SKKN Một số giải pháp chỉ đạo công tác dạy và học giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ nhiều nghĩa - Từ đồng nghĩa, từ đồng âm
Tiếng Việt là một môn học quan trọng, chiếm vị trí chủ yếu trong chương trình Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Học Tiếng Việt học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản và tối thiểu cần thiết giúp các em hoà nhập với cộng đồng và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Cùng với môn toán và một số môn khác, những kiến thức của môn Tiếng Việt sẽ là những hành trang trên bước đường đưa các em đi khám phá, tìm hiểu nghiên cứu thế giới xung quanh và kho tàng tri thức vô tận của loài người.
Hiện nay, mục tiêu của giáo dục tiểu học là nâng cao chất lượng toàn diện, nhà trường Tiểu học là cái nôi cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết giúp học sinh hình thành và phát triển trí thông minh và hình thành nhân cách cho học sinh. Với tư cách là một môn học độc lập, Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức về hệ thống Tiếng Việt (hệ thống âm thanh, cấu tạo từ, cấu trúc ngữ pháp khả năng biểu cảm của ngôn ngữ quy tắc họat động của ngôn ngữ). Ngoài ra Tiếng Việt còn là công cụ giao tiếp và tư duy cho nên nó còn có chức năng kép mà các môn học khác không có được, đó là: Trang bị cho học sinh một số công cụ để tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong nhà trường. Bên cạnh chức năng giao tiếp, tư duy ngôn ngữ còn có chức năng quan trọng nữa đó là thẩm mĩ, ngôn ngữ là phương tiện để tạo nên cái đẹp, hình tượng nghệ thuật. Trong văn học học sinh phải thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ,vì thế ở trường tiểu học. Để đạt được hiệu quả giữa hai môn Văn - Tiếng Việt đòi hỏi người giáo viên cần phải có những phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn này, phải có kiến thức Tiếng Việt vững vàng và không ngừng học để nâng cao trình hỏi độ.
1. Mở đầu 1.1 Lý do chọn đề tài: Tiếng Việt là một môn học quan trọng, chiếm vị trí chủ yếu trong chương trình Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Học Tiếng Việt học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản và tối thiểu cần thiết giúp các em hoà nhập với cộng đồng và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Cùng với môn toán và một số môn khác, những kiến thức của môn Tiếng Việt sẽ là những hành trang trên bước đường đưa các em đi khám phá, tìm hiểu nghiên cứu thế giới xung quanh và kho tàng tri thức vô tận của loài người. Hiện nay, mục tiêu của giáo dục tiểu học là nâng cao chất lượng toàn diện, nhà trường Tiểu học là cái nôi cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết giúp học sinh hình thành và phát triển trí thông minh và hình thành nhân cách cho học sinh. Với tư cách là một môn học độc lập, Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức về hệ thống Tiếng Việt (hệ thống âm thanh, cấu tạo từ, cấu trúc ngữ pháp khả năng biểu cảm của ngôn ngữ quy tắc họat động của ngôn ngữ). Ngoài ra Tiếng Việt còn là công cụ giao tiếp và tư duy cho nên nó còn có chức năng kép mà các môn học khác không có được, đó là: Trang bị cho học sinh một số công cụ để tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong nhà trường. Bên cạnh chức năng giao tiếp, tư duy ngôn ngữ còn có chức năng quan trọng nữa đó là thẩm mĩ, ngôn ngữ là phương tiện để tạo nên cái đẹp, hình tượng nghệ thuật. Trong văn học học sinh phải thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ,vì thế ở trường tiểu học.. Để đạt được hiệu quả giữa hai môn Văn - Tiếng Việt đòi hỏi người giáo viên cần phải có những phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn này, phải có kiến thức Tiếng Việt vững