SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 10 khắc phục tình trạng nghiện mạng xã hội

SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 10 khắc phục tình trạng nghiện mạng xã hội

Vài năm gần đây, mạng xã hội như cơn lốc xoáy cuốn lấy giới trẻ. Ở đó, chúng ta chứng kiến vô số những câu chuyện, tình huống tiêu cực tác động đến các em như nghiện mạng xã hội, gặp các sự cố trên mạng nhưng hậu họa thật. Làm sao để trẻ “làm chủ” bản thân trong thế giới mạng phải không chỉ là bài toán gây nhức đầu mỗi ông bố bà mẹ mà trở thành nỗi lo của xã hội.

Có thể nói, nghiện mạng xã hội, nghiện chơi game online đã và đang gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến mặt tinh thần, tâm lý của người dùng, đặc biệt là giới trẻ ở rất nhiều nước trên thế giới.

Ở Việt Nam, tình trạng này cũng không phải là ngoại lệ. Sẽ không khó để bắt gặp những hình ảnh các em học sinh, sinh viên liên tục "cắm mặt" vào máy tính, điện thoại nhiều giờ mà quên ăn, quên ngủ, bỏ bê học hành

Trước những lo ngại to lớn đó, Ban giám hiệu trường THPT Tô Hiến Thành đã tổ chức triển khai những hoạt động giáo dục HS giúp các em nhận thức được tình trạng “nghiện” mạng xã hội đang diễn ra trong cả nước nói chung và tại trường nói riêng. Bên cạnh đó Nhà trường đã triển khai một số câu lạc bộ thể dục thể thao, vui chơi, giải trí lành mạnh, các hoạt động tình nguyện nhằm thu hút các em HS giúp các em hạn chế tối đa thời gian sử dụng mạng xã hội. Là giáo viên giảng dạy bộ môn tin học đồng thời là một thành viên trong Ban chấp hành Đoàn TN tôi luôn trăn trở trước vấn đề này. Tôi tích cực tham gia các phong trào của Nhà trường, Đoàn TN tổ chức; lồng ghép vào các bài dạy về mặt trái của mạng xã hội, những hậu quả nghiêm trọng của việc “nghiện” mạng xã hội; đưa ra một số giải pháp mà bản thân tôi đã đúc kết được nhằm giúp các em chống lại chứng “nghiện” mạng xã hội.

 Kết quả sau một thời gian HS tích cực tham gia hoạt động, rèn luyện, tôi nhận thấy đạo đức, lối sống của các em HS đã có nhiều thay đổi rõ rệt lành mạnh, trong sáng hơn, thái độ học tập của các em ngày càng được nâng cao. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn nội dung trên để viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 10 khắc phục tình trạng nghiện mạng xã hội”.

 

doc 24 trang thuychi01 31437
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 10 khắc phục tình trạng nghiện mạng xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TÔ HIẾN THÀNH
	SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 10 KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNGNGHIỆN MẠNG XÃ HỘI
Người thực hiện: Lê Thị Chung
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Tin học
THANH HÓA, NĂM 2018
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU 	 2
1.1. Lí do chọn đề tài	 2
1.2. Mục đích nghiên cứu 	 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu	 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu	 4
2. NỘI DUNG 	 5
2.1. Cơ sở lí luận 	 5
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	 7
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề	 8
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 	20
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ	21
3.1. Kết luận	21
3.2. Kiến nghị	22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.23	
BẢNG DANH HIỆU CÁC KÝ HIỆU,TỪ VIẾT TẮT
STT
Kí hiệu
Ý nghĩa
1
HS
Học sinh
2
GV
Giáo viên
3
THPT 
Trung học phổ thông
4
Đoàn TN
Đoàn thanh niên
5
CNTT
Công nghệ thông tin
6
GVCN
Giáo viên chủ nhiệm
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
* Vai trò tác dụng của vấn đề nghiên cứu:
 Vài năm gần đây, mạng xã hội như cơn lốc xoáy cuốn lấy giới trẻ. Ở đó, chúng ta chứng kiến vô số những câu chuyện, tình huống tiêu cực tác động đến các em như nghiện mạng xã hội, gặp các sự cố trên mạng nhưng hậu họa thật. Làm sao để trẻ “làm chủ” bản thân trong thế giới mạng phải không chỉ là bài toán gây nhức đầu mỗi ông bố bà mẹ mà trở thành nỗi lo của xã hội.
