SKKN Một số giải pháp dạy Toán ứng dụng thực tế trong chương trình cấp Trung học cơ sở ở Trường PTDT Bán Trú THCS Tam Thanh

SKKN Một số giải pháp dạy Toán ứng dụng thực tế trong chương trình cấp Trung học cơ sở ở Trường PTDT Bán Trú THCS Tam Thanh

Giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây đang tập trung đổi mới, hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại, bắt kịp xu hướng của các nước trong khu vực và trên thế giới. Một trong những mục tiêu lớn của giáo dục nước ta hiện nay đó là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ để phục vụ đất nước. Do vậy, các kiến thức học sinh được học phải gắn liền với thực tế.

Đối với các môn học xã hội thì những ứng dụng thực tế là rất dễ thấy. Ví dụ, khi học môn Địa lý thì các em có thể hiểu vì sao có các hiện tượng ngày, đêm, mưa, gió,. vì vậy rất dễ lôi cuốn sự hứng thú của học sinh. Ngược lại, môn Toán thì sao? Có lẽ nhiều người đã từng học toán, đang học toán đều có suy nghĩ rằng toán học ngoài những phép tính đơn giản như cộng, trừ, nhân, chia,. thì hầu hết các kiến thức toán khác đều rất trừu tượng và ít thực tế. Vì vậy, việc học toán trở thành một áp lực nặng nề đối với học sinh. Nhiều học sinh nghĩ rằng Toán học là mơ hồ, học chỉ là biết giải các bài toán mà thôi. Các em không biết mục đích thực sự của học toán là để làm gì, chúng có ứng dụng gì trong thực tiễn hay không? Sự thật là toán học có rất nhiều ứng dụng vào thực tế và nó thể hiện rất rõ trong cuộc sống hàng ngày do ta không để ý mà thôi.

Bên cạnh đó với mỗi cá nhân, việc có tư duy toán học tốt hay không còn liên quan mật thiết đến năng lực phân tích, giải quyết vấn đề, diễn đạt ý tưởng một cách hiệu quả trong những tình huống thực tế. Ví dụ như khi đi du lịch ta cần đến kĩ năng đọc bản đồ, phân tích lịch trình; khi mua hàng, gửi tiền tiết kiệm, đầu tư vào lĩnh vực kinh tế ta cần biết tính toán sao cho có lợi nhất. Như vậy năng lực ứng dụng toán học là năng lực rất cần thiết đối với mỗi cá nhân, là kỹ năng quan trọng trong thời buổi xã hội thông tin và tri thức ngày nay.

 

doc 20 trang thuychi01 18069
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp dạy Toán ứng dụng thực tế trong chương trình cấp Trung học cơ sở ở Trường PTDT Bán Trú THCS Tam Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT QUAN SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY TOÁN ỨNG DỤNG THỰC TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở TRƯỜNG PTDT BÁN TRÚ THCS TAM THANH 
 Người thực hiện: Trịnh Thị Diệp
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường PTDT BT THCS Tam Thanh 
 SKKN thuộc lĩnh vực ( môn): Toán
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Mở đầu
1
Lý do chọn đề tài
1
Mục đích nghiên cứu
2
Đối tượng nghiên cứu
2
Phương pháp nghiên cứu
2
Phần nội dung
3
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
Về phía giáo viên
3
Về phía học sinh 
4
Một số giải pháp dạy Toán ứng dụng thực tế trong chương trình cấp THCS
4
 2.3.1. Giải pháp 1: Sử dụng bài toán thực tiễn vào khâu đặt vấn đề và chuyển ý trong tiết dạy 
4
 2.3.2. Giải pháp 2: Tăng cường liên hệ thực tế qua các tiết học 
5
 2.3.3. Giải pháp 3: Sử dụng các bài toán thực tiễn vào khâu củng cố kiến thức
6
 2.3.4. Giải pháp 4: Tăng cường các hoạt động thực hành, qua đó rèn luyện kỹ năng thực hành toán học gần gũi với thực tế 
8
 2.3.5. Giải pháp 5: Chú ý khai thác các kiến thức Toán học vào các bộ môn khác gần với thực tế như Vật lý, Hóa học, Sinh học ,và ứng dụng các kiến thức môn học khác vào giải toán