vàng và không ngừng học để nâng cao trình hỏi độ. Qua thực tế dự giờ của giáo viên ở trường sở tại, trường bạn, tôi nhận thấy việc dạy và học về từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm còn có một số tồn tại sau: + Giáo viên truyền kiến thức về khái niệm từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm còn máy móc, rập khuôn và sơ sài, lấy ví dụ mà chưa hiểu được bản chất của nó, chỉ bó hẹp trong phạm vi sách giáo khoa. Khi thoát khỏi phạm vi này thì học sinh hầu hết đều luống cuống và nhầm lẫn. + Khi thể hiện tiết dạy hầu như giáo viên chỉ chú ý đến đối tượng học sinh năng khiếu, còn lại đa số học sinh khác thụ động ngồi nghe, từ đó tạo nên không khí một lớp học trầm lắng học sinh làm việc tẻ nhạt, thiếu hứng thú không tạo được hiệu quả trong giờ học. + Trong những bài dạy về từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm hầu như GV ít đọc tài liệu tham khảo, ít học hỏi và trao đổi với đồng nghiệp. Mặt khác còn có một số tồn tại khách quan. Từ những tồn tại đó còn tiềm ẩn trong mỗi tiết dạy để rồi học sinh tự dấu đi những kiến thức tài năng sẵn có và những gì đã được học tập, lĩnh hội ở nhà trường sư phạm rồi dần dần đánh mất. Trước thực trạng như vậy và rút kinh nghiệm qua nhiều năm làm công tác quản lý và phụ trách chuyên môn khối 4,5, năm nay tôi có: “Một số giải pháp chỉ đạo công tác dạy và học giúp HS lớp 5 phân biệt từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa, từ đồng âm”. Nhằm chia sẻ với Giáo viên giúp học sinh tháo gỡ những lầm lẫn giữa các từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm tạo nền tảng để các em học tốt môn Tiếng Việt. Giúp học sinh tháo gỡ những nhầm lẫn giữa các từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm. Góp phần làm giàu thêm vốn từ cho HS .Giúp học sinh thiết lập mối quan hệ của từ với sự vật và tác được ý nghĩa từ vựng của từ khỏi sự vật được biểu thị bởi từ và Giúp học sinh có năng lực sử dụng từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm trong sinh sản văn bản bằng hình thức nói họăc viết, để từ đó các em sử dụng được Tiếng Việt văn hóa làm công cụ giao tiếp tư duy. Vì vậy, bản thân tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:“Một số giải pháp chỉ đạo công tác dạy và học giúp HS lớp 5 phân biệt từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa, từ đồng âm” để nâng cao chất lượng dạy học của trường mình . 1.2 Mục đích nghiên cứu: Tôi chọn đề tài này nghiên cứu với mục đích: - Tôi nhận thấy: Từ nhiều nghĩa-từ đồng nghĩa, từ đồng âm ,đây là một lượng kiến thức tương đối khó phân biệt đối với học sinh. Không những thế một số giáo viên có năng lực hạn chế cũng rất lúng túng và giáo viên cần phải nắm vững để có thể hướng dẫn học sinh hiểu kĩ và phân biệt được. - Giúp giáo viên và học sinh tháo gỡ những nhầm lẫn giữa các từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm. Góp phần làm giàu thêm vốn từ cho HS. - Giúp học sinh thiết lập mối quan hệ của từ với sự vật và tác được ý nghĩa từ vựng của từ khỏi sự vật được biểu thị bởi từ. - Giúp HS có năng lực sử dụng từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm trong sinh sản văn bản bằng hình thức nói họăc viết, để từ đó các em sử dụng được Tiếng Việt văn hóa làm công cụ giao tiếp tư duy. Nghiên cứu đề tài, tôi không có nhiều tham vọng mà chỉ nhằm mục đích đóng góp một phần công sức của mình vào công tác giáo dục của nhà trường. Với việc nghiên cứu đề tài, tôi mong muốn sẽ có được bài học kinh nghiệm để có thể áp dụng vào thực tiễn giảng dạy môn học tốt môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học Đông Cương nói riêng, trong ngành giáo dục Tỉnh Thanh Hóa nói chung. Điều này càng có ý nghĩa nếu đề tài thành công, đồng thời là chất lượng học tập của các em học sinh cũng sẽ được nâng lên một cách đáng kể. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - Một số giải pháp chỉ đạo công tác dạy và học giúp HS khối lớp 5 trường Tiểu học Đông Cương phân biệt từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa, từ đồng âm. - Trong quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi có chú ý phân loại đối tượng học sinh theo mức hoàn thành và chưa hoàn thành. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: 1. Nghiên cứu vấn đề lí luận. 2. Nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học về từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm cho HS. 3. Rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc dạy - học từ nhiều nghĩa -từ đồng nghĩa - từ đồng âm * Các phương pháp thực hiện đề tài: - Phương pháp điều tra. - Phương pháp trắc nghiệm - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm - Chọn đề tài này để nghiên cứu, tôi đề ra những nhiệm vụ cho từng giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: Học kỳ 1 + Điều tra phân loại đối tượng học sinh Khối lớp 5. Từ đó mạnh dạn áp dụng những biện pháp nhằm giúp học sinh yêu thích và học tốt Luyện từ và câu trong chương trình Tiếng Việt lớp 5. + Trên cơ sở các giải pháp đã áp dụng, tôi sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc chỉ đạo dạy Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5. Giai đoạn 2: Học kỳ 2 Phát triển sáng kiến kinh nghiệm thành đề tài nghiên cứu. Tiếp tục áp dụng những biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 5, nhất là học sinh ở mức chưa hoàn thành yêu thích và học tốt môn Tiếng việt. Nhằm đi sâu vào một vấn đề và chỉ dừng ở mức độ sáng kiến kinh nghiệm nên tôi chỉ giới hạn đề tài trong phạm vi nghiên cứu “Một số giải pháp chỉ đạo công tác dạy và học giúp HS lớp 5 phân biệt từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm”. Với phạm vi nghiên cứu như vậy, tôi hi vọng sẽ thu được nhiều kết quả khả quan, góp phần thực hiện nhiệm vụ được giao của một quản lý giáo dục trong giai đoạn mới. 2- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: 2.1.1. Nguyên tắc dạy học Nguyên tắc dạy học là những luận điểm cỏ bản có tính quy luật của lí luận dạy- học, có tác dụng chỉ đạo toàn bộ tiến trình giảng dạy và học tập phù hợp với mục đích dạy-học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy-học. Đây là nguyên tắc đòi hỏi người giáo viên trong việc dạy từ nhiều nghĩa- từ đồng nghĩa - từ đồng âm là phải tiến hành ở mọi nơi trong tất cả các môn học .Dạy từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa -từ đồng âm phải trở thành một bộ phận không thể thiếu được của mỗi giờ Tiếng Việt , đặc biệt là phần dạy về từ vựng Tiếng Việt cần chú trọng đi sâu về bản chất của từ nhiều nghĩa –từ đồng nghĩa - từ đồng âm. Nguyên tắc thực hành : Đòi hỏi họat động ngôn ngữ thường xuyên , đó là những bài tập miệng , bài viết trình bày ý nghĩa, ứng dụng lí thuyết vào thực hành vào việc giải quyết những vấn đề cụ thể của ngữ pháp, chính tả, tập làm văn .Dạy từ nhiều nghĩa -từ đồng nghĩa - từ đồng âm phải gắn làm giàu những biểu tượng tư duy bằng con đường quan sát trực tiếp và thông qua những mẫu lời nói, hội thoại Nguyên tắc cụ thế : HS tiểu học còn nhận thức theo kiểu “trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn nên giai đoạn đầu khi giới thiệu về từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, từ đồng âm cần phải tác động bằng kích thích vật thật và bằng lời. Mặt khác các em cần được nghe, thấy, phát âm và viết từ mới để các em nói thành tiếng hoặc nói thầm đều do chúng quan sát được. Nguyên tắc tính đến đặc điểm của từ trong hệ thống ngôn ngữ: Nghĩa là khi dạy từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa- từ đồng âm cần được trình bày như là việc thiết lập quan hệ giữa từ và yếu tố hiện thực, quan hệ giữa từ với một lớp sự vật cùng loại được biểu thị bởi từ. Đó là hai mặt hình thức và nội dung của tín hiệu từ, hai mặt này gắn chặt với nhau, tác động lẫn nhau, phải làm cho HS nắm vững hai mặt này và mối tương quan giữa chúng . 