SKKN Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm giảm thiểu số lượng học sinh nữ vắng và bỏ học tại lớp 12A1 trường thpt bá thước 3

SKKN Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm giảm thiểu số lượng học sinh nữ vắng và bỏ học tại lớp 12A1 trường thpt bá thước 3

Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục, nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống học tập, hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển tiềm năng của học sinh trong môi trường giáo dục mà người gần gũi các em hơn ai hết là giáo viên chủ nhiệm. Nếu coi học sinh là những mầm non thì giáo viên chủ nhiệm là người làm vườn trực tiếp chăm sóc cho các mầm chồi ấy.

 Mặt khác, do ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa, lối sống nước ngoài, các tệ nạn xã hội, văn hóa phẩm đồi trụy, tư tưởng sống gấp, hưởng thụ, đang tác động mạnh đến đạo đức, lối sống của học sinh THPT ngày càng sâu sắc, đa dạng và phức tạp, đời sống tâm lý học sinh nói chung, học sinh nữ nói riêng đang có những biến động to lớn với nhiều biểu hiện đáng lo ngại. Tình trạng bạo lực học đường xảy ra ngày càng nghiêm trọng, số vụ nữ sinh đánh nhau, đánh hội đồng tăng lên, tỷ lệ thanh thiếu niên phạm tội, tỷ lệ trẻ vị thành niên nạo phá thai ngày càng tăng lên, một bộ phận học sinh nữ lười học, ngại học, đua đòi ăn chơi, ngày càng diễn biến phức tạp. Vì vậy vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục học sinh trong đó có nữ sinh lớp chủ nhiệm là rất quan trọng

 

doc 20 trang thuychi01 6305
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm giảm thiểu số lượng học sinh nữ vắng và bỏ học tại lớp 12A1 trường thpt bá thước 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC 3
-----š›&š›-----
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM 
NHẰM GIẢM THIỂU SỐ LƯỢNG HỌC SINH NỮ VẮNG VÀ BỎ HỌC TẠI LỚP 12A1 TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC 3
 Người thực hiện: Trịnh Thị Vân
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm
THANH HÓA NĂM 2016
MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu 
3
1.1 Lý do chọn đề tài
3
1.2 Mục đích nghiên cứu
4
1.3 Đối tượng nghiên cứu
4
1.4 Phương pháp nghiên cứu
4
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
5
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 
5
2. 2. Thực trạng đề tài
6
2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện
7
2.3.1. Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của nữ sinh trung học phổ thông.
7
2.3.2. Giáo dục cung cấp cho các em những kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên.
8
2.3.3 .Luôn gần gũi, quan tâm tới học sinh lớp chủ nhiệm.
9
2.3.4. Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh
11
2.3.5 Tư vấn tâm lý cho học sinh nữ lớp chủ nhiệm.
13
2.3.6. Phối hợp với gia đình, giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để giáo duc, giúp đỡ học sinh nữ.
16
2.4.Hiệu quả của đề tài
18
3. Kết luận
19
3.1. Kết luận:
19
3.2. Kiến nghị và đề suất.
20
Tài liệu tham khảo
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài 
	Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục, nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống học tập, hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển tiềm năng của học sinh trong môi trường giáo dục mà người gần gũi các em hơn ai hết là giáo viên chủ nhiệm. Nếu coi học sinh là những mầm non thì giáo viên chủ nhiệm là người làm vườn trực tiếp chăm sóc cho các mầm chồi ấy.
	Mặt khác, do ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa, lối sống nước ngoài, các tệ nạn xã hội, văn hóa phẩm đồi trụy, tư tưởng sống gấp, hưởng thụ, đang tác động mạnh đến đạo đức, lối sống của học sinh THPT ngày càng sâu sắc, đa dạng và phức tạp, đời sống tâm lý học sinh nói chung, học sinh nữ nói riêng đang có những biến động to lớn với nhiều biểu hiện đáng lo ngại. Tình trạng bạo lực học đường xảy ra ngày càng nghiêm trọng, số vụ nữ sinh đánh nhau, đánh hội đồng tăng lên, tỷ lệ thanh thiếu niên phạm tội, tỷ lệ trẻ vị thành niên nạo phá thai ngày càng tăng lên, một bộ phận học sinh nữ lười học, ngại học, đua đòi ăn chơi, ngày càng diễn biến phức tạp. Vì vậy vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục học sinh trong đó có nữ sinh lớp chủ nhiệm là rất quan trọng. 
