SKKN Một số biện pháp tư vấn tâm lí cho học sinh ở trường THCS Dân tộc nội trú Thạch Thành đạt hiệu quả

SKKN Một số biện pháp tư vấn tâm lí cho học sinh ở trường THCS Dân tộc nội trú Thạch Thành đạt hiệu quả

 Trường phổ thông Dân tộc nội trú là loại hình trường chuyên biệt mang tính chất phổ thông, dân tộc và nội trú. Có nhiệm vụ thực hiện “giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam; ý thức tham gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khó khăn sau khi tốt nghiệp, Giáo dục kỹ năng sống và kỹ năng hoạt động xã hội phù hợp với học sinh dân tộc nội trú. Giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống phù hợp với năng lực của học sinh và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”.

 Hoạt động học tập của học sinh Dân tộc nội trú Dân tộc nội trú có nhiều đặc điểm chung với học sinh trường THCS nói chung và có đặc thù riêng phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi đối tượng học sinh Dân tộc nội trú.

 Trường Dân tộc nội trú Thạch Thành là ngôi trường dành cho con em dân tộc trong huyện Thạch Thành. Toàn trường có 8 lớp. Các em độ tuổi 11-15, độ tuổi này chưa phải là người lớn nhưng cũng không còn là trẻ con, có khả năng nhận thức nhưng những nhận thức của các em chưa thật sự chín chắn và có thể sẽ sai lệch nếu không được định hướng. Tuy nhiệm vụ chính là học tập, nhưng các em thường phải đối mặt với rất nhiều áp lực, từ nhiều phía gia đình, nhà trường, xã hội. Đó là những yêu cầu, kỳ vọng của cha mẹ, ông bà, là bầu không khí trong gia đình, là mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ; là áp lực về học tập, quan hệ với thầy cô, bạn bè. Bên cạnh đó, các em còn phải đối mặt với những cám dỗ của các trò chơi, các trang thông tin mạng, Và riêng bản thân các em cũng lúng túng với những vấn đề mới nảy sinh: những thay đổi về tâm sinh lý, tình bạn, tình bạn khác giới. Cá biệt, có những em vấp phải vấn đề nghiêm trọng hơn: lệch lạc về giới tính, khủng hoảng tâm lý, bạo hành gia đình, tệ nạn xã hội, Đối diện với những vấn đề phức tạp đó, rất nhiều em sẽ không biết cách nhìn nhận, sàng lọc, lựa chọn để giải quyết vấn đề như thế nào cho hợp lý. Có thể bị mất thăng bằng bởi chính những điều tưởng như vặt vãnh ấy nếu không được những người xung quanh quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ kịp thời. Có thể bị mất niềm tin, rối loạn về tâm lí, trầm cảm, hoặc có những hành động không làm chủ được bản thân, gây ra những hậu quả khôn lường, cho nên hoạt động tư vấn tâm lí cho học sinh THCS nói chung học sinh trường Dân tộc nội trú Thạch Thành nói riêng là vô cùng cần thiết.

 

doc 23 trang thuychi01 59665
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tư vấn tâm lí cho học sinh ở trường THCS Dân tộc nội trú Thạch Thành đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Mở đầu:
1. Lí do chọn đề tài.
 Trường phổ thông Dân tộc nội trú là loại hình trường chuyên biệt mang tính chất phổ thông, dân tộc và nội trú. Có nhiệm vụ thực hiện “giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam; ý thức tham gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khó khăn sau khi tốt nghiệp, Giáo dục kỹ năng sống và kỹ năng hoạt động xã hội phù hợp với học sinh dân tộc nội trú. Giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống phù hợp với năng lực của học sinh và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”.. Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 Hoạt động học tập của học sinh Dân tộc nội trú Dân tộc nội trú có nhiều đặc điểm chung với học sinh trường THCS nói chung và có đặc thù riêng phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi đối tượng học sinh Dân tộc nội trú. 
