SKKN Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện trong trường THCS

SKKN Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện trong trường THCS

“Thư viện trường học là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là nơi trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường”. Để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường thì giáo viên cần phải có sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo phục vụ công tác giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn để tìm tòi học tập, tích lũy nâng cao trình độ kiến thức cho bản thân.Với học sinh thì sách giáo khoa, sách bài tập dùng để học tập, làm bài tập theo chương trình. Ngoài ra còn sử dụng các sách tham khảo về lĩnh vực học tập, khoa học đời sống, hay kĩ năng sống để nghiên cứu, nâng cao kiến thức phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt của đời sống xã hội. Có thể nói rằng: “Đọc sách là nuôi dưỡng trí tuệ” và như Lê-nin đã từng nói: “Không có sách thì không có tri thức”. Khi các em học sinh đến với thư viện đọc sách chính là đã góp phần cho việc xây dựng thói quen tự giác học tập, sự ham học hỏi trau dồi kiến thức tạo nên một nền tảng vững chắc cho tương lai của mình. Chính vì vậy có thể nói tài liệu sách báo là một trong những người bạn thân thiết không thể thiếu và vô cùng có ý nghĩa to lớn đối với giáo viên và học sinh. Nhưng thực tế cho thấy hoạt động thư viện của nhiều trường THCS hiện nay đang còn bị xem nhẹ. Điều đó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Một là: Thư viện chưa thực sự được sự quan tâm đúng mức của cấp ủy chi bộ, Ban giám hiệu cũng như các ban ngành đoàn thể của nhà trường. Hai là: Thư viện chưa hoạt động và phát huy hết khả năng, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình trong công tác giảng dạy– học tập và giáo dục. Ba là: Năng lực, trình độ chuyên môn của người cán bộ thư viện chưa đồng đều, nhiều cán bộ thư viện đang còn là kiêm nhiệm hoặc chưa thực sự yêu nghề, tâm huyết với nghề.

doc 22 trang thuychi01 96153
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện trong trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TRONG TRƯỜNG THCS
Người thực hiện:	Nguyễn Thị Hường
Chức vụ: 	Nhân viên
Đơn vị công tác:	Trường THCS Xuân Thắng
 	Thọ Xuân – Thanh Hoá
SKKN thuộc lĩnh vực: Thư viện
THỌ XUÂN, THÁNG 5 NĂM 2017
P
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG 
2
2.1. Cơ sở lí luận
2
2.2. Thực trạng vấn đề 
3
2.3. Các giải pháp 
4
2.3.1. Xây dựng kế hoạch thư viện
4
2.3.2. Xây dựng tổ cộng tác viên thư viện
10
2.3.3. Xây dựng tủ sách mini trên lớp học
11
2.3.4. Các hoạt động gắn liền với việc thu hút bạn đọc đến với thư viện
13
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
19
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
20
- Kết luận
20
- Kiến nghị
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:	“Thư viện trường học là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là nơi trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường”. Để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường thì giáo viên cần phải có sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo phục vụ công tác giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn để tìm tòi học tập, tích lũy nâng cao trình độ kiến thức cho bản thân.Với học sinh thì sách giáo khoa, sách bài tập dùng để học tập, làm bài tập theo chương trình. Ngoài ra còn sử dụng các sách tham khảo về lĩnh vực học tập, khoa học đời sống, hay kĩ năng sống để nghiên cứu, nâng cao kiến thức phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt của đời sống xã hội. Có thể nói rằng: “Đọc sách là nuôi dưỡng trí tuệ” và như Lê-nin đã từng nói: “Không có sách thì không có tri thức”. Khi các em học sinh đến với thư viện đọc sách chính là đã góp phần cho việc xây dựng thói quen tự giác học tập, sự ham học hỏi trau dồi kiến thức tạo nên một nền tảng vững chắc cho tương lai của mình. Chính vì vậy có thể nói tài liệu sách báo là một trong những người bạn thân thiết không thể thiếu và vô cùng có ý nghĩa to lớn đối với giáo viên và học sinh.	Nhưng thực tế cho thấy hoạt động thư viện của nhiều trường THCS hiện nay đang còn bị xem nhẹ. Điều đó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:	Một là: Thư viện chưa thực sự được sự quan tâm đúng mức của cấp ủy chi bộ, Ban giám hiệu cũng như các ban ngành đoàn thể của nhà trường.	Hai là: Thư viện chưa hoạt động và phát huy hết khả năng, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình trong công tác giảng dạy– học tập và giáo dục. 	Ba là: Năng lực, trình độ chuyên môn của người cán bộ thư viện chưa đồng đều, nhiều cán bộ thư viện đang còn là kiêm nhiệm hoặc chưa thực sự yêu nghề, tâm huyết với nghề.	Từ những nguyên nhân ở trên dẫn đến các hoạt động của thư viện đang còn mang tính chất hình thức chưa có chiều sâu, chưa lôi cuốn được sự quan tâm của cán bộ giáo viên, nhân viên cũng như học sinh đến với thư viện. Dẫn đến vai trò, chức năng của thư viện nhà trường trong hoạt động giáo dục sẽ không có hiệu quả hoặc hiệu quả đem lại chưa cao.	 
