SKKN Một số giải pháp đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt cuối tuần trong công tác chủ nhiệm lớp tại trường THCS & THPT Như Thanh

SKKN Một số giải pháp đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt cuối tuần trong công tác chủ nhiệm lớp tại trường THCS & THPT Như Thanh

Đối với giáo viên chủ nhiệm, tiết sinh hoạt cuối tuần đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm đánh giá các mặt học tập, tu dưỡng rèn luyện cũng như các hoạt động chung của lớp trong suốt một tuần lễ. Việc tổ chức tốt tiết sinh hoạt cuối tuần góp phần định hướng, giáo dục nhân cách, hình thành các kỹ năng sống cơ bản cho học sinh, bảo đảm những yêu cầu cơ bản trong việc xây dựng hình ảnh con người Việt Nam trong thời kì mới - thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế một cách toàn diện. Tuy nhiên, từ trước tới nay, những tài liệu viết về các phương pháp trong công tác chủ nhiệm cũng như các tài liệu hướng dẫn về việc tổ chức tiết sinh hoạt cuối tuần sao cho chất lượng, hiệu quả rất hạn chế. Giáo viên chủ nhiệm khi tổ chức tiết sinh hoạt cũng như thực hiện các biện pháp theo dõi, giáo dục và đánh giá học sinh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân và sự học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp. Cho nên, trong công tác chủ nhiệm lớp ở nhiều trường học, các giáo viên chủ nhiệm đã gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ, nhất là trong việc tổ chức tiết sinh hoạt cuối tuần sao cho chất lượng, khoa học và đạt hiệu quả cao. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, nhân cách của học sinh, hình thành cho các em những kĩ năng cơ bản để điều hành một tập thể, cũng như ý thức của các em trong việc tổ chức các sự kiện chung.

doc 20 trang thuychi01 20071
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt cuối tuần trong công tác chủ nhiệm lớp tại trường THCS & THPT Như Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU ............................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................4
PHẦN HAI: NỘI DUNG ..........................................................................................5
1. Cơ sở lí luận ..5
1.1. Tiết sinh hoạt cuối tuần ..5
1.2. Sự hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh ..........................................6
2. Thực trạng của vấn đề ...7
2.1. Thực trạng chung ...7
2.2. Thực trạng ở trường THCS&THPT Như Thanh 7
3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề ..8
3.1. Giải pháp xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp khoa học, hợp lí ..8
3.2. Giải pháp xây dựng, sắp xếp và giao việc cho đội ngũ cán bộ lớp 9
3.3. Giải pháp tổ chức đổi mới hình thức sinh hoạt lớp ..11
3.3.1. Bước 1: Lớp trưởng lên điều hành tiết sinh hoạt ..11
3.3.2. Bước 2: Các thành viên khác trong lớp đóng góp ý kiến bổ sung 12
3.3.3. Bước 3: Giáo viên chủ nhiệm nhận xét, đánh giá và tổng kết ..12
3.3.4. Bước 4: Xây dựng kế hoạch tuần học tiếp theo 13
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục ...14
PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .15
1. Kết luận ...15
2. Kiến nghị .16
PHẦN PHỤ LỤC17
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 
Đối với giáo viên chủ nhiệm, tiết sinh hoạt cuối tuần đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm đánh giá các mặt học tập, tu dưỡng rèn luyện cũng như các hoạt động chung của lớp trong suốt một tuần lễ. Việc tổ chức tốt tiết sinh hoạt cuối tuần góp phần định hướng, giáo dục nhân cách, hình thành các kỹ năng sống cơ bản cho học sinh, bảo đảm những yêu cầu cơ bản trong việc xây dựng hình ảnh con người Việt Nam trong thời kì mới - thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế một cách toàn diện. Tuy nhiên, từ trước tới nay, những tài liệu viết về các phương pháp trong công tác chủ nhiệm cũng như các tài liệu hướng dẫn về việc tổ chức tiết sinh hoạt cuối tuần sao cho chất lượng, hiệu quả rất hạn chế. Giáo viên chủ nhiệm khi tổ chức tiết sinh hoạt cũng như thực hiện các biện pháp theo dõi, giáo dục và đánh giá học sinh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân và sự học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp. Cho nên, trong công tác chủ nhiệm lớp ở nhiều trường học, các giáo viên chủ nhiệm đã gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ, nhất là trong việc tổ chức tiết sinh hoạt cuối tuần sao cho chất lượng, khoa học và đạt hiệu quả cao. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, nhân cách của học sinh, hình thành cho các em những kĩ năng cơ bản để điều hành một tập thể, cũng như ý thức của các em trong việc tổ chức các sự kiện chung.
