SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt dạng văn miêu tả cây cối

SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt dạng văn miêu tả cây cối

Ở bậc tiểu học môn tiếng việt có một vai trò hết sức quan trọng vì trong thực tiễn đời sống, học tập Con người giao tiếp chủ yếu bằng ngôn ngữ. Việc dạy cho học sinh nghe, nói, đọc, viết ở tiểu học là việc dạy giao tiếp bằng ngôn ngữ, vì vậy ở trường tiểu học môn tiếng việt được dạy và học thông qua rất nhiều phân môn khác nhau: Học vần, tập đọc, tập viết, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn. Mỗi phân môn đều có mục đích và nhiệm vụ riêng của nó, song có một điểm chung là hình thành và phát triển 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thông qua hoạt động giao tiếp cho học sinh.

 Bên cạnh những kiến thức được truyền tải, những kỹ năng được hình thành qua môn học, theo tôi điều vô cùng quan trọng đó là giúp học sinh hiểu được ngôn ngữ và biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp một cách linh hoạt. Từ đó các em biết sử dụng ngôn ngữ trong văn miêu tả đúng và hay. Để đạt được điều này học sinh phải học tập nhiều phân môn trong đó không thể thiếu phân môn Tập làm văn.

 Văn miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và có cảm xúc làm cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về người, vật, cảnh vật, sự việc như nó vốn có trong đời sống. Một bài văn miêu tả hay là phải thể hiện được trí tưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết đối với đối tượng được miêu tả. Bởi vì trong thực tế không ai tả để mà tả, mà thường tả để gửi gắm những suy nghĩ, cảm xúc, những tình cảm yêu ghét cụ thể của mình vào các bài văn miêu tả.

 Khi miêu tả học sinh phải nắm được những nét riêng khác biệt này để viết những bài văn vừa mang đặc điểm chung của thể loại văn miêu tả, vừa có được cái riêng của đối tượng đang miêu tả.(1)

 

doc 22 trang thuychi01 18005
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt dạng văn miêu tả cây cối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 HỌC TỐT DẠNG VĂN MNIEEU TẢ CÂY CỐI
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Bình
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ba Đình, TP Thanh Hóa
 SKKN thuộc lĩnh mực: Tiếng Việt
THANH HOÁ, THÁNG 4 NĂM 2019
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài 	
 Ở bậc tiểu học môn tiếng việt có một vai trò hết sức quan trọng vì trong thực tiễn đời sống, học tập Con người giao tiếp chủ yếu bằng ngôn ngữ. Việc dạy cho học sinh nghe, nói, đọc, viết ở tiểu học là việc dạy giao tiếp bằng ngôn ngữ, vì vậy ở trường tiểu học môn tiếng việt được dạy và học thông qua rất nhiều phân môn khác nhau: Học vần, tập đọc, tập viết, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn. Mỗi phân môn đều có mục đích và nhiệm vụ riêng của nó, song có một điểm chung là hình thành và phát triển 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thông qua hoạt động giao tiếp cho học sinh.
 Bên cạnh những kiến thức được truyền tải, những kỹ năng được hình thành qua môn học, theo tôi điều vô cùng quan trọng đó là giúp học sinh hiểu được ngôn ngữ và biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp một cách linh hoạt. Từ đó các em biết sử dụng ngôn ngữ trong văn miêu tả đúng và hay. Để đạt được điều này học sinh phải học tập nhiều phân môn trong đó không thể thiếu phân môn Tập làm văn. 
 Văn miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và có cảm xúc làm cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về người, vật, cảnh vật, sự việc như nó vốn có trong đời sống. Một bài văn miêu tả hay là phải thể hiện được trí tưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết đối với đối tượng được miêu tả. Bởi vì trong thực tế không ai tả để mà tả, mà thường tả để gửi gắm những suy nghĩ, cảm xúc, những tình cảm yêu ghét cụ thể của mình vào các bài văn miêu tả.