Bản thân tôi là một người cán bộ thư viện trường THCS rất yêu nghề và tâm huyết với nghề, trải qua hơn 9 năm công tác tôi đã nhận thức được rõ vai trò của tài liệu sách báo trong nhà trường cũng như nhu cầu sử dụng sách, báo ngày càng tăng của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh vì vậy tôi luôn trăn trở suy nghĩ và tìm tòi đổi mới các hình thức hoạt động thư viện để có thể lôi cuốn được bạn đọc đến với thư viện và sử dụng tài liệu của thư viện nhiều hơn. Chính điều đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì vậy tôi chọn đề tài :“Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện trong trường THCS”	
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Nghiên cứu tìm ra giải pháp giúp thư viện nhà trường hoạt động có hiệu quả và ngày càng tốt hơn, nhằm đáp ứng được nhu cầu học tập, giảng dạy, nghiên cứu của cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	- Hoạt động công tác thư viện của cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trường THCS Xuân Thắng- Thọ Xuân- Thanh Hóa.
	- Thực tế hoạt động thư viện của thư viện trường THCS Xuân Thắng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:	- Phương pháp điều tra khảo sát
	- Phương pháp phân tích 
 	- Thử nghiệm thực tế.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.
Theo tuyên ngôn của IFLA/UNESCO đã đưa ra thì mục tiêu của Thư viện trường học: “Là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục. Thư viện trường học phát triển và duy trì ở trẻ em thói quen, hứng thú trong việc đọc, nghiên cứu, thói quen đến Thư viện trong suốt cuộc đời của trẻ. Tạo cơ hội để người đọc có kinh nghiệm trong việc tạo ra và sử dụng thông tin để có kiến thức, hiểu bài, làm giàu trí tưởng tượng và thư giản. Hỗ trợ cho học sinh kỹ năng nghiên cứu và thực hành trong đánh giá, xử lí thông tin không phụ thuộc vào hình thức, khuôn khổ hay môi trường truyền thông hoặc hình thức giao tiếp cộng đồng. Giúp học sinh tiếp cận với các nguồn thông tin địa phương, khu vực, quốc gia, toàn cầu, và tạo cơ hội để học sinh tiếp cận với các ý tưởng. Kinh nghiệm và quan điểm ý tưởng”.	
Với vị trí quan trọng của Thư viện trường học những năm qua, Đảng và Nhà nước mà đặc biệt là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sự quan tâm đối với công tác thư viện trường học. Ngày 11/01/2001 Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký lệnh công bố Pháp lệnh Thư viện. Ngày 02/01/2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định Số 01 về Tiêu chuẩn Thư viện trường phổ thông.	Các Thư viện trường học có những nhiệm vụ sau:
	1. Cung cấp cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ và các loại tài liệu khác nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập của nhà trường.
	2. Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong giáo viên và học sinh những sách báo cần thiết phục vụ nhiệm vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các bộ môn khoa học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
	3. Tổ chức, thu hút toàn thể giáo viên, học sinh tham gia sinh hoạt thư viện thông qua các hoạt động phù hợp với chương trình và kế hoạch dạy học; tìm hiểu nhu cầu của giáo viên và học sinh, giúp họ chọn sách và đọc sách có hệ thống.	