	Trong gần 10 năm giảng dạy và làm công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT Bá Thước 3, trường đóng trên địa bàn kinh tế khó khăn, dân trí thấp, học sinh trong trường đa số là dân tộc Thái, vì vậy đa số học sinh nhất là học sinh nữ chưa có động cơ mục đích học tập rõ ràng, trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế, nhiều phong tục tập quán lạc hậu còn tồn tại nhất là nạn tảo hôn còn phổ biến, vì vậy nhiều em nữ sinh còn có những nhận thức chưa đúng đắn về giới tính, các em thiên về sống cảm tính, nhạy cảm với nhiều vấn đề trong đó có quan hệ tình bạn và tình yêu nam nữ, vì vậy mà các em rất nhanh chóng tiến tới tình yêu, hôn nhân khi đang còn ở lứa tuổi cắp sách tới trường, để lại nhiều hệ lụy đau lòng làm vợ, làm mẹ khi tuổi đời còn quá trẻ, mất đi cơ hội học tập, trưởng thành và hòa nhập vào xã hội, hàng năm số lượng nữ sinh bỏ học ngày càng tăng lên trong trường. Xuất phát từ thực tế trên tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm giảm thiểu số lượng học sinh nữ vắng và bỏ học tại lớp 12A1, trường THPT Bá Thước 3” nhằm cố gắng giáo dục tốt hơn học sinh lớp tôi chủ nhiệm, góp phần ổn định số lượng học sinh trong nhà trường, đưa các phong trào nhà trường đi lên vững mạnh và xã hội có được những người công dân tốt trong tương lai.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm này cung cấp kinh nghiệm riêng trong việc giáo dục nữ sinh lớp chủ nhiệm với mục đích:	
- Giúp giáo viên chủ nhiệm lớp ở bậc học phổ thông nhận thấy rõ hơn vai trò ý nghĩa của công tác chủ nhiệm lớp mà việc giáo dục, tác động đến nữ sinh lớp chủ nhiệm là yếu tố quan trọng không thể xem thường. Đồng thời tôi muốn qua sáng kiến kinh nghiệm này nói lên những kinh nghiệm của bản thân trong việc giáo dục nữ sinh lớp chủ nhiệm để các thầy cô giáo đồng nghiệp cùng xem xét, bàn bạc trao đổi những mong có thể ứng dụng vào thực tiễn góp phần nhỏ bé làm tăng chất lượng giáo dục toàn diện học sinh và làm cho công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả cao hơn.
- Học sinh được trang bị những kiến thức cần thiết về giới tính, tình bạn, tình yêu chân chính, biết cách điều chỉnh hành vi, cách cư xử của bản thân, biết cách vượt qua những rào cản tâm lý, những khó khăn trong cuộc sống, học tập, xác định được mục đích, động cơ học tập rõ ràng, hăng hái học tập, lao động sáng tạo, tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể, trong quá trình học tập ở trường phổ thông cũng như các môi trường học tập và làm việc sau này.
- Người viết cũng mong muốn nhận được những ý kiến phản hồi, những đánh giá, trao đổi của quý thầy cô đồng nghiệp để cùng hoàn thiện hơn nữa đề tài sáng kiến kinh nghiệm này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu về thực trạng của trường THPT Bá Thước 3 trong những năm qua, đặc biệt là năm học 2015 – 2016 để áp dụng cho năm học tới.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu đề cập đến học sinh nữ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm này, người viết đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập những thông tin lý luận về vai trò GVCN lớp trong công tác chăm sóc, hỗ trợ học sinh nữ, học sinh dân tộc thiểu số, giáo dục giới tính, tư vấn tâm lý học đường, trong các tài liệu, giáo trình giáo dục, các bài tham luận trên Internet.
Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của học sinh.
Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với các giáo viên bộ môn, học sinh, hội cha mẹ học sinh, bạn bè và hàng xóm của học sinh.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khảo những bản báo cáo , tổng kết hàng năm của nhà trường. Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn. 	Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong trường mình.
