SKKN Một số giải pháp chỉ đạo công tác tích hợp giảng dạy tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn lớp 8, huyện Đông Sơn

SKKN Một số giải pháp chỉ đạo công tác tích hợp giảng dạy tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn lớp 8, huyện Đông Sơn

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có sức mạnh cảm hóa kì lạ đối với con người. Sự hiểu biết sâu rộng, tài trí thông minh, ý chí nghị lực phi thường và những phẩm chất khiêm tốn, giản dị.của Người đã tác động mạnh mẽ đến tình cảm và ý chí của bao thế hệ người dân Việt Nam nói chung và người dân Thanh Hóa nói riêng. Riêng đối với Đông Sơn, Người lại có những tình cảm đặc biệt. Năm 2017, cả tỉnh long trọng tổ chức kỷ niệm 72 năm lần đầu tiên Bác Hồ về thăm Thanh Hóa, Đông Sơn vinh dự là một trong những địa điểm Bác dừng chân thăm và làm việc. Chính sự kiện đó đã trở thành động lực to lớn giúp nhân dân Đông Sơn không ngừng lao động và học tập để xứng đáng với tình cảm và tâm nguyện của Bác.

 Trong xu thế phát triển của xã hội hiện đại, xu thế hội nhập toàn cầu của nền kinh tế tri thức, những phẩm chất đạo đức của Bác càng có sức ảnh hưởng to lớn nhằm giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước, giữ gìn lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, đồng thời xây dựng và củng cố Đảng. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trong những năm học vừa qua, ngành Giáo dục cả nước nói chung và huyện Đông Sơn nói riêng đã và đang tích cực thực hiện việc tích hợp nội dung "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào giảng dạy chính khóa ở một số môn học ở trường phổ thông, trong đó có môn Ngữ văn cấp THCS.

Là chuyên viên phụ trách môn Ngữ văn và công tác giáo dục tư tưởng đạo đức trong nhà trường, bản thân tôi nhận thấy đây là một vấn đề có ý nghĩa vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị của toàn ngành vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Với mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn đồng thời nâng cao ý thức đạo đức, lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ vì vậy tôi chọn đề tài “Một số giải pháp chỉ đạo công tác tích hợp giảng dạy tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn lớp 8, huyện Đông Sơn”.

 

doc 22 trang thuychi01 9833
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp chỉ đạo công tác tích hợp giảng dạy tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn lớp 8, huyện Đông Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có sức mạnh cảm hóa kì lạ đối với con người. Sự hiểu biết sâu rộng, tài trí thông minh, ý chí nghị lực phi thường và những phẩm chất khiêm tốn, giản dị...của Người đã tác động mạnh mẽ đến tình cảm và ý chí của bao thế hệ người dân Việt Nam nói chung và người dân Thanh Hóa nói riêng. Riêng đối với Đông Sơn, Người lại có những tình cảm đặc biệt. Năm 2017, cả tỉnh long trọng tổ chức kỷ niệm 72 năm lần đầu tiên Bác Hồ về thăm Thanh Hóa, Đông Sơn vinh dự là một trong những địa điểm Bác dừng chân thăm và làm việc. Chính sự kiện đó đã trở thành động lực to lớn giúp nhân dân Đông Sơn không ngừng lao động và học tập để xứng đáng với tình cảm và tâm nguyện của Bác.
	Trong xu thế phát triển của xã hội hiện đại, xu thế hội nhập toàn cầu của nền kinh tế tri thức, những phẩm chất đạo đức của Bác càng có sức ảnh hưởng to lớn nhằm giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước, giữ gìn lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, đồng thời xây dựng và củng cố Đảng. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trong những năm học vừa qua, ngành Giáo dục cả nước nói chung và huyện Đông Sơn nói riêng đã và đang tích cực thực hiện việc tích hợp nội dung "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào giảng dạy chính khóa ở một số môn học ở trường phổ thông, trong đó có môn Ngữ văn cấp THCS.