4. Phối hợp hoạt động với các thư viện trong ngành và các thư viện công cộng để khai thác, sử dụng vốn tài liệu, trang thiết bị chuyên dùng, giúp đỡ kinh nghiệm, tổ chức hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ; huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách để tăng cường cho vốn tài liệu và hoạt động thư viện.	Thư viện trường học không đơn thuần thực hiện chức năng là kho lưu trữ sách báo mà nhiệm vụ hàng đầu của nó là “phục vụ hoạt động giảng dạy học tập, đào tạo, nghiên cứu hóa học, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ và quản lý của nhà trường qua việc sử dụng, khai thác các tài liệu có trong thư viện (tài liệu chép tay, in, chụp, tài liệu điện tử...)”. Tìm ra các giải pháp hiệu quả xây dựng môi trường thư viện, xây dựng văn hóa đọc, phục vụ tốt nhu cầu bạn đọc, thu hút bạn đọc yêu mến sách và thường xuyên tìm đến thư viện như một địa chỉ lý tưởng, nơi tổ chức nhiều hoạt động phong phú và đa dạng như: tra cứu và đọc sách, giới thiệu sách, tự học, biên soạn tài liệu giảng dạy và học tập, vui chơi giải trí thư giãn sau những giờ học căng thẳng.	Để việc tổ chức các hoạt động của thư viện nhà trường thực sự có hiệu quả thì người cán bộ thư viện phải có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức tư cách tốt, có năng lực trong quản lý chuyên môn nghệp vụ thư viện trường học, có khả năng tổ chức, quản lý, sáng tạo trong cách tổ chức các hoạt động, linh hoạt trong cách nhìn nhận vấn đề, thường xuyên đổi mới cả về hình thức lẫn nội dung, phương pháp và quan trọng nhất là yêu nghề và tâm huyết với nghề.	
2.2. Thực trạng vấn đề.
	a. Về phía cán bộ thư viện (CBTV)	+ Hiện nay đa số cán bộ thư viện trường học đã được đào tạo theo đúng chuyên môn nghiệp vụ quản lý thư viện trường học nhưng khi về công tác tại trường học họ phải kiêm nhiệm thêm nhiều công việc khác. 
	+ Chưa được hưởng chế độ phụ cấp độc hại 0,2.	
	+ Cán bộ giáo viên, nhân viên học sinh ( bạn đọc) nhiều khi chưa nhận thấy được tầm quan trọng của thư viện đối với việc học tập và giảng dạy. 
	Từ những nguyên nhân trên có phần ảnh hưởng đến tâm lý của người cán bộ thư viện, tâm huyết dành riêng cho hoạt động của thư viện có phần bị giảm sút.
	b. Về phía cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh( bạn đọc)	Đối với cán bộ giáo viên( CBGV): Đặc thù của giáo viên THCS là mỗi một giáo viên đảm nhiệm giảng dạy một bộ môn nên giáo viên chủ yếu chỉ tập chung nghiên cứu chuyên môn của mình. Kèm theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin thì đa phần thầy cô giáo đã thông qua mạng internet để tìm hiểu những kiến thức mình cần tìm điều này dẫn đến việc giáo viên đến thư viện nhà trường để nghiên cứu tra cứu tài liệu không còn được chú trọng . Hầu hết cán bộ giáo viên chỉ đến mượn tài liệu của thư viện để giảng dạy vào đầu năm học.
	Đối với học sinh: Vẫn còn tồn tại nhiều học sinh chưa thực sự nhiệt tình trong việc tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường nói chung và các hoạt động của thư viện nói riêng. Có rất nhiều lí do như: hoàn cảnh gia đình khó khăn nên các em không có thời gian để tham gia hay do bản tính nhút nhát, rụt rè, không có năng khiếu...Ngoài ra đã có sự tác động của công nghệ thông tin. Qua internet các em có thể tìm thầy nhiều trò chơi đa dạng phong phú, hấp dẫn cuốn hút khiến các em đam mê như Games, Chat, zalo các trò chơi điện tử... Bên cạnh đó còn có một số do chưa nhận thực được tác dụng sâu sắc của việc tự đọc – tự học, nghiên cứu tài liệu ở thư viện nên các em chưa hào hứng để tham gia.	