Trải qua 15 năm làm giáo viên, có 7 năm liên tục tôi được giao nhiệm vụ làm giáo viên chủ nhiệm lớp, thường là những lớp có nhiều học sinh chưa ngoan, chưa chăm học, còn ham chơi, nghịch ngợm. Tuy nhiên, sau một thời gian nhận chủ nhiệm và áp dụng các biện pháp của mình, lớp chủ nhiệm của tôi đã có sự tiến bộ rõ rệt. Từ một lớp luôn có vị trí xếp hạng nền nếp cuối bảng đã vươn lên đứng trong tốp đầu thi đua của nhà trường. Hơn 10 năm làm công tác giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn cố gắng và nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Từng thế hệ học sinh trưởng thành là những kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm, công tác giáo dục toàn diện cho học sinh trong tôi dần được tích lũy theo năm tháng.
Trong hệ thống giáo dục công lập ở nước ta hiện nay, giáo viên chủ nhiệm lớp là công việc kiêm nhiệm nên gặp nhiều khó khăn, thử thách, đặc biệt là lớp có nhiều học sinh chưa ngoan, chưa chăm học. Trong thực tế, đã có nhiều thầy cô chủ nhiệm bất lực với những lớp như thế này, nhiều khi phải ứa nước mắt trong các tiết dạy, tiết sinh hoạt 15 phút và sinh hoạt cuối tuần, kéo theo đó là sự buồn bã, chán nản mỗi khi rời khỏi lớp, thậm chí mất ăn, mất ngủ vì lớp. Đó một phần do sự thiếu kinh nghiệm và thiếu tính nghệ thuật trong công tác chủ nhiệm lớp, nhưng một phần quan trọng là người giáo viên chưa có được những biện pháp tích cực, khoa học và hiệu quả để nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt cuối tuần nói riêng, công tác chủ nhiệm lớp nói chung. 
Trong hơn 15 năm dạy học và làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn luôn tâm niệm: Việc tổ chức một tiết sinh hoạt khoa học, chất lượng và hiệu quả trong công tác chủ nhiệm là tiền đề quan trọng trong sự thành công của người giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Từ đó, có thể rút kinh nghiệm để định hướng kế hoạch cho những tuần tiếp theo cũng như trong suốt quá trình dạy học và làm công tác chủ nhiệm lớp. Từ những lí do trên cùng với những kinh nghiệm thực tiễn mà bản thân tôi đã áp dụng và rút ra được, tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Một số giải pháp đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt cuối tuần trong công tác chủ nhiệm lớp tại trường THCS&THPT Như Thanh”. Tôi hi vọng sẽ được chia sẻ một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã rút ra được trong công tác chủ nhiệm với các bạn đồng nghiệp để góp phần nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp.
2. Mục đích nghiên cứu
	Mục đích của đề tài là tìm hiểu một số giải pháp đổi mới trong tiết sinh hoạt cuối tuần nhằm giáo dục học sinh trên con đường hình thành và phát triển nhân cách, phù hợp với yêu cầu và xu hướng thời đại, góp phần nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là một số giải pháp đổi mới về hình thức và nội dung tiết sinh hoạt cuối tuần trong công tác chủ nhiệm lớp. Từ các giải pháp mới, tôi sẽ tác động vào đối tượng học sinh, đặc biệt là đội ngũ cán sự lớp và những học sinh chưa tích cực nhằm nâng cao tinh thần chủ động, khả năng tự quản của học sinh trong lớp chủ nhiệm.
- Đối tượng áp dụng là học sinh các khóa của các trường THPT Như Thanh và trường THCS&THPT Như Thanh, đặc biệt là học sinh lớp 11A2, nơi tôi được phân công là công tác chủ nhiệm năm học 2015-2016. Các lớp từng áp dụng:
+ Lớp 12B6 (năm học 2008-2009) Trường THPT Như Thanh.
+ Lớp 12C13 (năm học 2009-2010) Trường THPT Như Thanh.
+ Lớp 12A6 (năm học 2010-2011) Trường THPT Như Thanh.