8
 2.3.6. Giải pháp 6: Thường xuyên giao bài tập “dự án” cho các nhóm học sinh thực hiện.
10
 2.3.7. Giải pháp 7: Tăng cường các bài toán thực tiễn vào kiểm tra đánh giá
11
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
13
Kết luận và kiến nghị 
14
Kết luận
14
Kiến nghị
14
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây đang tập trung đổi mới, hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại, bắt kịp xu hướng của các nước trong khu vực và trên thế giới. Một trong những mục tiêu lớn của giáo dục nước ta hiện nay đó là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ để phục vụ đất nước. Do vậy, các kiến thức học sinh được học phải gắn liền với thực tế.
Đối với các môn học xã hội thì những ứng dụng thực tế là rất dễ thấy. Ví dụ, khi học môn Địa lý thì các em có thể hiểu vì sao có các hiện tượng ngày, đêm, mưa, gió,... vì vậy rất dễ lôi cuốn sự hứng thú của học sinh. Ngược lại, môn Toán thì sao? Có lẽ nhiều người đã từng học toán, đang học toán đều có suy nghĩ rằng toán học ngoài những phép tính đơn giản như cộng, trừ, nhân, chia,... thì hầu hết các kiến thức toán khác đều rất trừu tượng và ít thực tế. Vì vậy, việc học toán trở thành một áp lực nặng nề đối với học sinh. Nhiều học sinh nghĩ rằng Toán học là mơ hồ, học chỉ là biết giải các bài toán mà thôi. Các em không biết mục đích thực sự của học toán là để làm gì, chúng có ứng dụng gì trong thực tiễn hay không? Sự thật là toán học có rất nhiều ứng dụng vào thực tế và nó thể hiện rất rõ trong cuộc sống hàng ngày do ta không để ý mà thôi.
Bên cạnh đó với mỗi cá nhân, việc có tư duy toán học tốt hay không còn liên quan mật thiết đến năng lực phân tích, giải quyết vấn đề, diễn đạt ý tưởng một cách hiệu quả trong những tình huống thực tế. Ví dụ như khi đi du lịch ta cần đến kĩ năng đọc bản đồ, phân tích lịch trình; khi mua hàng, gửi tiền tiết kiệm, đầu tư vào lĩnh vực kinh tế ta cần biết tính toán sao cho có lợi nhất. Như vậy năng lực ứng dụng toán học là năng lực rất cần thiết đối với mỗi cá nhân, là kỹ năng quan trọng trong thời buổi xã hội thông tin và tri thức ngày nay. 
Chương trình và sách giáo khoa Toán Trung học cơ sở (THCS) hiện nay cũng đã đưa vào một số bài toán thực tiễn. Tuy nhiên, số lượng bài tập chưa liên tục và không đều, cũng chưa có tài liệu hướng dẫn nào bàn sâu đến vấn đề này. Giáo viên thì chưa thực sự đầu tư nghiên cứu, học sinh thì mơ hồ và chưa có hứng thú trong học tập dẫn đến các em chưa thấy được vai trò quan trọng của toán học trong thực tế, năng lực làm toán dạng này của học sinh còn nhiều hạn chế.
Trường tôi đang giảng dạy là một trường Phổ thông dân tộc bán trú, đa số các em đều là đồng bào dân tộc thiểu số nên khả năng tiếp thu còn rất hạn chế đặc biệt là về các môn khoa học tự nhiên. Do đó quá trình tiếp thu môn Toán của các em tương đối còn yếu, còn chậm. Vì vậy, khả năng liên hệ và ứng dụng thực tế Toán học của các em là một vấn đề hết sức khó khăn. 
