đá, lắc, ném, véo, giật tóc, buộc trẻ phải ngồi hay quỳ... trong các tư thế khó chịu hay nhục hình, hay buộc trẻ phải thực hiện quá mức các bài tập thể lực, đốt hay đe doạ trẻ.
- Trừng phạt tinh thần : sỉ nhục hay hạ thấp nhân phẩm: gồm nhiều hình thức như trừng phạt về tinh thần, chửi bới, mỉa mai, xa lánh hay bỏ mặc trẻ.
- “Giáo dục kỷ luật tích cực” là cách giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của học sinh; không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của học sinh; có sự thỏa thuận giữa giáo viên và học sinh, đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm tâm lí của học sinh. [5]2
- “Khuyến khích động viên tích cực” là việc sử dụng lời nói, cử chỉ, hành vi tích cực để công nhận thành quả của người khác.
1.2. Đặc điểm của phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực.
- Không bạo lực và tôn trọng học sinh, thực hiện những động tác giáo dục phù hợp với nhu cầu, trạng thái, tâm, sinh lí học sinh; giúp học sinh khắc phục, nhận thức hành vi chưa đúng của bản thân.
- Tạo cho học sinh cảm giác an toàn, thân thiện, thoải mái chia sẻ khó khăn, vượt qua các rào cản tâm lí, giảm bớt căng thẳng trong học tập và cuộc sống cá nhân.
- Gia tăng năng lực hành động và cơ hội thành công cho học sinh 
1.3. Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp GDKLTC 
- có những công dan tốt có thể phục vụ, cống hiến cho gia đình, xã hội trong tương lai
- Giảm thiểu được tệ nạn xã hội, nạn bạo hành, bạo lực
- Chi phí chăm sóc, điều trị và trợ giúp gia đình học sinh được dành để nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng, xã hội.
- Gia đình hạnh phúc, xã hộ phồn vinh
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Thực trạng sử dụng các biện pháp trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần của học sinh trong các trường THPT 
Học sinh THPT là độ tuổi chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Các em thích thể hiện bản thân, hiếu động, cảm tính, thiếu tập trung trong học tập, bướng bỉnh, ham chơi... Việc xử lí học sinh khi các em mắc lỗi là việc nên làm, phải làm trong mọi nền giáo dục , ở mọi quốc gia, ở mọi thời kì nhằm giúp các em có khả năng tự điều chỉnh hành vi, thái độ để phát triển toàn diện thành con người vừa hồng vừa chuyên. Tuy nhiên cách xử lí như thế nào để đạt mục tiêu giáo dục 
2 Trích dẫn từ TLTK số 5
hiện đại đang là vấn đề được cả gia đình, nhà trường và xã hội quan tâm.
	Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã nêu rõ ở điều 19 “ Quyền được bảo vệ tránh mọi hình thức bạo lực xâm phạm đến thể xác và tinh thần của trẻ em”. Ở Việt Nam cũng có nhiều quy định pháp chế cấm “ Cản trở việc học tập của trẻ em ” [7]3 , cấm “ xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người học”, [8]4 “ Sử dụng các biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình với trẻ em là vi phạm pháp luật” [7]5.
Trên thực tế, nhiều thầy cô giáo đã không ngừng nỗ lực, cố găng là tấm gương cho học sinh noi theo, là chỗ dựa tin cậy để học sinh bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của mình lúc khó khăn...Song vẫn còn một bộ phận không nhỏ giáo viên vì những nguyên nhân khác nhau đã sử dụng các hình thức giáo dục không phù hợp khi học sinh mắc lỗi, làm tổn thương về thể xác và tinh thần của các em, gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, sự phát triển trí tuệ và nhân cách học sinh. Thậm chí còn gây áp lực, tổn thương về tinh thần, vật chất cho phụ huynh.
2.2. Những nguyên nhân của việc sử dụng các biện pháp trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần khi học sinh mắc lỗi.