Là chuyên viên phụ trách môn Ngữ văn và công tác giáo dục tư tưởng đạo đức trong nhà trường, bản thân tôi nhận thấy đây là một vấn đề có ý nghĩa vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị của toàn ngành vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Với mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn đồng thời nâng cao ý thức đạo đức, lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ vì vậy tôi chọn đề tài “Một số giải pháp chỉ đạo công tác tích hợp giảng dạy tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn lớp 8, huyện Đông Sơn”. 
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu, đề tài nhằm hướng tới tìm tòi, sáng tạo và đưa ra trao đổi những kinh nghiệm, những giải pháp hữu hiệu để nâng cao việc tích hợp các phẩm chất đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào trong việc giảng dạy môn Ngữ văn Lớp 8. Nâng cao hoạt động tích hợp giúp học sinh hiểu được các giá trị của tư tưởng, phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh, sự cần thiết phải học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh từ đó vận dụng, hình thành những hành động cụ thể, thiết thực. 
Mặt khác, đề tài nhằm củng cố kiến thức cơ bản, rèn kĩ năng cảm thụ thơ, văn cho học sinh lớp 8 về đề tài quê hương, đất nước, con người, tình yêu lãnh tụ,thông qua các văn bản trong chương trình. Đặc biệt đề tài giúp bản thân tôi có thêm kiến thức, kinh nghiệm, tìm ra giải pháp tối ưu nhất trong công tác chỉ đạo chuyên môn giảng dạy theo hướng đổi mới tích hợp trong nhà trường THCS huyện Đông Sơn góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2016-2017 và những năm tiếp theo.
Nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi có thể nâng cao kiến thức, kinh nghiệm để trao đổi với đồng nghiệp nhằm hướng tới chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy môn Ngữ văn theo hướng đổi mới tích hợp liên môn trong nhà trường THCS hiện nay.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của SKKN là những giải pháp, kinh nghiệm, bài học đã áp dụng trong việc chỉ đạo hoạt động tích hợp giảng dạy tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vào trong môn Ngữ văn lớp 8 THCS của huyện Đông Sơn.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, lí luận 
 Tìm hiểu lí luận về phương pháp giảng dạy, phương pháp tích hợp và cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Chí Minh như: Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. "Hướng dẫn sử dụng tài liệu tích hợp học tập nội dung, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy môn ngữ văn cấp THCS" của Bộ giáo dục và đào tạo xuất bản năm 2010, ấn phẩm Văn học và Tuổi trẻ, chuyên đề Thơ văn Hồ Chí Minh, NXB Giáo dục, năm 1996.
4.2. Phương pháp khảo sát, điều tra
Phương pháp khảo sát đầu năm, cuối năm; khảo sát điều tra qua phiếu học tập, qua sinh hoạt ngoại khóa.
4.3. Phương pháp đàm thoại
Đàm thoại trực tiếp trong giờ học, ra chơi, sinh hoạt đầu giờ, giữa giờ.
4.4. Phương pháp kiểm tra đánh giá
Sau mỗi giờ học có kiểm tra đánh giá kết quả bằng những bài văn phát biểu cảm nghĩ, bài thu hoạch. Sau tiết kiểm tra có đánh giá rút kinh nghiệm cụ thể, động viên những em thực hiện tốt, nhắc nhở những em thực hiện chưa tốt. Giáo viên rút kinh nghiệm cho giờ giảng, bài giảng sau được tốt hơn và hình thức kiểm tra sát hơn, thiết thực hơn.
