SKKN Một số đề xuất nhỏ trong việc dạy – đọc hiểu tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi (SGK Ngữ văn 10, tập 2)

SKKN Một số đề xuất nhỏ trong việc dạy – đọc hiểu tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi (SGK Ngữ văn 10, tập 2)

 Môn Ngữ văn là một môn học có vai trò quan trọng không chỉ giúp học sinh trau dồi kiến thức, rèn luyện tư duy mà còn góp phần vào quá trình hình thành nhân cách cho các em. Ngày nay khi việc đổi mới dạy học Ngữ Văn trong nhà trường đang được thực hiện khá đồng bộ và triệt để thì vấn đề tìm tòi sáng tạo những phương thức mới mẻ để học sinh thêm hứng thú, say mê với bộ môn ngày càng được các thầy cô giáo quan tâm.

Mặt khác do sự đổi mới nội dung sách giáo khoa, chương trình Ngữ văn hiện nay sắp xếp các văn bản thành cụm thể loại tạo nên nét khác biệt trong phương pháp dạy và học.Trước những yêu cầu của việc dạy và học trong thời điểm mới, cùng với mong muốn học sinh thêm yêu quý gắn bó với nền văn học của dân tộc, tôi quan tâm đến việc thay đổi phương pháp dạy đọc – hiểu văn bản văn học trung đại trong nhà trường để tạo nên hiệu quả hơn trong việc dạy học.

 Bình Ngô đại cáo là một trong những văn bản đưa vào chương trình sách giáo khoa đổi mới. Hơn nữa đây là một văn bản nghị luận, việc tìm hiểu nội dung không hề đơn giản dễ xảy ra tình trạng khô khan, giáo điều. Từ thực tế việc dạy đọc – hiểu môn Ngữ Văn nói chung và các tác phẩm văn học trung đại nói riêng, tôi xin đóng góp đề tài Một số đề xuất nhỏ trong việc dạy – đọc hiểu tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi (SGK Ngữ văn 10, tập 2) để học sinh có thể hiểu sâu sắc về tác phẩm, đồng thời tăng thêm tính hấp dẫn, lôi cuốn cho bài học.

 

doc 12 trang thuychi01 12723
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số đề xuất nhỏ trong việc dạy – đọc hiểu tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi (SGK Ngữ văn 10, tập 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHỎ TRONG VIỆC DẠY- ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO 
CỦA NGUYỄN TRÃI
(SGK Ngữ văn 10, tập 2)
 Người thực hiện: Cao Thị Vân Anh
 Đơn vị công tác: Trường THPT Hậu Lộc I
 SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn
THANH HOÁ, NĂM 2018
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng
2.3. Đề xuất một số giải pháp trong dạy học bài Bình Ngô đại cáo
2.3.1 Phần tiểu dẫn tìm hiểu tác giả
2.3.2 Dạy đọc hiểu tác phẩm
2.3.3.Hiệu quả thực tiễn
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
 3
3
3
3
3
3
4
4
5
5
10
11
11
11
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Môn Ngữ văn là một môn học có vai trò quan trọng không chỉ giúp học sinh trau dồi kiến thức, rèn luyện tư duy mà còn góp phần vào quá trình hình thành nhân cách cho các em. Ngày nay khi việc đổi mới dạy học Ngữ Văn trong nhà trường đang được thực hiện khá đồng bộ và triệt để thì vấn đề tìm tòi sáng tạo những phương thức mới mẻ để học sinh thêm hứng thú, say mê với bộ môn ngày càng được các thầy cô giáo quan tâm.
Mặt khác do sự đổi mới nội dung sách giáo khoa, chương trình Ngữ văn hiện nay sắp xếp các văn bản thành cụm thể loại tạo nên nét khác biệt trong phương pháp dạy và học.Trước những yêu cầu của việc dạy và học trong thời điểm mới, cùng với mong muốn học sinh thêm yêu quý gắn bó với nền văn học của dân tộc, tôi quan tâm đến việc thay đổi phương pháp dạy đọc – hiểu văn bản văn học trung đại trong nhà trường để tạo nên hiệu quả hơn trong việc dạy học.