Phương pháp thử nghiệm: Thử áp dụng các giải pháp vào công tác chủ nhiệm lớp 12A1 trường THPT Bá Thước 3 năm học 2015-2016.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài.
2.1.1.Cơ sở lý luận
	Lứa tuổi THPT là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Ở các em gái tuổi dậy thì bắt đầu từ 10-13 tuổi và kết thúc vào 17 - 19 tuổi. Đặc trưng của giai đoạn này là sự phát triển mạnh mẽ cả về thể chất, tâm lý, tình cảm và khả năng hòa nhập xã hội, cộng đồng.
	Những biến đổi về tâm lý tình cảm: Học sinh nữ THPT khi bước tới tuổi dậy thì các em bước tới ngưỡng cửa của người lớn. Các em muốn được đối xử như người lớn, muốn thoát khỏi những ràng buộc của cha mẹ và gia đình, các em muốn được độc lập trong suy nghĩ và hành động, muốn thử sức mình, khám phá những cái mới để khẳng định mình là người lớn. Các em thích giao tiếp với bạn bè cùng lứa hay những người ở lứa tuổi lớn hơn và dễ dàng bộc lộ tâm sự với bạn bè. Cũng trong chính giai đoạn này các em bắt đầu quan tâm đến bạn khác giới và xuất hiện những cảm xúc mới lạ. Điều này khiến các em rất có ý thức về cơ thể và giới của mình và có những rung cảm khi nghĩ về một người bạn khác giới. Có lúc những rung cảm này trở nên quá mãnh liệt, khi lý trí chưa đủ để giúp các em làm chủ được mình, khiến các em có những hành vi chưa đúng mực, có hại cho sức khỏe trong quan hệ với bạn khác giới. Chưa kể ngày nay sự bùng nổ công nghệ thông tin có tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ đến học sinh THPT, nên suy nghĩ, hành động của các em bị ảnh hưởng rất lớn từ nguồn tiếp thu thông tin đa dạng, đa chiều, đa sắc màu, vô cùng phong phú từ internet, phim ảnh, báo chí,...tạo cho giới trẻ chủ nghĩa anh hùng cá nhân thích thể hiện mình cộng với tâm lý đang thay đổi dẫn đến dễ có những quyết định bồng bột. Mặc dù giai đoạn dạy thì có tầm quan trọng nhưng rất ít người có hiểu biết về kiến thức, thái độ và các hành vi liên quan cùng với nhu cầu hỗ trợ xã hội của lứa tuổi này.
	Con người sinh ra và lớn lên ai cũng trải qua tuổi vị thành niên, nhất là các em nữ sinh THPT thì giai đoạn này rất quan trọng trải qua với nhiều biến đổi về cơ thể, tâm lý, tình cảm nhưng thường được xem là chuyện riêng tư kín đáo, không dễ chia sẻ, bày tỏ dẫn đến tâm lý ngại ngùng, xấu hổ và im lặng. Vì vậy các em cần được cung cấp, hướng dẫn để hiểu quá trình biến đổi của bản thân mình. Đồng thời các em cần được người lớn thông cảm, khuyến khích, tạo điều kiện để các em nói lên những băn khoăn thắc mắc của mình. Các em cần được người lớn giúp đỡ, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc, chia sẻ những cảm xúc để các em vượt qua được giai đoạn chuyển tiếp này và vững bước tới tương lai.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
- Bức tranh toàn cảnh về công tác chủ nhiệm ở trường phổ thông nói chung, trường THPT nói riêng cho thấy bên cạnh những đóng góp tích cực cho chất lượng giáo dục cũng còn những hạn chế. Đó là nhận thức của giáo viên về ý nghĩa, vai trò của công tác chủ nhiệm còn có nơi, có lúc chưa khách quan, toàn diện. Một số giáo viên được phân công làm chủ nhiệm còn chưa tâm huyết với công việc, ngại khó, ngại khổ mặc dù hiểu rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ chủ nhiệm lớp. Lại cũng có những giáo viên mà năng lực điều hành, quản lý lớp chủ nhiệm còn hạn chế, ...