PHẦN II. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SKKN
Đông Sơn là mảnh đất địa linh nhân kiệt, từng đóng góp nhiều nhân tài cho đất nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước như các danh tướng Nguyễn Chích, Nguyễn Mộng Tuân, Tả thị lang Bộ Lại Nguyễn Nghi, nhà sử học Lê Hy. Đông Sơn cũng là nơi giàu truyền thống văn hóa dân tộc như nghề đúc đồng, dân ca Đông Anh. Trong những năm đầu của tiền khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám,  chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hoá được thành lập tại làng Hàm Hạ, tổng Kim Khê (nay là làng Đại Đồng, xã Đông Tiến). Đặc biệt Đông Sơn là địa phương vinh dự được đón Bác Hồ về thăm và nói chuyện với cán bộ chủ chốt tỉnh Thanh Hoá lần đầu tiên sau cách mạng Tháng Tám tại thị trấn Rừng Thông (ngày 20/12/1947). Cũng chính nơi đây Đảng bộ và nhân dân Đông Sơn đã dựng tượng đài Bác, tỏ một lòng thành kính sâu sắc và quyết tâm xây dựng Đông Sơn thành một huyện giàu mạnh góp phần cùng với tỉnh nhà xây dựng thành công tỉnh kiểu mẫu như lời căn dặn của Bác. Với truyền thống lịch sử và tình cảm sâu nặng đối với Bác, Đảng bộ và nhân dân Đông Sơn có một tiền đề, cơ sở vững chắc để thực hiện tốt Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng và nhân dân Việt Nam trên con đường xây dựng đất nước vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, phải nghiêm túc học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh để nâng cao tư duy lý luận, rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao đạo đức cách mạng, năng lực công tác, thực hiện tốt các nhiệm vụ cách mạng trọng đại của Đảng, của Nhà nước ta trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Đối với học sinh THCS, đây là lứa tuổi đã bắt đầu có những nhận thức về bản thân và vì vậy cần đặc biệt coi trọng giáo dục tư tưởng, đạo đức góp phần hình thành con người lao động mới "hồng" vừa “chuyên", hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, gian khổ để vươn lên học tập, xây dựng và bảo vệ đất nước “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết" (Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 12, tr.510).
Trong các môn khoa học ở trường THCS, môn Ngữ văn có nhiều ưu thế, thuận lợi trong việc tích hợp nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bởi môn Ngữ văn đem đến nhiều nhất giá trị về văn hoá, thẩm mỹ, đạo đức, nhân văn. Môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có năng lực, có tri thức, được giáo dục theo quan điểm chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đào tạo những con người có ham muốn đem tài - trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hơn nữa, môn học có nhiều địa chỉ có thể tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh như: qua các câu chuyện về Bác, các bài viết của các tác giả về Bác, các bài viết của Bác trong chương trình. Tư tưởng Hồ Chí Minh được tích hợp trong môn học sẽ đem đến cho học sinh tình cảm, niềm tin và sự nhận thức đúng đắn, tránh được những biểu hiện sai lệch do tác động của xã hội trong cơ chế thị trường như hiện nay.
Trực tiếp chỉ đạo chuyên môn Ngữ văn bậc THCS huyện Đông Sơn đã nhiều năm thực hiện, tôi thấy nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh có vai trò, ý nghĩa quan trọng bởi đạo đức là nền tảng của người cách mạng. Việc tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh góp phần rèn luyện đạo đức, tác phong cho các em học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, đáp ứng nhu cầu đào tạo thế hệ trẻ cho xã hội.
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
Qua kinh nghiệm giảng dạy và chỉ đạo hoạt động chuyên môn, tôi nhận thấy học sinh luôn tích cực, chủ động tìm tòi, tìm hiểu cái mới, cái hay, cái lạ. Đặc biệt là yêu thích tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những bài giảng về tác phẩm của Bác luôn thu hút đặc biệt đối với các em. Tiếp nhận những giá trị tác phẩm viết về Hồ Chí Minh và do Hồ Chí Minh sáng tác càng thấy rõ hơn tầm vóc tư tưởng và chiều sâu tình cảm của nhà yêu nước, nhà văn hóa Hồ Chí Minh. Đối với học sinh THCS, ở mức độ nhất định, các em nhận thức được vai trò, công lao to lớn của Bác với dân tộc, nhân loại đối với gia đình và bản thân.
Nội dung Sách giáo khoa (SGK) với việc giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh THCS có rất nhiều văn bản có nhiều nội dung nói lên vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm và nhân cách của Người. 
