SKKN Một số giải pháp đưa công nghệ thông tin vào dạy học môn Địa lí lớp 5
Hiện nay giáo dục Tiểu học giành được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và nhà nước cũng như toàn xã hội, giáo dục được tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và đổi mới về nhiều mặt. Cụ thể là đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy cho phù hợp với sự phát triển chung của khu vực và thế giới. Khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một điều tất yếu. Khi các em vừa tìm hiểu kiến thức bài học thông qua SGK lại vừa được kết hợp xem những tranh ảnh, những đoạn phim vô cùng sinh động về địa lý giới hạn, đặc điểm tự nhiên; đặc biệt hơn nữa là các em được ngắm nhìn những hình ảnh thực về phong cảnh tuyệt đẹp, về những con người, về thiên nhiên của những vùng đang học thông qua những hình ảnh sinh động mà trong các tiết học thông thường các em ít được quan sát sẽ khiến giờ học trở nên sống động hơn, các em chiếm lĩnh kiến thức một cách nhẹ nhàng, hiệu quả cao hơn. Các em mạnh dạn, tự tin, thích thú hơn khi tham gia vào quá trình tìm hiểu kiến thức. Tạo được môi trường học tập thân thiện giữa giáo viên và học sinh. Tạo được sự chờ đợi, hứng khởi cho các em khi sắp được học môn Địa lý.
Hiện nay, tất cả giáo viên đều đã nhận thức tương đối đúng đắn về tầm quan trọng của việc đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy. Song vấn đề là ta đã áp dụng và đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy sao cho hiệu quả, đặc biệt là trong môn Địa lý lớp 5. Môn Địa lý giữ một vị trí quan trọng trong chương trình học lớp 5 đó là:
- Rèn kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng, tìm kiếm tư liệu Địa lý từ nhiều nguồn khác nhau.
- Biết phân tích, đánh giá, so sánh các sự vật, hiện tượng địa lý.
- Biết đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp.
- Biết thể hiện kết quả học tập bằng mọi hình thức.
- Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Mục lục 1 1. Mở đầu 2 1.1. Lý do chọn đề tài 2 1.2. Mục đích nghiên cứu 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 1.5. Những điểm mới của SKKN 3 2. Nội dung 4 2.1. Cơ sở lí luận của SKKN 4 2.1.1. Mục tiêu giáo dục tiểu học 4 2.1.2. Hệ thống nguyên tắc dạy học môn địa lí trong chương trình tiểu học 4 2.2. Thực trạng 5 2.2.1. Thực trạng dạy trên lớp 5 2.2..2. Thực trạng nắm kiến thức của học sinh 5 2.3. Các giải pháp 7 2.3.1. Làm sống động các bản đồ, lược đồ trong SGK 7 2.3.2. Sưu tầm các tư liệ thực té. Tạo dụng các đoạn phim ngắn 9 2.3.3. Tổ chức các trò chơi học tập 11 2.4 Hiệu quả của SKKN 15 3. Kết luận, kiến nghị 16 3.1. Kết luận 16 3.2. Kiến nghị 17 Tài liệu tham khảo 18 1. Mở đầu. 1.1. Lí do chọn đề tài. Hiện nay giáo dục Tiểu học giành được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và nhà nước cũng như toàn xã hội, giáo dục được tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và đổi mới về nhiều mặt. Cụ thể là đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy cho phù hợp với sự phát triển chung của khu vực và thế giới. Khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một điều tất yếu. Khi các em vừa tìm hiểu kiến thức bài học thông qua SGK lại vừa được kết hợp xem những tranh ảnh, những đoạn phim vô cùng sinh động về địa lý giới hạn, đặc điểm tự nhiên; đặc biệt hơn nữa là các em được ngắm nhìn những hình ảnh thực về phong cảnh tuyệt đẹp, về những con người, về thiên nhiên của những vùng đang học thông qua những hình ảnh sinh động mà trong các tiết học thông thường các em ít được quan sát sẽ khiến giờ học trở nên sống động hơn, các em chiếm lĩnh kiến thức một cách nhẹ nhàng, hiệu quả cao hơn. Các em mạnh dạn, tự tin, thích thú hơn khi tham gia vào quá trình tìm hiểu kiến