SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 12 – THPT tiếp cận thể loại truyện ngắn từ góc độ tình huống truyện

SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 12 – THPT tiếp cận thể loại truyện ngắn từ góc độ tình huống truyện

Cũng như hầu hết các nước tiên tiến, ở nước ta hiện nay, vấn đề chất lượng giảng dạy khoa học nhân văn( đặc biệt môn Ngữ văn) trở thành mối quan tâm của các nhà sư phạm, các nhà quản lí giáo dục và của toàn xã hội.

 Sau nhiều lần cải cách giáo dục, môn Văn trong nhà trường đã có những bước tiến đáng kể. Chất văn chương, chất nhân văn, tính giáo dục của chương trình Ngữ văn được nâng lên. Việc tiếp cận chương trình Ngữ Văn ở các cấp học, lớp học cũng được mở rộng, nâng cao ở nhiều phương diện khác nhau.

 Vấn đề thể loại văn học được mở rộng phạm vi, giáo viên và học sinh có điều kiện bao quát về hệ thống thể loại văn học trong nhà trường. Bên cạnh việc lựa chọn các tác phẩm văn học mang tính hình tượng, sử dụng hư cấu với một số thể loại chính như: thơ, truyện, tiểu thuyết, kịch (gọi chung là văn bản nghệ thuật) là việc sử dụng tác phẩm văn học không hư cấu được viết bằng nhiều thể loại khác nhau theo mỗi giai đoạn như: nghị luận, sử kí, văn tế, phú, dân ca lịch sử,.Ở mỗi thể loại văn học đòi hỏi người dạy và người học phải có những phương pháp tiếp cận phù hợp để đạt được hiệu quả.

 

doc 21 trang thuychi01 8431
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 12 – THPT tiếp cận thể loại truyện ngắn từ góc độ tình huống truyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT TẠO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 12 – THPT TIẾP CẬN THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN TỪ GÓC ĐỘ TÌNH HUỐNG TRUYỆN
Người thực hiện: Trương Thị Hồng
Chức vụ : Giáo viên- TTCM
SKKN thuộc lĩnh vực(môn) : Ngữ Văn
THANH HÓA, NĂM 2018
Tháng 10 năm 2016
MỤC LỤC Trang
I. Mở đầu	
 1
1.1. Lý do chọn đề tài
 1
1.2. Mục đích nghiên cứu
 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 2
II. Nội dung “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 12- THPT nâng 
cao hiệu quả tiếp cận thể loại truyện ngắn từ góc độ tình huống truyện”
 2
2. 1. Cơ sở lí luận
2
2. 2. Thực trạng vấn đề
 3
2. 3. Một số giải pháp giúp học sinh lớp 12- THPT tiếp cận thể loại truyện ngắn trong chương trình từ góc độ tình huống truyện. 
 5
2.3.1. Cung cấp hệ thống kiến thức lí thuyết cơ bản về truyện ngắn và tình huống truyện
5
2.3.2. Qui trình tiếp cận thể loại truyện ngắn từ góc độ tình huống truyện.
7
2.3.3. Thực hành giảng dạy một số tác phẩm truyện ngắn trong chương trình 12 từ góc độ tình huống truyện
9
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm trong thực nghiệm dạy học hướng dẫn học sinh lớp 12- THPT tiếp cận thể loại truyện ngắn từ góc độ tình huống truyện. 
15
III. Kết luận, kiến nghị
 16
3.1. Kết luận
16
3.2. Kiến nghị
16
I.MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.1.1- Cũng như hầu hết các nước tiên tiến, ở nước ta hiện nay, vấn đề chất lượng giảng dạy khoa học nhân văn( đặc biệt môn Ngữ văn) trở thành mối quan tâm của các nhà sư phạm, các nhà quản lí giáo dục và của toàn xã hội.
 	Sau nhiều lần cải cách giáo dục, môn Văn trong nhà trường đã có những bước tiến đáng kể. Chất văn chương, chất nhân văn, tính giáo dục của chương trình Ngữ văn được nâng lên. Việc tiếp cận chương trình Ngữ Văn ở các cấp học, lớp học cũng được mở rộng, nâng cao ở nhiều phương diện khác nhau.