Có thể nói, nghiện mạng xã hội, nghiện chơi game online đã và đang gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến mặt tinh thần, tâm lý của người dùng, đặc biệt là giới trẻ ở rất nhiều nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, tình trạng này cũng không phải là ngoại lệ. Sẽ không khó để bắt gặp những hình ảnh các em học sinh, sinh viên liên tục "cắm mặt" vào máy tính, điện thoại nhiều giờ mà quên ăn, quên ngủ, bỏ bê học hành
Trước những lo ngại to lớn đó, Ban giám hiệu trường THPT Tô Hiến Thành đã tổ chức triển khai những hoạt động giáo dục HS giúp các em nhận thức được tình trạng “nghiện” mạng xã hội đang diễn ra trong cả nước nói chung và tại trường nói riêng. Bên cạnh đó Nhà trường đã triển khai một số câu lạc bộ thể dục thể thao, vui chơi, giải trí lành mạnh, các hoạt động tình nguyện nhằm thu hút các em HS giúp các em hạn chế tối đa thời gian sử dụng mạng xã hội. Là giáo viên giảng dạy bộ môn tin học đồng thời là một thành viên trong Ban chấp hành Đoàn TN tôi luôn trăn trở trước vấn đề này. Tôi tích cực tham gia các phong trào của Nhà trường, Đoàn TN tổ chức; lồng ghép vào các bài dạy về mặt trái của mạng xã hội, những hậu quả nghiêm trọng của việc “nghiện” mạng xã hội; đưa ra một số giải pháp mà bản thân tôi đã đúc kết được nhằm giúp các em chống lại chứng “nghiện” mạng xã hội.
	Kết quả sau một thời gian HS tích cực tham gia hoạt động, rèn luyện, tôi nhận thấy đạo đức, lối sống của các em HS đã có nhiều thay đổi rõ rệt lành mạnh, trong sáng hơn, thái độ học tập của các em ngày càng được nâng cao. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn nội dung trên để viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 10 khắc phục tình trạng nghiện mạng xã hội”.
2. Mục đích nghiên cứu.
	Mục đích của đề tài là muốn vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo một số giải pháp khắc phục tình trạng “nghiện” mạng xã hội của HS hiện nay, thông qua đó giúp các em có phong cách sống lành mạnh, cách làm việc khoa học, có tổ chức, trình độ kiến thức vững vàng và có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. 
Căn cứ vào thực trạng vấn đề của giới trẻ nói chung và HS trong trường nói riêng; tình hình thực tế của Nhà trường và đặc trưng của bộ môn Tin học đề tài thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu tình trạng nghiện mạng xã hội của giới trẻ thế giới và giới trẻ ở Việt Nam và các giải pháp khắc phục; 
Xây dựng các nội dung học tập, kế hoạch hoạt động, thời gian, địa điểm để triển khai đồng bộ, đầy đủ đến các em học sinh khối 10;
Triển khai nội dung dưới nhiều hình thức khác nhau như: lồng ghép vào nội dung các bài học; tổ chức các buổi học tập ngoại khóa; thành lập các câu lạc bộ nhằm tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, các hoạt động thể dục thể thao, hoạt động tình nguyện 
3. Đối tượng nghiên cứu.
Nội dung đề tài tập trung chủ yếu vào việc tuyên truyền, phổ biến đến HS khối 10 trong trường THPT Tô Hiến Thành những tác hại của việc sử dụng mạng xã hội và chơi game online nhiều tới mức nghiện đã và đang gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, điển hình nhất là tình trạng mắc bệnh tâm thần; đồng thời đưa ra một số giải pháp phù hợp giúp các em khắc phục thói quen xấu của bản thân. 
4. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
	Tôi đã tiến hành nghiên cứu các báo cáo thống kê về giới trẻ thế giới với tình trạng nghiện mạng xác hội hiện nay; báo cáo về tình trạng nghiện mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam; các quy định của Bộ luật Hình sự, Luật Viễn thông, Luật Công nghệ thông tin và Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ intrernet và thông tin trên mạng.
b. Phương pháp khảo sát
	Dựa trên những tài liệu đã nghiên cứu tôi tiến hành khảo sát đối tượng học sinh, đây là đối tượng khá phức tạp về tâm sinh lí, là tuổi của những người đang lớn nhưng chưa thành người lớn, những người có khả năng thu nhận thông tin tốt nhưng không phải là người uyên bác. Vì vậy tôi đã trực tiếp trao đổi với các em, với đồng nghiệp đặc biệt là với các giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh để nắm bắt đặc điểm về tâm sinh lí, nhân cách, hành vi của đối tượng HS. 
c. Phương pháp thực nghiệm khoa học
	Sau khi có kết quả nghiên cứu về tâm sinh lí lứa tuổi THPT, thực trạng nghiện mạng xã hội của HS hiện nay và các giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề tôi tiến hành lập kế hoạch để triển khai thực hiện. Tôi tác động vào các em HS và quá trình diễn biến sự kiện mà HS tham gia để hướng sự phát triển của các em theo mục tiêu dự kiến của mình.
d. Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm
Sau khi triển khai thực hiện theo kế hoạch đề ra, tôi xem xét lại những thành quả thực tiễn, những vấn đề chưa phù hợp, còn thiếu sót, trên cơ sở đó tiếp tục điều chỉnh cách làm để phù hợp với nội dung nghiên cứu, tổng kết quá trình thực hiện, từ đó có cơ sở đề xuất những biện pháp thực hiện đại trà đến nhiều học sinh hơn nhằm nâng cao hiệu quả nội dung nghiên cứu. 
Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp nghiên cứu khác để bổ trợ cho quá trình nghiên cứu của sáng kiến.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận 	
a. Nghiên cứu về tác hại của tình trạng “nghiện” mạng xã hội trong giới trẻ hiện nay [6]
* Giới trẻ thế giới và tình trạng nghiện mạng xã hội
Theo một thống kê được đăng trên trang The National Missing Persons Coordination Centre, có tới 87% người dân ở Úc sử dụng Internet mỗi ngày. Bác sĩ Mubarak Rahamathulla (chuyên gia về Internet và sức khỏe tâm thần ở Trường ĐH Flinders - Úc) cũng đã khuyến cáo rằng những người sử dụng Internet thường xuyên, nhất là người nghiện Internet thường dễ có xu hướng lệch lạc hành vi. Đặc biệt, các mối quan hệ trên thế giới ảo của họ thường có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Tại Mỹ, khảo sát mới của Hiệp hội Tâm lý Mỹ cũng đã chỉ ra rằng có đến 86% người trưởng thành ở nước này cho biết họ liên tục kiểm tra email, tin nhắn và mạng xã hội. Trong khi đó, thống kê tại các thanh thiếu niên ở một số trường tư thục Anh đã cho thấy có tới 2/3 người được khảo sát tỏ ra mệt mỏi vì sử dụng mạng xã hội thường xuyên. The Royal Society of Public Health and the Young Health Movement (Anh) đã thực hiện một cuộc khảo sát với gần 1.500 thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 14 - 24 về tác hại của các trang mạng xã hội đối với sức khỏe tâm thần người trẻ. 
Bên cạnh những mặt tích cực của mạng xã hội, qua khảo sát thực tế đã cho thấy rằng các trang mạng xã hội đã và đang gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho giới trẻ dễ thấy như các chứng bệnh trầm cảm, ngại giao tiếp, chứng lo âu, chứng mất ngủ, cảm giác cô đơn, hay bị ảo giác, mất cân bằng tâm, sinh lý, lệch lạc hành vi, cơ thể suy nhược
* Báo động về tình trạng nghiện mạng xã hội của giới trẻ ở Việt Nam [6]:
Theo thống kê năm 2015 của Facebook, ở Việt Nam, mỗi tháng có tới 30 triệu người dùng và những người này dành trung bình 2,5 giờ/ngày để vào Facebook. 3/4 trong số đó là những người trẻ, nằm trong độ tuổi từ 18 – 34. 
Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến kết quả học tập, làm việc, nó còn gây ra rất nhiều hậu quả đối với sức khoẻ, trong đó điển hình nhất là tình trạng mắc bệnh tâm thần. Bác sĩ La Đức Cương, giám đốc bệnh viện Tâm thần TW1 cho biết, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận các trường hợp bệnh nhân đến khám và điều trị tâm thần với nguyên nhân do "nghiện" mạng xã hội.
Các bệnh nhân mắc tâm thần do nghiện mạng xã hội, nghiện game chủ yếu là thanh thiếu niên từ cấp 2 trở lên và nhiều nhất là ở lứa tuổi cuối cấp 3, sinh viên đại học. Đây là thời điểm các bạn trẻ có những thay đổi trong tâm lý, tính khí bốc đồng, máu ăn thua nhiều hơn và cũng bị vướng nhiều cám dỗ hơn.
Các bệnh nhân đến viện thường rơi vào các trạng thái đã mắc trầm cảm với các biểu hiện như thất thần, trạng thái đờ đẫn, không tập trung, cơ thể suy nhược, có bệnh nhân bị sút cân nghiêm trọng... Đặc biệt, gần đây, có một trường hợp nam sinh bị lên cơn co giật do sử dụng mạng 10 tiếng mỗi ngày. 
b. Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh THPT [5]
HS trung học phổ thông nằm trong độ tuổi vị thành niên và là giai đoạn cuối cửa tuổi vị thành niên và giai đoạn giữa của tuổi thanh niên. Đặc trưng lớn nhất của hoàn cảnh xã hội của sự phát triển ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là các quan hệ có tính mở và sự chuyển đổi vai trò và vị thế xã hội. Đặc trưng này đuợc thể hiện cụ thể như sau:
– Ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, các mối quan hệ ít tính mâu thuẫn hơn so với độ tuổi trước đó. Quan hệ với cha me, thầy cô, bạn bè đã trở nên thuận lợi hơn do sự trưởng thành nhất định trong nhận thức của học sinh và sự thay đổi trong cách nhìn nhận của người lớn. Tuy vậy, tính chất ít xác định về quan hệ xã hội vẫn còn. Một mặt học sinh đã có những sự độc lập nhất định trong tư duy, trong hành vi ứng xử, mặt khác học sinh lại chưa có đuợc sự độc lập về kinh tế do vẫn phụ thuộc vào gia đình.
– Quan hệ với phụ huynh. Trong gia đình, học sinh có thể có được quan hệ tương đối dân chủ hơn, được tôn trọng và lắng nghe. Học sinh có thể tự quyết định một sổ vấn đề của bản thân hoặc được tham gia vào việc ra các quyết định đó như lựa chọn nghề nghiệp, học hành, tình cảm. Việc can thiệp trực tiếp theo kiểu “ra lệnh”, “ép buộc” của cha mẹ với trẻ không phù hợp và cũng không thể hiệu quả nữa. Sự tôn trọng và trò chuyện của phụ huynh với học sinh có thể tạo được mối quan hệ tốt giữa cha mẹ và con cái. Sự tin cậy, thẳng thắn từ phía phụ huynh giúp các em có thể nhanh chóng trưởng thành theo chiều hướng tích cực.
– Trong quan hệ với bạn bè, học sinh trung học phổ thông có thể tham gia vào nhiều nhóm bạn đa dạng hơn. 
Về đặc điểm nhận thức và phát triển trí tuệ ở HS THPT: nhận thức, hiểu biết rộng và phong phú hơn. Cụ thể:
Tính độc lập và sáng tạo thể hiện rõ nét.
