SKKN Một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 ở trường THPT tĩnh gia 4 thông qua sử dụng bản đồ tư duy dạy học môn Địa Lí

SKKN Một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 ở trường THPT tĩnh gia 4 thông qua sử dụng bản đồ tư duy dạy học môn Địa Lí

Như chúng ta đã biết, lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá. Song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động. Đặc biệt là trong hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỉ,vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.

 Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em thực hiện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, sống tích cực, chủ động, hài hoà và lành mạnh [12 - Trang 25].

1.1.2. Hiện nay, nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào dạy học cho các trường phổ thông, dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [2 - Trang 21].

 

doc 23 trang thuychi01 7261
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 ở trường THPT tĩnh gia 4 thông qua sử dụng bản đồ tư duy dạy học môn Địa Lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 4 THÔNG QUA SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ
Người thực hiện: Trương Thị Liên
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa lí
THANH HOÁ NĂM 2019
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT
Viết tắt
Từ đầy đủ
1
CNTT
Công nghệ thông tin
2
ICT
Công nghệ thông tin và truyền thông
3
DH
Dạy học
4
GV
Giáo viên
5
HS
Học sinh
6
PPDH
Phương pháp dạy học
7
PTDH, PTTBDH
Phương tiện day học, Phương tiện thiết bị dạy học
8
THCS
Trung học cơ sở
9
THPTQG
Trung học phổ thông Quốc Gia
10
SGK
Sách giáo khoa
11
QTDH
Quá trình dạy học
12
ĐC
Đối chứng
13
TN
Thực nghiệm
14
BĐTD, SĐTD
Bản đồ tư duy, sơ đồ tư duy
15
GDKNS
Giáo dục kĩ năng sống
MỤC LỤC Trang
1. Mở đầu	1
1.1. Lí do chọn đề tài	1
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................	1
1.3. Đối tượng nghiên cứu	1
1.4. Phương pháp nghiên cứu	1
1.5. Những điểm mới của SKKN	2
1.6. Cấu trúc của SKKN	2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng bản đồ tư duy trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Tĩnh Gia 4 thông qua xây dựng bản đồ tư duy môn Địa lí theo hướng tích cực	4
2.1.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.....................................................4
2.1.2. Quan niệm về kĩ năng sống	4
2.1.2. Vai trò của hình thành và phát triển kĩ năng sống trong dạy học Địa lí	4
2.1.3. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm	4
2.2.1.Thực trạng giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường phổ thông hiện nay	5
2.2.2. Nguyên nhân	6
2.2.3. Thực trạng dạy học môn Địa lí tại trường THPT Tĩnh Gia 4	7
Chương 2: Sử dụng BĐTD trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Tĩnh Gia 4 thông qua môn Địa lí	7
2.1. Quy trình vẽ bản đồ tư duy	7
2.1.1. Nguyên tắc vẽ bản đồ tư duy	7
2.1.2. Quy trình vẽ bản đồ tư duy trên giấy	8
2.1.3. Quy trình vẽ bản đồ tư duy bằng phần mềm Mindmap 5.0	8
2.2. Một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 trường THPT Tĩnh Gia 4 thông qua sử dụng bản đồ tư duy dạy học môn Địa lí	10
2.2.1. Sử dụng BĐTD để kiểm tra bài cũ	11
2.2.2. Sử dụng BĐTD để dạy bài học mới	13
2.2.3. Sử dụng bản đồ tư duy để ôn tập – hệ thống hóa kiến thức......................14
2.2.4. Hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ tư duy để tự học lồng ghép	15
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm	16
3.1. Mục đích thực nghiệm..................................................................................16
3.2. Nội dung thực nghiệm	16
3.3. Tổ chức thực nghiệm	16
3.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm	16
3.5. Nhận xét và đánh giá kết quả thực nghiệm	17
3. Kết luận, kiến nghị	18
3.1. Kết luận nghiên cứu	18
3.2. Hướng mở rộng nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm	18
3.3. Các kiến nghị và đề xuất	18
1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài.
1.1.1. Như chúng ta đã biết, lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá. Song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động... Đặc biệt là trong hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỉ,vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.
 Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em thực hiện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, sống tích cực, chủ động, hài hoà và lành mạnh [12 - Trang 25].
1.1.2. Hiện nay, nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào dạy học cho các trường phổ thông, dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [2 - Trang 21].