 Trường Dân tộc nội trú Thạch Thành là ngôi trường dành cho con em dân tộc trong huyện Thạch Thành. Toàn trường có 8 lớp. Các em độ tuổi 11-15, độ tuổi này chưa phải là người lớn nhưng cũng không còn là trẻ con, có khả năng nhận thức nhưng những nhận thức của các em chưa thật sự chín chắn và có thể sẽ sai lệch nếu không được định hướng. Tuy nhiệm vụ chính là học tập, nhưng các em thường phải đối mặt với rất nhiều áp lực, từ nhiều phía gia đình, nhà trường, xã hội. Đó là những yêu cầu, kỳ vọng của cha mẹ, ông bà, là bầu không khí trong gia đình, là mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ; là áp lực về học tập, quan hệ với thầy cô, bạn bè. Bên cạnh đó, các em còn phải đối mặt với những cám dỗ của các trò chơi, các trang thông tin mạng, Và riêng bản thân các em cũng lúng túng với những vấn đề mới nảy sinh: những thay đổi về tâm sinh lý, tình bạn, tình bạn khác giới. Cá biệt, có những em vấp phải vấn đề nghiêm trọng hơn: lệch lạc về giới tính, khủng hoảng tâm lý, bạo hành gia đình, tệ nạn xã hội, Đối diện với những vấn đề phức tạp đó, rất nhiều em sẽ không biết cách nhìn nhận, sàng lọc, lựa chọn để giải quyết vấn đề như thế nào cho hợp lý. Có thể bị mất thăng bằng bởi chính những điều tưởng như vặt vãnh ấy nếu không được những người xung quanh quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ kịp thời. Có thể bị mất niềm tin, rối loạn về tâm lí, trầm cảm, hoặc có những hành động không làm chủ được bản thân, gây ra những hậu quả khôn lường, cho nên hoạt động tư vấn tâm lí cho học sinh THCS nói chung học sinh trường Dân tộc nội trú Thạch Thành nói riêng là vô cùng cần thiết. 
 Học sinh trường THCS Dân tộc nội trú Thạch Thành ở lại tập trung tại trường, xa nhà, ở với thầy cô nhiều hơn ở với bố mẹ. Các thầy, cô giáo không chỉ dạy chữ mà còn giáo dục đạo đức, lối sống cho các em. Giúp các em thích ứng với cuộc sống, các em có những hiểu biết, có kiến thức, kĩ năng để có giải pháp hiệu quả, trước nhu cầu và thách thức cuộc sống hàng ngày. Vì vậy giáo viên, nhất là các thầy cô chủ nhiệm cần phải cố gắng nhiều để giúp các em dễ dàng hòa nhập với tập thể lớp, ngoài việc giúp các em cảm thấy được an toàn, được yêu thương, được hiểu, được thông cảm và được tôn trọng. Từ đó tạo được mối quan hệ gần gũi giữa thầy và trò, học sinh sẽ sẵn sàng bộc lộ những tâm tư tình cảm nguyện vọng của mình cho thầy, cô và giúp các em vượt qua khó khăn.
 Chính vì thế mà tôi luôn không ngừng học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, kĩ năng tư vấn. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, xuất phát từ thực tế công tác chủ nhiệm, tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp tư vấn tâm lí cho học sinh ở trường THCS Dân tộc nội trú Thạch Thành đạt hiệu quả” để nghiên cứu thực hiện. 
2. Mục đích nghiên cứu.
 Thấy rõ được đặc thù của một trường chuyên biệt - Trường THCS Dân tộc nội trú Thạch Thành. Giúp giáo viên hiểu rõ hơn về đặc điểm tâm lí của học sinh, nhận diện các khó khăn về tâm lí, hiểu được nguyên nhân. Đưa ra một số giải pháp, cải tiến phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, đáp ứng yêu cầu xã hội. 
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Công tác tư vấn tâm lí học sinh tại nhà trường.
- Học sinh trường THCS Dân tộc nội trú Thạch Thành trong 2 năm học 2016-2017 và 2017-2018.
4. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Chuyên đề về: “Tư vấn tâm lí học đường” năm xuất bản năm 2012 . Chuyên đề về: “Tư vấn tâm lí học đường” năm xuất bản năm 2012.