 Vấn đề thể loại văn học được mở rộng phạm vi, giáo viên và học sinh có điều kiện bao quát về hệ thống thể loại văn học trong nhà trường. Bên cạnh việc lựa chọn các tác phẩm văn học mang tính hình tượng, sử dụng hư cấu với một số thể loại chính như: thơ, truyện, tiểu thuyết, kịch (gọi chung là văn bản nghệ thuật) là việc sử dụng tác phẩm văn học không hư cấu được viết bằng nhiều thể loại khác nhau theo mỗi giai đoạn như: nghị luận, sử kí, văn tế, phú, dân ca lịch sử,...Ở mỗi thể loại văn học đòi hỏi người dạy và người học phải có những phương pháp tiếp cận phù hợp để đạt được hiệu quả.
1.1. 2 - Truyện ngắn là một trong những thể loại quan trọng và chiếm số lượng lớn trong chương trình Ngữ văn nhà trường nói chung, và cấp trung học phổ thông nói riêng. Đây cũng là một trong những thể loại văn học được giáo viên và học sinh khá yêu thích trong quá trình giảng dạy cũng như học tập bộ môn Ngữ văn.
 Tuy nhiên việc giảng dạy thể loại truyện ngắn trong nhà trường để từ đó giúp học sinh tiếp cận được giá trị tư tưởng tác phẩm không phải là điều đơn giản. Vấn đề luôn đặt ra đối với người giáo viên giảng dạy Ngữ văn là làm thế nào có thể hướng dẫn học sinh tiếp cận, tìm hiểu các truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông một cách hiệu quả nhất để từ đó gợi niềm đam mê và hứng thú học tập bộ môn này. Thực tế giảng dạy các tác phẩm truyện ngắn trong nhà trường hiện nay cũng đã có khá nhiều cách để người giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận, tìm hiểu, khai thác các tác phẩm đạt hiệu quả như: cốt truyện, đề tài, nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ ... Nhưng “vấn đề cơ bản của truyện ngắn là tình huống của nó” (Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể, NXB ĐHSP, 2006). Bởi vì nói như nhà văn Nguyên Ngọc: “Truyện ngắn dẫu sao cũng phải ngắn, do đó thủ thuật chủ yếu của truyện ngắn là thủ thuật điểm huyệtTruyện ngắn điểm huyệt thực hiện bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che giấu trong muôn mặt cuộc sống hàng ngày”. Hơn nữa, các truyện ngắn có trong chương trình, thì mỗi truyện được nhà văn xây dựng với những ý đồ nghệ thuật và thi pháp khác nhau. Do đó, đòi hỏi ở người dạy và người học hướng khai thác và tiếp cận phù hợp với từng tác phẩm.
	Từ yêu cầu đổi mới, bằng kinh nghiệm thực tế giảng dạy Ngữ văn ở trường trung học phổ thông, người viết xin đề xuất: Một vài giải pháp giúp học sinh lớp 12- THPT tiếp cận thể loại truyện ngắn từ góc độ tình huống truyện. 
 1.2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua đề tài này, bản thân tôi mong muốn đưa ra một số giải pháp mang tính định hướng về nội dung và phương pháp tiếp cận truyện ngắn từ góc độ tình huống truyện. Từ đó trao đổi kinh nghiệm giúp giáo viên bộ môn định hướng, tích lũy thêm kinh nghiệm giảng dạy. Đồng thời giúp học sinh khối 12 phát triển tư duy, nâng cao năng lực cảm thụ, năng lực phân tích- tổng hợp nhằm vận dụng có hiệu quả trong việc tiếp cận thể loại truyện ngắn từ góc độ tình huống truyện. 
	1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Đề tài tập trung nghiên cứu về một số giải pháp giúp học sinh lớp 12- THPT nâng cao hiệu quả trong việc tiếp cận thể loại truyện ngắn trong chương trình từ góc độ tình huống truyện. 