Sự phân hóa hứng thú nhận thức rõ nét và ổn định hơn.
Sự phát triển trí tuệ đạt đến đỉnh cao. 
Về đặc điểm nhân cách của HS THPT: đặc điểm nổi bật trong nhân cách của HS thể hiện ở tự ý thức và cái tôi. Ở HS THPT tự đánh giá thể hiện ở một số đặc điểm nổi bật sau:
Đối chiếu bản thân với chuẩn mực xã hội
Sự đánh giá có tính phê phán và đòi hỏi cao ở bản thân
Tự đánh giá có chiều sâu và khái quát hơn
Tự đánh giá thể hiện theo 3 cách: So sánh mức độ kì vọng với kết quả của bản thân; đối chiếu so sánh với ý kiến của người khác về bản thân; sự thành thạo trong công việc, sự hấp dẫn trong tình yêu và tình bạn thân.
Đánh giá mang tính chủ quan và có chút cao hơn so với hiện thực.
Tuy nhiên, quá trình hình thành nhân cách bao gồm cả việc hình thành “cái tôi”. Cái tôi hay hình ảnh về cái tôi có nhiều nội dung và nhiều mức độ như cái tôi thể chất, cái tôi hiện thực, cái tôi lí tưởng.. Khi ở độ tuổi này, HS rất quan tâm đến thân thể của mình trong con mắt người khác. Hình ảnh cái tôi được đánh giá qua nhiều tiêu trí khác nhau: tính bền vững, tính tương phản, mức độ rõ ràng.
Ở độ tuổi THPT thì tâm lí của HS về tính dục, căng thẳng tâm lí, lạm dụng chấtHS THPT đang hình thành về sinh lí và hoàn chỉnh hơn về nhân cách. Đối với vẫn đề tính dục thì có 3 mặt chúng ta cần quan tâm: hành vi tính dục, tâm thế tính dục, các cảm nghiệm và ảo tưởng tính dục. Hiện tượng tính dục gắn với việc lĩnh hội vai trò giới.
Một thực trạng nữa ở HS THPT đó là lạm dụng các chất kích thích do bản thân muốn chứng minh là người lớn hoặc dễ bị lôi kéo, hoặc học giảm sút, gia đình không tin tưởng, thất tình và có thể tò mò. Ở HS THPT cũng hay bị căng thẳng do mâu thuẫn hoặc xung đột với người lớn, ngoài ra do tâm lí đến việc thi đại học và chọn nghề. Ngoài ra sự kì vọng quá nhiều của những người thân làm căng thẳng cho HS.
Khi căng thẳng quá và dẫn đến trầm cảm thì HS THPT rất dễ tự sát để kết thúc bản thân mình. 
c. Nghiên cứu bộ luật của Việt Nam
 Các quy định của Bộ luật Hình sự, Luật Viễn thông, Luật Công nghệ thông tin và Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ intrernet và thông tin trên mạng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
a. Thuận lợi
Thứ nhất: Trường THPT Tô Hiền Thành đóng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa vì vậy các em HS có điều kiện học tốt hơn, được tiếp cận với CNTT, các lĩnh vực truyền thông, các hoạt động trong xã hội
Thứ hai: Nhà trường rất quan tâm đến nề nếp, chất lượng học tập của các em; bên cạnh đó với đội ngũ giáo viên nhiệt tình, năng động, có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn luôn đổi mới phương pháp dạy và học hiện đại. 
Thứ ba: Đa số HS trong trường được bố mẹ cho sử dụng smartphone hoặc máy tính tại nhà nên các em có điều kiện tiếp cận rất nhiều nguồn thông tin, sử dụng nhiều các dịch vụ tiện lợi, đa phương tiện, phương tiện giải trí mới, phong phú trên Internet.