	Khi miêu tả học sinh phải nắm được những nét riêng khác biệt này để viết những bài văn vừa mang đặc điểm chung của thể loại văn miêu tả, vừa có được cái riêng của đối tượng đang miêu tả.(1)
	Thực tế dạy học ở Tiểu học hiện nay, văn miêu tả chưa trở thành môn học yêu thích đối với học sinh. Hầu hết, các em có tư tưởng ngại học phân môn Tập làm văn. Chính vì thế khi làm bài, chất lượng bài của học sinh không cao. Các em viết văn miêu tả theo kiểu khuôn sáo, không tự nhiên. Bài viết của các em chưa bày tỏ tình cảm một cách chân thực, sinh động về đối tượng miêu tả. Các em miêu tả hời hợt, bắt chước các bài văn mẫu một cách máy móc, không tìm được cái mới, cái độc đáo của đối tượng miêu tả. Các em dùng từ chưa đúng, chưa hợp văn cảnh, giọng văn gượng gạo thiếu tự nhiện, chủ yếu là các em liệt kê đặc điểm của đối tượng chứ không phải là tả. Bài văn còn viết sơ sài, diễn đạt ý còn lủng củng, lặp từ. Các em chưa biết cách quan sát và chưa biết dùng từ ngữ phù hợp để diễn tả ác bộ phạn của cây cối.
	Những tồn tại trên là do các em chưa được giáo viên hướng dẫn một cách đầy đủ khi tìm hiểu những tư liệu mà sách giáo khoa đã cung cấp để học cách tả. Hơn nữa, thói quen ngại học Tiếng Việt, ngại học Tập làm văn đã phần nào dẫn đến bài viết các em có những lỗi như trên. 
	Từ thực tế giảng dạy lớp 4 nhiều năm, tôi nhận ra thực trạng này. Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi để khắc phục một số nhược điểm trên của học sinh lớp tôi giảng dạy, nhằm giúp các em làm tốt thể loại văn miêu tả lớp 4.
 Từ thực tế giảng dạy lớp 4 nhiều năm, tôi nhận ra thực trạng này. Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi để khắc phục một số nhược điểm trên của học sinh lớp tôi giảng dạy nhằm giúp các em làm tốt thể loại văn miêu tả lớp 4. Tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, tập trung nghiên cứu. Sau đó đưa ra 
“Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt dạng văn miêu tả cây cối”. Sáng kiến này nhằm góp phần nhỏ bé để khắc phục những hạn chế của học sinh khi làm bài văn miêu tả cây cối. 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm :
 	- Giúp giáo viên lớp 4 có một số kiến thức, kinh nghiệm khi hướng dẫn học sinh cách làm bài văn miêu tả cây cối.
 	- Giúp học sinh cách làm bài văn miêu tả cây cối sinh động, ý văn mạch lạc, sáng tạo, có hiệu quả nhất. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 	Đối tượng nghiên cứu là phương pháp dạy văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 	Tôi đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau : 
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế : Khảo sát phương pháp dạy văn miêu tả của một số giáo viên trong khối. Khảo sát các bài tập làm văn miêu tả cây cối của học sinh lớp 4 trong khối và của lớp mình dạy.
- Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại, phỏng vấn học sinh để nắm được mức độ hứng thú của học sinh với bài học miêu tả cây cối.
- Phương pháp thống kê : Thống kê mức độ làm bài của học sinh trước và sau khi áp dụng các phương pháp dạy học.
2. NỘI DUNG CỦA SKKN
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 2. 1.1. Cấu trúc chương trình.
 	- Trong nội dung học của chương trình Tiếng Việt lớp 4, mỗi tuần có 2 tiết Tập làm văn. Cả năm học có tổng số 70 tiết Tập làm văn. 
 	2.1.2. Sách giáo khoa.
 	- Thông tin của phân môn Tập làm văn được thể hiện phần lớn bằng kênh chữ, kênh hình minh hoạ còn hạn chế.