2.1.2. Phương pháp dạy - học Khái niệm: Phương pháp dạy-học là tổ hợp cá cách thức họat động của thầy và trò trong quá trình dạy -học dưới sự hứơng dẫn chỉ đạo của thầy nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học Các phương pháp dạy-học cơ bản - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp trực quan - Phương pháp thực hành luyện tập 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Về đặc điểm của nhà trường: Năm học 2016 - 2017 Trường tiểu học Đông Cương có 810 học sinh với tổng số 32 cán bộ giáo viên. Ban giám hiệu vững về chuyên môn, có bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy và nhiều giáo viên là giáo viên giỏi cấp Thành Phố và giỏi Tỉnh, đã có nhiều tiết thao giảng về từ nhiều nghĩa- từ đồng nghĩa- từ đồng âm song phần nào còn có nhiều hạn chế như: các tài liệu tham khảo còn thiếu, các phương pháp dạy-học chưa đầy đủ phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dạy- học trong nhà trường. Về đặc điểm của khối lớp 5: Khối lớp 5 của nhà trường năm học này có 4 lớp,155 học sinh, trong đó có không ít học sinh yếu kém tư duy chậm. Một số phụ huynh thiếu sự quan tâm đến việc học của con cái, số lượng học sinh đông, ý thức học của một số học sinh còn yếu . Kết quả điều tra khảo sát chất lượng đầu vào của học sinh. Vào đầu năm học 2016- 2017, sau khi học xong bài Luyện từ và câu đầu tiên của các dạng bài tập này, tôi đã cho khối 5 khảo sát chất lượng học sinh, bằng cách cho các từ sau: “xanh, xanh biếc, xanh lè, trắng muốt, trắng toát, trắng ngần, trắng tinh, Đồng (tiền), (cánh ) đồng, bàn (việc), (cái) bàn, (Thè) lưỡi, lưỡi liềm, lưỡi hái, lưỡi dao, lưỡi cày, lưỡi lê, lưỡi gươm” Yêu cầu học sinh xác định và phân thành 3 nhóm : Từ đồng nghĩa; từ nhiều nghĩa; từ đồng âm. Kết quả các em làm được là : -Số HS làm đúng (đạt điểm 7- 10 ) : 51/155 em -Số HS đạt điểm 5-6 : 79/155 em -Số HS còn chưa đạt ( dưới 5) : 25/155 em Như vậy nhìn chung học sinh nắm bài về từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, từ đồng âm chưa chắc chắn, chưa chính xác . Qua một số bài tập làm văn mà học sinh khối 5 đã làm do không hiểu được nghĩa của từ và cách sử dụng nó nên khi viết bài văn về“tả cây bóng mát mà em yêu thích”. có đoạn viết :“Lá bàng xanh, thân bàng nâu, quả bàng cũng màu xanh ...”. Hoặc đối với đề bài tả về đồvật mà em thích nhất, đã viết : “...con mắt có cặp mắt đen sì .... mũi nhọn như bóng ...”.ếm Sở dĩ các em dùng từ như vậy là do không nắm được từ đồng nghĩa, cơ sở tạo nên từ nhiều nghĩa. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 2.3.1. Học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp và tổ chức các buổi Sinh hoạt chuyên môn sâu. Bản thân tôi thường trao đổi với ban giám hiệu, bạn bè đồng nghiệp, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn sâu về việc dạy từ nhiều nghĩa- từ đồng nghĩa- từ đồng âm,để tìm ra cái hay, cái mới trong giảng dạy giúp các đồng chí của mình rút ra được nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. 