- Về công tác giáo dục, giúp đỡ, hỗ trợ tâm lý học sinh nữ ở lớp chủ nhiệm nói riêng lại càng ít được các lực lượng giáo dục và cả bản thân giáo viên chủ nhiệm quan tâm. Hoặc chưa có biện pháp hiệu quả để giúp đỡ, chăm sóc, hỗ trợ tâm lý học sinh nữ ở lớp chủ nhiệm đạt kết quả. Vì vậy ở nhiều lớp một bộ phận học sinh nữ có rất nhiều biểu hiện tiêu cực như bỏ giờ, bỏ tiết, nghỉ học thường xuyên, chơi bời tụ tập, nhuộm tóc, tụ tập nhóm gây kích động bạo lực học đường, thậm chí còn có những nữ sinh bỏ nhà đi, dọa tự tử, tự tử, bỏ học, thậm chí có bầu, kết hôn sớm,... Tỷ lệ học sinh nữ vắng học, bỏ học ở các lớp trong trường ngày càng tăng lên. Vì vậy cần phải tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra biện pháp giáo dục hiệu quả là một vấn đề vô cùng cần thiết trong công tác giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm.
2.2. Thưc trạng vấn đề
Trường THPT Bá Thước 3 là một trường miền núi thuộc Huyện Bá Thước. Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp, nền kinh tế của địa phương thuộc vùng tuyển sinh nhà trường chậm phát triển, nghèo nàn, lạc hậu. Phần đông học sinh trong lớp học yếu, khả năng nhận thức còn nhiều hạn chế, các em chưa xác định được động cơ mục đích học tập nên các em ngại học, lười học dẫn đến vắng học, bỏ học.
Phần lớn học sinh của lớp là con của các gia đình thuần nông, hoàn cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, ít có điều kiện để chăm lo cho việc học tập của con em mình. Đặc biệt một số gia đình cả bố và mẹ đều đi làm ăn xa, nên việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường còn nhiều hạn chế (như hs: Hà Thị Phúc, Lục Thị Châm, Ngân Thị Lệ cả bố, mẹ đều đi làm ăn trong Miền Nam...). Số học sinh thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo năm 2015-2016 của lớp là 21/33 (chiếm tỉ lệ 63,6%); Học sinh mồ côi là 1em, học sinh người dân tộc thiểu số là 32/33 (chiếm tỉ lệ 97%) nên ảnh hưởng phần nào đến chất lượng giáo dục của lớp. 
 	Học sinh trong lớp chủ yếu thuộc các xã Lũng Cao, Cỗ Lũng, nhiều em phải đi học qua suối, qua đồi núi, đường xá đi lại khó khăn dẫn đến học sinh đi chậm, nghỉ học nhiều nhất là những ngày mưa lũ. Một số học sinh thuộc xã Thành Lâm, Thành Sơn ở xa trường (hơn 10km) các em phải trọ lại thiếu sự quan tâm, quản lý của gia đình, điều kiện hoàn cảnh ở các nhà trọ, thiếu thốn điều kiện sinh hoạt, dẫn đến các em bi quan, chán nản, xao nhãng việc học hành, cũng là nguyên nhân dẫn tới chán học, vắng học và bỏ học.
Do nhận thức và hiểu biết của một bộ phận học sinh và phụ huynh còn hạn chế, các em thiếu kiến thức và hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên, quan hệ tình bạn và tình yêu nam nữ, cộng với một số tập tục lạc hậu còn tồn tại (như bắt dâu, ở rễ, tảo hôn,...) nên một bộ phận học sinh nữ, bỏ học lập gia đình. 
	Năm học 2013-2014 lớp tôi chủ nhiệm ban đầu có 40 học sinh trong đó có 35 học sinh nữ, sau học kỳ 1 có 3 em bỏ học lập gia đình, hết năm 10, có 4 em nghỉ học lập gia đình. Năm học 2014-2015, hết lớp 11 có 2 em nghỉ học, 1 em có thai ngoài ý muốn nên phải nghỉ học lập gia đình, 1 em do điều kiện gia đình nên nghỉ học sớm. 