	Do ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, quan niệm xưa cho rằng muốn dạy trẻ thì ngay từ nhỏ, trẻ phải được giáo dục bằng đòn roi mới nên người; người lớn/ cha me, thầy cô có quyền đánh, mắng, xử phạt..., trẻ phải chấp hành, không được cãi lại. Tư tưởng đó được truyền từ đời này qua đời khác và nghiễm nhiên trở thành một biện pháp giáo dục mang tính phổ biến.
	Do quan niệm sai lầm về giáo dục trẻ, thông qua sử dụng các hình thức kỉ luật như “ thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, “ già đòn non lẽ, đánh đau phải chừa”, “ Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”... đã tồn tại lâu đời, cha, mẹ, Thầy cô, người lớn sử dụng với hy vọng sự trừng phạt càng nặng, trẻ càng sợ, càng nhớ lâu và không dám tái phạm. Các hình thức trừng phạt này đã trở thành nét văn hóa, truyền thống và đi vào trường học với lí lẽ ngụy biện: 
Đối với học sinh “cá biệt”, TPTT là biện pháp giáo dục duy nhất
TPTT là biện pháp giáo dục giúp học sinh nên người 
TPTT là biện pháp đơn giản, có hiệu quả nhanh
TPTT là biện pháp không ảnh hưởng lâu dài, nặng nề đối với trẻ.
3 Trích dẫn từ TLTK số 7
4 Trích dẫn từ TLTK số 8
5 Trích dẫn từ TLTK số 7
Do thiếu hiểu biết về tâm lí học sinh, thiếu sự quan tâm, tình yêu thương từ gia đình, nhà trường và xã hội. Nhiều giáo viên đánh giá học sinh dựa trên hành vi vi phạm kỉ luật mà thiếu sự hiểu biết về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân dẫn đến những hành vi đó. Do thiếu hiểu biết về sử dụng các biện pháp kỉ luật tích cực để giáo dục học sinh. 
Dùng bạo lực với học sinh không phải là việc làm bình thường hay việc riêng, đặc quyền của người lớn, cha mẹ, thầy cô mà đó là thể hiện sự bất lực của giáo dục, là sự vi phạm pháp luật Việt Nam và quốc tế. Khi giáo viên có hiểu biết về GDKLTC và vận dụng có hiệu quả thì biện pháp TPTT không còn là biện pháp giáo dục duy nhất. 
2.3. Hậu quả của việc sử dụng các biện pháp trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần của học sinh.
	Đối với học sinh khi mắc lỗi, giáo viên sử dụng các hình thức TPTT không giải quyết được tận gốc vấn đề học sinh đang gặp phải, đôi khi còn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng khôn lường đến sự phát triển, sức khỏe và nhân cách học sinh; kết quả học tập sa sút, chán học, bỏ học, ảnh hưởng đến mối quan hệ thầy trò... 
	Với giáo viên, sau khi trách phạt học sinh cũng thường rơi vào trạng thái ân hận, day dứt, thấy mình bất lực trong cách giáo dục học sinh, bị mất lòng tin ở học sinh, phụ huynh, bị phê bình, kỉ luật...
Gây buồn phiền, mất thời gian, tiền của, công việc...cho phụ huynh .
Với xã hội, hậu quả lâu dài nhất là nó trở thành biện pháp giáo dục truyền thống, những người bị TPTT sẽ áp dụng những biện pháp đó để dạy con cái, học sinh của mình, tạo nên một vòng luẩn quẩn, đem tới cho giới trẻ thế hệ này qua thế hệ khác thông điệp sai lầm: dùng bạo lực là có thể giải quyết hết mọi sai lầm. Từ đó các em bắt chước cách làm của ngời lớn, thầy cô dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn, bất đồng với bạn bè, người xung quanh. Từ chỗ là nạn nhân sẽ biến các em thành tội phạm, ươm mầm cho bạo lực xã hội. 