 Bình Ngô đại cáo là một trong những văn bản đưa vào chương trình sách giáo khoa đổi mới. Hơn nữa đây là một văn bản nghị luận, việc tìm hiểu nội dung không hề đơn giản dễ xảy ra tình trạng khô khan, giáo điều. Từ thực tế việc dạy đọc – hiểu môn Ngữ Văn nói chung và các tác phẩm văn học trung đại nói riêng, tôi xin đóng góp đề tài Một số đề xuất nhỏ trong việc dạy – đọc hiểu tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi (SGK Ngữ văn 10, tập 2) để học sinh có thể hiểu sâu sắc về tác phẩm, đồng thời tăng thêm tính hấp dẫn, lôi cuốn cho bài học.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Qua thực tiễn dạy học nhiều năm ở trường phổ thông, tôi nhận thấy đây là một trong những bài học mà học sinh khó tiếp thu và còn nhiều lúng túng trong cách hiểu. Vì vậy ý tưởng của sáng kiến mong sẽ góp một phần nhỏ vào việc tạo nên hiệu quả của bài học và những ý nghĩa sâu sắc của văn bản mang tới cho các em.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 	Văn bản Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, giáo viên và học sinh lớp 10 trường THPT Hậu Lộc 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Vận dụng, nghiên cứu soạn giáo án theo định hướng đổi mới và thực hiện giảng dạy cụ thể ở một số lớp 10a1,10a2.
- Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, ...để đánh giá kết quả dạy và học của thâ giáo viên và học sinh.
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Vận dụng, phối hợp với học sinh trong thực tiễn giảng dạy.
- Vận dụng cụ thể vào văn bản Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi sách giáo khoa Ngữ văn 10 , tập 2)
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Như chúng ta đã biết, văn nghị luận là thể văn ra đời từ rất lâu. Với Việt Nam ta thì thể văn này cũng là một thể loại có truyền thống lâu đời, có giá trị và tác dụng hết sức to lớn trong trường kì lịch sử, trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Mặt khác, nội dung và cấu trúc của một văn bản nghị luận được hình thành từ các yếu tố cơ bản là: vấn đề cần nghị luận (còn gọi là luận đề),luận điểm, luận cứ và nghệ thuật lập luận. Như vậy, do văn nghị luận trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lí lẽ và lập luận nên hệ thống các luận điểm hết sức chặt chẽ và luận cứ cũng phải xác đáng. Chính vì điều này khi dạy văn bản dễ dẫn đến sự khô khan và cứng nhắc. Trong một bài viết này, tôi hi vọng đề xuất một số giải pháp nhỏ nhằm tăng tính sinh động và hấp dẫn cho bài giảng.
Bình Ngô đại cáo là bài cáo viết bằng văn ngôn do Nguyễn Trãi soạn thảo vào năm 1428, thay lời Bình Định Vương Lê Lợi để tuyên cáo kết thúc việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định sự độc lập của nước Đại Việt. Đây được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ 2 của Việt Nam, sau bài Nam quốc sơn hà. Bình Ngô đại cáo là tác phẩm văn học với chức năng hành chính quan trọng đối với lịch sử dân tộc Việt Nam và là tác phẩm có chất lượng văn học tốt đẹp. Bình Ngô đại cáo là tác phẩm văn học có chức năng hành chính quan trọng không chỉ đối với lịch sử dân tộc Việt Nam và còn có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình phát triển văn học sử Việt Nam. Trong tác phẩm này, tác giả đã kết hợp một cách uyển chuyển giữa tính chân xác lịch sử với chất sử thi anh hùng ca qua lối văn biền ngẫu mẫu mực của một ngọn bút tài hoa uyên thâm Hán học. Chính vì thế, Bình Ngô đại cáo đã trở thành tác phẩm cổ điển sớm đi vào sách Giáo khoa từ Phổ thông cơ sở đến Phổ thông trung học và được giảng dạy ở tất cả các trường Cao đẳng, Đại học ngành khoa học xã hội - nhân văn ở Việt Nam. Từ tầm quan trọng đó của bài cáo, việc đổi mới cách truyền thụ trong bài giảng là hết sức cần thiết.