Thứ tư: Ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, các mối quan hệ ít tính mâu thuẫn hơn so với độ tuổi trước đó. Quan hệ với cha mẹ, thầy cô, bạn bè đã trở nên thuận lợi hơn do sự trưởng thành nhất định trong nhận thức của học sinh và sự thay đổi trong cách nhìn nhận của người lớn. 
b. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì cũng có rất nhiều khó khăn thách thức đặt ra: 
Thứ nhất: Đa số gia đình phụ huynh học sinh làm nghề nông, công nhân các nhà máy, buôn bán, đi làm ăn xa, nên không có nhiều thời gian, bên cạnh đó trình độ bố mẹ còn thấp nên chưa thật quan tâm và đầu tư đến việc học hành của con cái mà chủ yếu là phó thác việc học tập của con cho nhà trường. Vì vậy các giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp gặp rất nhiều khó khăn trong việc theo dõi quá trình học tập, rèn luyện của các em. 
Thứ hai: Mặt khác, ở lứa tuổi lớp 10 là giai đoạn đầu của thanh niên là tuổi của những người đang lớn, tâm sinh lý các em thay đổi bất thường, tính sĩ diện, học đòi bắt đầu phát triểntrong khi đó xã hội bên ngoài đầy rẫy những cám dỗ của cuộc đời nên rất khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm, ban nề nếp, các giáo viên trực tiếp giảng dạy trong việc giáo dục, định hướng cho các em.
Thứ ba: Cơ sở vật chất của Nhà trường còn nhiều thiếu thốn, khó khăn.
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề
a. Mục tiêu của các giải pháp 
	- Tuyên truyền đến các em HS những hậu quả nghiêm trọng của việc sử dụng mạng xã hội quá mức;
- Nâng cao nhận thức, kĩ năng của các em HS trong vấn đề sử dụng mạng xã hội nói riêng và Internet nói chung; Giúp các em HS hiểu lợi ích Internet cũng như cách sử dụng internet một cách hiệu quả, bổ trợ cho quá trình học tập, giao lưu, kết bạn.
- Phối hợp tốt giữa Nhà trường và gia đình để khuyến khích các em tham gia các câu lạc bộ của trường, thành lập các câu lạc bộ mới nhằm giúp các em hạn chế tối đa thời gian sử dụng mạng xã hội.
b. Nội dung và cách thức thực hiện của giải pháp
* Biện pháp 1: Giúp HS nhận biết các dấu hiệu cho thấy có thể bản thân mình đã bị nghiện mạng xã hội, Internet. 
- Sử dụng phiếu điều tra:
SỞ GD&ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TÔ HIẾN THÀNH
PHIẾU ĐIỀU TRA
TÌNH TRẠNG NGHIỆN MẠNG XÃ HỘI, INTERNET
Họ và tên:
Lớp:.
STT
Dấu hiệu cho thấy bạn đã nghiện mạng xã hội, Internet
Đánh dấu X vào ô vuông tương ứng
Có
Không
1
Mất kiểm soát về thời gian: Thời gian có thể bay qua lúc nào không biết vì bạn đầu thường xuyên kéo dài thành hàng giờ, bạn đang gặp rắc rối.
o
o
2
Khó chịu khi bị làm gián đoạn: Nếu bạn thường xuyên cáu kỉnh khi bị gián đoạn kết nối trực tuyến, đấy có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang chi tiêu quá nhiều thời gian trên internet.
o
o
3
Cảm giác tội lỗi: Bạn cảm thấy tội lỗi về số lượng thời gian bạn dùng để trực tuyến.
o
o
4
Tách khỏi gia đình và bạn bè: Có phải cuộc sống xã hội của bạn đang khốn khổ vì thời gian dành cho mạng trực tuyến số lượng thời gian trực tuyến? Mất sự gần gũi với gia đình và bạn bè.
o
o
5
Cảm giác sảng khoái khi có thể online và hoảng sợ khi offline: Nếu bạn cảm thấy chỉ phấn khích hoặc bình tĩnh được bằng cách lên mạng trực tuyến khi cảm thấy lo lắng, và hụt hẫng khi thoát khỏi nó - cơ hội cho thấy bạn đã dành thời gian quá nhiều cho máy tính.
o
o
6
Khô mắt, nhức mỏi, tăng cân hoặc rối loạn giấc ngủ: Bất kỳ thay đổi vật lý nào cũng là kết quả của việc dành quá nhiều thời gian cho mạng trực tuyến.
o
o
 KẾT LUẬN
1. Bạn đã bị nghiện mạng xã hội?	
Có o	Không o
2. Bạn có biết về các hậu quả nghiêm trọng của việc nghiện mạng xã hội hay không	?	Có o	Không o
Ngày .. tháng ... năm
Cán bộ điều tra
Ngày .. tháng . năm.