Xuất phát từ các cơ sở trên và qua thực tế giảng dạy bản thân tôi nhận thức được vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng, tính bức thiết của việc rèn luyện cho học sinh năng lực giải và vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp dạy Toán ứng dụng thực tế trong chương trình cấp Trung học cơ sở ở Trường PTDT Bán Trú THCS Tam Thanh” làm đề tài để nghiên cứu.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 
Đề ra một số giải pháp dạy Toán ứng dụng thực tế cho học sinh ở Trường PTDT Bán Trú THCS Tam Thanh, qua đó giúp học sinh biết được những ứng dụng của Toán học trong cuộc sống, sự liên quan mật thiết giữa toán học với thực tiễn, từ đó kích thích sự yêu thích, tìm tòi, khám phá môn học nhằm nâng cao năng lực nhiều mặt của học sinh.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu đề tài này là: “Một số giải pháp dạy Toán ứng dụng thực tế trong chương trình cấp Trung học cơ sở ở Trường PTDT Bán Trú THCS Tam Thanh”. 
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: 
Nghiên cứu văn bản quy phạm, văn bản, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước, tài liệu lưu trữ,
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: 
Sử dụng phiếu điều tra để lấy các thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: 
Thống kê, xử lý các số liệu đã điều tra để kiểm định hiệu quả của đề tài.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Luật giáo dục năm 2005 đã xác định: “ Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lí học đi đôi với hành, giáo dục phải kết hợp với lao động sản xuất, lí luận phải gắn liền với thực tiễn,...” 
Toán học cũng như nhiều môn học khác, phát sinh từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm động lực phát triển và quay lại mục tiêu giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đây là một trong những cơ sở cho việc dạy và học Toán kết nối với thực tiễn. Vì vậy, nâng cao năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn cho học sinh là một trong những mục tiêu cơ bản của dạy học Toán ở Trung học cơ sở. Nét nổi bật của dạy học Toán ở bậc phổ thông ngày nay là chú trọng phát triển tư duy, coi trọng tính hệ thống của tri thức và gắn chặt tri thức truyền thụ với đời sống thực tiễn. Việc thiết lập lại mối liên hệ giữa tri thức thuần túy và tri thức ứng dụng, sự cân bằng lành mạnh giữa tính khái quát trừu tượng và tính cụ thể phong phú là nhiệm vụ của Toán học trong một tương lai gần.
Chính vì vậy, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đáng giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề. 
Do đó việc nghiên cứu khai thác những bài toán có nội dung thực tiễn đưa vào giảng dạy môn Toán là hết sức cần thiết bởi Toán học đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống mỗi cá nhân, với xã hội cũng như sự phát triển của cả cộng đồng.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.2.1. Về phía giáo viên:
Đa số giáo viên đã có quan tâm đến việc khai thác tình huống thực tế vào dạy học môn Toán nhưng hiệu quả chưa cao, chưa liên tục và chưa có giải pháp cụ thể khoa học. Chỉ một số ít giáo viên chủ động tìm hiểu, còn số đông giáo viên có quan tâm nhưng không chủ động tìm hiểu mà chủ yếu chỉ sử dụng các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập một cách rời rạc.
Mặc dù hầu hết các thầy cô đều khẳng định rằng, nếu tăng cường khai thác các tình huống thực tế vào dạy học thì sẽ làm cho học sinh tích cực hơn trong việc học môn Toán. Nhưng việc tìm hiểu, khai thác các tình huống thực tế vào dạy học hiện nay của giáo viên còn hạn chế. Tôi cho rằng hạn chế trên có thể do những nguyên nhân chính sau:
- Khối lượng kiến thức yêu cầu ở mỗi tiết học là khá nhiều và độ khó tăng dần theo cấp học khiến giáo viên vất vả trong việc hoàn thành bài giảng trên lớp. 