3. Áp dụng “biện pháp khuyến khích động viên tích cực khi học sinh mắc lỗi ” trong giáo dục và dạy học
	Ở lứa tuổi trung học phổ thông cơ thể các em đã đạt tới mức phát triển của người trưởng thành, hệ thần kinh phát triển mạnh, cảm giác và tri giác đã đạt đến mức độ của người lớn, các em đã nhận thức được cái tôi của mình và vị trí của mình trong xã hội tương lai. Tuy nhiên sự quan sát của các em thường phân tán, chưa tâp trung, hay đưa ra kết luận vội vàng, dễ bị kích động, thích bắt chước, thích thể hiện là người lớn, nên dễ mắc lỗi. 
Lỗi là một phần của cuộc sống, là một phần của quá trình học tập và trưởng thành của tất cả mọi người. Với sứ mệnh trồng người cao cả, bằng lòng yêu thương, bao dung, độ lượng, sự hiểu biết của mình, kiên nhẫn tìm hiểu, suy xét chúng ta đều thấy đằng sau mỗi lỗi lầm dù nhỏ hay lớn của học sinh đều có những lí do. Đằng sau mỗi cái xấu đều có ẩn chứa cái tốt. Nhiệm vụ của chúng ta – người thầy là khơi thông, khai sáng. Khi khen ngợi và động viên tích cực, các hành vi biểu hiện tích cực sẽ tăng lên, giáo viên đỡ phải dùng đến các hình thức kỉ luật hay trừng phạt, vì mọi hành vi tiêu cực đã được ngăn chặn trước khi xảy ra, nên những hành vi tiêu cực sẽ được hạn chế.
Thật vây trong quá trình thực nghiệm đề tài, tiếp xúc với học sinh, trước tình huống phạm lỗi bất kì của các em tôi đều thực hiện như sau:
Bước 1: Bình tĩnh khi học sinh mắc lỗi. Hít thở sâu và im lặng khi cần thiết, ngay lập tức nghĩ đến điều tích cực, luôn tạo cho mình tâm lí thoải mái, để không có hành động hoặc lời nói làm tổn thương hay xúc phạm học sinh.
Bước 2: Tìm hiểu nguyên nhân vi phạm lỗi của học sinh từ chính học sinh, từ các bạn trong lớp và từ gia đình. Hỏi han nhẹ nhàng, tạo điều kiện thoải mái cho học sinh trình bày lí do dẫn đến mắc lỗi. Khi học sinh trình bày, tôi lắng nghe tích cực, thông qua cái gật đầu, ánh mắt thân thiện. Nếu là lỗi lớn, hay còn nghi ngờ tôi thường hỏi thêm thông tin từ bạn thân, gia đình học sinh một cách kín đáo.
Bước 3: Trên cơ cở những nguyên nhân vừa tìm hiểu tôi đưa ra quyết định xử lí vi phạm trên tinh thần động viên khích lệ, tạo cơ hội nhận lỗi và sử a lỗi cho học sinh. 
Bước 4: Củng cố khuyến khích động viên tích cực, theo dõi sự tiến bộ của học sinh
Những áp dụng cụ thể và lưu ý khi áp dụng: 
KLTC thông qua khuyến khích động viên tích cực có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức : qua cử chỉ, lời khen ngợi, biểu dương trước lớp, gửi tin nhắn, gọi điện cho gia đình... Bí quyết thành công của biện pháp này là sự phù hợp, đúng hình thức, đúng đối tượng, đúng điều các em quan tâm.
Khuyến khích động viên tích cực khi học sinh phạm lỗi, giáo viên phải chú ý về thái độ, hành vi để học sinh cảm thấy an toàn, được yêu thương, cảm thông, tôn trọng,... cử chỉ nhẹ nhàng, ân cần, ấm áp, bao dung, độ lượng coi lỗi lầm của học sinh là cơ hội để học tập, công bằng trong đối xử với tất cả học sinh, lắng nghe học sinh, tạo điều kiện dể các em diễn đạt ý nghĩ và bộc lộ cảm xúc.