	1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
	- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 
 - Phương pháp so sánh, phân loại, phân tích, chứng minh, tổng hợp
	- Phương pháp thực nghiệm
II. Nội dung “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 12- THPT tiếp cận thể loại truyện ngắn từ góc độ tình huống truyện”
2.1. Cơ sở lí luận.
Trong chương trình Ngữ văn phổ thông nói chung và ngữ văn 12 nói riêng, thể loại truyện ngắn chiếm ¾ số lượng tác phẩm văn xuôi. Điều đó cho thấy truyện ngắn có vị trí hết sức quan trọng. Trong cấu trúc của đề kiểm tra, đề thi các cấp, thi học sinh giỏi, thi THPT quốc gia thường luôn có sự hiện diện của tác phẩm văn xuôi. Giảng dạy các tác phẩm truyện ngắn giúp học sinh  không chỉ khám phá được cái hay, cái đẹp của sáng tác nghệ thuật ngôn từ, mà còn thu thập được vốn hiểu biết về văn học, cảm thụ được tầm tư tưởng của người viết. Tuy nhiên, văn học vốn mang tính hình tượng, tính trừu tượng nên những sáng tác có khoảng cách xa so với thực tại, chứa đựng những tư duy, những quan niệm thẩm mỹ, những tư tưởng của nhà văn và thời đại là những khó khăn lớn đối với người học. Hơn nữa, với dung lượng kiến thức lớn nhưng lại bị hạn chế bởi phân phối chương trình quy định bài học trong thời gian ngắn thường chỉ 1- 2 đến 3 tiết học khiến giáo viên khi giảng dạy vẫn chưa đạt được tới đích những giá trị của các tác phẩm truyện ngắn. Từ thực tế này đòi hỏi giáo viên Ngữ văn cần lựa chọn phương pháp – phương tiện dạy học phù hợp với từng nội dung, đặc trưng của tiết học, nhằm tổ chức, định hướng cho học sinh thu thập thông tin, chinh phục kho tàng tri thức một cách hiệu quả.
Với thể loại truyện ngắn, ngoài việc tiếp cận tác phẩm qua phân tích nhân vật, cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ..., chúng ta còn có thể tiếp cận từ tình huống của truyện. Bởi việc tìm hiểu những giá trị tác phẩm truyện ngắn đi từ tình huống truyện giúp ta xem xét, đánh giá tác phẩm trong hệ thống các mối quan hệ biện chứng, mắt xích lẫn nhau. Tình huống truyện là dụng ý nghệ thuật, là ý đồ của nhà văn để gửi gắm tư tưởng, thông điệp trong tác phẩm; thể hiện phong cách độc đáo của tác giả. Một truyện ngắn có thành công được hay không cũng bởi sự đóng góp quan trọng của việc xây dựng tình huống truyện : “Quan trọng nhất của truyện ngắn là tạo ra một tình huống nào đấy, từ tình huống ấy bật nổi một bản chất tính cách nhân vật hoặc bộc lộ một tâm trạng”( Nguyễn Đăng Mạnh - Truyện ngắn hôm nay - báo Văn nghệ, số 48, ngày 30/11/1991). Các tác phẩm truyện ngắn trong chương trình THPT nên tiếp cận từ hướng này đó là: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Vi hành (Nguyễn Ái Quốc), Đôi mắt (Nam Cao), Vợ nhặt (Kim Lân), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), ... 
Như phân tích trên ta thấy việc khai thác, tìm hiểu, khám phá từ góc độ tình huống truyện đây là một phương thức rất hiệu quả trong quá trình giảng dạy tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn. Nó phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh để hiểu sâu tác phẩm. Tuy nhiên, vấn đề này đến nay vẫn chưa được sự quan tâm đúng mức của người dạy và người học nên việc cảm thụ tác phẩm truyện ngắn của người học chưa được sâu sắc. Cách cảm thụ đôi khi còn mang tính chung chung, hời hợt, thậm chí xem tình huống truyện chỉ là “lẫy nhỏ” khi tiếp cận tác phẩm.