	Kết quả khảo sát
Năm học
Tổng số bạn đọc(Học sinh CBGV,NV) được khảo sát
Số bạn đọc tham gia hoạt động của 
Thư viện
Số bạn đọc không thích tham gia hoạt động Thư viện
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
2014-2015
300
165
55%
135
45%
2015-2016
275
118
42,9%
157
57,1%
Qua khảo sát hai năm học 2014- 2015, 2015- 2016 tỉ lệ 45 % và 57,1 % bạn đọc không thích đến thư viện mượn, đọc sách và tham gia các hoạt động thư viện thì tôi thấy rằng hoạt động thư viện chưa thực sự hiệu quả lôi cuốn được bạn đọc.	
Là một người CBTV công tác trong trường THCS tôi đã xác đĩnh rõ ràng nhiệm vụ của mình và luôn trăn trở làm thế nào để thư viện nhà trường phát huy hết khả năng và vai trò của mình đổi mới các phương thức hoạt động thư viện làm sao cho thư viện hoạt động thực sự có hiệu quả. Và sáng kiến kinh nghiệm“ Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện trong trường THCS” đã được đưa ra vì những lý do trên.	
2.3. Các giải pháp	.
	Để nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện thì chúng ta cần phải giải quyết một số vấn đề như sau:	- Xây dựng kế hoạch thư viện. 	- Xây dựng tổ cộng tác viên thư viện.
	- Xây dựng tủ sách mini trên lớp học.
- Các hoạt động gắn liền với việc thu hút bạn đọc đến với thư viện.
Cụ thể giải quyết của từng vấn đề
2.3.1. Xây dựng kế hoạch thư viện.
a. Kế hoạch hoạt động thư viện cho thời gian 10 tháng /năm học
Ngày từ đầu tháng 08 trước khi bắt đầu bước vào một năm học mới thì người CBTV cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể hoạt động của thư viện . Trong nội dung kế hoạch cần phải đưa ra mục đích, chỉ tiêu cụ thể và giải pháp, phương hướng phấn đầu cần đạt được của thư viện trong năm học đấy.	Khi xây dựng nội dung của kế hoạch thì ta chú ý đến đặc điểm chung về tình hình của nhà trường , những khó khăn- thuận lợi trong năm học đó và tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh. Sau đó lên kế hoạch hoạt động cụ thể chi tiết cho từng tháng xem thư viện cần phải giải quyết những vấn đề gì.
Cụ thể tôi xây dựng kế hoạch hoạt động của thư viện trong học kì I năm học 2015-2016 như sau:
KẾ HOẠCH CÔNG TÁC THƯ VIỆN
HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2015-2016
 Căn cứ vào quyết định 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ giáo dục - Đào tạo về việc ban hành quy chế tiêu chuẩn Thư viện trường phổ thông.
     Căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thọ Xuân
      Căn cứ vào tình hình thực tế kế hoạch nhà trường; thư viện trường THCS Xuân Thắng xây dựng kế hoạch hoạt động  năm học 2015 – 2016 
1. Đặc điểm tình hình
Về đội ngũ: hiện có 24 cán bộ giáo viên, nhân viên trong đó:
+ Ban giám hiệu        : 03
+ Giáo viên               : 18
+ Nhân viên              : 03
Tổng số học sinh: 276 HS
Số lớp: 8 lớp trong đó chia ra
+ Khối 6: 2 lớp          : 88 HS
+ Khối 7: 2 lớp          : 68 HS
+ Khối 8: 3 lớp          : 70 HS
+ Khối 9: 2 lớp          : 50 HS
a.Thuận lợi:
- Được sự quan tâm, tạo điều kiện và chỉ đạo sâu sát của BGH nhà trường.
- Nhân viên quản lý thư viện được đào tạo theo đúng chuyên môn nghiệp vụ.
b. Khó khăn:
 - Do điều kiện về cơ sở vật chất đang còn thiếu. Vốn tài liệu tham khảo vẫn còn hạn chế nên công tác quản lý thư viện và phục vụ vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
    - Trang thiết bị của thư viện đã hư hỏng.
    - Một số học sinh chưa có ý thức trong việc đọc sách báo tại thư viện.
c. Mục tiêu của thư viện:
 - Phục vụ, cung cấp tài liệu nhằm đáp ứng yêu của giáo viên, học sinh.
 - Hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng thư viện. Tạo cho học sinh hứng thú đọc và rèn kĩ năng tự đọc- tự học- tự nghiên cứu.
d. Biện pháp khắc phục:
      - Lập kế hoạch hoạt động chi tiết cho từng tháng theo chủ điểm.
     - Chủ động tham mưu và đề xuất với hiệu trưởng mua thêm một số đầu sách để bổ sung vào tủ sách nhà trường. Cho GV, HS mượn sách nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu giảng dạy và học tập để thư viện hoạt động có hiệu quả đạt từng bước phát triển và hoàn thiện thư viện nhà trường theo hướng đạt chuẩn.
 - Bản thân không ngừng học tập, học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức kĩ năng về nghiêp vụ thư viện, từng bước tiếp cận và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và CNTT để ứng dụng vào phần mềm quản lí thư viện được tốt hơn.
2. Kế hoạch cụ thể
Tháng/
Năm
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
8
2015
- Thư viện chuẩn bị phục vụ năm học 2015-2016
- Xây dựng kế hoạch hoạt động Thư viện.
- Vệ sinh dọn dẹp kho sách
- Kiểm tra, bổ sung kho sách.
- Bổ sung các loại sổ sách trang thiết bị phục vụ công tác quản lí, nghiệp vụ.
- Làm dự trù kinh phí và tờ trình xây dựng thư viện
- Sắp xếp ổn định lại kho sách trong thư viện.
- Làm và phát thẻ thư viện cho học sinh toàn trường.
- Tiến hành cho giáo viên, học sinh  mượn sách giáo viên, giáo khoa năm học 2015-2016
- Chuẩn bị tài liệu phục vụ cho tuyên truyền sách nhân kỉ niệm Quốc khánh 2-9.
- Làm sổ theo dõi học sinh đọc sách, báo thư viện.
- Nhận và phát báo Thiếu niên dân tộc miền núi cho học sinh.
- Lên kế hoạch cho học sinh đọc sách theo khối/ tuần.
9
2015
- Tuyên truyền, giới thiệu sách nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc Khánh 2/9.
- Hướng dẫn các khâu nghiệp vụ cơ bản cho các em biết cách tra cứu mục lục trong thư viện và tìm sách chính xác, nhanh chóng hơn để các em thực hiện đúng nội quy của thư viện.
- Tiếp tục cho học giáo viên, học sinh mượn sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo.
- Đặt mua sách về Biển, Đảo Việt Nam
- Đặt báo Qúy IV năm 2015
- Phát động phong trào đọc sách trong toàn trường, hình thành văn hóa đọc trong nhà trường.
- Chuẩn bị kế hoạch, chương trình giới thiệu sách chào mừng ngày “Phụ nữ ViệtNam 20/10”.
- Nhận và phát báo Thiếu niên dân tộc miền núi cho học sinh.
10
2015
- Tiếp tục kế hoạch “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thư viện” qua việc cập nhật các nội dung hoạt động thư viện lên trang Web của trường. Cập nhật danh mục sách vào phần mềm thư viện.
- Tham mưu với nhà trường để bổ sung thêm truyện tranh.
- Lập kế hoạch cụ thể và chuẩn bị tài liệu giới thiệu sách chủ đề “Thầy cô và mái trường thân yêu” nhân dịp kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam20/11.
- Tiến hành làm biểu mẫu, hồ sơ nghiệp vụ thư viện.
- Sưu tầm, tổng hợp tài liệu để giới thiệu sách “Sách mới theo chủ đề” sách tham khảo bồi dưỡng nâng cao trong tháng.
- Học sinh tiếp tục mượn, trả sách thư viện theo khối/ tuần
- Nhận và phát báo Thiếu niên dân tộc miền núi cho học sinh.
11
2015
- Bổ sung sách cho tủ sách tham khảo theo quyết định của Bộ GD&ĐT.
- Tiếp tục cho bạn đọc mượn và trả sách thư viện nhà trường.
- Trưng bày giới thiệu sách tại phòng đọc thư viện với chủ đề “Thầy cô và mái trường thân yêu” chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam20/11.
- Biên soạn bài giới thiệu sách theo chủ đề “Sách mới”.
- Tăng cường phục vụ sách tham khảo cho đội tuyển học sinh giỏi của trường.
