SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lớp 5 - 6 tuổi (Hoa Sen) giúp trẻ hoạt động tích cực tại trường mầm non Nga Thạch

SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lớp 5 - 6 tuổi (Hoa Sen) giúp trẻ hoạt động tích cực tại trường mầm non Nga Thạch

 Giáo dục mầm non là ngành học mở đầu trong trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục con người. “Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, giúp trẻ mạnh dạn tự tin, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn của trẻ” [1].

Trẻ lứa tuổi mầm non việc học của trẻ được thông qua hình thức “Chơi mà học, học bằng chơi”[1], trẻ có mong muốn tự nhiên là được cảm nhận và khám phá một cách tích cực về thế giới.Quá trình học hỏi, khám phá của trẻ diễn ra thông qua nhiều hoạt động trong đó hoạt động vui chơi có ý nghĩa rất quan trọng. Vui chơi không chỉ là hoạt động giúp trẻ giải trí, thư giãn mà còn giúp trẻ cảm nhận và khám phá thế giới xung quanh một cách tự nhiên, thuận lợi, nhanh chóng. Tất cả trò chơi đều có tiềm năng hỗ trợ cho việc học của trẻ.Theo tiến sỹ Phan Thị Thu Hiền chuyên gia về giáo dục Việt Nam đã khẳng định: “ Cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ từ 0-11 tuổi là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực để thúc đẩy tính chủ động, khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề ở trẻ Chương trình giáo dục mầm non tốt nhất là một chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là nó được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ ” [2].

Trong những năm qua các cấp quản lý giáo dục từ trung ương, địa phương từng rất quan tâm và triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020, với năm nội dung cần thực hiện. Trong các nội dung đó, nội dung xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có vị trí quan trọng nhất và đặt lên hàng đầu. Vì nó định hướng cho giáo viên mầm non trong việc xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, lập kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động

docx 23 trang thuychi01 11071
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lớp 5 - 6 tuổi (Hoa Sen) giúp trẻ hoạt động tích cực tại trường mầm non Nga Thạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Tiêu đề
Trang
1
MỞ ĐẦU
1
1.1
Lí do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
1
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2
 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.3
 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
4
2.3.1
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao kiến thức cho bản thân về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
4
2.3.2
Lập kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp đạt hiệu quả cao và xây dựng tiêu chí đánh giá để đúc rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
5
2.3.3
Bố trí, sắp xếp không gian hợp lý, phù hợp giúp trẻ hoạt động tích cực.
7
2.3.4
Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trang trí theo hướng mở, linh hoạt để kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt động.
8
2.3.5
Xây dựngmôi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm từ bàn tay cô và sự tham gia tích cực của trẻ. 
11
2.3.6
Tạo cơ hội, khuyến khích trẻ thực hành trải nghiệm trong môi trường giáo dục phù hợp, đạt hiệu quả trong các hoạt động và ở mọi lúc, mọi nơi. 
12
2.3.7
Phối hợp với cha mẹ trẻ để xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ tích cực hoạt động.
17
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
18
3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
3.1.
Kết luận.
19
3.2.
Kiến nghị.
20
Tài liệu tham khảo
Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng các cấp đánh giá.
Phụ lục
1. MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.
	 Giáo dục mầm non là ngành học mở đầu trong trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục con người. “Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, giúp trẻ mạnh dạn tự tin, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn của trẻ” [1].
Trẻ lứa tuổi mầm non việc học của trẻ được thông qua hình thức “Chơi mà học, học bằng chơi”[1], trẻ có mong muốn tự nhiên là được cảm nhận và khám phá một cách tích cực về thế giới.Quá trình học hỏi, khám phá của trẻ diễn ra thông qua nhiều hoạt động trong đó hoạt động vui chơi có ý nghĩa rất quan trọng. Vui chơi không chỉ là hoạt động giúp trẻ giải trí, thư giãn mà còn giúp trẻ cảm nhận và khám phá thế giới xung quanh một cách tự nhiên, thuận lợi, nhanh chóng. Tất cả trò chơi đều có tiềm năng hỗ trợ cho việc học của trẻ.Theo tiến sỹ Phan Thị Thu Hiền chuyên gia về giáo dục Việt Nam đã khẳng định: “ Cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ từ 0-11 tuổi là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực để thúc đẩy tính chủ động, khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề ở trẻ Chương trình giáo dục mầm non tốt nhất là một chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là nó được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ” [2].
