SKKN Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 10

SKKN Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 10

Sinh thời Bác Hồ đã dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây

 Vì lợi ích trăm năm trồng người”

Để làm tốt được lời dạy của Bác, người giáo viên không chỉ có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt mà còn đòi hỏi phải có năng lực tổ chức quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục, đó là nhiệm vụ hết sức nặng nề, khó khăn đối với những người làm nghề trồng người bởi “sản phẩm” lao động là những con người.

 Trong những năm gần đây, khi mà ngành công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão thì chúng ta đều nhận thấy rằng đạo đức, lối sống lại bị suy thoái ngày một gia tăng, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên, lứa tuổi học sinh.

 Đối với học sinh lớp 10, lứa tuổi chập chững bước sang giai đoạn biến đổi về mặt tâm sinh lí, nên các em rất dễ thay đổi tính nết, dễ xa ngã và bị lôi kéo, lứa tuổi đang và muốn tự khẳng định mình trước mọi người.

 Để giúp các em không bị tác động xấu bởi những tệ nạn của xã hội, có thể phân biệt được giữa cái đúng và cái sai, cái thiện và cái ác, cái xấu và cái đẹp thì giáo viên chủ nhiệm lớp phải là người “kỹ sư tâm hồn” có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề, tận tâm với học sinh, gần gũi với học sinh và biết hy sinh thật sự cho học sinh, tự xây dựng cho mình một số biện pháp phù hợp giúp các em trở thành những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước – có cả đức lẫn tài. Bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó; Người có tài mà không có đức là người vô dụng”.

 

doc 23 trang thuychi01 13822
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT LƯU ĐÌNH CHẤT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 10
Người thực hiện: Lê Thị Dung
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm.
THANH HOÁ NĂM 2018
	Môc LỤC
Đề mục
Trang
Mục lục 
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài 
1
1.2. Mục đích nghiên cứu 
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến 
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
4
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
5
2.3.1. Biện pháp thứ nhất: Nắm chắc tình hình của lớp, đối tượng học sinh để đưa ra những biện pháp giáo dục thích hợp 
6
2.3.2. Biện pháp thứ hai: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp: xếp chỗ ngồi, học nội quy lớp
8
2.3.3. Biện pháp thứ ba: Bầu ban cán sự lớp quản lí, điều hành lớp
11
2.3.4. Biện pháp thứ tư: Xây dựng các hình thức thi đua từng tổ, từng cá nhân 
14
2.3.5. Biện pháp thứ năm: Tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp
14
2.3.6. Biện pháp thứ sáu: Rèn kỹ năng sống cho học sinh
15
2.3.7. Biện pháp thứ bảy: Phối hợp với các lực lượng giáo dục khác
16
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
18
3. Kết luận, kiến nghị
19
3.1. Kết luận
19
3.2. Kiến nghị
20
4. Tài liệu tham khảo 
21
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 10”
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Sinh thời Bác Hồ đã dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây
	 Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Để làm tốt được lời dạy của Bác, người giáo viên không chỉ có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt mà còn đòi hỏi phải có năng lực tổ chức quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục, đó là nhiệm vụ hết sức nặng nề, khó khăn đối với những người làm nghề trồng người bởi “sản phẩm” lao động là những con người.
 Trong những năm gần đây, khi mà ngành công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão thì chúng ta đều nhận thấy rằng đạo đức, lối sống lại bị suy thoái ngày một gia tăng, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên, lứa tuổi học sinh.
 Đối với học sinh lớp 10, lứa tuổi chập chững bước sang giai đoạn biến đổi về mặt tâm sinh lí, nên các em rất dễ thay đổi tính nết, dễ xa ngã và bị lôi kéo, lứa tuổi đang và muốn tự khẳng định mình trước mọi người.