. Thông tư 31- BGDĐT về hướng dẫn công tác tư vấn tâm lí học sinh. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cấp THCS. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cấp THCS.
 thuộc các module: Module THCS 1, Module THCS 4, Module THCS 7, Module THCS 8, Module THCS 11, Module THCS 12, Module THCS 33, ... 
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tổng hợp thống kê, phân tích các số liệu về thực trạng. Điều tra, quan sát, kết luận.
II. Nội dung.
1. Cơ sở lí luận. 
 Như chúng ta đã biết, “Tư vấn tâm lí là hỗ trợ, định hướng học sinh giải quyết những khó khăn, rắc rối trong học tập và các mối quan hệ thường ngày. Thông qua lắng nghe, chia sẻ, các thầy cô giáo hỗ trợ và định hướng đề ra kế hoạch kịp thời để ngăn chặn không để diễn ra theo chiều hướng tiêu cực. Chính điều này góp phần tạo môi trường phát triển tâm lí lành mạnh cho mọi học sinh, tạo môi trường học đường an toàn, thân thiện. Nếu không có những giải pháp, mô hình tư vấn tâm lí phù hợp rất dễ dẫn đến việc các em hư hỏng xảy ra bạo lực học đường, thậm chí tội phạm” . Công tác học sinh sinh viên - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa.
.
 Đối với lứa tuổi học sinh THCS, đây là giai đoạn phát triển có nhiều khó khăn, là giai đoạn khủng hoảng đầu đời. Do đó đời sống tâm lí các em có nhiều thay đổi mạnh mẽ và chính những thay đổi này ảnh hưởng đến đời sống của các em và là những nguyên nhân làm thay đổi hành vi, suy nghĩ của các em. Những biến đổi về sinh lí, về tâm lí, sự thay đổi của điều kiện sống.
 Lứa tuổi trung học cơ sở đang ngự trị quy luật về tính mất cân đối tạm thời: Thể chất, tinh thần, tâm lí, hành vi, cảm xúc, nhận thức. Các em muốn được đối xử như người lớn, muốn thoát khỏi sự ràng buộc của cha me, gia đình. Muốn độc lập suy nghĩ và trong hành động, muốn thử sức mình, khẳng định mình, thích giao tiếp. Bắt đầu quan tâm tới bạn khác giới và xuất hiện những cảm xúc mới lạ.
 Vì vậy việc khắc phục những khó khăn về tâm lí cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc biệt là những thầy cô giáo nếu ta không nắm bắt được sự phát triển cũng như những thay đổi bất thường trong đời sống tâm lí của học sinh thì sẽ không có cách thức giáo dục phù hợp và sẽ gây nên những hậu quả ngoài ý muốn. Do đó là một giáo viên hàng ngày tiếp xúc với các em ngoài việc giảng dạy ta còn phải quan tâm, nắm bắt được diễn biến tâm lí của các em để kịp thời động viên, nhắc nhở, có những giải pháp hợp lí, giáo dục học sinh phát triển toàn diện.
 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trường THCS Dân tộc nội trú Thạch Thành thuộc hệ thống trường chuyên biệt, thực hiện nhiệm vụ quan trọng là chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh là con em đồng bào dân tộc, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số của địa phương. Trường được chính thức thành lập ngày 11 tháng 11 năm 1999. Trong quá trình xây dựng và phát triển theo đường lối của Đảng về đổi mới Giáo dục, đặc biệt sau khi có Nghị quyết “về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” . Nghị quyết số 29-NQ/TW Trung ương 8 khoá XI.
, được sự quan tâm của Huyện uỷ, UBND, Phòng GD&ĐT, cùng với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của đội ngũ CBGVNV, nhà trường đã nhiều năm liên tục đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc cấp huyện, cấp tỉnh. Học sinh nhà trường ngoan ngoãn, hiền lành, đa phần là chăm chỉ học tập và rèn luyện. Các em được sự ưu đãi đặc biệt về chế độ của Nhà nước, sinh hoạt, học tập tập trung tại trường, trong tuần, trong tháng không có sự quản lí trực tiếp của cha mẹ, chỉ nhờ vào sự quản lí của thầy cô giáo, tổ quản lí học sinh của nhà trường. 