2.3.2. Học hỏi ở trong sách, tham khảo tài liệu, tham khảo một số sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp hay SKKN trên mạng I-tơ-nét và tham gia các buổi chuyên đề. Tôi thường xuyên đọc sách,tham khảo tài liệu để hiểu rõ hơn về từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm.Tham gia tốt vào các buổi chuyên đề, chuyên đề dạy bồi dưỡng học sinh giỏi do phòng giáo dục TP triển khai, ghi chép cẩn thận, trao đổi với các bạn đồng nghiệp ở trường khác để rút kinh nghiệm trong việc quản lý tổ chức giảng dạy của mình. 2.3.3. Hướng dẫn, chia sẻ với giáo viên, tổ chức sinh hoạt chuyên môn sâu khi dạy học sinh học các khái niệm về từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm. Từ đồng nghĩa : Định nghĩa: + Từ đồng nghĩa là các từ khác nhau về mặt ngữ âm nhưng giống nhau về mặt ý nghĩa, chúng cùng biểu thị các sắc thái khác nhau của cùng một khái niệm. ( Tài liệu của Trường đại họcVinh ) Ví dụ: Cùng nói đến khái niệm ăn có xơi, nhậu, nhẹt ... + Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau . Ví dụ: siêng năng, chăm chỉ,cần cù, chịu khó + Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn, có thế thay thế cho nhau trong lời nói. Ví dụ : hổ, cọp, hùm, ... + Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng.Ví dụ : - ăn, xơi, chén,... (biểu thị thái độ, tình cảm khác nhau đối với người đối thoại hoặc điều được nói đến). - mang, khiêng, vác, ...( biểu thị những cách thức hành động khác nhau ) (Sách Tiếng Việt 5 tập 1) Từ nhiều nghĩa : Định nghĩa : + Là từ dùng một hình thức âm thanh biểu thị nhiều ý nghĩa (biểu thị nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau ), các ý nghĩa có quan hệ với nhau, chúng lập thành một trật tự,một cơ cấu nghĩa nhất định . Ví dụ : đầu : (1)bộ phận trên hết của người, bộ phận trước hết của người của vật (2)trí tuệ thông minh : anh ấy là người có cái đầu. (3)Vị trí danh dự : anh ấy luôn đứng đầu lớp về mọi mặt. (4)Vị trí tận cùng của sự vật : Anh ở đầu sông em cuối sông (Tài liệu của trường đại học Vinh –Chu Thị Thủy An) + Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau Ví dụ : - Đôi mắt của bé mở to (bộ phận quan sát của con người mọc ở trên mặt) - Quả na mở mắt (quả na bắt đầu chín,có những vết nứt rộng ra giống hình con mắt) ( Sách Tiếng Việt 5 Tập 1) Từ đồng âm Định nghĩa: Từ đồng âm là những từ giống nhau về ngữ âm nhưng khác nhau về ý nghĩa. Ví dụ : Cổ: bộ phận cơ thể con người và cổ :xưa, lạc hậu bác: anh, chị của bố mẹ và bác là chưng cất, bác là phủ định, bác là bố(Bác mẹ em nghèo) (Tài liệu của trường Đại học Vinh –Chu Thị Thủy An) Ngôn ngữ có tính tiết kiệm cho nên tất yếu dẫn đến hiện tượng đồng âm. Tuy nhiên đồng âm trong Tiếng Việt có đặc điểm riêng : Thường xảy ra ở những từ có cấu trúc đơn giản (các từ đơn tiết) . Các từ đồng âm trong Tiếng Việt chỉ xảy ra trong ngữ cảnh vì Tiếng Việt là ngôn ngữ không biến hình Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa Ví dụ : a) Ông ngồi câu cá (Câu là họat động bắt cá, tôm bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi) buộc ở đầu một sợi dây ) Đoạn văn này có 5 câu (câu là đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn , trên văn bản được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu) (Sách Tiếng Việt 5 tập 1) 2.3.4. Giúp giáo viên Hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm. 2.3.4.1. Từ đồng nghĩa: Bản chất của từ đồng nghĩa: Thực tế học sinh thường nhầm lẫn giữa từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm. Không nắm được nghĩa của chúng bởi vì định nghĩa về từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm chưa chính xác dẫn đến sự khó khăn cho HS trong vịêc nhận diện. Phân biệt từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm chỉ dựa vào định nghĩa là chưa đủ. Đứng trước thực tế đó nên tôi đã mở rộng thêm cho HS một số kiến thức sau: -Từ đồng nghĩa: Bản chất của từ đồng nghĩa (tính ở mức độ của từ đồng nghĩa ) Khả năng họat động tác động đến sự di chuyển của các sự vật có các