Từ thực tế giảng dạy, từ yêu cầu thực hiện việc đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các môn học thì việc đổi mới phương pháp là nhiệm vụ cấp thiết trong hoạt động dạy – học. Thực tế ứng dụng khi tiếp cận tình huống truyện trong hoạt động dạy học các tác phẩm truyện ngắn trong chương trình 12 cho thấy đây là một phương thức rất hiệu quả. Người dạy và người học đều nhận thấy rõ tính ưu việt của phương thức này. Nhận thức sâu sắc tính cấp thiết của vấn đề, trong quá trình giảng dạy bản thân tôi không ngừng tìm tòi, khám phá để từng bước ứng dụng có hiệu quả “MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH 12- THPT TIẾP CẬN THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN TỪ GÓC ĐỘ TÌNH HUỐNG TRUYỆN”. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a. Về phía Giáo viên:
           Thực tế trong quá trình giảng dạy, mỗi giáo viên đang cố gắng từng bước đổi mới phương pháp giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định khi giảng dạy: chưa đặt tác phẩm trong một tình huống cụ thể (thời gian, không gian...) để xem xét các mối quan hệ đa chiều, biện chứng với các nhân vật, nội dung và nghệ thuật; chưa đặt ra được tình huống có vấn đề, chưa xác định được nó là “chìa khóa” để khám phá tác phẩm và đồng thời thể hiện tư tưởng, phong cách của nhà văn.
Một số giáo viên vẫn chưa tích cực hóa hoạt động của học sinh, nhiều giáo viên còn tỏ ra lúng túng, thiếu kinh nghiệm nên việc ứng dụng chưa thực sự hiệu quả. Một số giáo viên  chưa thường xuyên sử dụng, chỉ áp dụng trong các giờ thao giảng. Dẫn dến các thao tác chưa được thuần thục hoặc thiếu kinh nghiệm nên dạy hiệu quả không cao, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh, chưa rèn luyện kĩ năng  tạo lập của học sinh, phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình giảng dạy.
b. Về phía Học sinh: 
Có thể nói, dạy học tác phẩm truyện ngắn đi từ góc độ tình huống truyện là đặt tác phẩm vào một tình huống cụ thể để làm nổi bật nội dung và nghệ thuật, điều đó kích thích được trí tò mò, khám phá, tìm hiểu, giúp học sinh học được phương pháp học tập chủ động, tích cực. Với đối tượng học sinh cuối cấp lớp 12 thì việc trang bị hệ thống kiến thức cơ bản để chuẩn bị đối diện với các kì thi sắp tới lại càng cần thiết.
Tuy nhiên thực tế ở trường phổ thông cho thấy, nhiều học sinh có xu hướng không thích học môn Ngữ văn hoặc ngại học môn Ngữ văn do đặc trưng môn học thường phải ghi chép nhiều, khó nhớ, chưa có phương pháp phù hợp. Một số em học tập chăm chỉ nhưng kết quả học tập chưa cao. Các em thường học bài nào biết bài đó, học phần sau không biết liên hệ với phần trước, không biết hệ thồng kiến thức, liên kết kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước vào bài học sau, vào các dạng đề thi. Nhiều học sinh chưa xác định được mình là trung tâm của quá trình dạy- học, học theo lối thụ động, ít soạn bài hoặc thường trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra thông qua việc nhìn sách giáo khoa hoặc sách tham khảo và nhắc lại mà chưa có suy nghĩ độc lập và tư duy, việc phân tích, tổng hợp giá trị nội dung, tư tưởng bài học còn nhiều hạn chế. Do đó, việc dạy học tác phẩm truyện ngắn đi từ tình huống truyện, sẽ giúp học sinh học nắm được phương pháp tiếp cận tác phẩm văn xuôi một cách dễ dàng, khoa học tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Từ đó từng bước nâng cao kết quả trong học tập bộ môn Ngữ văn.
Đầu năm học, tôi tiến hành kiểm tra khảo sát chất lượng làm văn kiểu bài nghị luận văn học về phân tích tình huống truyện qua một số tác phẩm truyện ngắn chương trình 11( Hai đứa trẻ- Thạch Lam, Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân) ở các lớp trực tiếp giảng dạy, kết quả thu được không khả quan, phần lớn các em đã xác định được tình huống trong truyện, tuy nhiên việc phân tích, đánh giá, rút ra ý nghĩa từ tình huống truyện thì thực sự còn quá nhiều hạn chế thiếu sót. Kết quả cụ thể như sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm 9-10
Điểm 7- 8
Điểm 5-6
Điểm 3-4
Điểm 1-2
12C
42
0
5- 11,9%
15- 35,7%
22-53,4%
0
12D
45
0
6- 13,3%
17- 37,7%
20-45,6%
2- 4,4%
12E
38
0
 3- 7,8%
11- 28,9%
22-39%
2- 5,3%
Tổng %
125
0
14- 12,2%
43-34,4%
64-50,2%
4-3,2%
Xuất phát từ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn trên đây, bằng kinh nghiệm của bản thân qua nhiều năm giảng dạy kết hợp với sự trao đổi, tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp, tôi mạnh dạn áp dụng ý tưởng của mình, đưa ra một số giải pháp nhằm giúp học sinh 12- THPT tiếp cận thể loại truyện ngắn từ góc độ tình huống truyện.