2.2. Thực trạng vấn đề
Môn văn là một môn học đòi hỏi sự cần cù chăm chỉ của người học khá cao, vì vậy với phương pháp dạy học văn cũ dễ dẫn đến tình trạng học sinh thụ động, chịu sự tác động một chiều từ phía giáo viên, khiến giờ học văn có tình trạng đọc chép, hoặc mang tính chất giáo điều, áp đặt chưa có tính thực tiễn.
 	Với phương pháp dạy học cũ, giáo viên là người nắm vững tác phẩm và truyền đạt lại nội dung cho học sinh. Với vai trò “người cảm thụ thay” cho học sinh, giáo viên dường như khó có thể tạo được sự đồng hưởng cảm xúc. Mối quan hệ giữa học sinh và tác phẩm sử thi cũng chính vì thế mang tính chất gián tiếp. Học sinh không đọc, không tìm tòi, phát hiện mà chỉ cảm nhận hời hợt qua bài giảng định hướng của giáo viên.
Ngày nay với sự thay đổi các phương pháp dạy học và phương thức soạn giảng mới, vai trò của học sinh đã được nâng cao, tích cực hơn. Tuy nhiên trong các giờ dạy về văn học trung đại, học sinh vẫn còn tỏ ra lúng túng, chưa tiếp thu hết được nội dung ý nghĩa của văn bản. Nguyên nhân có thể do thể loại văn học có độ lùi về thời gian, tư duy của các tác giả trung đại khác với tư duy hiện đại ngày nay, hoặc cũng có thể nguyên nhân chính từ các truyền thụ kiến thức của giáo viên còn quá khuôn mẫu chưa linh hoạt, đổi mới.
2.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng sự hứng thú trong giờ dạy văn bản Bình Ngô đại cáo
Thực tiễn đổi mới giáo dục ở nước ta trong những năm gần đây khẳng định việc đổi mới phương pháp dạy – học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là xu hướng tất yếu, đáp ứng yêu cầu giáo dục và đào tạo con người. Chính vì vậy, chúng tôi đề xuất một số phương pháp thực hiện đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
2.3.1 Phần tiểu dẫn tìm hiểu về tác giả
Trước hết, với phạm vi kiến thức này học sinh thường được học theo hình thức phát vấn trả lời câu hỏi thông thường như trình bày những hiểu của mình về cuộc đời của tác giả Nguyễn Trãi , sau đó giáo viên kết luận: Nguyễn Trãi là nhà yêu nước, người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, con người toàn tài hiếm có trong lịch sử: nhà tư tưởng lớn, nhà chính trị lỗi lạc, nhà ngoại giao kiệt xuất, nhà quân sự tài năng, uyên bác về lịch sử, thông hiểu địa lí, am tường nghệ thuật âm nhạc.
Theo tôi để tăng tính hấp dẫn trong giờ dạy giáo viên có thể lồng ghép câu chuyện Rắn báo oán, vụ án Lệ Chi Viên để học sinh hiểu rõ hơn về người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.