từ: ném, lao, phóng, quăng, vứt, xán xô, đẩy liệng, tống đạp, đá, nhấn, dìm, kéo, dật, rút, gieo, rắc, vãi, trút, xoay, quay, gồng,, gánh... Căn cứ vào chiều di chuyển để chia ra các nhóm đồng nghĩa . -Di chuyển ra xa chủ thể: ném, phóng, lao... -Di chuyển gần lại: lôi, kéo, co, giật, rút... -Di chuyển quay xung quanh chủ thể: gánh,xoay, quay... -Di chuyển cùng chủ thể: Gồng, gánh, bưng, đội, cõng... Các từ trong từng nhóm có mức độ đồng nghĩa cao hơn so với các từ trong các nhóm khác . Bản chất của từ đồng nghĩa là những từ đồng nhất với nhau về nghĩa nhưng có tính mức độ .Tính mức độ này là do các từ ngoài sự đồng nhất thì có sự khác biệt nhất định về sắc thái nghĩa. Ví dụ: Về trạng thái chấm dứt sự sống: chết, hi sinh, tử, mất, qua đời.... Về hiện tượng hấp thụ thức ăn: Tống, hốc, tọng, ăn... Khi phân tích từ đồng nghĩa có hai thao tác, đó là chỉ ra sự giống nhau và khác nhau .Nhưng quan trọng là phải chỉ ra được sự khác nhau về sắc thái . Ví dụ 1: Quả, trái Giống nhau : Sản phẩm của cây trong một thời kì sinh trưởng nhất định(quả mít/ trái mít) Khác nhau : Quả gợi tính hình khối, tròn, treo lủng lẳng, trái toát ra sắc thái tình cảm, trân trọng, nâng niu, yêu thương,... (quả tim/ trái tim; quả trứng/trái trứng*) Ví dụ 2 : Giữ gìn, bảo vệ có nghĩa chung là giữ nguyên vẹn, trọn vẹn một cái gì đó (Giữ quần áo; bảo vệ quần áo) Tuy nhiên hai từ này điểm khác nhau : - Bảo vệ phù hợp với đối tượng lớn. trừu tượng; Giữ gìn phù hợp với đối tượng nhỏ, quý (Giữ gìn đòan kết của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình ,Bảo vệ đất nước) - Bảo vệ có nét nghĩa ngăn ngừa, phòng chống, ngăn chặn sự tác động của bên ngoài ; giữ gìn có tính chất thụ động giữ cái đã có, không có sắc thái chống lại thế lực bên ngoài .(Bảo vệ luận văn khác Giữ gìn luận văn) Ví dụ 3 : Không phận, vùng trời có nét nghĩa chung là chỉ biên giới phía trên của một quốc gia. (Địch xâm phạm vùng trời Việt Nam; Địch xâm phạm không phận Việt Nam). Sự khác nhau là: Vùng trời có khả năng chỉ một khoảng không cụ thể Còn không phận thì không có khả năng này. (Vùng trời quê tôi thật yên là ả) Ví dụ 4 : Chọn, lựa, tuyển, kén có nghĩa chung là tìm ra cái gì đó cùng loại với nó. Khác nhau ở điểm: Chọn thiên về cái tốt, số lượng đối tượng nhiều, từ cái mình có mà ra; lựa thiên về loại bỏ cái xấu, số lượng đối tượng ít, xuất phát từ đối tượng mà tìm; Tuyển là số lượng đã biết trước; Kén dùng cho người có tính chất khắt khe cá nhân. Ví dụ 5: Nhanh, mau, chóng (Hiệp thợ này nhanh vì họ làm mau nên chóng xong). Nhanh chỉ tính chất chung, mau chỉ thao tác, chóng chỉ thời gian . Các từ đồng nghĩa khác nhau về sắc thái biểu cảm Ví dụ 1: Cho, biếu, tặng : Cho có sắc thái trung hòa, Biếu có sắc thái kính trọng , tặng có sắc thái thân mật . Do có sự khác nhau về sắc thái nghĩa và sắc thái biểu cảm nên cách dùng các từ đồng nghĩa khác nhau.Hay nói cách khác, các từ đồng nghĩa không phải bao giờ cũng thay thế cho nhau được, chúng đồng nghĩa với nhau vì chúng vừa giống nhau vừa khác nhau . Ví dụ : Hoài sơn/ củ mài ; trần bì/ vỏ quýt: Các từ Hán Việt dùng trong khoa học, các từ thuần Việt dùng trong đời sống . Hiện tượng đồng nghĩa không tách rời hiện tượng đa nghĩa, đó là nguyên nhân của tính mức độ. Các từ đồng nghĩa với nhau không phải đồng nghĩa về tòan bộ dung lượng nghiã của nó mà chỉ đồng nghĩa ở một một nghĩa nào đó mà thôi. Ví dụ : Trông có ba nghĩa: - Hướng mắt quan sát - Giữ, chăm sóc - Nương vào, nhờ vào Dựa có ba nghĩa: -Theo, căn cứ theo -Tựa vào, nhờ vào -Nương vào, nhờ vào Trông và dựa đồng nghĩa với nhau ở nghĩa thứ ba Một từ nếu là từ đa ngh
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_chi_dao_cong_tac_day_va_hoc_giup_hoc_s.doc