 	- Phân môn Tập làm văn mang tính đặc thù của môn học cần giàu trí tưởng tượng và biểu cảm. Tập làm văn là phân môn tổng hợp kiến thức của nhiều phân môn như : Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, kể chuyện .
 	- Nội dung các bài Tập làm văn được gắn liền với các chủ điểm, có sự kết hợp rõ nét với các phân môn khác trong chương trình Tiếng Việt. Để có một bài văn hay, xúc tích, sinh động đòi hỏi học sinh phải có khả năng tư duy độc lập, có vốn sống và kinh nghiệm về xã hội, người viết cần có sự am hiểu tường tận về vấn đề mình sẽ viết. 
 	- Theo phân phối chương trình sách giáo khoa lớp 4 ở bậc Tiểu học, cấu trúc của các bài học văn miêu tả cây cối được sắp xếp như sau:
	+ Tìm hiểu cấu tạo bài văn miêu tả 
	+ Luyện tập cách quan sát 
	+ Luyện tập miêu tả 
	+ Tìm hiểu đoạn văn trong bài văn miêu tả 
	+ Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả
	+ Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả 
	+ Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả 
	+ Thực hành viết bài văn miêu tả (2)
2.1.3. Căn cứ vào mục tiêu các tiết dạy văn miêu tả cây cối.
 Mục tiêu là giúp học sinh nắm được: 
- Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối. 
- Biết cách quan sát, trình tự quan sát, cách kết hợp các giác quan khi quan sát cây cối. Nhận ra sự giống và khác nhau giữa tả một loài cây và một cây.
- Biết viết đoạn văn miêu tả một bộ phận của cây cối.
- Biết lập dàn ý miêu tả một cây theo một trong hai cách: tả lần lượt từng bộ phận, tả theo từng thời kì phát triển.
- Biết lựa chọn cách viết mở bài và kết bài cho phù hợp.
- Biết tổng hợp, viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả cây cối.
2.2. Thực trạng của việc dạy và học thể loại văn miêu tả cây cối.
 	Qua thực tế dạy lớp 4, bằng cách sử dụng phiếu trắc nghiệm, dự giờ thăm lớp, qua trao đổi, chuyện trò, tâm sự, tham khảo ý kiến của bạn bè đồng nghiệp và đặc biệt là thông qua chấm các bài kiểm tra định kỳ của học sinh, tôi thấy một số tồn tại, hạn chế trong việc dạy học sinh lớp 4 viết bài văn tả cây cối như sau:
 2.2.1. Thực trạng của giáo viên.
 	 Hầu hết các đồng chí giáo viên đã tích cực, say sưa nghiên cứu, sáng tạo để tìm ra những biện pháp dạy học sinh khi viết đoạn văn sao cho hiệu quả nhất. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên còn rất ngại, đôi khi “sợ” dạy tiết Tập làm văn với tâm lý có dạy học sinh cũng không viết được. Còn có giáo viên chưa thực sự coi trọng cũng như chưa thực sự đồng tình với việc “tạo năng lực viết văn” cho học sinh khi các em đang học bậc Tiểu học. Cụ thể là: 
 	 - Giáo viên chưa tạo được hứng thú cho học sinh học phân môn Tập làm văn. 
 	 - Giáo viên chưa thực sự chú ý đến việc hình thành cho các em thói quen tích luỹ những hiểu biết về thế giới tự nhiên trong cuộc sống và trong văn học.
 	 - Việc giúp học sinh vận dụng kiến thức Tiếng Việt vào dạy Tập làm văn còn hạn chế. Thực tế: Khi viết văn thì việc sử dụng từ, viết câu rất quan trọng. Nhưng khi dạy tập đọc, giáo viên ít quan tâm đến việc rèn cho học sinh cảm nhận hoặc chỉ ra những từ ngữ hay, những hình ảnh đẹp, những câu văn sinh động, hấp dẫn, giàu cảm xúc của tác giả bài viết.