Trong những năm qua các cấp quản lý giáo dục từ trung ương, địa phương từng rất quan tâm và triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020, với năm nội dung cần thực hiện. Trong các nội dung đó, nội dung xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có vị trí quan trọng nhất và đặt lên hàng đầu. Vì nó định hướng cho giáo viên mầm non trong việc xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, lập kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ trong trường mầm non theo hướng mở linh hoạt.
Tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ hoạt động là việc làm đã được các giáo viên thực hiện từ lâu, nhưng nhìn chung việc tạo môi trường mới chỉ mang tính hình thức để trang trí theo đúng chủ đề đang thực hiện và việc xây dựng đó chưa xuất phát từ trẻ, chưa kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ, khi học và chơi trẻ đang còn rất thụ động. 
Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lớp 5 - 6 tuổi (Hoa Sen) giúp trẻ hoạt động tích cực tại trường mầm non Nga Thạch” làm đề tài sáng kiến trong năm học này.
. Mục đích nghiên cứu. 
	Tôi lựa chọn đề tài này là muốn chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp những kinh nghiệm của mình về việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lớp 5- 6 tuổi (Hoa Sen), tạo cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực tại trường mầm non Nga Thạch. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ.
Bên cạnh đó nhằm thu hút được sự tham gia của cha, mẹ trẻ và sự quan tâm của các cấp, các ngành đối với việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động tích cực, góp phần thực hiện có hiệu quả chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường mầm non Nga Thạch.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Nghiên cứumột sốbiện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lớp 5 - 6 tuổi (Hoa Sen) giúp trẻ hoạt động tích cực tại trường mầm non Nga Thạch.
	1.4.Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tham khảo các tài liệu liên quan đến vấn đề xây dựng môi trường giáo dục làm trung tâm. 
+ Phương pháp điều tra: Theo phiếu khảo sát và trao đổi trực tiếp.
+ Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp kết quả điều tra.
+ Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	2.1. Cơ sở lý luận.
	“Môi trường giáo dục là nơi có nguồn thông tin phong phú, khuyến khích tính độc lập và tính tích cực của trẻ”[3].
Chúng ta có thể khẳng định rằng yếu tố môi trường có tính chất quyếtđịnh đến sự phát triển cả về thể chất cũng như tinh thần của trẻ. Trẻ được sống và học tập, sinh hoạt trong môi trường giáo dục tích cực sẽ có một cơ thể khoẻ mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, hình thành nên nhân cách lành mạnh làm nền móng cho các giai đoạn phát triển sau này của trẻ.
 Tài liệu hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có đoạn viết “Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện.Mỗi nhà trường cũng cần phải xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ được trải nghiệm”[4]. 
 Tài liệu hướng dẫn thực hiện Mô đun MN1 - D (Dành cho giáo viên) cũng khẳng định “Môi trường giáo dục trong trường mầm non là rất quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở. Hiệu quả của việc tạo môi trường nhằm góp phần thực tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ” [5].
Trong những năm qua, việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã được các cấp quản lý từ trung ương, địa phương rất quan tâm.Thực hiện Kế hoạch số 237/KH-SGDĐT- GDMN ngày 15/02/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020. Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải đáp ứng được tất cả các yêu cầu trong trường Mầm non đó là: 
+ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
+ Xây dựng kế hoạch GD lấy trẻ làm trung tâm.
+ Tổ chức hoạt động chơi, học.
+ Phối hợp với cha mẹ trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
+ Chăm sóc trẻ khuyết tật học hoà nhập, trẻ có hoàn cảnh khó khăn [6].
Trong đó nội dung xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được chú trọng hàng đầu. Vì vậy, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số 335/SGDĐT - GDMN ngày 27/8/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2017- 2018 và Kế hoạch số 2446/KH-SGDĐT-GDMN ngày 13/10/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo về tổ chức Cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở giáo dục mầm non”; Trên cơ sở Kế hoạch tổ chức cuộc thi của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nga Sơn, Trường mầm non Nga Thạch đã có kế hoạch cụ thể về việc triển khai Cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. 
Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ, đáp ứng được yêu cầu của chương trình GDMN. Từ đó tôi lên kế hoạch, và thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của lớp tôi phụ trách giúp trẻ hoạt động tích cực.
	2.2. Thực trạng
2.2.1. Thuận lợi.
Năm học 2015 - 2016 Trường Mầm non Nga Thạch vinh dự được đón nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 1.Năm học 2016 – 2017 trường kiểm định chất lượng giáo dục đạt cấp độ 3.
Lớp tôi được đầu tư, trang bị cơ sở vật chất kiên cố, trang thiết bị đầy đủ theo thông tư 02/BGD&ĐT đảm bảo việc học tập và sinh hoạt của trẻ.