 Nói đến vụ án Lệ Chi Viên, ngay trong những trang chính sử của Đại Việt sử ký toàn thư vẫn ghi một truyền thuyết về việc con rắn báo oán. Nói gọn lại thì câu chuyện bắt đầu từ đời Nguyễn Phi Khanh (cha Nguyễn Trãi). Khi còn dạy học, Phi Khanh có lần cho học sinh dọn cỏ. Đêm trước đó, ông nằm mộng thấy một người phụ nữ đến khẩn khoản nói rằng xin thư lại cho ít hôm để dọn nhà vì chồng đi vắng, các con còn nhỏ.Vì đã báo các học trò, việc dọn cỏ không hoãn lại được. Đến trưa có học trò báo lại họ đào phải một hang rắn. Vì rắn định cắn nên họ đã đánh chết 3 con con và làm đứt đuôi con mẹ nhưng nó và một vài con con đã chạy thoát. Phi Khanh chợt hiểu ra người đàn bà trong giấc mơ là rắn đội lốt. Ông thở dài: “Thế là ta đã không cứu được họ rồi”. Mấy ngày sau trong khi Phi Khanh đang ngồi đọc sách thì trên xà nhà có con rắn bò. Đuôi của nó nhỏ máu xuống trang sách của ông đúng vào chữ "đại" và máu thấm qua 3 trang giấy.
 Nhà Hồ mất, nước nhà bị quân Minh đô hộ hơn 20 năm. Nhờ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi mà nền độc lập dân tộc lại lấy lại được. Thành công của cuộc kháng chiến ấy có sự đóng góp rất lớn của Nguyễn Trãi - con trai Nguyễn Phi Khanh.
Khi đã làm quan to trong triều, Nguyễn Trãi có gặp một người phụ nữ tài danh, nhan sắc là Nguyễn Thị Lộ. Ông bèn lấy bà làm thiếp. Vì bà có học thức nên được Lê Nhân Tông cho vào triều làm Lễ nghi học sĩ để dạy dỗ cho cung tần mỹ nữ của vua.
Vào năm 1442, Nhân Tông về miền Đông tuần du rồi băng hà ở Lệ Chi Viên. Khi vua mất chỉ có một mình Nguyễn Thị Lộ theo hầu. Lập tức Nguyễn Trãi bị khép tội cùng Thị Lộ âm mưu giết vua. Ngay sau đó triều đình tru di 3 họ Nguyễn Trãi gây ra một vụ án tàn khốc nhất lịch sử.
	Như vậy, ở phần này thông qua những câu chuyện nêu trên chắc chắn học sinh sẽ có thêm nhiều hứng thú trong việc tiếp nhận nội dung bài học.
2.3.2 Dạy đọc hiểu tác phẩm 
a. Dạy đọc – hiểu văn bản theo hướng tích hợp
Ngày nay, với sự đổi mới chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học, giáo viên cần hình thành cho học sinh năng lực vận dụng tổng hợp các tri thức, kĩ năng không chỉ trong môn Ngữ Văn, mà còn trong các môn học khác như: lịch sử, địa lý, công dân kiến thức về văn hóa, xã hội, và liên hệ trong đời sống thực tế.
- GV giúp học sinh hiểu thấu đáo nhan đề Bình Ngô đại cáo bằng yếu tố lịch sử
Giáo viên cần chú ý đến những sự kiện lịch sử. Trong hoàn cảnh sáng tác có nói đây là sự kiện ta chiến thắng quân Minh nhưng trong tên tác phẩm lại là chữ Ngô. Chính vì vậy giáo viên có thể giải thích cho học sinh chữ Ngô trong Bình Ngô đại cáo nghĩa là gì:
 Ngô là ai? Dụng ý của Nguyễn Trãi khi dùng hai chữ “bình Ngô”?  Ngô là nước Ngô người Ngô giặc Ngô. Nhưng nguồn gốc của chữ Ngô từ đâu ra? Chu Nguyên Chương gốc người Hào Châu mà Hào châu xưa thuộc đất Ngô. Vì thế Ngô chính là quê cha đất tổ của người sáng lập ra nhà Đại Minh: Thái Tổ Chu NguyênChương. Hơn nữa khi sự nghiệp đang trên đà thắng lợi (chiếm xong lộ Tập Khánh) năm 1356 Chu Nguyên Chương xưng Ngô Quốc công ý muốn nhắc tới nguồn gốc của mình: người đất Ngô. Tám năm sau khi sự nghiệp sắp thành công ông cải xưng là Ngô Vương ý muốn hồi cố và ước mơ sự nghiệp của mình sánh với nước Ngô thời cực thịnh dưới quyền Ngô Vương Hạp Lư đánh tan nước Sở hùng mạnh truyền ngôi cho con là Ngô Vương Phù Sai; Phù Sai lại diệt nước Việt cầm tù Việt Vương Câu Tiễn...