1.1.3. Trong chương trình Địa lí THPT nói chung, Địa lí lớp 12 nói riêng cung cấp cho các em các kiến thức về Địa lí tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của Việt Nam. Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống trong môn Địa lí nói chung, Địa lí lớp 12 nói riêng là hết sức cần thiết, nhằm giúp học sinh có những kĩ năng hành động, ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, với xã hội; để các em có khả năng ứng phó và giải quyết một số vấn đề thường gặp trong cuộc sống do điều kiện tự nhiên cũng như xã hội đem lại. 
1.1.4. Thực tế, việc giáo dục kĩ năng sống đã được lồng ghép vào chương trình chính khoá trong trường THPT trong vài năm gần đây. Ưu điểm của việc lồng ghép này là không làm nặng thêm nội dung của môn học, làm cho lớp học sinh động và học sinh dễ tiếp thu kiến thức hơn. Tuy nhiên, tôi thấy đa số các giáo viên chưa cập nhật và chưa ứng dụng vào thực tế bài dạy, một số giáo viên cho rằng việc giáo dục kĩ năng sống là chỉ nên tập trung trong các giờ chào cờ, sinh hoạt lớp, các hoạt động ngoại khoá... còn việc giảng dạy bộ môn, đặc biệt ở lớp 12 thì chỉ nên truyền thụ các kiến thức căn bản để học sinh thi tốt nghiệp và xa hơn là đại học mà thôi, một số giáo viên khác mặc dù có nhận thức đúng về việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào các môn học ở trường trung học phổ thông nhưng họ lại hiểu sai cách làm nên còn hời hợt, đối phó, vì vậy hiệu quả chưa cao. 
Với những lí do trên, tôi chọn “Một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Tĩnh Gia 4 thông qua sử dụng bản đồ tư duy dạy học môn Địa lí” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.2.1. Nghiên cứu các nguyên tắc và kỹ thuật xây dựng BĐTD dạy học trên giấy bằng phần mềm Tin học iMindmap 5, ứng dụng (ICT) nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Tĩnh Gia 4 thông qua sử dụng bản đồ tư duy dạy học môn Địa lí.
1.2.2. Thiết kế một số BĐTD dạy học giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Tĩnh Gia 4 thông qua sử dụng bản đồ tư duy dạy học môn Địa lí.
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
1.3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận, thực tiễn và kiến thức cần thiết cho việc xây dựng bản đồ tư duy trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Tĩnh Gia 4 thông qua sử dụng bản đồ tư duy dạy học môn Địa lí theo hướng tích cực.
1.3.2. Nghiên cứu nội dung các bài học trong chương trình Địa lí lớp 12 THPT để phục vụ cho việc xây dựng BĐTD.
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
+ Phương pháp phân tích - hệ thống.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
+ Phương pháp thu thập tài liệu.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
+ Phương pháp thống kê toán học.
1.5. Những điểm mới của SKKN
- Nghiên cứu, tổng hợp, hệ thống hóa và tiếp thu những cơ sở lí luận trong việc xây sử dụng đồ tư duy trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Tĩnh Gia 4 thông qua sử dụng bản đồ tư duy dạy học môn Địa lí.
- Nghiên cứu, điều tra thực trạng của việc sử dụng BĐTD trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 ở trường THPT.
- Sử dụng một số BĐTD giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Tĩnh Gia 4 thông qua sử dụng bản đồ tư duy dạy học môn Địa lí theo hướng tích cực.
1.6. Cấu trúc của SKKN 
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng bản đồ tư duy trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Tĩnh Gia 4 thông qua xây dựng bản đồ tư duy môn Địa lí theo hướng tích cực.
Chương 2: Xây dựng BĐTD trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Tĩnh Gia 4 thông qua xây dựng bản đồ tư duy môn Địa lí trên giấy và bằng phần mềm iMindmap 5.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng bản đồ tư duy trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Tĩnh Gia 4 thông qua xây dựng bản đồ tư duy môn Địa lí theo hướng tích cực.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
2.1.1. Quan niệm về kĩ năng sống 
 Kĩ năng sống là một phạm trù rộng bao hàm nhiều vấn đề của cuộc sống, đó là những vấn đề phát sinh trong mối quan hệ giữa con người và con người, con người với thiên nhiên nhiên, con người với sự phát triển kinh tế - xã hội... Những người có kĩ năng sống là những người có sự trải nghiệm hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng những nhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người [2 - Trang 32]. 
 Cũng có thể hiểu kĩ năng sống là hành trang luôn đi theo con người, giúp con người có cuộc sống tốt đẹp hơn, hướng con người đến cái chân, thiện, mỹ của cuộc sống. Kĩ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục hoặc do tự rèn luyện của con người. Hiện nay, khái niệm về kĩ năng sống vì thuộc về lĩnh vực hành vi của con người nên có nhiều quan niệm khác nhau.