Tất cả học sinh bỏ học của lớp đều là học sinh nữ. Mặc dù đã có sự phối kết hợp chặt chẻ với gia đình học sinh, ban đại diện hội cha mẹ lớp, đi thăm gia đình học sinh, tìm hiểu nguyên nhân bỏ học, động viên các em bỏ học quay trở lại trường học, nhưng các em chỉ quay trở lại đi học trong một thời gian rất ngắn sau đó lại bỏ học. Ngoài số học sinh bỏ học thì số lượt học sinh nữ của lớp vắng học ở lớp 10, 11 rất nhiều từ 20 - 40 lượt học sinh nghỉ học/1 tuần. Từ thực trạng trên, là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi đã băn khoăn, trăn trở rất nhiều, vừa là lương tâm, vừa là trách nhiệm mình cần phải làm gì để duy trì sĩ số học sinh trong năm học cuối cấp, để các em có đủ hành trang bước vào đời. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn đề ra một số biện pháp và áp dụng ở lớp 12A1 do tôi làm chủ nhiệm, kết quả đạt được rất khả quan và tạo được một bước đột phá trong công tác chủ nhiệm. Những kinh nghiệm nhỏ của tôi xin chia sẻ cùng đồng nghiệp trong SKKN “ Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm giảm thiểu số lượng học sinh nữ vắng và bỏ học tại lớp 12A1, trường THPT Bá Thước 3”.
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của nữ sinh trung học phổ thông.
Học sinh THPT ở độ tuổi 15-18, các em chưa phải là người lớn nhưng cũng không còn là trẻ con, có khả năng nhận thức nhưng những nhận thức của các em chưa thật sự chín chắn và có thể sẽ sai lệch nếu không được định hướng. Đa số các em còn lệ thuộc vào cha mẹ về cả kinh tế lẫn tinh thần. Tuy nhiệm vụ chính là học tập, nhưng các em thường phải đối mặt với rất nhiều áp lực, từ nhiều phía: gia đình, nhà trường, xã hội. Ở nhà, đó là những yêu cầu, kỳ vọng của cha mẹ, ông bà, là bầu không khí trong gia đình, là mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ, Ở trường, là áp lực về học tập, quan hệ với thầy cô, bạn bè,.. Ngoài xã hội, các em phải đối mặt với những cám dỗ của các trò chơi, các trang thông tin mạng, Và riêng bản thân các em cũng phải lúng túng với những vấn đề mới nảy sinh: những thay đổi về tâm sinh lý, tình yêu tuổi học trò, việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, Cá biệt, có những em vấp phải vấn đề nghiêm trọng hơn: lệch lạc về giới tính, bạo hành gia đình, tệ nạn xã hội, Đối diện với những vấn đề phức tạp đó, rất nhiều em sẽ không biết nhìn nhận, giải quyết vấn đề như thế nào cho hợp lý. Trong những trường hợp như thế, học sinh rất cần đến sự chia sẻ, sự thông hiểu từ người thân: gia đình, bạn bè, Thế nhưng trong cuộc sống, người lớn chúng ta thường đòi hỏi các em phải có ý thức trách nhiệm, có thái độ hợp lý, có tính độc lập, nhưng mặt khác lại cũng đòi hỏi các em phải chịu sự sắp đặt của người lớn. Vì vậy, thay vì cho con những lời khuyên, các bậc cha mẹ lại thường nói với con cái những câu đại loại như: Con phải , Con người ta  còn con thì , Hồi đó ba (mẹ) ,  Không muốn bị áp đặt, không muốn bị so sánh, và không muốn nghe bố mẹ kể "chuyện đời xưa", con cái thường che giấu bố mẹ những điều mà các em đang trăn trở, những vướng mắc của bản thân,  Lâu dần, vì lý do này hay lý do khác, các em đâm ra đề phòng bố mẹ, thầy cô, thủ thế với bạn bè. Trong khi đó, trên báo chí, trên các trang mạng xã hội, lại đầy những thông tin bất lợi đối với các em – những "người lớn - trẻ con" chưa đủ sức sàng lọc để lựa chọn, giữ lại những điều tốt và loại bỏ cái xấu. Vì vậy các em có thể bị mất thăng bằng bởi chính những điều tưởng như vặt vãnh ấy nếu không được những người xung quanh quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ kịp thời". 