 Để giúp các em không bị tác động xấu bởi những tệ nạn của xã hội, có thể phân biệt được giữa cái đúng và cái sai, cái thiện và cái ác, cái xấu và cái đẹp thì giáo viên chủ nhiệm lớp phải là người “kỹ sư tâm hồn” có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề, tận tâm với học sinh, gần gũi với học sinh và biết hy sinh thật sự cho học sinh, tự xây dựng cho mình một số biện pháp phù hợp giúp các em trở thành những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước – có cả đức lẫn tài. Bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó; Người có tài mà không có đức là người vô dụng”.
 Ngày nay, giáo viên chủ nhiệm có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển về đạo đức, nhân cách, trí tuệ và các kỹ năng sống của học sinh. Do đó giáo viên chủ nhiệm là một trong những nhân tố thúc đẩy sự hình thành nhân cách của học sinh, mang lại một phần kết quả rèn luyện đạo đức, học tập của các em.
 Thực tiễn hiện nay ở trường THPT Lưu Đình Chất tôi nhận thấy, trong tất cả các giờ ra chơi học sinh chỉ vùi đầu vào chiếc điện thoại di động, học sinh bỏ học để vào các quán Internet, quán bi-a, quán xèng... vẫn còn nhiều. Chính vì vậy công tác chủ nhiệm được Ban giám hiệu đặc biệt chú trọng và quan tâm, tuy nhiên đội ngũ giáo viên kiêm nghiệm chủ nhiệm lớp chưa một lần được qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ đối với công tác chủ nhiệm lớp. Chỉ hoạt động bằng kinh nghiệm nhiều năm làm công tác chủ nhiệm. 
 Xuất phát từ những lí do trên, bản thân tôi, với hơn mười năm làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn tìm cho mình những giải pháp tối ưu nhất để áp dụng vào công tác chủ nhiệm sao cho đạt hiệu quả tốt nhất, giúp các em hình thành nhân cách, tránh xa các tệ nạn xã hội. Đây là lí do tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 10” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình nhằm góp một phần kinh nghiệm giúp giáo viên chủ nhiệm nói chung, giáo viên chủ nhiệm lớp 10 nói riêng làm tốt hơn công tác chủ nhiệm lớp của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích:
 a. Ghi lại những kinh nghiệm mà bản thân đã đúc kết trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh.
 b. Chia sẻ với đồng nghiệp và bạn bè những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã vận dụng và đã thành công trong công tác chủ nhiệm.
 c. Mong nhận được những ý kiến đóng góp tâm đắc, nhiệt tình từ Ban giám hiệu, các đồng nghiệp và bạn bè để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 - Học sinh lớp chủ nhiệm 10C4, năm học 2017 – 2018.
 - Sĩ số học sinh: 40 em
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 a. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết 
- Tìm hiểu những kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh lớp 10 của các đồng nghiệp thông qua một số sáng kiến liên quan đến công tác chủ nhiệm.
 b. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Điều tra tình hình lớp (hồ sơ)
- Trao đổi với giáo viên bộ môn, cha mẹ học sinh, học sinh, đoàn thanh niên.
- Lập mẫu sơ yếu lý lịch để học sinh tự điền theo mẫu.
 c. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
- Kết quả cụ thể trong năm học 2017 – 2018
- Tìm ra những việc làm còn hạn chế, những việc tích cực để phát huy.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
- Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm quản lí công tác giáo dục và đào tạo học sinh ở lớp mình chủ nhiệm. Là người chịu toàn bộ trách nhiệm trước Ban giám hiệu và hội đồng nhà trường về mọi vấn đề thuộc lớp mình chủ nhiệm.
- Giáo viên chủ nhiệm là người quản lí toàn diện học sinh lớp mình chủ nhiệm. Để làm được điều đó, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm vừa quản lí tập thể học sinh, vừa quan tâm giám sát đến từng cá nhân trong lớp về mọi mặt: học tập, rèn luyện, lao động, hướng nghiệp, kỹ năng sống và sinh hoạt tập thể.