Học sinh trường Dân tộc nội trú Thạch Thành hằng năm được tuyển chọn từ các xã vùng cao trong huyện, chủ yếu là con em dân tộc Mường. Các em được sự ưu đãi đặc biệt về chế độ của Nhà nước, sinh hoạt, học tập tập trung tại trường, trong tuần, trong tháng không có sự quản lí trực tiếp của cha mẹ, chỉ nhờ vào sự quản lí của thầy cô giáo, tổ quản lí học sinh của nhà trường. 
 Khó khăn, hạn chế:
 * Cán bộ quản lý và giáo viên: 
 Công tác tư vấn tâm lí học sinh được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ngành giáo dục, sự đồng tình của toàn xã hội và cha mẹ học sinh. Nhà trường cũng rất chú trọng đến công tác này, tuy vậy mới ở mức độ bề nổi, chưa có các quy định cụ thể để tìm ra hướng đi bài bản, khoa học góp phần ngăn chặn, đẩy lùi các hạn chế phát sinh do vấn đề tâm lý gây ra. Công tác tư vấn tâm lí học sinh ở trường Dân tộc nội trú Thạch Thành chưa có giáo viên chuyên trách. Từ năm 2017 do chính sách tinh giảm biên chế, một số nhân viên hành chính của nhà trường bị cắt hợp đồng vì thế, nhà trường không có nhân viên quản lý học sinh, không có y tế học đường, việc quản lí học sinh ở khu nội trú ngày càng khó khăn hơn. Có giai đoạn chưa kí được hợp đồng nhân viên phục vụ, mọi công tác chăm sóc, nuôi dạy, quản lý học sinh hoàn toàn do giáo viên đảm nhiệm. 
Từ năm học 2016–2017 đến nay nhà trường đã thành lập tổ tư vấn, tổ đã xây dựng kế hoạch, có những biện pháp, quan tâm phát hiện những vấn đề về tâm lí, những vướng mắc, những lí do mắc lỗi để có phương pháp giải quyết phù hợp. Tổ tư vấn đã tổ chức những buổi nói chuyện trực tiếp với học sinh, lắng nghe ý kiến các em. Song đôi lúc cũng không thể giải quyết được triệt để. Bởi hiểu tâm lí con ngưòi không phải là đơn giản, đôi khi có nhiều mâu thuẫn, phức tạp, cần phải có thời gian tìm hiểu, tháo gỡ. 
 * Về học sinh: 
Ngoài những khó khăn chung về lứa tuổi, các em còn gặp nhiều khó khăn trong học tập, sinh hoạt. Một số em ngày từ những ngày đầu tựu trường trường, thường nhớ nhà, khóc nhiều, xin được về. Nhiều em sống không ngăn nắp, chưa có tính kỉ luật, thích thì làm, không thích thì thôi. Một số em nói dối bố mẹ, thầy cô, bỏ trốn ra ngoài chơi game. Giáo viên chủ nhiệm trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, cuối tuần đã nhắc nhở, đưa ra lớp kiểm điểm, hạ hạnh kiểm trong tuần, thông báo về gia đình, đề nghị nhà trường hình thức xử lí. Với những trường hợp vi phạm nhiều lần, không sửa đổi, nhà trường đã phối hợp với gia đình xử lí và có hình thức kỉ luật. Song việc học sinh vi phạm kỉ luật, không thực hiện đúng nội quy của nhà trường vẫn còn. Trong khi đó, trên báo chí, trên các trang mạng xã hội, lại đầy những thông tin bất lợi đối với các em, các em chưa đủ sức sàng lọc để lựa chọn, giữ lại những điều tốt và loại bỏ cái xấu. 
 Đối với học sinh dân tộc thiểu số: “Ý chí rèn luyện, óc quan sát, trí nhớ, tính kiên trì, tính kỉ luật chưa cao. Việc học chưa được đề cao vì thiếu động cơ thúc đẩy. Nhận thức cảm tính khá tốt nhưng về tư duy một bộ phận các em chưa biết lật đi lật lại vấn đề, suy nghĩ thiếu sâu sắc, nhiều khi rập khuôn máy móc” . Về đặc điểm tâm lí của học sinh dân tộc thiểu số - Theo tiến sĩ Phạm Hồng Quang.