+ Lớp 12B7 (năm học 2011-2012) Trường THPT Như Thanh.
+ Lớp 12C7 (năm học 2012-2013) Trường THPT Như Thanh.
+ Lớp 12A11 (năm học 2013-2014) Trường THPT Như Thanh.
+ Lớp 12B2 (năm học 2014-2015) Trường THCS&THPT Như Thanh.
+ Lớp 11A2 (năm học 2015-2016) Trường THCS&THPT Như Thanh.
- Từ những kinh nghiệm áp dụng được trong suốt quá trình công tác, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số giải pháp đã thành công trước đây; đồng thời, nghiên cứu thêm một số giải pháp mới để áp dụng vào đối tượng học sinh lớp 11A2, một lớp học sinh chưa ngoan, thường đứng cuối bảng xếp hạng thi đua của nhà trường trong năm học trước (năm học 2014-2015).
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp giáo dục tích hợp
PHẦN HAI: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1. Tiết sinh hoạt cuối tuần 
 Trong chương trình giáo dục phổ thông ở nước ta hiện nay, tiết sinh hoạt lớp được quy định như một tiết học bắt buộc không thể thiếu ở mỗi cấp học. Đối với bậc trung học phổ thông, đây là tiết học được các nhà trường xếp ở tiết học cuối của mỗi tuần học. Đây là thời điểm để mỗi học sinh trong lớp thực hiện phê và tự phê, tự đánh giá và đánh giá hoạt động học tập, rèn luyện của cá nhân và tập thể lớp sau mỗi tuần học. Đồng thời, từ những nhìn nhận, đánh giá qua tuần học để các cá nhân và tập thể lớp xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, chi tiết và hợp lí cho tuần học tập tiếp theo nhằm mục tiêu hoàn thành tốt kế hoạch năm học của mỗi lớp đã đề ra từ đầu nỗi năm học. 
Tiết sinh hoạt lớp được đặt dưới sự quản lý, giám sát và tác động giáo dục trực tiếp của giáo viên chủ nhiệm lớp. Nội dung của tiết sinh hoạt bao gồm nhiều công việc, nhiều vấn đề đặt ra như thông báo kết quả thực hiện việc học tập và thực hiện nề nếp của lớp (thông báo qua giao ban cuối tuần của giáo viên chủ nhiệm với Ban giám hiệu, Ban Giám thị, Đoàn thanh niên, Đội tự quản...), thông báo kế hoạch của nhà trường, của lớp trong tuần tới; đánh giá việc thực hiện nề nếp và học tập của lớp trong tuần; xử lý, kỷ luật học sinh nếu vi phạm nội quy trường, lớp; thông báo các khoản đóng góp... Từ những ưu, nhược điểm mà tập thể lớp rút ra được trong tuần, trong tháng, giáo viên chủ nhiệm định hướng cho tập thể lớp những biện pháp thích hợp nhất nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên lớp học. Từ đó, mỗi cá nhân có ý thức hơn trong việc xây dựng một tập thể vững mạnh, nâng cao khả năng tự quản, khả năng tổ chức điều hành của tập thể lớp. 
Như vậy, có thể thấy rằng, tiết sinh hoạt cuối tuần có một vị trí hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động của một lớp học, rộng hơn là một đơn vị trường học mà giáo viên chủ nhiệm là yếu tố hạt nhân, quyết định cho sự thành công.
1.2. Sự hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh 
Sự hình thành và phát triển nhân cách là quá trình cải biến một cách sâu sắc và toàn diện những sức mạnh thể chất và tinh thần của con người diễn ra theo qui luật tích lũy về lượng, biến đổi về chất nhằm chuyển hóa cá thể người thành một chủ thể có ý thức trong xã hội.
	Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, điều đó thể hiện ở những mặt sau: 
- Giáo dục là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm thực hiện hiệu quả các mục đích đã đề ra.
- Giáo dục có thể uốn nắm những phẩm chất tâm lí làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội.