- Do yêu cầu vận dụng Toán học vào thực tế chưa được đặt ra một cách thường xuyên và cụ thể trong quá trình đánh giá (các nội dung yêu cầu khả năng vận dụng kiến thức toán học vào thực tế xuất hiện ít trong các kì thi). 
2.2.2. Về phía học sinh: 
Đa số học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn Toán và ứng dụng của nó trong thực tế cuộc sống. Bên cạnh đó, nhiều học sinh nghĩ rằng môn Toán là môn học khó nên chỉ cố gắng để tìm ra lời giải cho các bài toán.Sự cố gắng đó lại càng gây nên sự căng thẳng trong quá trình học tập, ít sự sáng tạo và không có nhiều hứng thú để học tập tích cực. Vì vậy, chất lượng học tập của các em không cao.	
Cụ thể, trước khi tiến hành thực nghiệm sáng kiến này vào giảng dạy (tuần 5) tôi khảo sát chất lượng học sinh các khối lớp 6, 7 – Trường PTDT Bán Trú THCS Tam Thanh. Thu được kết quả như sau:
Khối lớp
Tổng số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6
60
0
0.0
4
6.67
25
41.67
17
28.33
14
23.33
7
64
1
1.56
7
10.94
30
46.88
15
23.43
11
17.19
2.3. CÁC GIẢI PHÁP DẠY TOÁN ỨNG DỤNG THỰC TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ:
2.3.1. Giải pháp 1: Sử dụng các bài toán thực tiễn vào khâu đặt vấn đề và chuyển ý trong tiết dạy. 
* Mục tiêu của giải pháp:
Hướng đích và gợi động cơ là một trong những khâu quan trọng của quá trình dạy học nhằm kích thích hứng thú học tập cho học sinh, làm cho việc học tập trở nên tự giác, tích cực, chủ động. Gợi động cơ không phải là việc đặt vấn đề một cách hình thức mà phải giúp biến những mục tiêu sư phạm thành mục tiêu của cá nhân học sinh nhằm tạo ra động lực bên trong để thúc đẩy học sinh hoạt động. Kinh nghiệm cho thấy, không có động lực nào thúc đẩy mạnh mẽ động cơ học tập của học sinh bằng các tình huống thực tế. Vì vậy, mục đích của giải pháp này là đưa ra cách gợi động cơ dễ hấp dẫn, lôi cuốn học sinh nhất, tạo điều kiện để các em thực hiện tốt các hoạt động kiến tạo tri thức trong quá trình học tập về sau.
* Tổ chức thực hiện:
 Giáo viên thường thực hiện nhiệm vụ gợi động cơ ở khâu đặt vấn đề vào bài mới hoặc khâu chuyển ý từ mục trước sang mục sau trong bài học. Khi gợi động cơ giáo viên có thể đưa ra những thực tế gần gũi xung quanh học sinh; thực tế xã hội rộng lớn (kinh tế, kĩ thuật, quốc phòng,); thực tế ở những môn học và khoa học khác. 
Tuy nhiên, ta cũng cần phải chú ý các bài toán thực tế đưa ra cần đảm bảo tính chân thực, không đòi hỏi quá nhiều tri thức bổ sung, con đường từ lúc nêu cho đến lúc giải quyết vấn đề càng ngắn càng tốt. 
Ví dụ 1: (Đặt vấn đề vào bài khi dạy bài: Làm quen với số nguyên âm - Toán 6)
+ Khi xem truyền hình ở bản tin thời tiết viết:
Mát-xcơ-va: - 100C đến -50C
Bắc Kinh: -20C đến 30C
Ta hiểu cách viết đó như thế nào? Tại sao lại có dấu “ – ” ở đằng trước mỗi số? 
+ Khi tham quan du lịch trên biển hoặc trên sông hồ chúng ta gặp biển báo viết -15m, các em hiểu như thế nào về biển báo này? 