- Giáo viên chủ nhiệm là người mẹ thứ hai, là nhân vật chủ đạo trong việc hình thành nhân cách cho từng học sinh, giúp học sinh có được những kỹ năng khi hòa nhập vào xã hội.
- Giáo viên chủ nhiệm là người yêu nghề, say sưa với công tác giáo dục, có tinh thần trách nhiệm và lòng tự trọng cao, có lương tâm nghề nghiệp vững vàng. Khiêm tốn, cầu tiến, tích cực, tự hoàn thiện không ngừng. Mẫu mực, trung thực trong cuộc sống.
- Giáo viên chủ nhiệm cần tự trang bị cho mình nhiều thủ thuật lôi cuốn đa dạng để khi cần có thể tung ra trước học sinh nhằm tạo sự gần gũi, thân mật giữa cô và trò, giữa trò với trò. 
- Giáo viên chủ nhiệm là người có khả năng sáng tạo trong công tác giáo dục, dạy học, có khả năng thu thập, tích luỹ tri thức, để ngày càng nâng cao hoặc mở rộng tầm hiểu biết của mình, có khả năng kích hoạt, gây hào hứng nhằm khơi dậy sự hứng thú và động cơ học tập và rèn luyện đạo đức ở học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm là chỗ dựa tinh thần của học sinh để các em có thể nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ, hướng dẫn kịp thời. Giúp các em phát triển về mọi mặt chứ không chỉ là về học tập hay đạo đức.
 Từ những cơ sở lí luận trên, tôi nhận thấy để trở thành một giáo viên chủ nhiệm giỏi cần xây dựng cho riêng mình những giải pháp phù hợp, những kinh nghiệm thực tiễn để giáo dục nhân cách cho học sinh một cách toàn diện.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Trong giai đoạn hiện nay, với sự quan tâm đầu tư của Đảng, nhà nước cùng với sự hỗ trợ tích cực từ phía xã hội. Được sự quan tâm của Ban giám hiệu và Công đoàn nhà trường, lãnh đạo địa phương, của đồng chí và đồng nghiệp đã mang lại không ít những thuận lợi cho công tác chủ nhiệm trong nhà trường. Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục của nhà trường ngày một khang trang, đầy đủ, đảm bảo cho việc dạy và học. Bên cạnh đó, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã hỗ trợ cho giáo viên và phụ huynh trong việc liên lạc, trao đổi, nắm bắt nhanh những thông tin cần thiết trong phối hợp giáo dục, đồng thời hỗ trợ tích cực cho hoạt động dạy của giáo viên trong những giờ lên lớp, trong những hoạt động tập thể khiến học sinh cảm thấy hứng thú hơn. Sự phối kết hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường ngày càng trở nên chặt chẽ.
 Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi kể trên, công tác chủ nhiệm lớp còn gặp không ít những khó khăn, thách thức. Trong thời đại khoa học công nghệ và kinh tế thị trường hiện nay, ngoài những tiện ích to lớn mà nó mang đến cho nhân loại thì kèm theo đó là hàng loạt các tác động tiêu cực đến đối tượng học sinh, xu hướng đua đòi chưng diện theo trang phục, mái tóc của các ca sĩ, diễn viên trong phim ảnh không lành mạnh và đặc biệt là game online. Chính những vấn đề này ảnh hưởng không ít đến việc học tập, việc hình thành nhân cách, đạo đức của học sinh và gây ra rất nhiều khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. 
 Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều công nghệ kinh doanh chỉ chú ý đến lợi nhuận. Hầu hết các điểm truy cập Internet đều trang bị những trò chơi bạo lực thu hút học sinh. Vì thế, hiện tượng trốn tiết, giấu tiền học phí để chơi game là điều không tránh khỏi. Không những thế, hậu quả do những tác động của những trò chơi nguy hiểm này dẫn đến các hành vi bạo lực khôn lường. 