Thực tế giáo dục đã chứng minh rằng: sự phát triển nhân cách chỉ diễn ra tốt đẹp trong những điều kiện có giáo dục và định hướng đúng đắn cho học sinh. Do vậy, trong công tác chủ nhiệm lớp, sự thành công hay thất bại đều phụ thuộc vào sự đánh giá và định hướng của tập thể lớp và giáo viên chủ nhiệm lớp trong tiết sinh hoạt cuối tuần. Nếu trong tiết sinh hoạt, giáo viên có những biện pháp sáng tạo, phát huy được tính chủ động, tích cực của tập thể học sinh trong việc nhìn nhận đánh giá vấn đề thì chắc chắn mỗi cá nhân và tập thể lớp sẽ có những biện pháp đúng đắn để xử lý vấn đề và xây dựng được kết hoạch hợp lí cho thời gian tiếp theo. Ngược lại, nếu nhận định, đánh giá sai sẽ không xử lí được triệt để vấn đề và không thể đề ra được những kế hoạch sát đúng thực tế và có tính khả thi.
	Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân học sinh. Là lứa tuổi có nhiều biến động về tâm sinh lí, lứa tuổi mà các em không còn là trẻ con nhưng chưa phải là người lớn, lứa tuổi cái tôi cá nhân xuất hiện rõ nét với những khám phá và nhận thức về cuộc sống. Giai đoạn này rất cần sự định hướng, bảo ban của gia đình và nhà trường, đặc biệt là thầy cô chủ nhiệm. 
2. Thực trạng của vấn đề
2.1. Thực trạng chung
Thực trạng tiết sinh hoạt lớp đặt ở cuối mỗi tuần học, tiết học không có phân phối chương trình hay nội dung yêu cầu cụ thể lại đi đôi với tâm lí mỏi mệt muốn nghỉ ngơi cuối tuần nên dễ bị thực hiện qua loa đại khái. Do đó, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các giáo viên chủ nhiệm dễ bị đánh mất mục tiêu, ý nghĩa và nhiệm vụ quan trọng của tiết học, làm mất tác dụng tích cực vốn có của tiết học. 
Bên cạnh đó thời gian dành cho giờ sinh hoạt còn quá ngắn, chưa hết nội dung đã hết giờ. Việc nắm bắt thông tin về lớp và giữa các thành viên trong lớp cũng như đưa ra kế hoạch cho tuần tới không có thời gian để phổ biến cho ban cán sự lớp nắm trước. Ban cán sự lớp còn cả nể, theo dõi ghi chép chưa đầy đủ nên việc nhận xét đánh giá đôi lúc còn sơ sài.
2.2. Thực trạng ở trường THCS&THPT Như Thanh
Nhà trường mới được thành lập gần hai năm, cho nên một số giáo viên được phân công công tác giáo viên chủ nhiệm tuổi đời, tuổi nghề còn khá trẻ, Phần đa họ đều là những thầy cô tận tụy, nhiệt huyết với nghề. Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên chủ nhiệm thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức tiết sinh hoạt lớp sao cho hiệu quả. Bên cạnh đó, do điều kiện hoàn cảnh gia đình đa số thầy cô mới lập gia đình, bận bịu con nhỏ nên sự quan tâm đến học sinh còn chưa nhiều, kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm còn hạn chế nên hiệu quả công việc chưa cao.
Về học sinh, nhìn chung học sinh ngoan ngoãn, lễ phép. Nhưng bên cạnh đó còn một bộ phận học sinh còn lười học, ham chơi, nghịch ngợm (trong đó có học sinh đánh nhau, học sinh vi phạm nội qui nhà trường nhiều lần).
	Làm công tác chủ nhiệm, người giáo viên phải xác định rõ: Giáo dục nhân cách cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng, đối tượng học sinh ngoan cần định hướng, học sinh chưa ngoan cần giáo dục để phát triển cả trí tuệ và nhân cách. Điều đó đòi hỏi sự tận tâm của người thầy và sự nỗ lực, cố gắng của mỗi học sinh.
	 3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1. Giải pháp xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp khoa học, hợp lí
Cũng như hoạt động giảng dạy chuyên môn, việc lập kế hoạch cho công tác chủ nhiệm lớp là cần thiết và quan trọng đối với mỗi giáo viên chủ nhiệm. Ngay từ đầu năm, căn cứ vào tình hình thực tế, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh trong lớp; căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ năm học của tổ chuyên môn, của nhà trường; căn cứ vào tình hình kinh tế, xã hội tại địa bàn trường đóng, giáo viên phụ trách lớp đề ra kế hoạch chủ nhiệm lớp cho cả năm học, trên cơ sở đó, cụ thể hoá thành kế hoạch từng học kì, từng tháng và từng tuần cụ thể. Khi lập kế hoạch chủ nhiệm, cần lưu ý một số điểm sau : 
Một là, việc soạn giáo án cho tiết sinh hoạt cuối tuần. Khi soạn phần hoạt động của thầy cần phải đặc biệt quan tâm và chú ý một cách nghiêm túc để có được những nhận xét cụ thể, thật sát với tình hình của lớp. Chú ý đến việc khuyến khích, tuyên dương, khen ngợi học sinh, dù sự tiến bộ của các em là không đáng kể so với những hạn chế.