thức. Tạo được môi trường học tập thân thiện giữa giáo viên và học sinh. Tạo được sự chờ đợi, hứng khởi cho các em khi sắp được học môn Địa lý. Hiện nay, tất cả giáo viên đều đã nhận thức tương đối đúng đắn về tầm quan trọng của việc đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy. Song vấn đề là ta đã áp dụng và đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy sao cho hiệu quả, đặc biệt là trong môn Địa lý lớp 5. Môn Địa lý giữ một vị trí quan trọng trong chương trình học lớp 5 đó là: - Rèn kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng, tìm kiếm tư liệu Địa lý từ nhiều nguồn khác nhau. - Biết phân tích, đánh giá, so sánh các sự vật, hiện tượng địa lý. - Biết đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp. - Biết thể hiện kết quả học tập bằng mọi hình thức. - Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Trong chương trình môn Địa lý lớp 5, học sinh sẽ được tiếp thu những kiến thức gắn liền với cuộc sống thực tế hằng ngày của các em. Đó là những kiến thức đơn giản về môi trường xung quanh, về địa hình, khí hậu, đặc điểm tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế, thương mại du lịch của Việt Nam và một số nước cũng như khu vực trên thế giới. Quan trọng hơn nữa, môn Địa lý còn phải góp phần bồi dưỡng cho học sinh thói quen ham học hỏi, khám phá thế giới xung quanh, Bồi dưỡng học sinh tình yêu quê hương, đất nước, con người Các kiến thức này được trình bày trong SGK thông qua kênh chữ và các hình minh hoạ là các lược đồ, bản đồ, tranh ảnhTuy nhiên nếu ngày nào giáo viên cũng lên lớp giảng bài cho học sinh chỉ với những tranh ảnh, bản đồ, lược đồ tĩnh có trong SGK cùng với bảng đen - phấn trắng sẽ gây nhàm chán cho học sinh và càng ngày càng làm cho học sinh học hành uể oải hơn, học sinh sẽ có cảm giác sợ học môn Địa lý và sẽ có tâm lý học đối phó. Với lý do nêu trên, tôi xin được trình bày kinh nghiệm: “Một số giải pháp đưa công nghệ thông tin vào dạy học môn Địa lí lớp 5.” 1.2. Mục đích nghiên cứu: *Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phương pháp dạy học , điều tra thực trạng việc vận dụng phương pháp dạy học mới ở trường Tiểu học nơi tôi công tác. Qua đó, tìm hiểu một số nguyên nhân tồn tại và những thành công trong việc chỉ đạo đối mới phương pháp dạy học trong nhà trường để tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng đại trà ở trường Tiểu học. *. Để đạt được mục đích đó, đề tài xác lập các nhiệm vụ sau: *. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học đưa công nghệ thông tin vào dạy học môn Địa lí lớp 5 ở tiểu học. Mở rộng hiểu biết của bản thân về vấn đề nghiên cứu để áp dụng vào thực tế giảng dạy ở trường Tiểu học Quảng Khê. *. Thực nghiệm dạy học đưa công nghệ thông tin vào dạy môn Địa lí lớp 5 vào bài học cụ thể. + Cung cấp kiến thức ban đầu về việc ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học. + Hình thành kĩ năng cơ bản thi thực hành trên máy tính và biết vận dụng phương pháp dạy học mới trong giảng dạy. + Luôn say mê và nghiên cứu CNTT phục vụ cho công việc giảng dạy. + Thực hiện đề tài này nhằm rút ra một số kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy của bản thân. + Đồng thời làm một số kinh nghiệm cho đồng nghiệp tham khảo và vận dụng trong quá trình công tác và giảng dạy. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Quá trình ứng dụng CNTT trong dạy - học của giáo viên, học sinh ở trường Tiểu học. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Khảo sát phân tích và đánh giá thực trạng về quá trình ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường Tiểu học hiện nay. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp quan sát Phương pháp điều tra ( Phỏng vấn, trưng cầu ý kiến, phiếu điều tra.) Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động (Nghiên cứu kết quả học tập của học sinh) Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Phương pháp thống kê toán học Phương pháp phân tích tổng hợp Đề xuất một số giải pháp và bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong dạy - học ở trường Tiểu học hiện nay 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm. 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lí luận. 2.1.1. Mục tiêu giáo dục Tiểu học. * Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đặc điểm, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở. * Mục tiêu môn Địa lí ở Tiểu học. Như chúng ta đã biết học hết lớp 5, ngoài những yêu cầu của các môn học khác. Môn Địa lí yêu cầu các em phải biết được các vùng , miền vị trí đất nước ta và tất cả các nước trên thế giới. Nhìn vào lược đồ, bản đồ các em có tìm được các nước.Biết được mật độ dân số, biết được sư phân bố rừng ở, biết khu vực Biển Đông.... Để đạt được những yêu cầu trên, mục tiêu môn Địa lí ở tiểu học đề ra gồm: - Hình thành và phát triển ở học sinh tiểu học các kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. - Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Địa lí và những hiểu biết sơ giản vê xã hội, thiên nhiên con người, về văn hóa của Việt Nam và nước ngoài. - Bồi dưỡng cho học sinh yêu thích môn Địa lí là hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của thiên nhiên. - Từ mục tiêu trên, việc dạy học tốt các môn nói chung và môn Địa lí nói riêng có ý nghĩa quyết định cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục. 2.1.2. Hệ thống nguyên tắc dạy học môn Địa lí trong chương trình tiểu học: + Nguyên tắc gắn liền với lí thuyết thực hành: Là lí luân dạy học đòi hỏi dạy kiến thức Địa lí được tích hợp trong các chủ đề địa phương, vùng miền đất nước Việt Nam và các nước trên thế giới. Nguyên tắc gắn liền với lí thuyết thực hành trong dạy Địa lí thể hiện ở chỗ. Trước hết, mọi qui luật cấu trúc và hoạt động của ngôn ngữ chỉ đươ rút ra trên cơ sở nghiên cứu lời nói sinh động, lời nói và kinh nghiệm sống đã có của học sinh. + Nguyên tắc trực quan được xây dựng dựa vào sự thống nhất giữa trừu tượng và cái cụ thể . Trong các giai đoạn khác nhau, giờ địa lí cần phải sử dụng trực quan với mục đích khác nhau: giai đoạn đầu, khi cho học sinh tiếp xúc với các hình trực quan phải sử dụng với mục đích truyền đạt rõ ràng. Trực quan giúp học sinh có khả năng trìu tượng hóa dấu hiệu của khái niệm, nhận diện ra hiện tượng nghiên cứu giữa những hiện tượng khác. Khi ngữ liệu không tiêu biểu nghĩa là không tiêu biểu nghĩa là không truyền đạt rõ ràng dấu hiệu của hiện tượng nghiên cứu thì bị xem là không đảm bảo nguyên tắc trực quan. + Nguyên tắc tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Các tài liệu phương pháp mới đã khẳng định hiệu quả của việc dạy học tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Hoạt động nhận thức tích cực của học sinh còn thể hiện ở chỗ trong giờ học, tự hoàn thành công việc trong giai đoạn khác nhau của giờ học và biết tự kiểm tra đánh giá bàn thân. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa ý nghĩa và hình thức trong dạy học môn địa lí. Quá trình hình thành khái niệm chính là quá trình giúp học sinh nắm được các thao tác, tư duy phân tích tổng hợp, khái quát trừu tượng. Hiệu quả của công việc hình thành khái niệm trực tiếp phụ thuộc vào trình độ phát triển của hoạt động trừu tượng của tư duy. + Các kiến thức Địa lí được tích hợp trong các chủ đề địa phương vùng miền đất nước ta và thế giới theo sự mở rộng về không gian địa lí và xã hội. Bắt đầu từ địa phương vùng miền đến đất nước Việt Nam và thế giới. Lôgic này đẩm bảo để khi hoàn thành chương trình môn học ở bậc Tiểu học sẽ có kiến thức bước đầu về môn Địa lí. Hình thành và phát triển ở học sinh tiểu học các kĩ năng tiếp cận năng lực là trọng tâm của chương trình. Thông qua dạy học môn Địa lí góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy. Qua giảng dạy tôi thấy rằng trong phân môn địa lý để học sinh tiếp thu kiến thức mới theo hướng tích cực chủ động, sáng tạo thì việc ứng dụng công nghệ thông tin đưa hình ảnh lên màn hình để hướng dẫn học sinh tìm ra kiến thức mới là rất cần thiết. 