Có thể nói, lứa tuổi 15-18 là một trong những giai đoạn khủng hoảng và khó khăn trong cuộc đời của mỗi người. Sự trợ giúp kịp thời và đúng đắn từ phía người lớn là một nhu cầu bức thiết đối với các em, đặc biệt là khi các em đã rơi vào sự khủng hoảng tâm lý. Học sinh cần được giãi bày, cần được tâm sự, cần được những lời khuyên đúng đắn từ người lớn, mà gần gũi với các em nhất chính là cha mẹ, thầy cô. Và khi không thể có được điều đó từ gia đình, nhiều em đã xem thầy cô như một chỗ dựa tinh thần. Cho các em những lời khuyên, định hướng đúng đắn cho các em con đường phải đi, giúp các em tìm lại niềm tin, niềm vui trong cuộc sống,
2.3.2. Giáo dục cung cấp cho các em những kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên.
	Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi nhận thấy việc giáo dục giới tính cho học sinh là việc làm rất cần thiết. Vì giáo dục giới tính là quá trình tác động hướng vào việc vạch ra những phẩm chất, nhân cách của con người. Ngày nay, do chất lượng cuộc sống ngày càng nâng lên, sự bùng thông tin với nhiều phương tiện nghe, nhìn, sách, báo, phim ảnh về cuộc sống gia đình, tình bạn, tình yêu, quan hệ nam nữ là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển sớm về giới tính ở trẻ, đặc biệt là học sinh nữ THPT. Học sinh THPT thuộc lứa tuổi thanh niên mới lớn, đây là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi con người nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp. Do vậy, để học sinh THPT có kiến thức và hiểu biết về giới tính thì vấn đề giáo dục giới tính cho các em là “nhu cầu” cần thiết. Giáo dục giới tính trong trường THPT sẽ trang bị cho các em có thái độ, hành vi đúng đắn trong giải quyết các mối quan hệ với bạn bè khác giới đặc biệt sẽ làm chủ trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tình yêu, hôn nhân và gia đình để góp phần xây dựng cuộc sống lành mạnh, tốt đẹp.
	Do học sinh lớp tôi chủ nhiệm đa phần là học sinh nữ dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Thái nên vấn đề giáo dục giới tính từ gia đình là rất khó khăn, đa phần phụ huynh né tránh việc giáo dục giới tính cho các em, các em sinh ra và lớn lên ở các buôn làng nên việc giao tiếp, trao đổi, băn khoăn thắc mắc về tâm sinh lý lứa tuổi các em thường rụt rè không giám hỏi và thường giữ kín trong lòng, ngoài ra quan niệm hủ tục lạc hậu còn tồn tại trong đời sống gia đình mỗi học sinh mà nạn tảo hôn rất phổ biến nên việc giáo dục kiến thức về sức khỏe sinh sản cho các em trở nên vô cùng cần thiết. Vì vậy thông qua các tiết sinh hoạt lớp tôi dành thời giờ để giáo dục giới tính cho các em như các bài cần phải học theo các nội dung:
	+ Đặc điểm tâm lý con người: Những đặc điểm về sinh lý tình dục, sự phát triển sinh lý cơ thể như: chiều cao, cân nặng, cấu trúc và chức năng của cơ quan sinh dục, cấu tạo cơ quan sinh dục nam nữ, đời sống tình dục, kinh nguyệt, sinh nở, cho con bú, những kiến thức về sức khỏe, sinh đẻ có kế hoạch, các bệnh thông thường, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, vệ sinh cơ quan sinh dục, sự thụ thai, hậu quả của việc có thai sớm.
	+ Đặc điểm giới tính về đạo đức xã hội, thẩm mỹ như quan hệ cư xử với mọi người, với bạn khác giới, tác phong tư thế, phẩm chất đạo đức theo giới tính, quan niệm về cái đẹp, sự rèn luyện để tạo nên cái đẹp chân tình và bền vững, pháp luật liên quan đến cuộc sống gia đình như luật hôn nhân và gia đình, trách nhiệm của con người trong gia đình và xã hội, phương hướng rèn luyện con người về mặt giới tính, những đặc điểm về đời sống tâm lý con người, tâm lý giới tính theo lứa tuổi,...
	+ Những vấn đề về quan hệ bạn khác giới và tình yêu nam nữ, xây dựng tình bạn, tình yêu chân chính. 
	Qua các tiết sinh hoạt lớp tôi cho các em hoạt động ngoại khóa

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_trong_cong_tac_chu_nhiem_nham_giam_thi.doc