Hai là, qua từng tuần, từng tháng, từng học kì, giáo viên chủ nhiệm phải có những nhận xét, đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp của mình. So sánh sự tiến bộ của từng học sinh qua từng thời điểm (cho cả tập thể lớp cũng như từng cá nhân). Rút ra được kinh nghiệm để bổ sung hoặc điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp hơn (việc tổng kết này sẽ được đánh giá cụ thể trong tiết sinh hoạt cuối tuần).
Ba là, cần phải tìm hiểu kĩ từng đối tượng học sinh trong lớp về tất cả mọi vấn đề, khía cạnh liên quan đến các em. Đặc biệt là về trình độ nhận thức, sức khoẻ, hạnh kiểm, học lực, các mối quan hệ của học sinh, hoàn cảnh bản thân, gia đình của học sinh. Việc này giáo viên chủ nhiệm nên tìm hiểu và nắm bắt thông tin về các em qua trao đổi với giáo viên ở năm học trước đó của các em, qua học bạ, qua gia đình, bạn bè và các thầy cô khác.
3.2. Giải pháp xây dựng, sắp xếp và giao việc cho đội ngũ cán bộ lớp
Một vấn đề cũng hết sức quan trọng mà mỗi giáo viên chủ nhiệm cũng cần chú ý; đó là công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lớp và sắp xếp chỗ ngồi cũng như cách thức giao việc cho cán sự lớp. Chúng tôi thường lưu ý các vấn đề sau:
Một là, cần phải chọn lựa đội ngũ ban cán sự lớp có năng lực và uy tín ngay đầu năm học. Có thể nói, đội ngũ cán bộ lớp là người giúp việc đắc lực cho giáo viên chủ nhiệm, có thể chiếm trên 50% sự thành công trong công tác chủ nhiệm. Việc lựa chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ lớp năng nổ, nhiệt tình, trách nhiệm và có uy tín trong lớp, có khả năng tự quản là công việc quan trọng đầu tiên mà giáo viện chủ nhiệm cần phải làm khi nhận nhiệm vụ chủ nhiệm một lớp học sinh. Cán bộ lớp do lớp bầu ra hoặc do giáo viên chỉ định rồi lấy ý kiến học sinh.
Hai là, giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức họp ban cán sự lớp ngay sau khi lớp bầu xong để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, hướng dẫn cách thức làm việc, theo dõi chặt chẽ, có nghi chép và khi đánh giá nhận xét phải rõ ràng, công bằng và thẳng thắn. 
Cán bộ lớp
Nhiệm vụ được giao
Lớp trưởng
Chịu trách nhiệm chung về mọi mặt của lớp.
Bí thư
Chịu trách nhiệm về các động, các phong trào thi đua của Đoàn, Đội và các phong trào riêng của lớp
Lớp phó học tập
Chịu trách nhiệm về học tập của lớp, chữa các loại bài tập trong tiết sinh hoạt 15 phút, giúp đỡ các bạn học bài và làm bài tập
Lớp phó lao động
Chịu trách nhiệm về lao động, vệ sinh của lớp: Phân công trực nhật, phân công mang dụng cụ LĐ, giám sát việc thực hiện LĐ
Lớp phó văn thể
Chịu trách nhiệm về mảng văn nghệ của lớp
Lớp phó đời sống
Chịu trách nhiệm về thu-chi quỹ lớp
Thư ký lớp
Chịu trách nhiệm về ghi các loại biên bản họp lớp, sinh hoạt lớp..
Tổ trưởng, tổ phó
Chịu trách nhiệm quản lý tổ của mình
Ba là, việc sắp xếp chỗ ngồi của mỗi cá nhân học sinh cũng như của đội ngũ ban cán sự lớp. Việc sắp xếp chỗ ngồi hợp lý giúp học sinh giám sát lẫn nhau, quan tâm đến nhau, giúp nhau trong học tập và thực hiện nề nếp. 