2.3. Một số giải pháp giúp học sinh lớp 12- THPT tiếp cận thể loại truyện ngắn trong chương trình từ góc độ tình huống truyện 
2.3.1. Cung cấp hệ thống kiến thức lí thuyết cơ bản về truyện ngắn và tình huống truyện
2.3.1.1. Khái luận về truyện ngắn
Thể loại truyện ngắn xuất hiện khá sớm trong lịch sử thể loại văn học. Đồng thời là thể loại sáng tác phổ biến, kết tinh nhiều thành tựu xuất sắc. Nhận diện thể loại truyện ngắn là nỗ lực lớn, liên tục của cả người sáng tác và giới nghiên cứu lí luận. Từ W.Gơt ở thế kỉ XVII cho đến Sê khôp từ Lỗ Tấn đến Môpatxăng từ Antônôp thế kỉ XIX- XX đến Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Kiên Họ đưa ra những cách khu biệt khác nhau. Các định nghĩa thường xoáy vào các bình diện chính : dung lượng cốt truyện nhân vật chi tiết ngôn ngữ để khái quát thành đặc trưng. Người thì cho truyện ngắn là một "khoảnh khắc", người thì nhấn mạnh vào nhân vật, vào tính súc tích của chi tiết, cô đúc của ngôn từ...
Từ những nghiên cứu, có thể phân định truyện ngắn dựa vào hai tiêu chí chính là dung lượng và thi pháp:
- Về dung lượng : truyện ngắn được xem là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ chủ yếu được viết bằng văn xuôi. Nghĩa là ngắn thậm chí cực ngắn (truyện mini) nhân vật không nhiều tình tiết và chi tiết đời sống cũng không nhiều.
- Về thi pháp : ngoài những yếu tố như cốt truyện, lối trần thuật, ngôn ngữ... thì tình huống được xem là hạt nhân thể loại của truyện ngắn.
Bởi thế ở phần cốt yếu có thể hình dung : truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ mà nội dung thường chỉ xoay quanh một tình huống truyện chủ chốt nào đó.
2.3.1.2. Khái luận về tình huống truyện: 
* Khái niệm và vai trò của tình huống truyện
Như trên ta thấy, tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn. Truyện ngắn chỉ tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định. Đôi khi truyện ngắn chỉ là một khoảnh khắc của đời sống.
Theo Hêghen, nhà triết học, mỹ học lỗi lạc người Đức (1770- 1831) trong tác phẩm nổi tiếng Mỹ học đã dành nhiều trang viết về tình huống: “Nói chung tình huống là một trạng thái có tính chất riêng biệt và trở thành được quy định. Ở trong thuộc tính này của nó, tình huống góp phần biểu lộ nội dung là cái phần có được một sự tồn tại bên ngoài bằng sự biểu hiện nghệ thuật”.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Với truyện ngắn và với một tác giả có kinh nghiệm viết, tôi nghĩ rằng đôi khi người ta nghĩ ra được một cái tình thế xảy ra chuyện, thế là coi như xong một nửaNhững nhà văn có tài đều là những người có tài tạo ra những tình thế xảy ra chuyện vừa rất cá biệt vừa mang tính phổ biến hoặc tượng trưng” và “những người cầm bút có cái biệt tài có thể chọn ra trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc sốngnhưng bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, một đời nhân loại” (Nguyễn Minh Châu, Trang giấy trước đèn, NXB KHXH, H. 1994, tr. 258).
Tình huống còn được gọi là tình thế. Các nhà văn Việt Nam quen dùng tình thế hơn là tình huống. Nhà văn Nguyễn Kiên đã hơn một lần nói về bản chất và vai trò của tình huống: “Theo quan niệm của tôi, mỗi truyện ngắn chỉ tập trung vào một tình thế nảy sinh trong cuộc sống. Nếu truyện ngắn có đến hơn một tình thế thì truyện ngắn đó lập tức bị phá vỡ”. (Nhiều tác giả, Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, NXB Thanh niên, H. 2000, tr. 44).