 Theo quan niệm dân gian kĩ năng sống là cách làm người, cách đối nhân xử thế của con người, là con người ăn ở có nhân có đức, có lễ nghĩa, có trước có sau, một người có kĩ năng sống là người tốt về nhiều nghĩa, được mọi người kính trọng và là tấm gương cho người khác học tập [1 - Trang 14].
 Như vậy, những quan niệm nêu trên đều cùng chứa những nội hàm sau: 
- Là khả năng thực hiện hoạt động hay hành động phù hợp.
- Là năng lực ứng xử tích cực trước những thách thức của đời sống.
- Chỉ một khi được rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, thông qua giáo dục và tự rèn luyện của con người. 
 Với những nội dung như vậy có thể đưa ra một khái niệm như sau: Kĩ năng sống là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình và người khác phù hợp với cách ứng xử tích cực, giúp con người có thể kiểm soát, quản lí có hiệu quả các nhu cầu và thách thức trong cuộc sống, đồng thời giúp con người giải quyết có hiệu quả những khó khăn, thách thức trong cuộc sống [2 - Trang 18]. 
2.1.2. Vai trò của hình thành và phát triển kĩ năng sống trong dạy học Địa lí.
a. Đối với giáo viên:
Việc giáo dục kĩ năng sống trong dạy học Địa lí sẽ giúp cho giáo viên:
- Tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng của mình.
- Thông qua dạy học giáo dục kĩ năng sống còn giúp cho giáo viên thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học - Một trong những vấn đề mà nhiều giáo viên còn lúng túng trong thời gian qua.
b. Đối với học sinh
 - Với đặc điểm về nội dung và phương pháp dạy học đặc trưng sẽ giúp cho học sinh hứng thú, sáng tạo và các em sẽ nhớ bài lâu hơn, vận dụng kiến thức đã học tốt hơn.
 - Mặt khác, việc giáo dục kĩ năng sống trong dạy học Địa lý sẽ giúp các em hình thành các kĩ năng sống nòng cốt như: 
+ Tự nhận thức: Các em sẽ thể hiện sự tự tin khi được trình bày ý tưởng của cá nhân trước bạn bè, thầy cô xác định giá trị của bản thân thể hiện ở thái độ đồng tình hay phản đối trước những hành động, hành vi tiêu cực như hành động phá hoại môi trường.
+ Giao tiếp: Lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình làm việc nhóm hay cả lớp; Trình bày suy nghĩ, ý tưởng của cá nhân; Biết cách ứng xử, giao tiếp với bạn bè, thầy cô giáo, tạo sự thân thiện để công việc đạt hiểu quả. Thể hiện sự cảm thông với con người trước những thảm họa do thiên nhiên gây ra.
+ Tư duy: Trong quá trình làm việc cá nhân hoặc nhóm , học sinh có điều kiện suy ngẫm, hồi tưởng những kiến thức, kĩ năng địa lí đã tiếp nhận trước đó để giải quyết nhiệm vụ được đặt ra
 + Ngoài ra, việc giáo dục kĩ năng sống trong dạy học Địa lý sẽ giúp các em hình thành các kĩ năng sống như kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng làm chủ bản thân 
Về mặt sức khỏe: Xây dựng hành vi lành mạnh tạo khả năng bảo vệ sức khỏe cho mình và cho mọi người trong cộng đồng.Về mặt giáo dục: Mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa thầy trò, sự hứng thú tự tin, chủ động sáng tạo học tập cuả học sinh, tăng cường sự tham gia của học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục.
Về mặt văn hóa - xã hội: Thúc đẩy hành vi mang tính xã hội, giảm bớt tỉ lệ phạm pháp trong thanh thiếu niên, giảm tỉ lệ nghiện ma túy và bị lạm dụng tình dục ở tuổi vị thành niên.
Về mặt chính trị: Giải quyết một cách tích cực nhu cầu về quyền của trẻ em. Các em xác định được bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội.
 Qua các nội dung trên có thể khẳng định rằng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT hiện là vấn đề quan trọng đòi hỏi cần tiến hành ngay trong nhà trường.
2.2. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1.Thực trạng giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường phổ thông hiện nay.
 Có thể nói trong những năm gần đây việc giáo dục kĩ năng sống đang được nhiều nhà trường thực hiện tích cực trong các môn học. Kết hợp với việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm kĩ năng sống trong quá trình học tập. Với cách tiếp cận này, sẽ không làm nặng nề, quá tải thêm nội dung các môn học và hoạt động giáo dục; mà ngược lại, còn làm cho các giờ học và hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng hơn, thiết thực và bổ ích hơn đối với học sinh [10 - Trang 62]. 