- Bản thân là giáo viên có nhiều năm công tác và giảng dạy tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, luôn yêu nghề mến trẻ, có niềm đam mê việc chăm sóc và giáo dục các cháu. Có khả năng tiếp thu và ứng dụng nhanh các chuyên đề mới của chương trình giáo dục mầm non mới.
Các cháu đều khỏe mạnh, chiếm 98% kênh bình thường.Trẻ đến lớp đều đặn ngoan ngoãn, biết vâng lời cô giáo.
Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ vật chất, để xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ.
2.2.2. Khó khăn.
Tuy được đầu tư, trang bị đầy đủ đồ dùng trang thiết bị dạy học nhưng chủ yếu là các đồ dùng, đồ chơi mua sẵn, sản xuất hàng loạt, chất liệu chủ yếu bằng nhựa chưa có nguyên liệu thiên nhiên, chưa đáp ứng được nhu cầu khám phá, sáng tạo của trẻ, mà trẻ luôn thích cái mới, lạ, đẹp, hấp dẫn
- Bản thân chưa có những hình thức gây hứng thú mới lạ phong phú, hấp dẫn nên chưa gây được hứng thú ở trẻ.
- Một số còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động trong giờ học. 
- Trẻ được tổ chức hoạt động thường xuyên nhưng máy móc, dập khuôn chưa tích cực, chưa sáng tạo.
- Đa số cha, mẹ trẻ lớp tôi làm nông nghiệp và một số cha, mẹ trẻ đi làm Công ty nên chưa nhận thức đầy đủ về kiến thức dạy trẻ theo khoa học. Chính những điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
* Kết quả thực trạng ban đầu qua khảo sát.
Để biết được nhận thức của trẻ ngay từ đầu năm học tháng 9 năm 2017 tôi đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả thể hiện trên trẻ nhưsau.
(Bảng khảo sát minh họa kèm theo phụ lục 1 – Bảng 1)
Để biết được tình hình môi trường giáo dục của lớp ngay từ đầu nămhọc tháng 9 năm 2017 tôi đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau:
(Bảng khảo sát minh họa kèm theo phụ lục 1- Bảng 2)
- Qua khảo sát tình hình thực tế trên trẻ ở lớp tôi nhận thấy :
+ Tỷ lệ trẻ đạt chiếm tỷ lệ thấp 6.7%, tỷ lệ trẻ chưa đạt chiếm tỷ lệ cao 93.3%.
- Qua khảo sát tình hình thực tế môi trường giáo dục lớp tôi nhận thấy:
 + Việc sắp đặt, bố trí các góc chơi cho trẻ chưa hợp lý, chưa thuận tiên, phù hợp với hoạt động của trẻ.
 + Các mảng trang trí chưa sáng tạo, chưa linh hoạt.
+ Đồ dùng đồ chơi chủ yếu là mua sẵn, đồ chơi tự tạo còn rất hạn chế.
 + Học liệu từ thiên nhiên, sẵn có ở địa phương còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu chơi của trẻ.
Đứng trước tình hình đó, tôi rất băn khoăn, trăn trở phải làm gì? Làm như thế nào để có một môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 – 6 tuổi lớp tôi hoạt động tích cực. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao kiến thức cho bản thân về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Để thực hiện có chất lượng, đạt hiệu quả nội dung này, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các trường mầm non đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ; đẩy mạnh tích hợp, chú trọng giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển kỹ năng sống, hiểu biết xã hội phù hợp với độ tuổi của trẻ. Điều quan trọng là giáo viên phải nắm được nhu cầu, hứng thú, khả năng của từng trẻ để có cách xây dựng môi trường giáo dụclấy trẻ làm trung tâm.Và cũng chính sự khác nhau đó, đòi hỏi nhiệm vụ của người giáo viên mầm non là phải tạo cho trẻ có nhiều cơ hội để học. Vì vậy, đòi hỏi tôi phải nắm vững kiến thức thông qua các tài liệu mà Sở giáo dục và Phòng GD&ĐT gửi về trường như: Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, module MN 9“Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ 3 – 6 tuổi” của Thạc sỹ Nguyễn Thị Bách Chiến chuyên viên vụ giáo dục mầm non,module MN 7 “Môi trường giáo dục cho trẻ mầm non” của Thạc sỹ Nguyễn Thị Mai Chi chuyên viên vụ giáo dục mầm non.