Theo chúng tôi, có ba điều cần tránh khi sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh mà giáo viên chủ nhiệm nên lưu ý:
- Tuyệt đối không phân biệt đối xử những học sinh ngoan và chưa ngoan, học sinh học tốt và chưa tốt trong quá trình sắp xếp chỗ ngồi. 
- Không sắp xếp quá nhiều cán bộ lớp vào một tổ, một bàn hay một nhóm học tập.
- Tránh việc sắp xếp học sinh nghịch ngợm, lười học lại một bàn hoặc một khu vực. Như vậy sẽ vô tình làm cho những học sinh đó có điều kiện và cơ hội nghịch ngợm và lười học hơn. Bên cạnh đó, bản thân các em cũng thấy mình là người “thừa” trong lớp.
Khi sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh lớp chủ nhiệm, có ba việc giáo viên nên làm, đó là:
- Nên có chính sách ưu tiên cho các em học sinh hạn chế về sức khỏe được ngồi ở các dãy bàn ghế trên đầu lớp như học sinh hạn chế về chiều cao, về thính giác, thị giác, để các em có điều kiện theo dõi và tham gia tiết học một cách đầy đủ và hợp lí.
- Nên xếp xen kẽ giữa học sinh nam và học sinh nữ. Đây là một cách tác động vào tâm lí của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông. Việc ngồi xen kẽ giữa các bạn khác giới làm cho các em bớt nghịch ngợm mà ý tứ hơn, có trách nhiệm hơn trong quá trình học tập.
- Với học sinh chưa ngoan, giáo viên chủ nhiệm nên xếp cạnh cán bộ lớp, hoặc cạnh những học sinh có uy tín về học tập, có trách nhiệm trong lớp để tiện giúp đỡ và kèm cặp bạn. Từ tấm gương tốt của bạn, các em sẽ tự ý thức, tự giác thay đổi để hòa nhập.
	3.3. Giải pháp tổ chức đổi mới hình thức sinh hoạt lớp
	3.3.1. Bước 1: Lớp trưởng lên điều hành tiết sinh hoạt
Bước vào tiết sinh hoạt cuối tuần giáo viên chủ nhiệm mời lớp trưởng lên bàn giáo viên điều khiển lớp sinh hoạt, giáo viên chủ nhiệm ngồi phía dưới dự và bao quát lớp. Lớp trưởng lên bàn giáo viên sau đó mời các tổ trưởng báo cáo kết quả theo dõi thi đua của từng thành viên và cả tổ trong tuần bằng việc liệt kê trên bảng sau:
Tổ 1:
Tổ 2
Tổ 3
Tô 4
Sĩ số vắng: Có phép; Không phép: 
Sĩ số vắng: Có phép; Không phép: 
Sĩ số vắng: Có phép; Không phép: 
Sĩ số vắng: Có phép; Không phép: 
Bỏ giờ: 
Bỏ giờ: 
Bỏ giờ: 
Bỏ giờ: 
Đi học muộn: 
Đi học muộn: 
Đi học muộn: 
Đi học muộn: 
Điểm KT miệng: Điểm yếu; điểm kém
Điểm KT miệng: Điểm yếu; điểm kém
Điểm KT miệng: Điểm yếu; điểm kém
Điểm KT miệng: Điểm yếu; điểm kém
Không đồng phục:
Không đồng phục:
Không đồng phục:
Không đồng phục:
Không sơvin: 
Không sơvin: 
Không sơvin: 
Không sơvin: 
Không phù hiệu:
Không phù hiệu:
Không phù hiệu:
Không phù hiệu:
Mất trật tự trong lớp: 
Mất trật tự trong lớp: 
Mất trật tự trong lớp: 
Mất trật tự trong lớp: 
Nói tục, chửi thề:
Nói tục
chửi thề:
Nói tục
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá
Xả rác bừa bãi
Xả rác bừa bãi
Xả rác bừa bãi
Xả rác bừa bãi
Đánh nhau
Đánh nhau
Đánh nhau
Đánh nhau
Phá hoại tài sản nhà trường
Phá hoại tài sản nhà trường
Phá hoại tài sản nhà trường
Phá hoại tài sản nhà trường
Không mang nghế ngồi giờ chào cờ và các buổi sinh hoạt khác của n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_doi_moi_nham_nang_cao_hieu_qua_tiet_si.doc
  • docBìa SKKN.doc