.
Học sinh có biểu hiện chưa nghiêm túc trong giờ học
 Học sinh trường Dân tộc nội trú Thạch Thành cũng có chung những đặc điểm tâm lí đó. Đa phần các em đến từ các xã vùng cao 135 trong huyện. Tổng số học sinh toàn trường là 240 em, có bao nhiêu học sinh thì có bấy nhiêu cá tính, tính cách khác nhau: có nhiều em bản tính tốt chăm chỉ học tập, có ý thức tu dưỡng rèn luyện đạo đức; có em ham chơi, nghịch ngợm, có em đam mê chơi điện tử, bỏ bê, sao nhãng việc học tập, có em có biểu hiện thích bạn khác giới. Có em lại có hoàn cảnh gia đình nhà quá nghèo, bố mẹ đi làm ăn xa ở với ông bà, ông bà lại già không còn đủ điều kiện chăm sóc cháu, mọi việc học tập, sinh hoạt phó mặc cho nhà trường. Có những em bố mẹ ly hôn, ảnh hưởng đến tâm lí, các em không yên tâm học hành, buồn chán không thiết học. Học sinh xuống trường cũng là lần đầu tiên xa nhà, mọi cái đề lạ lẫm và bỡ ngỡ (nhất là học sinh lớp 6) các em còn rụt rè, thiếu tự tin. Do điều kiện sống, môi trường tiếp xúc, đặc điểm ngôn ngữ của các em bị hạn chế. Giai đoạn đầu, học sinh lớp 6 đến trường luôn nhớ nhà, khóc suốt ngày, đòi về nhà. Một số học sinh ở các lớp lớn có tâm lý thích làm người lớn, có biểu hiện ăn chơi, đua đòi, thích thể hiện, hay lí lẽ và chống đối, có em thì nảy sinh tình cảm khác giới 
 Hầu hết những thách thức của học sinh ngày nay vượt quá sự hiểu biết, chuyên môn sư phạm được đào tạo của giáo viên nói chung, trường Dân tộc nội trú Thạch Thành nói riêng.
 Bản thân là giáo viên trong nhà trường được trực tiếp đứng lớp, thường được phân công làm giáo viên chủ nhiệm, tôi đã nhận thấy rất rõ điều này, giúp các em tránh rơi vào sự khủng hoảng tâm lý. Các em xem thầy cô như một chỗ dựa tinh thần. Thầy cô là người có những định hướng đúng đắn cho các em con đường phải đi, giúp các em tìm lại niềm tin, niềm vui trong cuộc sống. Đó là những điều mà người thầy cần phải thực hiện được để đáp ứng nhu cầu được tư vấn tâm lý, một nhu cầu có thực và vô cùng bức thiết của học sinh trong trường Dân tộc nội trú. Công việc này đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải bỏ ra nhiều thời gian, công sức và tâm huyết, bởi nó không dễ dàng, đôi lúc rất phức tạp và khó khăn có thể thầy cô chưa đủ kinh nghiệm và vốn sống. Có giáo viên tuổi đã cao lại khó tìm được tiếng nói chung với học sinh. Hoặc có giáo viên do hoàn cảnh công việc gia đình không đủ thời gian giải quyết vấn đề trọn vẹn, có những trường hợp giáo viên không đủ năng lực để giải quyết vấn đề mà học sinh đặt ra. 