+ Trong sách địa lí viết : 
 	 Dân số nước Đức tăng trưởng - 0,15 % 
 	 Dân số nước Nhật tăng trưởng - 0,05 % . Ý nghĩa của cách viết này là gì?
 Các em sẽ được hiểu về các cách viết này qua bài học hôm nay. 
Ví dụ 2: (Đặt vấn đề trước khi dạy bài “Tìm giá trị phân số của một số cho trước” - Toán 6)
Bài toán: Nhân dịp khai giảng năm học mới, bạn Nam được mẹ đưa đến một hiệu sách để mua cặp sách và thấy một chiếc khá đẹp rất phù hợp được ghi với mức giá là 200 nghìn đồng kèm theo nhãn dán giảm giá 20%. Trong túi mẹ có 170 nghìn đồng, liệu mẹ có đủ tiền mua chiếc cặp sách ấy cho Nam không? Vì sao? 
Câu hỏi được đặt ra ở đây sẽ là giá của chiếc cặp sách sau khi giảm giá là bao nhiêu và vì vậy học sinh sẽ thấy một cách rất tự nhiên là cần phải biết xem giảm 20% của 200 nghìn đồng là giảm bao nhiêu tiền. Giáo viên sẽ giới thiệu với học sinh là ta có thể biết được điều đó khi học bài hôm nay “Tìm giá trị phân số của một số cho trước”. Sau khi học xong quy tắc, giáo viên quay lại bài toán ban đầu. Học sinh sẽ thấy thú vị khi áp dụng được kiến thức đang học vào vấn đề thực tế mà các em có thể quan sát hàng ngày và đây cũng là dịp giáo viên có thể củng cố kiến thức cho học sinh.
Ví dụ 3: (Gợi động cơ mở đầu của bài: Căn bậc ba - Toán 9)
Bài toán: Một bác thợ muốn xây 1 chiếc bể chứa nước hình lập phương có thể tích là 8m³. Vậy bác thợ phải đo kích thước móng như thế nào để xây được chiếc bể đó? Nếu thể tích của bể lần lượt là 27m³, 11m³, và a (m³) thì kích thước móng là bao nhiêu.
	Đối với bể có thể tích là 8m³, 27m³ thì học sinh sẽ tìm được ngay kết quả là kích thước móng hình vuông có cạnh lần lượt là 2m, 3m? Nhưng đối với bể có thể tích 11m³, a (m³) thì ta làm như thế nào? Kích thước của móng khi đó bằng bao nhiêu. Để trả lời câu hỏi đó, ta vào bài hôm nay: §9 Căn bậc ba
2.3.2. Giải pháp 2: Tăng cường liên hệ thực tế qua các tiết học 
* Mục tiêu của giải pháp:
Giải pháp này nhằm giúp học sinh thấy được sự thuận lợi, tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức toán học vào thực tế qua nội dung bài học.
* Tổ chức thực hiện:
Một số ví dụ: 
Ví dụ 1: Khi học về tỉ lệ xích – Toán 6 - giáo viên chuẩn bị một bản đồ, cho học sinh tính khoảng cách hai địa điểm cụ thể như Đà Nẵng – Hà Nội, bằng cách đo trên bản đồ thì sẽ hấp dẫn học sinh hơn. Từ đó học sinh thấy rằng muốn xác định khoảng cách hai địa điểm bất kỳ ta có thể dựa trên bản đồ và dựa vào tỉ lệ xích của bản đồ ta sẽ tính được khoảng cách của hai vị trí đó trên thực tế
Ví dụ 2: Khi dạy về tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng – Toán 6 - giáo viên có thể đưa ra vấn đề sau: Những người buôn bán nhỏ ở chợ thường không dùng máy tính mà vẫn tính rất nhanh, chẳng hạn: để bán 13 trái ổi, mỗi trái 600đ họ nhẩm như sau: “Một trái 600, mười trái 6000; 3 trái kia 1800 thành ra 7800”. Như vậy, người đó đã làm phép tính sau:
 600.13 = 600.(10 +3) = 600.10 + 600.3 = 6000 + 1800 = 7800
Ví dụ 3: Khi học về hình có trục đối xứng ở lớp 8, giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh cách cắt các chữ cái có trục đối xứng. Các em có thể dùng khi trang trí lớp học, trang trí lều trại, 
Ví dụ 4: Khi dạy bài “Bất phương trình bậc nhất một ẩn” giáo viên cho học sinh làm bài tập sau: 
	Người ta dùng một chiếc thuyền có trọng tải 870 kg để chở gạo. Biết rằng mỗi bao gạo có khối lượng là 100kg và người lái nặng 60 kg. Hỏi thuyền có thể chở được tối đa bao nhiêu bao gạo? 