Việc khen ngợi, khích lệ phải nhằm vào một việc cụ thể, từ đó thể hiện một phẩm chất tốt của học sinh. Ví dụ: Em Huy lớp tôi do xe bị hỏng giữa đường, em vào lớp muộn, bị ban nề nếp trừ điểm thi đua của lớp. Tâm lí em đã rất buồn và lo sợ bị cô trách phạt. Tuy nhiên tôi đã khích lệ em: “ em đã rất cố gắng và chăm chỉ, vì hỏng xe dọc đường, bị muộn những vẫn vào lớp mà không bỏ buổi học”. Học sinh sẽ nhớ phẩm chất này, điều đó rất quan trọng vì nó có thể giúp học sinh thay đổi quan điểm từ tiêu cực ( định bỏ học khi bị muộn) sang tích cực ( cố gắng vào lớp).
 Sự động viên khuyến khích phải thể hiện sự chân thành qua ánh mắt, lời nói, nó giúp học sinh thấy mình được tôn trọng, từ đó có động lực và nhu cầu sửa sai. Ví dụ: Lớp 10A3 có học sinh Tuấn lưu ban từ năm trước, em hay ngủ trong giờ, bỏ bài không ghi.Trong giờ dạy của mình tôi thường xuống cạnh em hỏi han, kiểm tra vở ghi, khen “chữ em rõ ràng, thoáng nét, em chịu khó ghi bài thì thật tốt”. Cảm nhận được sự quan tâm, chân thành từ lời khen của cô em đã ghi bài và tập trung tương đối tốt. Buổi học hôm sau, sau khi xem vở của em tôi lại khen “ em có nhiều tiến bộ, cô rất vui” . Suốt buổi học đó em đã không gục đầu xuống bàn và chú ý học bài, ghi chép bài. Những buổi học tiếp theo, chọn đúng lúc em đang theo dõi bài, tôi hỏi em câu hỏi trong khả năng của em, để có cơ hội khen em. Thật may mắn là em đã giảm hẳn việc không ghi bài, đặc biệt không ngủ trong giờ của tôi nữa. 
Khi khen ngợi, giáo viên cố gắng tập trung vào điểm mạnh của học sinh. Ví dụ: Em Đan Quân trong lớp tôi chủ nhiệm, vi phạm sử dụng điện thoại trong giờ, làm lớp bị trừ điểm thi đua rất nặng. Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, do mẹ em bị bệnh động kinh, bố đi làm xa, em phải mang điện thoại theo, thi thoảng gọi cho mẹ để biết tình hình. Thay vì hạ hạnh kiểm hay quát mắng e, trong giờ sinh hoạt tôi động viên “ cô thấy vui và ấm áp vì bạn Quân biết quan tâm, chăm sóc mẹ , vui hơn vì bạn đã đã nhận ra và có trách nhiệm về lỗi của mình; lần sau em nên xin thầy cô ra ngoài để gọi cho mẹ nếu cần” . Tôi đã thật hạnh phúc khi nhìn thấy ánh mắt biết ơn và khuôn mặt rạng ngời của em khi được cô động viên.Và đó cũng là lần duy nhất em vi phạm lỗi trong cả năm học lớp 10.
Khen ngợi, khích lệ luôn hướng tới để lại cảm xúc tích cực, đôi khi chúng ta cố gắng khen hoặc khích lệ nhưng lại kết thúc bằng một câu làm cho người ta khó chịu: “ Hôm nay em đi học đúng giờ, tốt lắm. Giá như hôm nào cũng thế này thì có tốt hơn không”. Lời nhận xét ban đầu rất tốt, nhưng câu chỉ trích tiếp theo lại làm cho học sinh khó chịu vì bị nhắc lại lỗi lầm trong quá khứ, cảm xúc tích cực bị mất đi nhanh chóng.