Mặt khác tôi tích cực tham gia vào các buổi bồi dưỡng kiến thức qua các lớp học chuyên đề do Phòng GD&ĐT tổ chức triển khai, nhà trường tổ chức tạo điều kiện sắp xếp thời gian đi thăm quan các trường trọng điểm của huyện, tỉnh để tìm tòi khám phá cách xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có tính sáng tạo cao áp dụng vào lớp của mình, ngoài ra tôi còn tham khảo cách xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâmtrên mạng Internet, trên truyền hình làm cẩm nang cho bản thân mình.
Qua việc học hỏi kinh nghiệm tôi tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu, áp dụng xây dựng môi trường giáo dục trong lớp của mình và bổ xung được nhiều đồ dùng, đồ chơi tự tạo từ đôi bàn tay khéo léo của cô và trẻ làm ra, bổ sung nhiều đồ dùng dạy học ở lớp và hướng dẫn cho trẻ tự tay mình làm ra những đồ dùng, đồ chơi giúp trẻ hoạt động một cách tích cực hơn trong môi trường giáo dục.Tham gia 2 lớp chuyên đề của phòng giáo dục và nhà trường tổ chức. Sau khi được tập huấn chuyên đề tại huyện, nhà trường tổ chức triển khai tập huấn chuyên đề và chọn lớp tôi làm lớp điểm để xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, từ đó nhân ra diện rộng.
2.3.2. Lập kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp đạt hiệu quả cao và xây dựng tiêu chí đánh giá để đúc rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
* Lập kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp đạt hiệu quả cao
Để kích thích trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động và giúp giáo viên thực hiện các hoạt động một cách chặt chẽ, khoa học và có hiệu quả. Trước hết, người giáo viên phải xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện: Gồm có kế hoạch năm, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần và kế hoạch ngày. Trong quá trình lập kế họach thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tôi luôn tìm hiểu các nội dung cần xây dựng đó là: Môi trường vật chất bao gồm các khu vực hoạt động bên trong và bên ngoài lớp học. Môi trường xã hội là tổng hòa các mối quan hệ giao tiếp ấm cúng thân thiện, gần gũi giữa cô với cô, giữa cô với trẻ, trẻ với trẻ và những người xung quanh.
Ví dụ: Lập kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục vào tháng 9/2017: “Chủ đề: Trường mầm non thân yêu”. Bao gồm các nội dung cần xây dựng về môi trường vật chất và môi trường xã hội đó là: 
- Xây dựng môi trường bên trong lớp học
Ví dụ: Kế hoạch tháng 9/2017: Chủ đề: Trường mầm non – Ngày hội đến trường của bé.
TUẦN
NỘI DUNG
Tuần 1
- Trang trí chủ đề “Trường mầm non” với chủ đề nhánh trường “Mầm non thân yêu của bé”. 
- Trang trí mảng chủ đề chính.
- Chuẩn bị đồ chơi ở các góc theo chủ đề nhánh.
- Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo
- Tổ chức các hoạt động theo nhóm tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động tích cực
Tuần 2 + 3
- Trang trí nhánh 2 “Lớp học mến yêu của bé” 
- Trang trí các mảng tường ở các góc chơi theo nhánh.
- Chuẩn bị đồ chơi ở các góc theo chủ đề nhánh.
- Trẻ cùng cô làm đồ chơi tự tạo trang trí các góc mở
- Xây dựng môi trường bên ngoài lớp học:
Ví dụ: Kế hoạch tháng 9/2017: Chủ đề: Trường mầm non – Ngày hội đến trường của bé.
TUẦN
NỘI DUNG
Tuần 1
- Trang trí ngoài hiên chơi, lan can khu vực lớp của mình chào mừng ngày hội đến trường của bé.
- Trang trí khu phát triển vận động và khu vui chơi giao thông. 
- Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho khu phát triển vận động và khu vui chơi giao thông.
Tuần 2 + 3
- Trang trí khu thiên nhiên của lớp.
- Cải tạo, trồng các loại rau theo mùa khu vườn rau của lớp. 
- Trẻ cùng cô sưu tầm các nguyên vật liệu để trẻ chơi ngoài trời ở khu vực chơi câu cá, chơi gấp lá.
 - Xây dựng môi trường xã hội ấm cúng thân thiện
 Môi trường xã hội là tổng hòa các mối quan hệ giao tiếp ấm cúng thân thiện, gần gũi giữa cô với cô, giữa cô với trẻ, trẻ với trẻ và những người xung quanh. Vì thế bản thân tôi xây dựng môi trường xã hội thân thiện để phụ huynh yên tâm khi gửi trẻ vào trường, trẻ hoạt động, giao tiếp trong môi trường thân thiện, vui tươi, hồn nhiên, văn minh lịch sự.