Học sinh giải bài toán:
Tổng khối lượng gạo mà thuyền đó có thể chở tối đa là:
870 – 60 = 810 (kg)
Vì mỗi bao 100kg nên thuyền đó chỉ chở được tối đa 8 bao gạo.
Qua bài này giáo viên cho học sinh thấy được sự nguy hiểm nếu sử dụng vượt quá mức cho phép của một vật, một phương tiênh nào đó. Giáo viên có thể lấy một số ví dụ minh họa như các vụ chìm đò, sập cầu, ... từ đó giáo dục ý thức học sinh khi tham gia giao thông.
Ví dụ 5: Khi học về diện tích ở lớp 8 giáo viên có thể đưa ra bài toán sau: 
Một đám đất hình chữ nhật có diện tích là 1 sào 7 thước, chiều dài 35m. Tính chiều rộng? 
Để giải được bài này giáo viên cần cung cấp cho học sinh thông tin sau: Trong hệ đo lường cổ của Việt Nam, “sào” là một đơn vị đo diện tích. Một sào bằng mẫu. Cách tính diện tích theo đơn vị mẫu hay sào tùy theo từng vùng. Chẳng hạn:
Ở Bắc Bộ:  1 sào = 360 m² = 15 thước (1 thước bằng 24 m²)
Ở Trung Bộ: 1 sào = 497 m²
Ở Nam Bộ: 1 sào = 1000 m². 
Đơn vị mẫu cũng như sào hiện vẫn còn được sử dụng trong nông nghiệp ở Việt Nam.
Qua đây, học sinh vừa có hứng thú trong học tập, vừa hiểu được diện tích của 1 sào mà các em vẫn thường nghe nhưng chưa hiểu.
2.3.3. Giải pháp 3: Sử dụng các bài toán thực tiễn vào khâu củng cố kiến thức
* Mục tiêu của giải pháp:
Khâu củng cố giúp học sinh nắm vững được hệ thống kiến thức theo mục tiêu dạy học. Không những thế, đây còn là bước quan trọng để giáo viên cũng như học sinh kiểm tra và đánh giá kết quả dạy - học của mình. Vì vậy, mục tiêu của giải pháp này là đưa ra các bài toán thực tế liên quan đến kiến thức toán học vừa xây dựng để học sinh nhớ lâu và hiểu sâu kiến thức, vừa qua đó mà học sinh thấy được toán học thật gần gũi với cuộc sống, giúp các em hứng thú hơn trong học tập, ghi nhớ kiến thức một cách có chủ đích.
	* Tổ chức thực hiện:
Trong một tiết dạy, sau khi dạy xong kiến thức lí thuyết và tổng kết kiến thức trọng tâm. Giáo viên cần đưa ra các bài tập củng cố cho học sinh, trong đó sẽ cố gắng lựa chọn các bài toán có ứng dụng thực tế.
Ví dụ 1: (Củng cố bài: Quan hệ giữa 3 cạnh của một tam giác. Bất đẳng thức tam giác – Toán 7)
Hãy giải thích, tại sao khi chôn các cột điện thì người ta phải chôn chúng thẳng hàng?
Hướng dẫn: 
Giả sử các cột điện không chôn thẳng hàng với nhau thì dây điện được mắc như hình vẽ.