Bởi vậy Ngô ở đây vừa là tước hiệu của Minh Thái Tổ khi chưa lên ngôi: Ngô Quốc công Ngô Vương; vừa là nguồn gốc quê cha đất tổ của người khai sáng ra nhà Đại Minh: Chu Nguyên Chương! “Bình Ngô” là “bình” tận gốc gác nòi giống họ Chu – Thái Tổ nhà Minh. Ba đời Vua Minh xâm lược nước ta là Thành Tổ Chu Đệ Nhân Tông Chu Cao Xí Tuyên Tông Chu Chiêm Cơ Tuyên Đức. Nếu kể từ thái Tổ Chu Nguyên Chương Tuyên Đức là đời vua Minh thứ năm. “Bình Ngô” là bình tận ông thượng tổ năm đời của “đứa trẻ ranh” Tuyên Đức. Hai chữ “Đại cáo” nói riêng nhan đề Bình Ngô đại cáo nói chung mang ý nghĩa thâm thúy và sâu sắc như vậy. Khi học sinh nắm được ý nghĩa nhan đề là nắm được tư tưởng cốt lõi của tác phẩm.
- Văn học và lịch sử có liên hệ với nhau, kiến thức môn này sẽ hỗ trợ cho môn kia, văn học sẽ cung cấp cho ta những tư liệu lịch sử mà nhờ đó học sinh có thể nhận thức một cách rõ ràng. Chẳng hạn như khi dạy về hình tượng người anh hùng Lê Lợi ta có thể vận dụng những tri thức về lịch sử và cả những câu chuyện kể dân gian.
Ví dụ: 
 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thần thánh do Lê Lợi lãnh đạo đã trải qua hơn 600 năm. Nhưng những chiến công, cuộc đời và sự nghiệp cứu nước, cứu dân của ông vẫn sống mãi, lưu truyền trong lòng người dân đất Việt suốt thế hệ này qua thế hệ khác. Hình tượng người anh hùng áo vải và khởi nghĩa Lam Sơn trở thành hình tượng nổi bật nhất cả trong văn học viết và văn học dân gian.
Trong tâm thức dân gian hình tượng Lê Lợi luôn là người anh hùng kiệt xuất nơi mà nhân dân gửi gắm niềm tin và hy vọng, ý chí của mình để giành lại non sông, đất nước khỏi ách đô hộ của quân xâm lược. Trong quan niệm, suy nghĩ của nhân dân thì Lê Lợi là con người hội tụ đầy đủ sự đức độ, lòng nhân nghĩa, sự khoan dung và vượt lên là trí dũng hơn người. Tuân theo qui luật truyền thống của văn học dân gian, hình tượng Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn có sự kết hợp hài hòa giữa phương pháp hiện thực và lãng mạn, lý tưởng hóa nhân vật người anh hùng. Những yếu tố phi thường thần kỳ, huyền ảo về hình tượng Lê Lợi là không thể có được nhưng trong tình cảm, quan niệm của nhân dân với Lê Lợi con người mà họ yêu mến, trân trọng, giữ vững lòng tin thì đó lại là điều đương nhiên, tất nhiên cần có, phải có đối với sứ mệnh của người anh hùng đã được trời, thần, phật, nhân dân tin tưởng, giao phó. 