 	- Một số giáo viên chưa thật sự chú ý đến việc dạy học sinh cách lập dàn ý cho một bài văn.
 - Việc rèn kĩ năng viết bài cho học sinh chưa thường xuyên, hiệu quả.
- Chưa cho học sinh được quan sát nhiều và chưa hướng dẫn kĩ cho học sinh trình tự quan sát, kĩ ăng quan sát.
- Chưa chú ý rèn nhiều kĩ năng nói cho học sinh vì sợ mất thời gian.
 	2.2.2. Thực trạng của học sinh.
 	 Qua nhiều năm dạy học, tôi đã tìm hiểu và nhận thấy thực trạng của học sinh là: 
 	 - Học sinh ngại học văn đặc biệt là làm bài tập về đặt câu, viết đoạn văn và học phân môn Tập làm văn, ít có hứng thú với môn Tập làm văn.
 	 - Vốn sống, thói quen và khả năng tích luỹ những hiểu biết về thế giới tự nhiên trong cuộc sống và trong văn học còn hạn chế, ngại quan sát, ít đọc các bài tham khảo.
 	 - Việc viết câu văn, đoạn văn còn rất hạn chế. Cụ thể của sự hạn chế đó là: 
 	 - Vốn từ còn nghèo nàn dẫn đến việc sử dụng từ còn lặp, vụng, chưa đúng. 
Ví dụ : Rẽ bàng như những con trăn. Gốc bàng như cái xô đựng nước, cành bàng vươn ra tứ phía. Lá bàng to như chiếc quạt mo.( lặp từ, và văn còn liệt kê) (3)
 	 - Một số học sinh hoàn thành tốt cũng chưa chú ý một cách “đúng mức” đến việc tập viết câu văn giàu giá trị nghệ thuật.
 	 - Học sinh còn rất hạn chế khi kết nối câu văn, tạo đoạn, liên kết đoạn để viết thành bài văn hoàn chỉnh.
 	 Từ những thực trạng trên cho thấy: việc rèn cho học sinh viết được đoạn văn đúng về nội dung đảm bảo về hình thức cũng đã khó chưa kể đến việc cần phải cho học sinh viết được bài văn sinh động, có hình ảnh đẹp, có cảm xúc và có giá trị nghệ thuật.
 	 Qua thống kê về chất lượng viết văn miêu tả cây cối của học sinh năm học 2017 – 2018 trước khi áp dụng các phương pháp, với đề bài: Hãy tả một cây ở sân trường gắn với nhiều kỷ niệm của em; tôi thu bài, chấm điểm và có kết quả cụ thể như sau :
Số HS
40
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2
4, 8%
17
40, 2 %
18
43 %
5
12 %
 	 Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực trạng trên và qua tìm hiểu về việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh hiện nay, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiêm nhằm nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4. 
2.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4.
 	2.3.1. Phát huy tính tích cực hóa các hoạt động của học sinh.
 	 - Để giúp các em làm tốt một bài văn miêu tả, giáo viên phải biết cách tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Đây là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của người thầy, trong quá trình dạy học. Tích cực hoá là tập hợp các hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm chi tiết nhằm nâng cao hiệu quả học tập. Điều này có nghĩa là trong quá trình dạy học, giáo viên luôn luôn lấy học sinh làm trung tâm, làm chủ thể của hoạt động dạy - học.