Môi trường thân thiện không chỉ có môi trường về vật chất mà môi trường về tâm lý, tình cảm làm thế nào để trẻ cảm thấy ấm áp tình thương, thân thiện của cô giáo và bạn bè, trẻ coi trường mầm non như ngôi nhà thứ hai của trẻ. Tôi luôn coi trọng xây dựng lớp học thân thiện giáo viên gương mẫu về mọi mặt trong từng cử chỉ, nói năng, ứng xử giao tiếp với mọi người nhẹ nhàng lịch sự, lễ phép tác phong sư phạm, cách ăn mặc, đi dứng. Luôn gần gũi yêu thương chăm sóc trẻ, không nói bậy, không quát nạt, đối xử thô bạo thiếu công bằng với trẻ. Mặt khác tôi cùng với các đồng nghiệp tuyệt đối không đối xử thô bạo, quát nạt, bạo lực trong và ngoài nhà trường và các hiện tượng làm tổn thương đến danh dự và lòng tự trọng của trẻ.
Trong quá trình hướng dẫn trẻ thực hành tôi luôn điều chỉnh kịp thời những hành vi chưa chuẩn mực trong giao tiếp của cô với trẻ, của trẻ với trẻ, cô với cô và những người xung quanh. Luôn ân cần niềm nở, động viên, khích lệ trẻ kịp thời, tạo dựng tình cảm thân thiện giữa cô và trẻ, cô giáo với cô giáo, cô giáo với các bậc phụ huynh và những người xung quanh trẻ, giữa trẻ với trẻ. Đây chính là tổng hòa giữa các mối quan hệ trở thành một hệ thống chặt chẽ không thể tách rời trong môi trường xã hội. 
 * Xây dựng tiêu chí đánh giá để đúc rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
Song song với việc lập kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục, môi trường vật chất, môi trường xã hội trong các chủ đề. Tôi còn xây dựng phiếu tự đánh giá tiêu chí xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, dựa vào những tiêu chí trong phiếu này tôi biết mình làm được đến đâu và cần phải bổ sung những gì? Để điều chỉnh kịp thời.
Phiếu tự đánh giá tiêu chí kèm theophụ lục 2.
Sau khi xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề Trường mầm non thân yêu ngay từ đầu năm học. Tôi xin ý kiến của tổ chuyên môn thảo luận, bổ sung góp ý trong buổi sinh hoạt tổ. Sau đó tôi xin ý kiến và sự phê duyệt của BGH nhà trường để thực hiện. Từ chủ đề Trường mầm non thân yêu tôi thiết kế xây dựng kế hoạch cho 9 chủ đề khác để thực hiện xuyên suốt cả năm học và xây dựng phiếu tự đánh giá tiêu chí xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm làm căn cứ tực đánh giá mình. Tôi xác định những việc nào làm trước, những công việc nào chưa thực hiện được bản thân tôi rút kinh nghiệm cho tháng sau, chủ đề sau thực hiện tốt hơn.
2.3.3. Bố trí, sắp xếp không gian hợp lý, phù hợp giúp trẻ hoạt động tích cực.
*Bố trí, sắp xếpkhông gian hợp lý, phù hợp với môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong lớp học:
Môi trường giáo dục trong lớp chính là nội thất và mọi hoạt động giáo dục diễn ra trong căn phòng đó. Môi trường giáo dục trong lớp xây dựng theo quan điểm “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”cho trẻ hoạt động cần được bố trí, sắp xếp, hợp lý, thẩm mỹ, thân thiện phù hợp. Hoạt động góclà một hình thức hoạt động đặc biệt trong đời sống của trẻ mầm non, đó là nơi trẻ thỏa mãn sở thích, nhu cầu vui chơi, nhận thức và cảm nhận về thế giới xung quanh. Hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện, củng cố kiến thức đã học, là nơi trải nghiệm, khám phá những cái mới và phát huy khả năng sáng tạo của trẻ. Vì vậy, việc sắp xếp, bố trí các góc chơi phù hợp, thuận tiện, dễ tìm, dễ nhìn, dễ lấy là rất quan trọng.
- Tôi đã bố trí mảng chính ở trung tâm lớp học, các góc trong lớp được phân bổ không gian hợp lý phù hợp như: Góc yên tĩnh xa góc ồn ào; Dành những nơi nhiều ánh sáng cho các góc xem sách, tạo hình,; Có chỗ dành cho việc ăn, ngủ, thư giản, chứa đồ dùng cá nhân của cô và trẻ.
Ví dụ: Từ cửa lớp đi vào bên tay phải của tôi là các góc động (góc âm nhạc, góc xây dựng, góc nấu

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_giao_duc_lay_tre_l.docx