Những chuyện có yếu tố thần kỳ, phi thường này xuất hiện nhiều ở giai đoạn đầu khi Lê Lợi chuẩn bị tập hợp nhân tài, vật lực để phát động cuộc khởi nghĩa.Trong trí tưởng tượng phong phú của dân gian thì Lê Lợi có những điều kỳ vĩ, phi thường từ lúc sinh ra như: “Lúc vua sinh ra ánh sáng đỏ đầy nhà, mùi hương lạ bay khắp xóm. Ngay từ bé vua đã có vẻ tinh anh, nghiêm nghị, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, mặt rồng, vai tả có bảy nốt ruồi, đi như rồng, bước như hổ, lông tóc mọc đầy người, tiếng như chuông lớn, ngồi xổm như cọp. Người biết đóan là tướng rất quí. Đến khi lớn thông minh, trí dũng, vượt hẳn bậc tầm thường, làm phụ đạo sách Khả Lam”.
Trong tâm thức dân gian để là minh chủ đánh đuổi giặc Minh cứu nước, cứu dân phải là những con người phi thường, xuất chúng. Song họ phải được Trời Phật, thần ban những vũ khí thần kỳ. Lê Lợi là người được nhân dân tin tưởng nên ông được ban gươm thần, ấn báu là lẽ đương nhiên, Lê Lợi nhận được lưỡi gươm từ người bạn là Lê Thận quăng chài lưới ở trên sông Lam (Lương) nhưng đó chỉ là thanh sắt và chỉ khi Lê Lợi đến nhà Thận thì lưỡi gươm mới phát ánh hào quang hiện rõ hai chữ Thuận Thiên Lê Lợi. Còn cán gươm thì mãi hơn tháng sau mới nhặt được ở gốc cây đa lắp vào vừa khít, và ấn báu thì Hoàng hậu cuốc đất sau vườn bắt được. Trao gươm thần, ấn báu cho Lê Lợi là ý chí khát vọng của nhân dân đối với vị minh chủ mà minh ngưỡng mộ. Trong các chuyện kể dân gian chỉ có một vài lần lưỡi gươm thần phát huy sức mạnh thần kỳ như chỉ vào núi, núi lở, chỉ sông, sông cạn, chỉ vào kẻ thù, kẻ thù hóa đá. Tiêu biểu là truyện Lê Lợi chỉ lưỡi gươm thần vào núi Mục núi nổ tung quay đầu chầu về đất Lam Sơn.
Những yếu tố thần kỳ, phi thường trên tiếp tục được xuất hiện qua hàng loạt chuyện như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn đi tìm minh chủ, ông già đi tìm chân chúa, Phạm Cuống được thần nấm báo mộng Họ đều được các thần báo mộng Ngọc Hoàng đã chỉ định Lê Lợi làm chúa nước Nam. Không những chỉ Trời, Phật, thần phù hộ, ban sứ mệnh cứu nước, cứu dân, giải phóng dân tộc mà trong quan niệm của nhân dân ngay cả những người dân bình thường, những con vật cũng sẵn sàng xả thân để cứu giúp minh chủ những lúc gặp hiểm nguy như truyện người con gái áo trắng được Lê Lợi chôn cất tử tế đã hóa thành con cáo (chồn) giúp Lê Lợi thoát nạn khi ngọn giáo của giặc đâm trúng đùi Lê Lợi khi ông núp trong hốc cây xé; hoặc người vợ yêu của Lê Lợi sẵn sàng hy sinh thân mình cho thuồng luồng giúp Lê Lợi và nghĩa quân vượt qua đoạn sông nguy hiểm; hoặc con trâu lao xuống sông đánh nhau với con giải khổng lồ. Hay cô Bơ Thoải giúp Lê Lợi đổi áo làm người sáo cỏ ngô rồi chèo thuyền qua vùng Ngã Ba Bông giúp Lê Lợi thoát sự truy đuổi của giặc Những chuyện trên được kể một cách chân thật, ngắn gọn qua sự quan sát tỉ mỉ, thận trọng tránh được sự áp đặt khiên cưỡng.