Tuy nhiên, với những ưu thế của một bộ môn khoa học trong việc tích hợp các nội dung văn hóa, đạo đức, môn Ngữ văn trong những năm gần đây được lồng ghép tích hợp rất nhiều nội dung như vấn đề môi trường, quyền con người, đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhưng cũng chính vì tích hợp nhiều như vậy nên đôi khi tiết giảng văn mất đi chất văn mà trở nên khô khan cứng nhắc, thậm chí có những tiết như hô khẩu hiệu, làm giảm khả năng cảm thụ tác phẩm. 
Vì vậy việc vấn đề đặt ra là phải tích hợp nội dung tư tưởng đạo đức của Bác một cách hợp lý, đúng địa chỉ, tránh khiên cưỡng lên gân kiểu hô khẩu hiệu. Tích hợp phải nhẹ nhàng nhưng sâu sắc dễ đi vào lòng người.
Qua thực hiện điều tra giáo viên môn Ngữ văn lớp 8 trong huyện, tôi nhận thấy công tác tích hợp nội dung vào môn Ngữ văn còn thực hiện ít, thực hiện chưa hiệu quả. Nội dung tích hợp chưa phong phú, cuốn hút học sinh; giáo viên chưa nắm được các nguyên tắc và mức độ tích hợp. Đa số học sinh chưa hiểu và làm theo những phẩm chất đạo đức của Bác dẫn đến đạo đức đôi khi chưa phát triển đúng hướng, thậm chí còn lệch lạc. Có nhiều biểu hiện tiêu cực như đua đòi, xa rời học tập, không xác định được mục đích, lý tưởng sống, sa vào tệ nạn xã hội
3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Để nâng cao chất lượng tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo thế hệ mới; hạn chế các tình trạng dạy và học của giáo viên, học sinh như trên, tôi xin đưa ra một số giải pháp thực hiện như sau:
3.1. Hiểu được ý nghĩa, mục đích tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn THCS 
- Tư tưởng và đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh là sự phản ánh, phát triển những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động từ xưa đến nay. Tác phong, đạo đức của Người đã hình thành những chuẩn mực đạo đức cho dân tộc làm nên những giá trị mới về đạo đức và văn hóa, tư tưởng cho Việt Nam và thế giới.
- Giá trị tư tưởng, đạo đức của Người có ý nghĩa lớn lao trong việc bồi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ để họ trở thành những con người có phẩm chất "vừa hồng, vừa chuyên".
- Tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo đức Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái độ và hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Góp phần giáo dục cho học sinh trở thành người công dân tốt, biết sống và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm với đất nước. 
- Tích hợp giáo dục thông qua những tác phẩm viết về Hồ Chí Minh và do Hồ Chí Minh sáng tác cũng giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn về sự nghiệp văn học của Người, càng thấy rõ hơn tầm vóc tư tưởng và chiều sâu tình cảm của nhà yêu nước, nhà văn hóa Hồ Chí Minh, một danh nhân văn hóa thế giới
- Giáo dục ý thức quan tâm đến việc học tập, rèn luyện thân thể, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tạo thành thói quen và nếp sống của học sinh.
- Phát triển kỹ năng thực hành, kỹ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Trong nhà trường với đặc trưng của môn Khoa học xã hội và nhân văn, với tính giáo dục thẩm mỹ, môn Ngữ văn giúp học sinh bồi dưỡng tình cảm đạo đức, xúc cảm thẩm mỹ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
3.2. Khi tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cần đảo bảo các nguyên tắc, yêu cầu
- Thứ nhất: Phải xác định việc tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh là một nội dung bắt buộc trong chương trình, vì vậy nhà trường cần phải xây dựng trong kế hoạch của nhà trường, kế hoạch của tổ chuyên môn và kế hoạch cá nhân giáo viên bộ môn.