 Từ thực tiễn nghiên cứu về lí luận giáo dục kĩ năng sống và qua thực tiễn, kinh nghiệm dạy học ở trường, bản thân tôi rất chú ý đến vấn đề này 
 Tuy nhiên, để cho giáo dục kĩ năng sống phù hợp với chương trình nội dung bài học, phát huy được tính tích cực học tập của học sinh là một điều không dễ và chưa được phổ biến. 
 Thực tế qua dự giờ các đồng nghiệp ở trường tôi trong các đợt dự giờ thao giảng, thanh tra hoạt động sư phạm Tôi thấy nhiều giáo viên chưa thực sự chú trọng việc giáo dục kĩ năng sống trong dạy học bộ môn, việc kết hợp giữa các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại chưa thật nhuần nhuyễn, điều đó đã làm cho nhiều học sinh chưa hứng thú với bài học, môn học, tiết học trở nên nhàm chán, nặng nề.
2.2.2. Nguyên nhân
 Về phía giáo viên.
- Thứ nhất: Không phải giáo viên nào cũng có đủ năng lực để lồng ghép những nội dung của giáo dục kĩ năng sống vào bài học để biến chúng thành cái bên trong của học sinh. Cách dạy học của nhiều giáo viên hiện nay chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp, giáo viên chưa thực sự đầu tư, tìm tòi để áp dụng các phương pháp dạy học mới vào giảng dạy.
- Thứ hai: Do điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường chưa hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu cho việc lồng ghép những nội dung của giáo dục kĩ năng sống vào bài học.
 Về phía học sinh.
- Thứ nhất: Trong suy nghĩ của các em còn cho rằng việc học môn Địa lí là không cần thiết, bởi đây là môn phụ, cốt sao chỉ đủ điểm là được. Nên các em chưa tích cực tạo cho mình hứng thú học tập. Mặt khác, không ít học sinh cho rằng, kĩ năng sống là khả năng vốn có của từng cá nhân, không phải rèn luyện là được (Ví dụ: Theo các em, có người có khả năng giao tiếp tốt nhưng cũng có người không thể giao tiếp nên có rèn cũng không được và cũng không cần thiết...)
- Thứ hai: Học sinh chưa có phương pháp học môn Địa lí nói chung, học Địa lí theo tinh thần đổi mới hiện nay nói riêng. Nhiều em còn lúng túng trong cách học, cách áp dụng kỹ thuật dạy học tích cực. Vậy nên các em không tích cực, chủ động học tập và nghiên cứu tìm kiếm nguồn tri thức. Nhiều em còn thiếu tinh thần xây dựng bài và tình trạng lười làm bài tập trên lớp và ở nhà còn phổ biến.
 Từ thực tế cuộc sống, giảng dạy và nguyên nhân trên bản thân tôi cũng như một số giáo viên có tâm huyết đặt ra yêu cầu giải pháp là làm thế nào để nâng cao hiệu quả của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các môn học nói chung và địa lí nói riêng nhằm mục đích tạo sự hứng thú, tăng khả năng tìm tòi sáng tạo chủ động trong việc tìm kiếm tri thức địa lí. Giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, sống tích cực, chủ động, hài hoà và lành mạnh [7 - Trang 34].
2.2.3. Thực trạng dạy học môn Địa lí tại trường THPT Tĩnh Gia 4.
 Thực hiện chủ đề và nhiệm vụ năm học, nhóm Địa lí Trường THPT Tĩnh Gia 4 đều thực hiện nghiêm túc việc soạn giáo án và tổ chức dạy học theo tinh thần đổi mới PPDH hướng học sinh tự hoạt động, tự học: Sử dụng giáo án Powerpoint, thiết kế hoạt động nhóm, sử dụng các phương tiện dạy học trực quan phù hợp với bộ môn Kết quả: Trong các giờ học, đa số các em rất hào hứng, tích cực. Tuy nhiên việc tự học ở nhà của các em không tốt vì vậy tư duy Địa lí của các em không thành thục, chỉ học thuộc vẹt, dẫn tới một bộ phận không nhỏ các em đạt học lực trung bình và yếu. Đặc biệt, không có nhiều học sinh thực sự học giỏi môn Địa lí và yêu môn Địa lí. Đây thật là một thực trạng đáng buồn.
 Bản đồ tư duy có thể nói là một công cụ thông minh, linh động, tiện lợi cho các hoạt động dạy và học, đặc biệt nó có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo niềm vui, hứng thú cho HS trong quá trình chủ động học tập của các em. Tuy nhiên, chưa có giáo viên nào áp dụng và áp dụng thường xuyên trong các hoạt động dạy học và hướng dẫn học sinh tự học bằng bản đồ tư duy. 