 Kết quả công tác tư vấn tâm lí 
Năm học
Sĩ số
Số HS được tư vấn
Thành công
Không thành công
Hạnh kiểm
Học lực
DH
TĐ
của lớp
Tốt
Khá
TB
Giỏi
Khá
TB
2015-2016
30
8
5
2
25
5
0
6
14
10
2016-2017
29
7
5
2
25
5
0
7
13
9
TT
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 Công tác tư vấn tâm lí học sinh ở trường Dân tộc nội trú Thạch Thành chưa có giáo viên chuyên trách. Nhà trường đã có tổ tư vấn nhưng các đồng chí trong tổ đều làm việc kiêm nhiệm nên việc dành thời gian cho công tác tư vấn chưa được nhiều. Do đó, giáo viên chủ nhiệm vẫn giữ vai trò chủ đạo trong công tác tư vấn tâm lí cho học sinh. Vì giáo viên chủ nhiệm là người các em gần gũi nhất, luôn quan tâm, chia sẻ, tạo mọi điều kiện, giúp các em dễ dàng hòa nhập với tập thể lớp, các em coi thầy cô chủ nhiệm là chỗ dựa tinh thần, các em cảm thấy được an toàn, được yêu thương, được hiểu, được thông cảm. Từ đó tạo được mối quan hệ gần gũi giữa thầy và trò, học sinh sẽ sẵn sàng bộc lộ những tâm tư tình cảm nguyện vọng của mình cho thầy, cô và giúp các em vượt qua khó khăn. Các thầy cô vừa là cha mẹ vừa là anh chị, vừa là bạn của các em, gần gũi chăm sóc chia sẻ, mọi nỗi vui buồn, có lúc phải động viên dỗ dành. Hầu hết giáo viên chủ nhiệm là người thực hiện công việc này nhiều nhất. Do bản tính nhút nhát, ít giao tiếp, nhiều em ít chia sẻ, không dám thổ lộ với các thầy cô giáo bộ môn mà chỉ dám bày tỏ với thầy cô chủ nhiệm. 
Cùng với giáo viên chủ nhiệm, các thầy cô giáo bộ môn đã cung cấp thông tin, hỗ trợ phương pháp tư vấn. Ban giám hiệu và tất cả giáo viên trong trường rất chú ý và quan tâm đến vấn đề này, phân công giáo viên trực 24/24 giờ có sổ theo dõi các hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh, nhằm nắm bắt thông tin và có hướng giải quyết kịp thời. Tuy vậy để hiểu được tâm lí con người không phải dễ, có rất nhiều trường hợp rất khó, phức tạp nếu không khéo lại xảy ra hậu quả sai lầm. 
Với những thuận lợi và khó khăn trên bản thân tôi đã dành nhiều thời gian, tìm tòi, nghiên cứu, vận dụng trong thực tế giảng dạy tìm ra các giải pháp sao cho có hiệu quả nhất để làm tốt công tác tư vấn tâm lí cho học sinh ở trường Dân tộc nội trú. Để ngôi trường Dân tộc nội trú thật sự trở thành: “Trường là nhà, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em”, giúp các em nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống mới, môi trường mới, bản thân tôi đã áp dụng những biện pháp như sau: 
Khu Kí túc xá học sinh
3.1. Tìm hiểu, thu thập thông tin học sinh.
3.1.1. Nắm bắt được các thông tin về học sinh: 
 Để nắm bắt được tâm tư, tình cảm, ước muốn, nguyện vọng, sở thích, của học sinh, việc tìm hiểu thông tin là việc làm cần thiết, nó là cơ sở ban đầu, và cũng là điều kiện quan trọng để hiểu về học sinh lớp mình chủ nhiệm. Khi nhận lớp chủ nhiệm, giáo viên cần nắm bắt về hoàn cảnh gia đình, ước muốn, sở trường, những khó khăn nếu có. Giáo viên có thể sàng lọc chọn ra những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Cần tự hình thành cho mình một mạng lưới thu thập thông tin riêng từ các nguồn: bạn bè, cha mẹ, GV bộ môn, thầy cô giáo cũ của các em. Tuy nhiên, trong cuộc sống, không có gì là không thể xảy ra. Vì vậy, đối với những học sinh được đánh giá là yên tâm, hoặc thật bình thường về hoàn cảnh, về tâm lý, cũng không nên chủ quan cho rằng không cần phải quan tâm đến các em. Bởi cuộc sống càng hiện đại thì càng phức tạp, có nhiều điều bất thường xảy ra trong cuộc sống mà không ai có thể lường hết được. Cho nên giáo viên chủ nhiệm lớp phải thể hiện sự quan tâm của mình đến với tất cả đối tượng học sinh, nhưng cũng phải đặt trọng tâm, trọng điểm ở một số học sinh các biệt. 