2.2. Thực trạng. Trong dạy học, để có cơ sơ đánh giá chất lượng dạy học, chúng ta phải xem xét, tìm hiểu thêm một số vấn đề có liên quan ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả dạy học của giáo viên cũng như kết quả học tập của học sinh. Bằng sư hiểu biết của bản thân, qua thực tế giảng dạy cũng như qua việc quan sát, điều tra các vấn đề có liên quanđến nội dung đề tài, tôi nhận thấy thực trạng dạy học môn Địa lí ở các lớp nói chung và lớp 5 nói riêng như sau. 2.2.1.Thực trạng dạy học trên lớp. Qua thực tế giảng dạy ở trường Tiểu học Quảng Khê, được dự giò đồng nghiệp trong các năm học gần đây cũng như qua kết quả đánh giá của các cấp quản lí chuyên môn cho thấy. Đa số các tiết dạy được thực hiện đầy đủ các bước, truyền đạt đầy đủ các kiến thức trọng tâm; hình thức tổ chức, phương pháp dạy học nhìn chung là phù hợp với đặc trưng bộ môn. Tuy nhiên hầu hết các giáo viên khi đượ hỏi : “ Đông chí đã hài lòng với kết quả của giờ dạy chưa ? “ thì trả lời rằng thực sự chưa cảm thấy hài lòng qua các tiết dạy. Khi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến điều trên cho thấy: + Chất lượng học sinh không đồng đều, những học sinh khá giỏi thì nắm và vận dụng kiến thức bài học vào thực tế rất nhanh, đặc biệt đã biết vận dụng kĩ năng quan sát và ghi nhớ, còn phần lớn học sinh trung bình và yếu chưa nắm vững, hoặc nắm chưa sâu và vận dụng một cách lúng túng. + Một khó khăn nữa là đa số học sinh khi được yêu cầu đọc và xác định yêu cầu của các câu hỏi thì các em xác định chưa sát, chưa đúng, do khả năng chú ý , vốn ngôn ngữ , năng lực tư duy của các em còn hạn chế . Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy cũng như việc nắm kiến thức và vận dụng của học sinh. 2.2.2. Thực trạng nắm kiến thức của học sinh Qua thực tế dạy học, kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh như nhận xét đánh giá của giáo viên, tôi tóm tắt thực trạng nắm kiến thức của học sinh như sau: - Một bộ phận học sinh nắm kiến thức của từng bài học. Các em đã biết vận dụng vào làm các bài tập. Qua thực tế nhiều năm giảng dạy lớp 5, qua dự giờ thao giảng, qua các tiết sinh hoạt chuyên môn cụm, tôi nhận thấy việc khai thác và giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức trong môn Địa lý nói chung và môn Địa lý lớp 5 nói riêng rất nặng nề, nhàm chán, kiến thức các em lĩnh hội được chưa sâu. Vì vậy mà học sinh rất sợ học môn Địa lý và chất lượng môn Địa lý của khối 5 nói riêng là chưa cao. * Nguyên nhân: Quảng Khê là vùng nông thôn, học sinh ít có điều kiện tiếp xúc với công nghệ thông tin tại gia đình. Học sinh chưa có đủ hiểu biết về công nghệ thông tin trong cuộc sống. Các kiến thức về địa lý rất trừu tượng đối với các em nên học sinh rất sợ và lo lắng khi học môn địa lý. Nhà trường chưa có giáo viên chuyên trách về tin học nên học sinh chưa có sự hướng dẫn chu đáo về cách sử dụng công nghệ thông tin và vận dụng công nghệ thông tin vào thực tế. Giáo viên đôi khi rất ngại đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy vì cho rằng điều đó rất mất thời gian hoặc chưa thành thạo khi sử dụng vi tính nên rất lúng túng trong việc lập kế hoạch bài dạy, thiết kế giáo án và thiết kế giáo án trình chiếu. Trong quá trình hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức một số giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát,tìm hiểu nội dung bài còn sơ sài, mang tính hình thức. Kết quả của thực trạng trên: Năm học 2017 - 2018, tôi tiếp tục được phân công dạy lớp 5B - Trường tiểu học Quảng Khê. Qua quá trình giảng dạy đến cuối kì 1 tôi đã tiến hành dạy lớp đối chứng và lớp thử nghiệm. Dạy học môn Địa lý lớp 5 theo phương pháp truyền thống và phương pháp dạy bằng giáo án điện tử. Kết quả thu được như sau: Kết quả giờ dạy Tiến hành kiểm tra kiến thức của học sinh thông qua bài học Nội dung bài kiểm tra Câu 1: Nước ta có những loại hình giao thông vận tải nào? Câu 2: Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ở nước ta? Câu 3: Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo ? Kết quả thu được như sau: Lớp 5A HTT HT CHT SL % SL % SL % 35 Lớp đối chứng 5 14.3 20 57.1 10 28.6 Lớp 5B HTT HT CHT SL % SL % SL % 35 Lớp thực nghiệm 7 20.0 22 62.9 6 17.1 Từ kết quả trên cho thấy trong quá trình dạy học, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy tính tích cực, hiệu quả và sáng tạo của cả học sinh và giáo viên. Nâng cao tính tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng, tạo điều kiện để học sinh có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung phù hợp với bài học. Học sinh chiếm lĩnh được kiến thức một cách tự nhiên và hứng thú. Bên cạnh đó còn giúp các em nhận thức được tác dụng của công nghệ thông tin trong cuộc sống hàng ngày của các em. 2.3. Giải pháp. 2.3.1 Làm sống động các bản đồ, lược đồ trong SGK. Trong chương trình Địa lý lớp 5 có tất cả 23 bản đồ, lược đồ. Các bản đồ, lược đồ này đều có màu sắc đẹp, phong phú về chủng loại. Tuy nhiên các bản đồ và lược đồ đó đều là các tranh tĩnh. Khi khai thác và tìm hiểu kiến thức các em đều thấy rất khó và trừu tượng, học sinh tiếp thu kiến thức không sâu, hời hợt. Nhưng nếu các bản đồ và lược đồ này được đưa vào giáo án điện tử, lập các hiệu ứng phù hợp với trình tự tìm hiểu nội dung kiến thức sẽ trở thành các bản đồ, lược đồ sống động. Điều đó cũng có nghĩa là sẽ tạo được sự hứng thú, hấp dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức và khi đó học sinh sẽ tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng , tự nhiên hơn và nhớ kiến thức lâu hơn. Ví dụ 1: Đối với bài 14: Giao thông vận tải - SGK trang 96[1]. Khi học sinh thực hiện yêu cầu: Tìm trên hình 2: Lược đồ giao thông vận tải: Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, các sân bay quốc tế: Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), Đà Nẵng; các cảng biển: Hải Phòng, Đã Nẵng, Thành phồ Hồ Chí Minh - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4: Quan sát lược đồ trên máy chiếu và lược đồ trong SGK. - Học sinh báo cáo kết quả bằng cách chỉ lược đồ trên máy chiếu. - Giáo viên cho chạy các hiệu ứng và chốt: Nước ta có mạng lưới giao thông toả đi khắp đất nước. Đường sắt Bắc - Nam và Quốc lộ 1A là 2 tuyến đường sắt và đường bộ dài nhất đất nước. Ví dụ 2: Đối với bài 26: Châu Mỹ - SGK trang 120.[1] Khi học sinh tìm hiểu vị trí giới hạn của Châu Mỹ và thực hiện yêu cầu: Châu Mỹ gồm những bộ phận nào? - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4: Quan sát lược đồ trên máy chiếu và lược đồ trong SGK. - Học sinh báo cáo kết quả bằng cách chỉ lược đồ trên máy chiếu. - Giáo viên cho chạy các hiệu ứng và chốt: Châu Mỹ gồm có: Bắc Mỹ, Nam Mỹ và dải đất hẹp Trung Mỹ nối Bắc Mỹ với Nam Mỹ. Khi các em tìm hiểu kiến thức qua những hình ảnh sống động này không những các em sẽ nhớ rất lâu kiến thức mà còn nâng cao kỹ năng sử dụng bản đồ cho các em, giúp các em tự tin hơn, kích thích hứng thú học tập cho học sinh và trong lớp ai ai cũng muốn thể hiện khả