Chương 2: Sử dụng BĐTD trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Tĩnh Gia 4 thông qua môn Địa lí
 Phần này, tôi xin nêu một số kinh nghiệm của bản thân trong việc nghiên cứu quy trình xây dựng và cách sử dụng bản đồ tư duy trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Tĩnh Gia 4 thông qua môn Địa lí (thí điểm 4 lớp 12).
2.1. Quy trình vẽ bản đồ tư duy
 Dù sử dụng phần mềm Mindmap hay vẽ bằng tay trên giấy, thì GV và HS cần lưu ý:
2.1.1. Nguyên tắc vẽ bản đồ tư duy:
- Bắt đầu ở trung tâm với một bức ảnh của chủ đề hoặc từ khoá chủ đề.
- Sử dụng hình ảnh, kí hiệu, mật mã, mũi tên trong bản đồ tư duy.
- Chọn những từ khoá và viết bằng chữ viết hoa.
- Mỗi từ/ hình ảnh phải đứng một mình và trên một dòng riêng.
- Những đường dẫn cấp 1 cần phải được kết nối từ bức ảnh (từ khoá) trung tâm, những đường nhánh cấp 1 có độ đậm nhất và mảnh dần khi toả ra các nhánh con.
- Những đường nhánh phải dài bằng từ/ hình ảnh.
- Sử dụng màu sắc trong khắp bản đồ (nhưng phân loại cho các nhánh khác nhau).
2.1.2. Quy trình vẽ bản đồ tư duy trên giấy.
Bước 1. Xác chủ đề BĐTD, đây chính là chủ đề bài học (hoặc nội dung được yêu cầu) -> lựa chọn từ khoá hoặc hình ảnh gốc. 
Bước 2. Đọc lướt qua toàn bộ nội dung cần sơ đồ hoá -> Xác định vị trí trung tâm BĐTD; Xác định vị trí các nhánh cấp 1 và các từ khoá của nhánh cấp 1. (Lưu ý cần phân bố diện tích cho các nhánh phù hợp với lượng thông tin của từng phần cần thể hiện).
Bước 3. Lựa chọn màu sắc chủ đạo cho mỗi nhánh. Vẽ nhánh cấp 1 có độ đậm và dày nhất. Ghi từ khoá hoặc hình ảnh lên các nhánh.
Bước 4. Lần lượt đọc toàn bộ nội dung của từng nhánh cấp 1 (SGK), xác định số nhánh cấp 2 và các từ khoá/ hình ảnh cần thể hiện -> phân bố trên diện tích đã dự kiến sẵn cho từng nhánh C1. Ghi từ khoá/ hình ảnh lên nhánh cấp 2 (độ đậm – dày nhỏ hơn nhánh cấp 1 - vẫn sử dụng màu sắc của nhánh cấp 1). Lần lượt như vậy cho đến hết các nhánh con.
Bước 5. Tìm và thể hiện mối liên kết giữa các nhánh (nếu có)
Bước 6. Rà soát, bổ sung ý tưởng, hoàn thiện.
2.1.3. Quy trình vẽ bản đồ tư duy bằng phần mềm Mindmap 5.0
 Mindmap là phần mềm vẽ BĐTD, hiện nay theo tôi biết đã có phiên bản 6. Để cài đặt phần mềm, các thầy cô có thể vào Internet tìm, download về máy và cài đặt. Do sử dụng quen iMindmap5 nên tôi hướng dẫn một số thao tác vẽ trên iMindmap5 như sau:
Click đúp chuột vào biểu tượng chương trình iMindmap5 trên màn hình desktop hoặc vào menu Start->All Programs->iMindmap5.
a) Tạo biểu tượng cho “ý tưởng trung tâm” (Central Idea) :
Click chuột vào nút New
Central Idea xuất hiện trên bản đồ
b) Chỉnh sửa Central Idea :
 - Thay đổi tiêu đề :
Click đúp chuột vào Central Idea, gõ tiêu đề mới vào rồi gõ enter
Central Idea với tiêu đề mới
- Định dạng cho tiêu đề :
Click chuột vào Central Idea để chọn
Có 2 loại nhánh: Nhánh trơn (Branch) và nhánh có hộp văn bản (Box Branch)
Click chuột chọn loại nhánh muốn tạo
Chọn Central Idea, rồi trỏ chuột vào hình tròn đỏ ở giữa (tâm)
Từ tâm đỏ đó, kéo chuột ra ngoài để tạo n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_lop.doc