 Mặt khác, nhiều gia đình do quá bận rộn với công việc nên thời gian dành cho việc giáo dục con cái không nhiều, gần như phó mặc cho nhà trường và xã hội, thậm chí cung cấp tiền bạc dư thừa không nghĩ đến hậu quả. Nhiều phụ huynh chỉ gặp gỡ trao đổi với giáo viên chủ nhiệm trong các buổi họp phụ huynh trong một năm học. Còn chủ yếu là trao đổi qua điện thoại trong những trường hợp cần thiết. Trẻ thiếu thốn tình cảm, thiếu sự quan tâm của gia đình, dễ bị kẻ xấu lôi cuốn sa ngã. Một số em do được chiều chuộng và chăm sóc quá chu đáo nên nảy sinh tính ích kỷ, ương bướng, khó bảo.
 Hơn nữa ở lứa tuổi này, tâm sinh lí của các em đang phát triển mạnh, các em ngày càng có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích giao lưu, đua đòi, thích sự khẳng định mình... trong khi kiến thức về xã hội, gia đình, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, nên chiều hướng học sinh hư, lười học, hiện tượng bỏ giờ, trốn tiết, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức ngày càng nhiều.
 Đó là khó khăn về mặt khách quan gây cản trở cho những người làm công tác chủ nhiệm lớp.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận những thiếu sót về phía đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Một bộ phận giáo viên chưa thật nhiệt tình, còn thờ ơ, xem nhẹ công tác chủ nhiệm chỉ chú tâm vào bồi dưỡng chuyên môn, một phần do công việc giảng dạy chiếm nhiều thời gian, hiệu quả công tác chủ nhiệm ít nhiều bị ảnh hưởng. Một thiếu sót khác là nhiều giáo viên chủ nhiệm tiến hành công việc khá cảm tính, chưa có phương pháp chủ nhiệm sáng tạo thích hợp. Có người quá nghiêm khắc, có người quá dễ dãi. Người nghiêm khắc gò ép học sinh theo khuôn khổ một cách máy móc. Và như thế, về mặt tâm lí, cả giáo viên và học sinh đều như bị áp lực. Người dễ dãi thì lại buông lỏng công tác quản lí, thiếu quan tâm sâu sát. Thực tế, nhiều khi giữa thầy cô chủ nhiệm và học sinh không phải bao giờ cũng tìm được tiếng nói chung.
Để khắc phục những khó khăn trên trong công tác chủ nhiệm không phải là điều dễ dàng và đơn giản. Tuy nhiên, tôi xin được mạnh dạn đưa ra một số biện pháp mà bản thân đã áp dụng và đã đạt được kết quả giáo dục cao để các đồng nghiệp cùng chia sẻ. 
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 2.3.1. Biện pháp thứ nhất: Nắm chắc tình hình của lớp, đối tượng học sinh để đưa ra những biện pháp giáo dục thích hợp
 - Đối với học sinh lớp 10 là học sinh đầu cấp, lại tập trung nhiều xã với nhau nên hoàn cảnh, tính cách khác nhau. Vì vậy ngay sau khi nhận lớp giáo viên chủ nhiệm cần khảo sát đối tượng thông qua việc cho học sinh tiến hành làm bản khai lý lịch trích ngang của các em.
Nội dung lý lịch học sinh lớp 10 bao gồm:
 Họ và tên học sinhNam/ nữ..
 Ngày tháng năm sinh : ........................................................
 Nơi sinhDân tộc...........
 Nơi ở hiện nay.thôn.xóm.xãhuyện..tỉnh
 Hộ khẩu thường trú ở đâu
 Đã vào đoànchưa vào đoàn. ở đâu .năm.
 Năm học lớp 9 xếp loại học lực........ hạnh kiểm..................
 Đã đạt giải .... học sinh giỏi tỉnh môn..................................
 Đẫ từng làm cán bộ lớp ....................................................... 