Nhà văn Nguyên Ngọc khi bàn về truyện ngắn đã đặc biệt chú ý đến vấn đề tình huống: “Truyện ngắn dẫu sao cũng phải ngắn, do đó thủ thuật chủ yếu của truyện ngắn là thủ thuật điểm huyệt [] Truyện ngắn điểm huyệt thực hiện bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che giấu trong muôn mặt cuộc sống hàng ngày” (Bùi Việt Thắng, Truyện ngắn - những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, NXB ĐHQGHN, H. 2000, tr. 114).
            Từ một số ý kiến trên, có thể khái quát về tình huống truyện như sau: Đối với truyện ngắn, tình huống giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại, nó chính là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất. 
* Phân loại tình huống
Hiện nay, có nhiều cách phân loại tình huống truyện. Sự phân loại dựa trên những tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên việc phân loại chỉ mang tính chất tương đối, đôi khi các dạng lại có sự pha tạp lẫn nhau. Tạm chia Tình huống truyện thành hai loại chính sau:
 a. Về tính chất: có thể chia truyện ngắn thành ba dạng chính, bởi chứa đựng ba dạng tình huống truyện căn bản :
- Tình huống hành động: Là loại sự kiện đặc biệt mà trong đó nhân vật bị đẩy tới một tình thế (thường là éo le) chỉ có thể giải quyết bằng hành động. Tình huống này thường hướng tới một kiểu nhân vật : Nhân vật hành động. Tức là loại nhân vật chủ yếu được hiện lên bằng hệ thống hành vi, hành động, các bình diện khác ít được quan tâm. Do đó, nó quyết định đến diện mạo của toàn truyện : truyện ngắn giàu kịch tính ( Chí Phèo- Nam Cao).
-  Tình huống tâm trạng: Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà ở đó nhân vật rơi vào một tình thế làm nảy sinh một biến động nào đó trong thế giới tình cảm. Tình huống này thường dẫn tới một kiểu nhân vật là : Con người tình cảm. Nghĩa là kiểu nhân vật được hiện lên chủ yếu bằng thế giới nội cảm của nó, nhà văn tạo dựng nên hình tượng nhân vật chủ yếu bằng một hệ thống chất liệu là cảm giác, cảm xúc với các phức hợp khác nhau của chúng. Còn các khía cạnh khác (như ngoại hình, hành động, lí tính) ít được quan tâm. Và vì thế, nó quyết định đến diện mạo của toàn truyện : truyện ngắn trữ tình ( Hai đứa trẻ- Thạch Lam)
-  Tình huống nhận thức: Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà tại đó nhân vật được đẩy tới một tình thế bất thường : đối mặt với một bài học nhận thức, bật lên một vấn đề (về nhân sinh, về nghệ thuật) cần phải vỡ lẽ, giác ngộ. Kiểu nhân vật của dạng tình huống này đương nhiên là : nhân vật tư tưởng. Nghĩa là kiểu nhân vật được khai thác chủ yếu ở đời sống nhận thức lí tính của nó. Chất liệu cơ bản để dệt nên nhân vật là hệ thống những quan sát, phân tích, suy lí, đúc kết, chiêm nghiệm, toan tính v.v Mà trường hợp đậm đặc nhất là mỗi nhân vật giống như một tư tưởng được nhân vật hoá vậy. Diện mạo của loại truyện ngắn này cũng đương nhiên là nghiêng về triết luận (Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân, Đôi mắt- Nam Cao, Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu...)
b. Về số lượng: có thể thấy truyện ngắn có hai loại : 
- Truyện một tình huống: Cả truyện ngắn chỉ xoay quanh một tình huống duy nhất. Ví dụ: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) , Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Đôi mắt ( Nam Cao), Vợ nhặt (Kim Lân)...
- Truyện ngắn nhiều tình huống: Cả thiên truyện được dệt từ nhiều tình huống Ví dụ: Chí phèo (Nam Cao),  Vợ chồng A Phủ  (Tô Hoài)...
2.3.2. Qui trình tiếp cận truyện ngắn từ góc độ tình huống truyện.
Khi tiếp cận với mỗi tác

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_12_thpt_tiep_can_the.doc