 	 - Đặc điểm tính tích cực của học sinh là mang tính tự phát, là những yếu tố tiềm ẩn bẩm sinh trong con người nó thể hiện ở sự tò mò, tính hiếu kì, hiếu động , linh hoạt sôi nổi trong hành vi mà ở tất cả trẻ em đều có. Vì vậy trong quá trình dạy học, giáo viên phải biết cách khêu gợi tính tò mò, tính hiếu kỳ, hiếu động của học sinh. Gây sự hứng thú, chú ý học tập của học sinh, biến cái tính tự phát thành tính tự giác. Có thể hiểu là giáo viên phải biến biến sự tò mò, hiếu động ban đầu sang tìm tòi, nghiên cứu, hăng hái tham gia vào các hình thức hoạt động như phát biểu ý kiến, ghi chép, mạnh dạn , phê phán điều sai 
 - Mức độ tích cực của học sinh phụ thuộc hoàn toàn vào giáo viên, để học sinh của mình có thể tích cực, giáo viên cần phải có sự đầu tư, sáng tạo trong nội dung bài dạy, biết cách nắm bắt tâm lý lứa tuổi học sinh qua đó đưa ra những biện pháp và hình thức dạy học phù hợp .
 	 2.3.2. Hướng dẫn học sinh cách nhìn( cách quan sát), cách cảm nhận về sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.
2.3.2.1. Cách nhìn( cách quan sát).
 - Để làm được một bài văn hay, đạt chất lượng, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh biết cách nhìn nhận về sự vật, sự việc ở xung quanh. Cái nhìn của học sinh phụ thuộc vào cách nhìn của giáo viên. Để nhìn được sự vật thông qua đôi mắt của mình học sinh cần có sự hướng dẫn từ người thầy. Người thầy sẽ là người trực tiếp hướng dẫn các em có cái nhìn bao quát ban đầu.
 	Ví dụ : Muốn miêu tả một cây nào đó giáo viên phải hướng dẫn học sinh quan sát bao quát cây bao quát từ xa đến gần.Tiếp đến quan sát từng bộ phận của cây và rút ra những nhận xét khái quát ban đầu về cây đó.
 	 - Hướng dẫn học sinh cách nhìn là hướng dẫn các em cách quan sát để quá trình quan sát đạt hiệu quả như mong muốn, giáo viên phải phân học sinh quan sát theo từng nhóm, học sinh cùng quan sát, thảo luận trả lời hệ thống những câu hỏi ban đầu giáo viên đặt ra. Qua đó rút ra nhận xét chung về đặc điểm, tính chất, cấu tạo .
2.3.2.2. Cách cảm nhận
 	 - Cảm thụ văn học là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình viết văn . Muốn có được sự cảm thụ tốt, giáo viên phải khuyến khích học sinh đọc nhiều sách báo, các tác phẩm văn học cùng những bài văn hay. Qua đó chắt lọc cho học sinh những ngôn từ, hình ảnh, ý tứ trong bài văn. Giúp học sinh tích luỹ những kinh nghiệm, vốn từ, vốn sống Sử dụng điều đó vào quá trình làm bài của mình.
 	- Bên cạnh sự cảm thụ về văn học, học sinh cần có sự cảm nhận từ các giác quan ( cảm giác, vị giác, khứu giác, thị giác, thính giác) Để làm một bài văn miêu tả, học sinh không chỉ đơn thuần quan sát bằng thị giác, mà cần phải tập trung, phối hợp tất cả các giác quan cùng quan sát, cảm nhận. Thông qua các giác quan, học sinh sẽ hình dung, phân tích, xâu chuỗi những điều quan sát được. Qua đó hình thành những nét cơ bản ban đầu về sự vật, hiện tượng được miêu tả. Nhờ vào quá trình này các em dần dần phát triển khả năng tư duy, sáng tạo biết cách xâu chuỗi, tổng hợp các dữ liệu, hệ thống hoá tri thức.
 	2.3. 3. Hình thành cho các em thói quen tích luỹ những hiểu biết về thế giới tự nhiên trong cuộc sống và trong văn học.
 	 Nói đến văn tả cây cối là ta phải nghĩ tới cảnh vật thiên nhiên, những yếu tố tự nhiên gắn bó thân thiết cùng với sự sống và tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho cây như: gió, nắng, trăng sao, ... Học sinh sẽ được bồi dưỡng tâm hồn khi được ngắm một rặng dừa đẹp bên bãi biển khi mặt trời lên, một dòng sông trong đêm trăng đẹp, cánh đồng lúa vào một buổi sáng đẹp trời,... 