- Tuyên truyền giới thiệu danh mục sách tham khảo.
- Lập kế hoạch và chuẩn bị tài liệu cho phong trào “Đọc sách tìm hiểu về Quân đội nhân dân ViệtNamnhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân ViệtNam22-12”.
- Nhận và phát báo Thiếu niên dân tộc miền núi cho học sinh.
12
2015
- Tiến hành cho học sinh mượn, trả sách theo khối/tuần
- Xử lí kĩ thuật nghiệp vụ sách mới bổ sung.
- Tuyên truyền giới thiệu sách tham khảo mới bổ sung theo các chủ đề như: KHTN, KHXH, Công nghệ thông tin, Khoa học – đời sống.
- Tiến hành tổ chức phong trào “Đọc sách tìm hiểu về Quân ðội nhân dân Việt Nam nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12”.
-Tuyên truyền, giới thiệu và phục vụ học sinh sách tham khảo nhằm chuẩn bị tốt kiểm tra học kì I.
- Sơ kết phong trào đọc sách, hoạt động của thư viện trong học kì I.
- Kiểm kê thư viện trong học kì I.
- Hướng dẫn phối hợp với tổ cộng tác viên dọn dẹp, vệ sinh kho sách và phòng đọc thư viện.
- Đặt báo quý I năm 2016
- Nhận và phát báo Thiếu niên dân tộc miền núi cho học sinh.
Ký duyệt của BGH nhà trường Người xây dựng kế hoạch
- Những bổ sung trong quá trình thực hiện kế hoạch:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Kết quả của việc xây dựng kế hoạch hoạt động:
Việc xây dựng kế hoạch rất quan trọng trong hoạt động của thư viện. Xây dựng kế hoạch giúp cho ta sắp xếp thời gian biểu một cách khoa học hợp lý, chủ động. Lập kế hoạch cho biết mục tiêu, nhiệm vụ của thư viện cần đạt được trong năm học từ đó giúp cán bộ thư viện tiến hành công việc một cách thuận lợi dễ dàng mang lại hiệu quả cao hơn.
 	Một điều ta cần lưu ý đó là khi xây dựng nội dung của kế hoạch hoạt động 
thư viện thì ta cần phải dựa vào kế hoạch chỉ đạo hoạt động từng tháng của hiệu trưởng nhà trường. Điều đó giúp cho các hoạt động của thư viện có thể phát huy hết vai trò của mình trong công tác hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường.
b. Kế hoạch bổ sung tài liệu kho sách thư viện.
Kho tài liệu là một cơ sở vật chất trọng yếu của thư viện. Để có được một kho tài liệu có thể đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của bạn đọc về việc tra cứu, tìm tài liệu trong quá trình giảng dạy và học tập thì ta phải thường xuyên bổ sung tài liệu . Chính vì vậy ta cần phải lên kế hoạch bổ sung tài liệu để những tài liệu mà ta vừa bổ sung đó mang lại hiệu quả tốt nhất.	Hàng năm ngay từ đầu năm học CBTV đã lên kế hoạch bổ sung trong năm học cho kho sách thư viện của mình. Ngoài viêc bổ sung những tài liệu đã bị cũ, rách và bị mất trong năm học trước thì cần phải bổ sung những tài liệu mới. Để lên kế hoạch bổ sung tài liệu có chất lượng tốt nhất và có nội dung phù hợp với nội dung chương trình giảng dạy, học tập và đáp ứng nhu cầu của bạn đọc tôi đã tiến hành những việc cụ thể như sau:
+ Tham khảo các danh mục tài liệu của các nhà xuất bản có uy tín như: NXB Giáo dục, NXB Sư Phạm, NXB Lao Động, NXB Kim Đồng...Các tác giả nổi tiếng của các lĩnh vực và tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của bạn đọc .
+ Tham khảo lấy ý kiến của Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn và CBGV,NV trong hội đồng giáo dục nhà trường.
+ Lấy ý kiến của học sinh bằng việc phát phiếu hỏi điều tra nhu cầu hứng thú đọc. 	
Mẫu phiếu điều tra, lấy ý kiến bạn đọc
 ( Bạn đọc hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng với ý kiến bạn)
Câu 1: Bạn đọc thuộc đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_de_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_thu_vie.doc