 Mỗi một gia đình có một hoàn cảnh riêng, có một phong cách sống, một quan niệm riêng, gọi là nếp nhà, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành nhân cách học sinh. Các em là người chịu tác động trực tiếp, tất cả niềm vui, nỗi buồn, sự thất bại, hay thành công. Với một số học sinh, gia đình không phải là chốn bình yên, không phải là nơi mà em muốn quay về sau mỗi ngày đi học, bởi ở nhà, "Bố mẹ chỉ biết dùng từ thô tục chửi con, đánh con. Con sợ đòn roi, nhưng con không sợ bố mẹ, không nể bố mẹ”. Có em, vì cha mẹ không có con trai, nên cho em ăn mặc, rèn cho con những hành vi giống con trai. Đến trường, em hung hăng, nghênh ngang thể hiện bản lĩnh "đàn anh" của mình. Và còn biết bao tình huống mà người giáo viên chủ nhiệm phải đối diện khi quản lý một lớp học: các em có mâu thuẫn với giáo viên bộ môn và yêu cầu thích học cô giáo này, không học với cô giáo kia, mâu thuẫn với bạn bè dẫn đến xô xát, muốn nghỉ học vì chán nản chuyện gia đình, vì hoàn cảnh khó khăn, Ở tuổi mới lớn, vì luôn muốn được quan tâm, đôi khi các em thổi phồng vấn đề của mình lên quá mức, khiến cho việc nhỏ trở nên trầm trọng. Nếu không được kịp thời giúp đỡ, khi cảm thấy không ai quan tâm đến mình, các em sẽ tự giải quyết vấn đề và thông thường đó là những cách xử lý tiêu cực, đôi khi gây ra hậu quả vô cùng trầm trọng.
 Thiết nghĩ, trước những tình huống nảy sinh trong quá trình dạy học, với tư cách là giáo viên chủ nhiệm, người thầy cần phải có đủ thời gian, đủ kiên nhẫn, đủ bản lĩnh và quan trọng nhất là phải có đủ tình thương để có thể lắng nghe, thông cảm, thấu hiểu, chia sẻ và định hướng cho các em cách giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, ta không nên chờ đến khi thật sự có vấn đề rồi mới đi tìm cách giải quyết, mà phải phát hiện được vấn đề khi nó còn manh nha, tiềm ẩn, để ngăn chặn kịp thời những tình huống xấu phát sinh. 
 Năm học 2017-2018, tôi nhận chủ nhiệm lớp 9. Có một học sinh nữ rất ngoan luôn là học sinh giỏi từ lớp 6 đến lớp 8. Đầu năm lớp 9, em có biểu hiện lơ là trong học tập. Trong giờ học em không tập trung, mắt lơ đãng nhìn ra ngoài, hay nghỉ học và còn đi học muộn, bài vở không chuẩn bị chu đáo, luôn bị đội cờ đỏ nhắc nhở, hạ loại làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua của lớp. Sinh hoạt cuối tuần, lớp có đưa em ra kiểm điểm, hạ loại. Thấy vậy, một hôm tôi gọi em lại hỏi em chỉ trả lời: “Em xin lỗi cô, em biết là mình đã sai, em xin hứa sẽ sửa chữa và không vi phạm nữa”. Nhìn nét mặt của em tôi thấy em rất buồn, mắt rớm lệ và em quay đi. Lật lại tập phiếu điều tra đầu năm, không thấy em ghi điều gì đặc biệt. Nhưng lòng tôi vẫn phân vân. Ngày hôm sau tôi đã tìm hiểu được hoàn cảnh gia đình em: Mẹ chẳng may mắc phải căn bệnh hiểm nghèo, không thể đi lại được. Nhà nghèo, bố đi làm ăn mãi tận miền Nam kiếm tiền gửi về mua thuốc cho

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_tu_van_tam_li_cho_hoc_sinh_o_truong_th.doc
  • docMau 1(1)-Bia sang kien kinh nghiem.doc