Ngoài mảng chuyện có yếu tố thần kỳ, phi thường huyền ảo trên thì nhiều truyện thể hiện hình tượng Lê Lợi với gia đình, quê hương, các tướng sỹ trong đội quân “phụ tử”, cũng như người dân các địa phương, các dân tộc mà ông và nghĩa quân từng đi qua, từng gặp gỡ được họ cưu mang đùm bọc, giúp đỡ. Những năm tháng đầu tiên chiến đấu tại miền Tây Thanh Hóa do lực lượng chênh lệch nghĩa quân nhiều lần bị giặc vây ráp, lùng sục, truy đuổi ráo riết, nhiều lúc gặp tình thế nguy khốn: Nhưng lòng tin của Lê Lợi về con đường đại nghĩa mà mình đã lựa chọn, không bao giờ chuyển lay. Điều đó đã truyền lửa cho các tướng sỹ luôn sát cánh.
Học sinh sẽ nhân thức đươc nội dung bài học một cách sâu sắc hơn nhờ vào những truyền thuyết, cổ tích giai thoại, truyện kể dân gian nêu trên. Các câu chuyện phần lớn mộc mạc, ngắn gọn nhưng cẩn trọng, tỉ mỉ trong quan sát xây dựng phát triển tình tiết không tạo sự khiên cưỡng, áp đặt. Điều đó càng tôn lên hình tượng cao thượng cũng như sự bình thường, giản dị của người anh hùng Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn, tạo sức sống bền lâu suốt nhiều thế hệ.
b. Dạy đọc hiểu theo hướng tích cực hóa vai trò của người học
Dạy học theo hướng tích cực là dạy học nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh . Học sinh không chỉ chủ động tìm hiểu, tiếp cận văn bản mà còn cần có ý thức đọc, suy ngẫm, liên tưởng  và tăng cường tính tự chủ để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách cá nhân thông qua môn học. Với những tình huống này, học sinh suy nghĩ trả lời để làm nổi bật được đặc trưng của thể loại văn học . Học sinh được khuyến khích tự tìm tòi, phát biểu, phát huy tính sáng tạo của mình để giải quyết vấn đề. Đó là việc giáo viên đặt ra tương quan so sánh giữa Bình Ngô đại cáo và hai bản tuyên ngôn là Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt và Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
Bài thơ thần của Lý Thường Kiệt
Cuối năm 1076, đại quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết kéo quân vào xâm lược Đại Việt lần thứ hai. Tháng 12/1077, khi quân Tống tiến đến bờ sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt đem thuyền ra đánh. Để cổ vũ, động viên binh sĩ vững tin vào chiến thắng, Lý Thường Kiệt sáng tác bài thơ nổi tiếng:
Nam quốc sơn hà nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Bài thơ chỉ vẻn vẹn có 28 chữ, nhưng thật ý nghĩa sâu xa, khẳng định ý chí độc lập dân tộc, tình cảm dân tộc mạnh mẽ. Độc lập dân tộc là ý thức về Tổ quốc Việt Nam, ý thức về sông núi, lãnh thổ nước Nam, ý thức về chủ quyền quốc gia dân tộc của nhân dân Việt Nam, mà đại diện là Hoàng đế nước Nam. Đó là chân lý do "sách trời" đã định. Giặc bên ngoài vào xâm lược là trái với "sách trời", tức là trái với đạo lý, nên nhất định sẽ "bị đánh tơi bời", nhất định chuốc lấy bại vong.
Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Mở đầu Tuyên ngôn, Người viện dẫn Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ, rằng: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Đồng thời, Người cũng viện dẫn Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền năm 1791 của nước Pháp, rằng: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".
Hồ Chí Minh đã vận dụng  những tinh hoa của hai bản tuyên ngôn trên để khẳng định "đó là những lẽ phải không ai chối cãi được". Sau khi khẳng định quyền con người, Người còn "suy rộng ra" và nâng lên thành quyền của tất cả các dân tộc trong thời đại mới: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do".
Chỉ hơn một nghìn từ với nội dung ngắn gọn, Tuyên ngôn độc lập 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_de_xuat_nho_trong_viec_day_doc_hieu_tac_pham_bin.doc