 Bằng tốt nghiệp THCS xếp loại .........
 Có chứng chỉ nghề .. xếp loại ..................
 Con thương binh hạng mấy.Con liệt sĩcon mồ côi.
 Gia đình thuộc hộ nghèo , cận nghèo 
 Họ tên chanăm sinhnghề nghiệp.
 Họ tên mẹ..Năm sinhnghề nghiệp
 Họ tên người giám hộnghề nghiệp.
 Gia đình có mấy anh chị em
 Họ tên anh, chị hiện đang học tại trường THPT Lưu Đình Chất
 Họ và tên lớp..
 Ước mơ tương lai làm gì, học trường gì., ngành nào
 Số điện thoại liên hệ
- Tiếp theo giáo viên chủ nhiệm tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ công tác chủ nhiệm. Cụ thể:
 + Học sinh khuyết tật.
 + Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
 + Học sinh cá biệt về đạo đức.
 + Học sinh chậm, yếu.
 + Học sinh có năng lực đặc biệt. 
* Đối với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn:
 - Với những học sinh nghèo, ngoài chế độ miễn giảm theo quy định, ngay từ đầu năm học tôi báo cáo với nhà trường, liên hệ với cha mẹ học sinh giúp đỡ các em có đầy đủ sách vở khi đi học. (Nguồn sách vở này được quyên góp từ những học sinh học khóa trước, những em không có em, không dùng đến bộ sách lớp 10, tôi vận động các em gom góp gửi vào thư viện để dành cho những em học sinh khó khăn trong năm học sau). 
* Đối với học sinh khuyết tật:
 - Với những học sinh khuyết tật trí tuệ tham gia học tập hòa nhập có những khó khăn, thiệt thòi. Cho nên giáo viên chủ nhiệm cần:
 + Thiết kế điều chỉnh các hoạt động giáo dục vào từng nội dung, từng hoạt động, tạo cơ hội động viên, khuyến khích các em tham gia hoạt động.
 + Thông qua sự tác động phù hợp giúp các em nâng cao nhận thức, phát triển khả năng giao tiếp.
 + Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh. Tạo cho các em có được cảm giác an toàn, được tôn trọng giúp học sinh khuyết tật bớt mặc cảm, tự ti; bằng cách giáo dục ý thức, xây dựng vòng tay bạn bè (nhóm bạn bè).
* Đối với học sinh cá biệt về đạo đức:
 - Tìm hiểu về gia đình: gia đình có hòa thuận không, có thiếu quan tâm đến các em hay không, hay các em bị bạn bè rủ rê. Từ đó, dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc, hãy là người bạn chân thành và vị tha của các em, chia sẻ với các em trong vai trò là một người bạn và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời. Nếu có thể gắn trách nhiệm cho các em bằng cách giao cho các em một chức vụ trong lớp để từng bước điều chỉnh mình.
* Đối với học sinh chậm, yếu:
 - Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học yếu, yếu môn nào. Sau đó lập kế hoạch giúp đỡ các em. Tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm các em nhụt chí, xấu hổ trước bạn bè.
 2.3.2. Biện pháp thứ hai: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp: xếp chỗ ngồi, học nội quy lớp 
 Như chúng ta đã biết, muốn công việc có hiệu quả trước hết ta phải lập kế hoạch rõ ràng, khoa học cho công việc đó. Công tác chủ nhiệm lớp cũng vậy. Đó là một nhiệm vụ khó khăn, vất vả và đòi hỏi sự làm việc khoa học, tránh tình trạng tùy tiện, ngẫu hứng, thiếu khoa học. Vì vậy, người giáo viên phải nắm bắt được mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường trong năm học, kế hoạch, chủ đề, chủ điểm của nhà trường, của Đoàn trường theo tháng và xuyên suốt cả năm học, phải nắm bắt đặc điểm tình hình của lớp mình từ đó vạch ra các yêu cầu trọng tâm từng tháng, từng học kì, cả năm học, rồi phác thảo kế hoạch chủ nhiệm. Xây dựng kế hoạch giáo dục đạt kết quả cao cần phải có kế hoạch sát, đúng, phù hợp. Khi đã có kế hoạch chủ nhiệm cần đưa ra thống nhất trước tập thể lớp.