- Thứ hai: Mục tiêu, nội dung, phương pháp tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh ở cấp THCS phải phù hợp với mục tiêu giáo dục của cấp học, được triển khai theo hướng tích hợp vào môn học và các hoạt động giáo dục chính khóa, ngoại khóa phù hợp với đặc trưng môn họ. Không làm thay đổi mục tiêu và nội dung của môn học, bài học, đảm bảo tự nhiên, nhẹ nhàng, tránh gây nặng nề, chú trọng gắn bó nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống. Bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học.
- Thứ ba: Giáo dục về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS, tránh liên hệ một cách máy móc, lên gân khiến cho bài giảng trở nên nặng nề giống như bài giảng về đạo đức, chính trị không phù hợp với lứa tuổi học sinh. Đa dạng hóa các hình thức hoạt động của học sinh như thảo luận, viết thu hoạch, nêu cảm nghĩ,tạo hứng thú, chủ động, tích cực của học sinh.
- Thứ tư: Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong việc sưu tầm tư liệu, hình ảnh và giảng dạy để tăng hiệu quả giáo dục. Ở yêu cầu này, khi sưu tầm tư liệu về Bác, giáo viên phải đảm bảo lấy từ nguồn thông tin chính thống, tránh khai thác thông tin không rõ nguồn gốc, trái chiều trong điều kiện hiện nay vẫn còn nhiều thế lực thù địch trong và ngoài nước không ngừng tuyên truyền nói xấu Đảng, Bác Hồ, chế độ. 
3.3. Tìm hiểu những chủ đề tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh
- Tư tưởng, đạo đức Hồ Chỉ Minh về lòng trung thực, trách nhiệm.
 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về suốt đời gắn bó với nhân dân, phục vụ nhân dân.
- Tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người.
- Tấm gương cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
- Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về tinh thần đoàn kết.
Tùy theo lứa tuổi học sinh ở các khối lớp mà nội dung giáo dục ở các mức độ khác nhau, thông qua môn học và hoạt động giáo dục khác nhau.
3.4. Lựa chọn mức độ tích hợp phù hợp đối với từng bài giảng
Tùy theo nội dung từng bài, đặc điểm môn học để lựa chọn mức độ tích hợp thích hợp, tránh việc biến bài dạy ngữ văn thành bài kể chuyện về Bác Hồ, hoặc trở thành bài giảng giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh mang đậm chất chính trị. Các mức độ tích hợp giáo dục:
+ Tích hợp giáo dục toàn phần (cả bài) mức độ cao nhất
+ Tích hợp giáo dục bộ phận (một phần của bài học)
+ Tích hợp giáo dục bằng liên hệ vào nội dung bài học.
3.5. Nắm được nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn THCS
Theo cuốn "Hướng dẫn sử dụng tài liệu tích hợp học tập nội dung, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy môn ngữ văn cấp THCS" của Bộ giáo dục và đào tạo xuất bản năm 2010, tổng số 24 bài có thể tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
* Lớp 6 bài: Con Rồng, cháu Tiên, Thánh Gióng, Đêm nay Bác không ngủ, Lòng yêu nước.
* Lớp 7 bài: Sông núi nước Nam, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
* Lớp 8 bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Tức cảnh Pắc Bó, Ngắm trăng, Đi đường, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Thuế máu.
* Lớp 9 bài: Phong cách Hồ Chí Minh, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Tiếng nói của văn nghệ, Viếng lăng Bác.
- Những nội dung tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn THCS được thể hiện cụ thể trong các văn bản văn học. Mỗi bài học có chủ để tích hợp cụ thể. Nội dung tích hợp phong phú, đa dạng:
- Lòng yêu thiên nhiên của Bác, lối sống thanh cao giản dị: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Ngắm trăng, Đi đường, Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Lòng yêu quê hương, đất nước gắn với khát vọng độc lập dân tộc: Lòng yêu nước, sông núi nước Nam, Hịch tướng sĩ...
- Lòng thương dân, hy sinh quên mình vì nhân dân: Thuế máu, Đêm nay Bác không ngủ, Viếng lăng Bác....
- Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh thần đoàn kết, lòng tương thân, tương ái: Con Rồng, cháu Tiên, Thánh Gióng, Sự giàu đẹp của tiếng Việt, Tiếng nói của văn nghệ...