Theo bất đẳng thức tam giác ta có: AB + BC > AC
 CD + DE > CE
 EG + GH > EH
 ......................................
Suy ra AB + BC + CD+ DE +EG + GH +... > AC + CE + EH +... 
Do đó để số dây điện dùng để mắc ít nhất thì các điểm A,B,C,D,E,G, H,... phải thẳng hàng, tức là các cột điện phải chôn thẳng hàng với nhau.
Ví dụ 2: (Củng cố bài: Đối xứng trục - Toán 8 tập I)
Hai làng A và B nằm cùng phía đối với dòng sông (như hình vẽ). Cần xây dựng một trạm bơm nước M ở bờ sông để phục vụ cho cả hai làng. Nếu em là kỹ sư xây dựng thì em sẽ xác định vị trí của trạm bơm ở đâu để cho tổng chi phí xây dựng các đường ống từ M đến A và B là thấp nhất?
Hướng dẫn: Gọi A’ là điểm đối xứng của A qua d. Để tổng chi phí thấp nhất thì tổng chiều dài đường ống phải ngắn nhất
 khi đó AM + MB nhỏ nhất 
 A’M + MB nhỏ nhất 
 A’, M , B thẳng hàng 
B
M
A
A
d
2.3.4. Giải pháp 4: Tăng cường các hoạt động thực hành, qua đó rèn luyện kỹ năng thực hành toán học gần gũi với thực tiễn.
* Mục tiêu của giải pháp:
Mục tiêu của giải pháp này là tổ chức, hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho học sinh qua các hoạt động thực hành. Qua đó, giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế, biết được ứng dụng của toán học trong thực tế đồng thời rèn luyện các năng lực như năng lực tính toán, năng lực sử dụng các công cụ đo, vẽ, tính, năng lực hợp tác, ... rèn luyện kỹ năng đo đạc trong thực tế cho học sinh. 
	* Tổ chức thực hiện:
	Ngoài các tiết thực hành theo phân phối chương trình, giáo viên có thể lồng ghép các hoạt động thực hành vào các tiết dạy hoặc giao nhiệm vụ thực hành về nhà cho học sinh.
Ví dụ 1: Khi học bài “ Độ dài đoạn thẳng” - toán 6 tập I giáo viên có thể cho học sinh đo kích thước bàn học hoặc đo kích thước của nền nhà lớp học và yêu cầu học sinh về nhà đo kích thước nền nhà của nhà mình.
Ví dụ 2: Trong quá trình củng cố khái niệm trung điểm của một đoạn thẳng giáo viên có thể đưa ra các hoạt động sau:
	- Bằng cách gấp giấy hãy chia đoạn thẳng AB thành hai phần bằng nhau.
	- Nếu chỉ dùng một sợi giây để chia một thanh gỗ thẳng thành hai phần bằng nhau thì phải làm thế nào?
Ví dụ 3: Khi học chương I: Tứ giác (Lớp 8) giáo viên hướng dẫn học sinh cách cắt các tứ giác đặc biệt được học (như hình thang cân, hình thoi) dựa vào tính chất của các hình đó hoặc cắt một số chữ cái dựa vào tính chất đối xứng của các hình.
Ví dụ 4: Khi học xong chương II: Diện tích đa giác (Lớp 8) giáo viên tổ chức cho các em đo diện tích sân trường bằng cách chia nhóm mỗi nhóm đo một phần của sân trường sau đó tổng hợp lại tính diện tích của cả sân trường.
Ví dụ 5: Trong chương IV: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều (Lớp 8), đối với mỗi bài giáo viên yêu cầu học sinh về nhà cắt và gấp từ một tấm bìa cứng thành các hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đứng, hình chóp đều. 
2.3.5. Giải pháp 5: Chú ý khai thác các kiến thức Toán học vào các bộ môn khác gần với thực 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_day_toan_ung_dung_thuc_te_trong_chuong.doc