 	Đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học là tư duy của các em đang trong quá trình hình thành và phát triển, còn đang trong giai đoạn “tư duy cụ thể”. Thông thường, các em làm văn ở lớp, ngồi giữa bốn bức tường của lớp học, xung quanh chỉ có cô giáo, bạn bè, bảng đen, bàn ghế mà phải làm những bài văn tả cây cối vào một thời điểm nào đó hoặc vào một mùa trong năm ...thì quả là khó khăn với các em. Học sinh không được quan sát nên đã xảy ra tình trạng bịa đặt hình ảnh trong bài làm, khiến cho những hình ảnh miêu tả ấy thiếu tính chân thực, thậm chí hết sức vô lí. 
Ví dụ: Khi tả cây bàng, có học sinh đã tả như sau: Mùa xuân, lá bàng xanh um che kín cả sân trường. Mùa đông, những quả bàng chín vàng thấp thoáng trong vòm lá xanh tươi ... .(3)
 	 Muốn khắc phục tình trạng này, các em phải có thói quen quan sát hàng ngày. Quan sát và tự đặt câu hỏi để giải đáp, nhằm tìm hiểu và khắc sâu vào trí nhớ những hình ảnh về cây cối, về cuộc sống xung quanh. Vì vậy, khi dạy học giáo viên cần rèn cho học sinh thói quen quan sát, ghi chép, phát hiện ra những đặc điểm tiêu biểu cụ thể của cây cối, của sự vật, hiện tượng quanh mình.
Ví dụ: Học sinh có thể quan sát hai bên đường ta đi học có những loại cây gì? Cây cối trong vườn, trên sân trường ra sao? Cảnh cây cối vào mùa đông khác với mùa hè, buổi sáng khác với buổi chiều ở chỗ nào? Với từng loại cây cụ thể, quen thuộc học sinh còn phải biết mùa ra hoa, kết trái, màu sắc hình dáng, mùi hương của hoa lá. Tất cả những điều quan sát và ghi nhận được cần phải nhớ hoặc chép lại vào một cuốn sổ tay. 
Ngoài quan sát cây thực tế giáo viên đưa nhiều hình ảnh cây cối trên slai, hình ảnh cây cối theo từng mùa, đưa từng bộ phận của cây cối phóng to như : rễ. gốc, cành, lá, hoa, quả. 
 	Khi tiến hành quan sát để viết một bài văn cụ thể, học sinh phải nắm được yêu cầu và giới hạn của đề bài để tránh miêu tả đôi khi rất hay nhưng không đúng trọng tâm của đề. Tôi gợi ý cho các em biết có rất nhiều loài cây, loài hoa đẹp. Mỗi loài lại có một vẻ đẹp đặc sắc, riêng biệt. Từng loài cây cối lại đẹp nhất vào một thời gian, thời điểm nào đó trong ngày nên các em có thể chọn tả vào thời điểm đó để làm nổi bật vẻ đẹp riêng vốn có của từng loài và bài văn thêm hay, thêm hấp dẫn lòng người.
 	 2.3.4. Sử dụng các từ ngữ biện pháp tu từ khi viết. 
 	2.3.4.1. Sử dụng từ ngữ.
 	- Muốn viết được bài văn hay thì học sinh phải có vốn từ phong phú. Cần tích luỹ vốn từ thường xuyên và dưới nhiều hình thức như: thông qua giao tiếp hàng ngày, thông qua quá trình đọc sách, đọc tài liệu tham khảo có liên quan tới văn miêu tả. Nhưng chủ yếu thông qua các phân môn của Tiếng Việt. 