- Tư tưởng nhân nghĩa: Nước Đại Việt ta...
3.6. Nắm được những chủ đề, mức độ, nội dung tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ở môn Ngữ Văn lớp 8 THCS
Trong chương trình Ngữ văn THCS có nhiều địa chỉ tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, nhưng trong khuôn khổ của đề tài, tôi chỉ đề cập đến tích hợp qua các văn bản trong chương trình Ngữ văn 8. Để có một tiết giảng văn truyền tải được nội dung, ý nghĩa nhưng cũng sinh động, hấp dẫn, giáo viên cần xác định đúng chủ đề và nội dung tích hợp, tích hợp vừa đủ. Ví dụ:
	 * Tiết 57: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu), Tiết 58: Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh)
- Chủ đề: phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất và bản lĩnh hiên ngang, lẫm liệt của hai nhà chí sĩ yêu nước.
- Mức độ: Liên hệ
- Nội dung tích hợp: tình yêu quê hương đất nước, phong thái ung dung tự tại.
* Tiết 81: Tức cảnh Pắc Bó, tiết 85 Ngắm trăng - Đi đường (Hồ Chí Minh)
	- Chủ đề: Vẻ đẹp tâm hồn, khí phách tuyệt vời của Bác, trong hoàn cảnh thiếu thốn, gian khổ nhưng Bác vẫn trong tư thế tự chủ, ung dung, lạc quan tin tưởng vào cách mạng, vào chiến thắng.
	- Mức độ: toàn bài
- Nội dung tích hợp: tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước; tinh thần cách mạng lạc quan, chiến thắng.
* Tiết 93+94: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)
- Chủ đề: Lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn cũng như của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên, lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
- Mức độ: Liên hệ
- Nội dung tích hợp: tinh thần yêu nước và độc lập dân tộc, quyết chiến, chiến thắng. Lời khích lệ động viên tinh thần kháng chiến.
	* Tiết 97: Nước Đại Việt ta (Trích: Bình Ngô Đại cáo - Nguyễn Trãi)
- Chủ đề: Tư tưởng nhân nghĩa, niềm tự hào dân tộc và niềm tin quyết chiến quyết thắng.
- Mức độ: Liên hệ
- Nội dung tích hợp: tư tưởng nhân nghĩa, lời tuyên ngôn độc lập dân tộc ta qua các thời kì, tinh thần yêu nước và độc lập dân tộc, quyết chiến, chiến thắng.
	* Tiết 105-106: Thuế máu (Trích: Bản án chế độ thực dân Pháp-Nguyễn Ái Quốc)
- Chủ đề: Thái độ xót thương đau đớn của Bác trước số phận bi thảm của người dân An Nam và lòng căm thù giặc sâu sắc.
- Mức độ: Toàn bài
- Nội dung tích hợp: Lòng yêu nước, thương dân gắn với khát vọng độc lập dân tộc. 
3.7. Một số hướng dẫn tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong các bài giảng Ngữ văn 8
* Tiết 57: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu), Tiết 58: Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh)
Đối với hai văn bản này, giáo viên trước hết giới thiệu rõ cho học sinh về tác giả và hoàn cảnh ra đời của hai bài thơ. Hai tác giả Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều là nhà văn, nhà thơ và là nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn của dân tộc. Sự nghiệp văn chương và cách mạng của hai ông có sức ảnh hưởng to lớn đến lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý chí chiến đấu chiến thắng của nhân dân ta. Về hoàn cảnh ra đời, cả hai bài thơ đều được sáng tác trong thời gian cả hai ông đều bị thực dân Pháp bắt giam trong tù ngục. Từ việc nhận thức được tác giả và bối cảnh ra đời của bài thơ, học sinh xác định được giá trị tư tưởng của cả hai bài thơ đó là phong thái ung dung đường hoàng, 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_chi_dao_cong_tac_tich_hop_giang_day_tu.doc
  • docBÌA SKKK 2018.doc
  • docMỤC LỤC.doc