Kế hoạch chủ nhiệm cần đặt ra các chỉ tiêu cụ thể trong năm học để học sinh phấn đấu.
 Cụ thể: Với lớp 10C4 do tôi chủ nhiệm, tôi đã đưa ra chỉ tiêu như sau:
+ Duy trì sĩ số 100%.
+ Hạnh kiểm đạt 100% khá giỏi, không có học sinh xếp loại trung bình.
+ Học lực đạt 100% từ trung bình trở lên, không có học sinh xếp loại yếu, kém. 
+ Đạt lớp tiên tiến xuất sắc.
+ Hoàn thành và tham gia đầy đủ, đạt kết quả xuất sắc trong tất cả các hoạt động của nhà trường, đoàn trường.
 Với việc lập kế hoạch cụ thể cho công tác chủ nhiệm như trên, các em sẽ có mục tiêu để hoàn thành tốt, đúng thời gian quy định và đạt được nhiều thành tích cao, rất có hiệu quả.
 * Sau khi nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm đã có kế hoạch chủ nhiệm thì tiến hành xếp chỗ ngồi cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải xem trước hồ sơ của từng học sinh trong năm học trước để nắm được học lực, hạnh kiểm của từng học sinh. Khi xếp chỗ ngồi nên chia đều những học sinh có học lực khá, giỏi ngồi xen kẻ với những học sinh có học lực trung bình, yếu; những học sinh có hạnh kiểm khá, trung bình xen kẽ với những học sinh có hạnh kiểm tốt. Sau khi xếp chỗ ngồi xong giáo viên chủ nhiệm lập sơ đồ lớp và dán tại bàn giáo viên để giáo viên bộ môn tiện theo dõi. Cách sắp xếp chỗ ngồi như vậy các em học khá giỏi sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm kèm cặp được những học sinh yếu; những em hạnh kiểm tốt sẽ giúp đỡ những em hạnh kiểm khá, trung bình. Giáo viên chủ nhiệm cần phát động các phong trào như: “Đôi bạn cùng tiến”, “ Vòng tay bè bạn”, ... Tuyên dương và khen thưởng những em giúp bạn vượt yếu trong học tập. 
 Chú ý: Nếu trong lớp có vài học sinh cá biệt thì không nên cho các em ngồi gần nhau. Không nên cho các em tùy tiện chọn chỗ ngồi, vì những học sinh ham chơi, hay nói chuyện riêng, hay đùa nghịch thường thích ngồi gần nhau.
 Sau khi sắp xếp chỗ ngồi, giáo viên chủ nhiệm tiến hành cho học sinh học nội quy lớp học để các em thực hiện đúng các quy định của lớp và thực hiện một cách nghiêm túc.
Nội quy lớp học cần đảm bảo các nội dung sau:
 NỘI QUY LỚP HỌC
1. Luôn kính trọng cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, cán bộ, nhân viên của nhà trường; đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; chấp hành pháp luật của nhà nước.
2. Tham gia đầy đủ các hoạt động tập thể của nhà trường, của lớp, của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
3. Phải giữ gìn, bảo vệ tài sản của trường, của lớp.
4. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử phải đảm bảo tính văn hóa, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh.
5. Trang phục phải gọn gàng, sạch đẹp, đúng quy định. 
6. Không bỏ giờ, nghỉ học vô lí do. Không đổi chỗ ngồi. Chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. Trong giờ học không làm việc riêng, không nói chuyện.
7. Không được hút thuốc lá, uống rượu bia, không

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_trong_cong_tac_chu_nhiem_lop_10.doc