Học sinh xác nhận
- Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra : 
1. Báo cáo lên Ban giám hiệu về kết quả khảo sát tình trạng nghiện mạng xã hội của HS trong trường.
2. Kiến nghị Nhà trường vào cuộc để kịp thời ngăn chặn, giáo dục, định hướng cho các em HS khắc phục tình trạng nghiện mạng xã hội, qua đó giúp các em có cuộc sống lành mạnh, rèn luyện đạo đức và nâng cao chất lượng học tập. 
* Biện pháp 2: Phổ biến những hậu quả nghiệm trọng của tình trạng nghiện mạng xã hội của giới trẻ nhằm thức tỉnh các em HS.
Phối hợp với Ban giám hiệu, Ban chấp hành Đoàn TN tổ chức buổi hoạt động ngoại khóa: “HS với tình trạng nghiện mạng xã hội” Trong buổi ngoại khóa này giáo viên và học sinh được giao lưu trò chuyện cởi mở với nhau. Đưa ra một số câu hỏi mở để thảo luận trên diễn đàn như:
Tại sao học trò "nghiện" mạng xã hội?
Mạng xã hội tốt hay xấu?
Giải thích các cụm từ “Sống ảo”, “Anh hùng bàn phím” , câu “like”, 
Với hình thức là một buổi ngoại khóa các em tỏ ra rất sôi nổi thể hiện cái tôi của bản thân, nói lên suy nghĩ, mạnh dạn chia sẽ cách nghĩ, hiểu biết của mình về vấn đề được hỏi. 
Để giúp các em HS nhận thức được về hậu quả của việc lạm dụng và dành quá nhiều thời gian vào mạng xã hội cần đưa ra một số hình ảnh sinh động và những tư liệu cụ thể: 
Hình1: Hình ảnh một gia đình sau bữa cơm với những chiếc smartphone trên tay từ người lớn đến trẻ nhỏ đã trở nên phổ biến ở Việt Nam:
Thảo luận:
Gia đình các em có như vậy không?
Em có suy nghĩ gì về hình ảnh trên?
Hình 2: Báo động về tình trạng nghiện mạng xã hội [6] 
Hình 3: Bạn có bao nhiêu người bạn trên facebook?
Thảo luận: Suy nghĩ của các em về việc kết bạn tràn lan trên mạng xã hội?
Hình 4: Bạn có biết về tác hại của việc nghiện mạng xã hội? 
Thảo luận: Các tác hại của nghiện mạng xã hội?
- Sử dụng tư liệu [6]: 
Một vài thống kê cho thấy hành vi "nghiện" mạng xã hội của thế hệ Y ngày nay nguy hiểm chẳng kém gì rượu hay ma tuý, dù nó không gây tác hại về sức khoẻ nhiều nhưng nó có khả năng phá hoại cảm xúc, tinh thần giới trẻ. Nghiện mạng xã hội là một kiểu nghiện thói quen, khó bỏ và khó điều trị hơn nghiện chất như nghiện rượu, nghiện thuốc lá, nghiện ma túyNghiện mạng xã hội gây ra những rối loạn tâm thần rất nguy hiểm như: trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, rối loạn cơ thể, tự sát hoặc gây hấn[6]
Nghiện mạng xã hội gây nhiều hệ lụy về sức khỏe tâm thần.
Những tác hại của nghiện mạng xã hội
Trước hết, việc sử dụng facebook, twitter, instagram, zalo lâu dài dẫn đến suy giảm các hoạt động sống bìn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_10_khac_phuc_tinh_tr.doc