năng học tập của mình. [3] 2.3.2. Sưu tầm các tư liệu thực tế. Tạo dựng các đoạn phim ngắn: Ngoài việc tìm hiểu những kiến thức về địa hình, khí hậu, đặc điểm tự nhiên, trong chương trình Địa lý lớp 5 các em còn được tìm hiểu những phong tục tập quán của một số nước, các điều kiện phát triển kinh tế, thương mại du lịchNếu chỉ được quan sát những hình ảnh trong SGK và tìm hiểu qua kênh chữ thì không thể thu hút trí tò mò, óc tìm tòi khám phá đất nước Việt Nam và các nước trên thế giới được. Vì vậy tôi thiết nghĩ bằng những tư liệu sống động về đất nước, con người, phong tục tập quán của những vùng đang học được đưa vào bài giảng điện tử sẽ khiến giờ học của các em trở nên sống động. Các em như đang được đi du lịch tham quan những nơi đó, và như vậy các em sẽ rất hứng khởi, hồi hộp chờ đợi đến tiết học Địa lý để được tham gia vào quá trình tìm hiểu bài. Ví dụ 1: Đối với bài 5: Vùng biển nước ta - SGK trang 77.[1] Khi tìm hiểu về vai trò của biển: - Giáo viên cho học sinh quan sát một số bãi biển nổi tiếng của nước ta. - Từ các hình ảnh sống động trên máy chiếu học sinh sẽ được tận mắt ngắm nhìn làn nước trong xanh, không khí mát lành, gió nhẹ thổi, khách du lịch đi dạo và tắm biển, nhìn thấy niềm vui trên khuôn mặt của các ngư dân sau chuyến đi biển dài ngày. - Học sinh sau khi quan sát tranh trên máy chiếu và bằng những hiểu biết của mình sẽ dễ dàng nêu được các vai trò của biển. - Giáo viên chốt: Biển điều hoà khí hậu, là nguồn tài nguyên và là đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát hấp dẫn. [3]. Ví dụ 2: Đối với bài: Châu Phi - SGK trang 116[1] Khi tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của Châu Phi giáo viên giới thiệu về thiên nhiên hoang dã của Châu Phi đến với học sinh qua một video clip sinh động. Từ đó giúp học sinh hiểu thêm được thiên nhiên ở Châu Phi rất phong phú và đa dạng [4] Ví dụ 3: Đối với các bài dạy về địa lý địa phương. - Giáo viên sẽ có điều kiện để giới thiệu các lễ hội,các nét đẹp văn hoá của các địa phương trên đất nước ta. [3] 2.3.3. Tổ chức các trò chơi học tập: Chương trình Địa lý lớp 5 được thiết kế gồm 29 bài, trong đó có 4 bài ôn tập. - Trò chơi dùng để củng cố bài học: Để tạo cho học sinh hứng thú học tập, tôi thường xuyên tổ chức các tiết học dưới hình thức: Vừa học vừa chơi. Những trò chơi học tập giúp các em thích thú hơn những câu hỏi, những phiếu học tập. Hình thức chơi cũng luôn đổi mới để lần nào các em cũng hào hứng tham gia. Sau đây là một số ví dụ minh hoạ về các trò chơi tôi đã áp dụng trong các tiết học Địa lí. Ví dụ 1: Khi học xong bài: Việt Nam - đất nước của chúng ta - SGK trang 66.[1] Tổ chức cho học sinh chơi : Trò chơi Hướng dẫn viên du lịch Trò chơi này thường tiến hành sau khi học sinh đã được học bài mới. Đây là trò chơi tương đối khó vì học sinh không những phải ghi nhớ các kiến thức đã học mà còn phải biết nói rõ ràng, có thứ tự, còn phải biết xử lí các tình huống xảy ra khi các bạn hỏi bất ngờ. Để giúp học sinh chơi được, GV có thể làm thử cho học sinh xem * Mục đích: Trò chơi này nhằm rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, đồng thời rèn luyện tính tự tin, nói rõ ràng rành mạch trước đám đông. * Tiến hành: Em đứng trên bục giảng chỉ bản đồ trên máy chiếu (Hoặc bản đồ treo tường) sẽ làm hướng dẫn viên du lịch. Các em ngồi dưới là khách du lịch. Khách du lịch sẽ thưởng cho hướng dẫn viên những tràng pháo tay cổ vũ và đôi khi du khách lại đưa ra những câu hỏi để giao lưu với hướng dẫn viên. * Bài mẫu: Mời các bạn đến thăm đất nước Việt Nam xinh đẹp của chúng tôi (chỉ VN).[2] Nước chúng tôi nằm trong khu vực Đông Nam á (Chỉ vùng ĐN Á)
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_dua_cong_nghe_thong_tin_vao_day_hoc_mo.doc