Thể hiện sự hiểu biết, thông cảm và chấp nhận học sinh. Ví dụ: Lan Anh 10A9 là học sinh chịu khó nhưng lại bị điểm thấp trong bài kiểm tra môn Sinh học của tôi. Tôi động viên “ cô biết em đã cố gắng và trung thực trong khi làm bài. Cô tin em sẽ vượt qua ở lần sau”. 
Động viên khích lệ tập trung vào những điểm cố gắng, tiến bộ của học sinh 
Ví dụ: em Hiếu lớp tôi chủ nhiệm đã cố gắng và có điểm trung bình các môn là 6.9, nhưng không được tiên tiến do 2 môn văn và toán dưới 6.5. Phản ứng tích cực của tôi là “ em đã cố gắng và tiến bộ nhiều so vơi đầu học kì 1, em hãy cố gắng hơn nữa ở môn văn và toán nhé ”.
4. Hiệu quả của sáng kiến
Trong qúa trình tìm tòi nghiên cứu và đưa vào thực nghiệm phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực, với nội dung khuyến khích động viên tích cực khi học sinh mắc lỗi, tôi đã thu được những kết quả khả quan trên nhiều phương diện.
Đối với cá nhân học sinh, được tôn trọng, tin tưởng và thấy mình có giá trị nên luôn cảm thấy hạnh phúc, có động lực học tập, có ý chí phấn đấu. Nhận thức lỗi sai của bản thân khá tích cực, hầu hết cố gắng sửa sai, giảm thiểu vi phạm.
Xây dựng được tập thể lớp chủ nhiệm gồm những học sinh tự tin, kĩ năng sống tích cực, biết yêu thương, cảm thông và chia sẻ, đoàn kết gắn bó, xác định rõ mục tiêu học tập vì tương lai của bản thân. Được phụ huynh tin tưởng, quan tâm, phối kết hợp một cách hiệu quả.
Bản thân đã học được cách kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, thay đổi tích cực trong giao tiếp ứng xử với học sinh cũng như mọi người xung quanh. Tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc hơn.
Đối với nhà trường, kinh nghiệm của cá nhân được lan tỏa tạo nên xu hướng, động lực thay đổi quan niệm, nhận thức, hành vi giáo dục kỉ luật tích cực trong nhà trường. Chất lượng dạy học và giáo dục ở những lớp tôi đảm nhiệm ngày một nâng cao; kết quả giảng dạy bộ môn không còn học sinh yếu kém; kết quả về hạnh kiểm được cải thiện đáng kể, tỉ lệ học sinh yếu kém gần như không còn. 
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Khuyến khích độngviên tích cực là hệ thống những biện pháp kích thích, nhằm củng cố lòng tin, nâng cao bản lĩnh ý chí cho học sinh trong học tập và hòa nhập vào cuộc sống. Con người, ai cũng thích được khen ngợi, vì đây là minh chứng cho sự công nhận những gì mà người đó đã làm được, tạo động lực cho những hành vi tương tự tiếp theo. Đặc biệt không bị chê bai, trừng phạt thậm chí còn được động viên, khích lệ khi có lỗi thì đó thực sự là món quà vô giá mà chúng ta nhận được. Có ai đó đã nói rằng, cuộc đời như trang giấy trắng. Thì hãy xem những lỗi lầm của học sinh như những nét chì nghệch ngoạc. Sứ mệnh của chúng ta – người thầy là giúp các em biết dùng cục tẩy của mình để xóa đi những vết gạch xóa, những nét chữ chưa tròn trịa, cũng như xóa bỏ lỗi lầm trong quá khứ, để viết nên trang mới những trải nghiệm, ý chí vươn lên trong học tập và cả sự bao dung trong cuộc sống. Thật thấm thía với câu nói lúc sinh thờ của Hồ Chủ Tịch: “ Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Với việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện “biện pháp khuyến khích động viên tích cực khi học sinh mắc lỗi ở trường THPT ”, tôi đã hệ 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ap_dung_bien_phap_khuyen_khich_dong_vien_tich_cuc_khi_h.docx