 	- Ngoài yêu cầu về vốn từ phong phú còn đòi hỏi học sinh phải hiểu nghĩa từ, tác dụng của từ, cách sử dụng từ. Trước khi viết đoạn văn, học sinh phải xác định được từ ngữ dùng để gọi tên sự vật cần tả cho phù hợp, từ ngữ nào gợi tả được màu sắc, âm thanh, hình dáng của những sự vật được chọn tả.Vận dụng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm vào viết văn.
 	- Các từ ngữ có thể giúp học sinh vận dụng dể viết bài hay hơn đó là: từ laý, từ ghép, từ tượng thanh, từ tượng hình, ....
 	Ví dụ: +Khi tả cây ăn quả, tôi đã gợi ý để học sinh tìm ra những từ chỉ màu sắc thích hợp để tả quả khi chín như: vàng tươi, vàng mọng, vàng ươm, đỏ mọng, đỏ rực,...
 + Còn khi tả cây đang lên xanh tốt học sinh phải chọn nhóm từ chỉ sắc xanh của lá: xanh non, xanh mượt mà, xanh thẫm, xanh mơn mởn,...
 	- Điều cần lưu ý là phải luôn có thói quen tìm từ gợi hình, gợi tả, giàu sự biểu cảm và phải chọn từ ngữ phù hợp với đối tượng, với văn miêu tả.
 + Muốn làm nổi bật hình ảnh của đối tượng thì chú ý nhiều tới hệ thống từ tượng hình (tả màu sắc, hình dáng, trạng thái ...)
 + Muốn làm nổi bật âm thanh, không khí thì sử dụng hệ thống từ tượng thanh (mô phỏng các tiếng động ) 
- Bài văn miêu tả thiếu đi các từ ngữ có sức tạo hình, gợi cảm thì chắc chắn sẽ
 không thể hay. Nhưng cũng cần ý thức được rằng nếu dùng từ ngữ, hình ảnh tùy tiện hoặc khuôn sáo, bắt chước một cách lộ liễu thì cách miêu tả cũng không có
sức thuyết phục. Điều quan trọng là người tả cần chọn đúng từ ngữ diễn tả chính xác nhất cái thần, cái hồn của đối tượng miêu tả. 
Ví dụ : Cùng tả về cành bàng có nhiều cách viết:
Cành bàng vươn ra tứ phía.
Cành bàng vươn ra tứ phía tràn đầy sức sống.
Cành bàng vươn ra tứ phía như đang vẫy chào các cô cậu học trò.
Cành bàng như những cánh tay lực lưỡng vươn ra tứ phái để đón gió và ánh nắng tạo chất dinh dưỡng nuôi cây.
Ta thấy cách miêu tả cành bàng ở câu thứ hai và thứ ba, thứ tư hay hơn, sinh động hơn ở câu thứ nhất. Rõ ràng cùng tả cành bàng nhưng có nhiều cách dùng từ, đặt câu khác nhau. Việc sử dụng nhiều từ ngữ gợi tả, gợi cảm khác nhau đã tạo nên những câu văn hay hơn.
 	2.3.4.2. Sử dụng các biện pháp tu từ vào viết câu văn
 	- Văn miêu tả là loại văn dùng ngôn ngữ để vẽ lên một cách sinh động hình ảnh chân thực sống động về sự vật, cây cối. Để vẽ ra được hình ảnh chân thực của đối tượng thì học sinh còn phải sử dụng đến biện pháp tu từ trong bài văn. Các biện pháp tu từ chủ yếu là: so sánh, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ,... Nhờ có so sánh và nhân hoá mà cùng một dàn ý nhưng người viết lại tìm được cái mới cái riêng cho bài viết của mình. 
 	- Trước khi viết, học sinh phải lựa chọn được những chi tiết, sự vật nào có thể miêu tả theo cách so sánh hay nhân hoá. Chọn được sự vật rồi ta mới lựa chọn xem so sánh với cái gì và nhân hóa như thế nào ? 
Ví dụ: khi tả cây gạo nhà văn Vũ Tú nam 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_hoc_tot_dang_van_m.doc